Từ thực tế của một số nước trên thế giới, Việt Nam chắc chắn sẽ học hỏi được và rút ra được bài học và bài học bổ ích cho mình để tăng hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên vấn đề áp dụng như thế nào cho phù hợp đối với Việt Nam lại là vấn đề đáng quan tâm, bởi lẽ mỗi mô hình
phù hợp với hoàn cảnh cũng như điều kiện kinh tế của chính nước đó. Vì vậy khi ấp dụng cần phải áp dụng một cách có sáng tạo vào các mô hình cụ thể ở Việt Nam. Qua việc nghiên cứu ngân hàng của một số nước rút ra một số bài học có thể áp dụng tại Việt Nam.
Phát triển thị trường tài chính nông thôn và quản lý khách hàng cho những món vay nhỏ. Ngân hàng thương mại kinh doanh tín dụng đối với những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, tạo thuận lợi để hỗ trợ các hợp tác xã, tổ tín dụng... để tạo kênh dẫn vốn tới hộ nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo. Các ngân hàng thương mại cung cấp các dịch vụ giám sát và điều hoà vốn tới các kênh dẫn vốn nêu trên, tạo ra tài chính trung gian có thể đảm nhận bán lẻ tới từng hộ gia đình.
Tiết giảm đầu mối quản lý: Các ngân hàng thúc đẩy để tạo lên các nhóm liên đới trách nhiệm, cung cấp cho ban quản lý kiến thức khả năng quản lý sổ sách, giám sát món vay tới từng thành viên trong nhóm... từ đó ngân hàng hạch toán cho vay từng nhóm tới từng thành viên.
Đơn giản hóa thủ tục cho vay, thay thế yêu cầu thế chấp truyền thống bằng việc đảm bảo nợ theo món vay.
Mở rộng các hình thức huy động tiết kiệm, cải tiết chất lượng dịch dịch vụ để thu hút tiền gửi tiết kiệm tự nguyện.
Từng bước tiến tới hoạt động theo cơ chế lãi suất thực dương. Lãi suất cho vay đối với người nghèo không nên quá thấp bời vì lãi suất quá thấp không huy động được tiềm năng về vốn đối với nông thôn, người vay vốn không tiết kiệm và vốn được sử dụng không đúng mục đích, kém hiệu quẻ kinh tế.
PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Yên Mỹ nằm ở trung điểm phía Bắc của tỉnh Hưng Yên, cách thành phố Hưng Yên khoảng 30 Km, cách thủ đô Hà Nội 30 Km. Huyện có ranh giới tiếp giáp với các địa danh sau:
- Phía Đông giáp huyện Ân Thi - Phía Nam giáp huyện Khoái Châu
- Phía Tây giáp huyện Văn Giang và Văn Lâm - Phía Bắc giáp với huyện Mỹ Hào
Huyện Yên Mỹ có các huyết mạch giao thông chính như quốc lộ 5A, 39A, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường Hà Nội - Hưng Yên và một số huyết mạch giao thông quan trọng khác; có ranh giới địa lý với 5 trong số 10 huyện, thị của tỉnh Hưng Yên. Với vị trí địa lý của Yên Mỹ tạo cơ hội thuận lợi để liên doanh, liên kết với các tỉnh và huyện bạn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời tạo cơ hội để các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư trên địa bàn.
Yên Mỹ được tái lập từ 01/9/1999 với tổng diện tích: 9.004,7 ha, có 17 đơn vị hành chính xã, thị trấn (gồm: 16 xã và 1 thị trấn): xã Đồng Than, xã Hoàn Long, xã Liêu Xá, xã Minh Châu, xã Ngọc Long, xã Nghĩa Hiệp, xã Tân Lập, xã Tân Việt, xã Thanh Long, xã Lý Thường Kiệt, xã Giai Phạm, xã Trung Hưng, xã Trung Hoà, xã Việt Cường, xã Yên Hoà, xã Yên Phú và Thị trấn Yên Mỹ.
3.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Huyện Yên Mỹ có độ cao trung bình từ 3 - 4m, thoải dần từ tây bắc xuống đông nam, theo hướng chung của tỉnh Hưng Yên. Địa hình này không cản trở đến việc cơ giới hóa và thủy lợi hóa trong quá trình phát triển nông nghiệp.
Yên Mỹ có nguồn nước từ sông Bắc Hưng Hải. Nguồn nước mặt đảm bảo cung cấp phục vụ cho sản xuất và dân sinh. Hiện tại, nước cho sinh hoạt được lấy từ nguồn nước ngầm do dân và các tổ chức tự khai thác là chủ yếu. Nước cho sản xuất nông nghiệp được lấy từ các trạm bơm dọc theo hệ thống sông Bắc Hưng Hải.
3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu thủy văn
Huyện Yên Mỹ nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng chịu
ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 18 – 27oC;
lượng mưa hàng năm từ 1.600 - 1.700mm và tập trung vào các tháng 8, 9. Chủ yếu là 2 loại gió chính gió đông bắc và gió đông nam. Gió mùa đông bắc thường xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, có gió kèm theo mưa phùn, nhiệt độ thấp, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Gió đông nam xuất hiện từ khoảng tháng 4 đến tháng 10, hàng năm có khoảng 20 ngày chịu ảnh hưởng của gió tây nam khô nóng thường xuất hiện vào khoảng tháng 6, ảnh hưởng xấu đến sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung, thời tiết khí hậu, chế độ thủy văn huyện Yên Mỹ thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên có một số thời điểm thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, mùa hè chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió đông nam, mùa đông chịu ảnh hưởng gió đông bắc gây ra những đợt rét đậm, rét hại kéo dài làm ảnh hưởng lớn đến nhiều loại cây trồng như lúa, lạc, ngô. Việc chênh lệch nhiệt độ và độ ẩm giữa các tháng dễ gây ra nhiều dịch bệnh, sâu bệnh hại với cây trồng, vật nuôi, vậy nên ảnh hưởng tới năng suất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, gây thiệt về kinh tế cho địa phương.
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện giai đoạn 2012 – 2014
Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2012 2013 2014 SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 13/12 14/13 BQ Tổng diện tích đất TN 9250,19 100,00 9250,19 100,00 9250,19 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Đất nông nghiệp 5843,04 63,17 5779,13 62,48 5677,27 61,37 98,91 98,24 98,58 1.1 Đất sản xuất NN 5473,11 93,67 5410,91 93,63 5387,41 94,89 98,86 99,57 99,22 a. Đất trồng cây hàng năm 5188,62 94,80 5124,68 94,71 5100,32 94,67 98,77 99,52 99,15
b. Đất trồng cây lâu năm( đất vườn) 284,49 5,20 286,23 5,29 287,09 5,33 100,61 100,3 100,46
1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 368,31 6,30 367,60 6,36 289,27 5,10 99,81 78,69 89,25
1.3 Đất NN khác 1,62 0,03 0,62 0,01 0,59 0,01 38,27 95,16 66,72
2. Đất phi NN 3378,13 36,52 3442,72 37,22 3552,51 38,4 101,91 103,19 102,55
2.1 Đất ở 1160,32 34,35 1165,39 33,85 1259,26 35,45 100,44 108,05 104,25
2.2 Đất chuyên dung 1833,19 54,27 1888,72 54,86 1898,61 53,44 103,03 100,52 101,78
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 81,72 2,24 82,08 2,38 83,24 2,34 100,44 101,41 100,93
2.5 Đất mặt nước chuyên dùng 265,51 7,86 270,13 7,85 276,27 7,78 101,74 102,27 102,01
2.6 Đất phi NN khác 5,82 0,17 5,72 0,17 4,44 0,12 98,28 77,62 87,95
3. Đất chưa sử dụng 29,02 0,31 28,34 0,31 20,41 0,22 97,66 72,02 84,84
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện không có sự thay đổi qua 3 năm vừa qua. Nhưng có sự biến động nhỏ qua các năm giữa các loại đất trong làng cụ thể là tổng diện tích nông nghiệp năm 2013 là 5779,13 ha giảm 63,91 ha so với năm 2012 là 5843,04 ha, sang năm 2014 thì diện tích này từ 5779,13 ha – 5677,27 ha giảm 101,86 ha. Diện tích đất nông nghiệp giảm do bị chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp, từ năm 2012 đến năm 2014 diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên 174,38 ha, bình quân qua 3 năm tăng lên 2,55%. Sự tăng lên của diện tích đất phi nông nghiệp là do diện tích đất ở tăng lên, bình quân diện tích đất ở qua 3 năm tăng 4,25%. Đất chuyên dụng, đất nước mặt mước chuyên dụng cũng tăng lên qua 3 năm nhưng lượng tăng không đáng kể.
Hiện nay cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các công trình xây dựng, nhà cửa mọc lên khá nhiều kéo theo đó là diện tích đất tự nhiên sử dụng cho nông nghiệp ngày càng giảm, điều này đã làm cho người nông dân gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất vì thiếu tư liệu sản xuất. Từ thực trạng đó cần có một quy hoạch cụ thể và đầu tư hợp lý để canh tác nông nghiệp cũng như khai thác, sử dụng đất có hiệu quả.
3.1.2.2 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật.
* Về giao thông: Hệ thống giao thông đường bộ của huyện được nâng cấp và quản lý tốt đã tạo mạng lưới giao thông của huyện rộng khắp. Phía đông huyện có đường Quốc lộ số 5 chạy qua với chiều dài 2 km, các đường tỉnh lộ như đường 39 chạy qua với chiều dài 12 km, các trục đường 196, 199 và đường 200, 206 với tổng chiều dài là 36,5 km; đường huyện lộ dài 23,9 km, đường liên thôn, liên xã dài 217 km. Trong những năm qua hệ thống giao thông huyện được đầu tư khá lớn, các tuyến đường trong huyện đã được nâng cấp cứng háo bằng cách trải nhựa, bê tông hoá. Xe ô tô có thể đến được tất cả các trung tâm xã, thị trấn và các khu vực dân cư. Hệ thống giao thông của huyện khá thuận lợi, đáp ứng tốt hơn việc đi lại giữa các xã trong huyện và
giữa Yên Mỹ với các huyện khác trong tỉnh, giao lưu buôn bán hàng hoá thông thương với các thị trường trong khu vực.
* Về thuỷ lợi: Toàn huyện có 26 trạm bơm tưới với công suất 8.320
m3/h. Có 2 trạm bơm tiêu với tổng công suất là 900m3/h làm nhiệm vụ chống
úng lụt và có 3 trạm bơm kết hợp tưới tiêu với tổng công suất là 1.080 m3/h.
Đồng thời trên toàn huyện có 35 trạm bơm di động với công suất là 40
m3/h/máy. Hệ thống kênh mương rất tốt, thường xuyên được tu bổ, hệ thống
mương máng đang dần được bê tông hoá.
* Về hệ thống điện và thông tin liên lạc: Hệ thống điện đã phủ kín trên toàn bộ địa bàn huyện, số máy biến áp được lắp đặt là 206 máy với tổng công suất 90.850 KVA. Có đường điện 110 KV Phố Nối chạy qua, 100% số hộ sử dụng điện lưới quốc gia phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển nhanh, đến nay 100% số thôn đã có điện thoại cố định, số lượng máy di động được sử dụng tăng lên hàng năm. 100% số xã có bứu cục hoặc điểm bưu điện văn hoá.
* Y tế, văn hoá – giáo dục: Công tác giáo dục và đào tạo có sự chuyển biến tích cực hệ thống trường lớp được giữ ổn định và phát triển. Toàn huyện có 45 trường học với 34.835 học sinh các cấp. Phong trào xây dựng xây dựng trường chuẩn quốc gia đang được phát triển mạnh, đến nay toàn huyện có 17 trường được công nhận chuẩn quốc gia. Nhìn chung, sơ sở hạ tầng giáo dục đáp ứng được nhu cầu học tập của các em học sinh từ mầm non đến bậc TCCN, dạy nghề.
Huyện được trang bị 01 hệ thống đài truyền hình với máy móc hiện đại. Đội ngũ cán bộ đều đã qua đào tạo cơ bản, 100% các xã đều có đài phát thanh, 100% các thôn đều có loa truyền thanh được phát trực tiếp xuống các thôn. Do vậy chủ trương của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước và các nghị quyết của địa phương đều được chuyển tải tới nhân dân trong toàn huyện một cách kịp thời.
Công tác văn hoá: Phong trào xây dựng làng văn hoá và gia đình được giữ vững, đến nay toàn huyện có 77/85 làng được công nhận là Làng văn hoá chiếm 90,6%, trung bình hàng năm có 87% số hộ đạt gia đình văn hoá, cơ sở vật chất và các thiết chế văn hoa được quan tâm đầu tư.
Công tác chính sách xã hội được quan tâm và thực hiện kịp thời, bảo
đảm dân chủ công khai, đúng đối tượng, đúng chế độ. Năm 2014 hoàn thành xây mới, sửa chữa nhà cho 90/110 đối tượng chính sách ngươi có công với cách mạng; thực hiện tốt công tác giảm nghèo, hỗ trợ tiền điện cho 1.852 hộ nghèo với số tiền trên 1,3 tỷ đồng.
Hệ thống y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố, công tác phòng và chữa bệnh được quan tâm thường xuyên. Chất lượng khám chữa bệnh từng bước được nâng lên. Công tác dự phòng ý tế dự phòng, giám sát các bệnh truyền nhiễm được thực hiện thường xuyên. Năm 2014 tỉnh, huyện hỗ trợ kinh phí cho các xã xây dựng cải tạo với số tiền 10,3 tỷ đồng. Công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ và giáo dục trẻ em thường xuyên được quan tâm.
3.1.2.3 Dân số và nguồn lao động
Trong bất kỳ lĩnh vực nào lao động đều là yếu tố quyết định, đặc biệt đối với nông nghiệp thì lao động đóng vai trò hết sức quan trọng, nhất là vào những thời điểm mùa vụ. Vì vậy, công tác điều chỉnh, phân phối nguồn lao động cũng như lượng dân cư sao cho phù hợp với sự phân công lao động xã hội là một nhiệm vụ quan trọng được đặt ra đối với chính quyền huyện Yên Mỹ. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì dân số và lao động huyện Yên Mỹ cũng có sự thay đổi.
Qua bảng 3.2 có thể thấy rõ: Năm 2013 tổng dân số tăng 4,02% so với năm 2012 và sang năm 2014 vẫn có xu hướng tăng 2,81% so với năm 2013. Năm 2012 số khẩu trong 1 hộ là 4,22 khẩu ổn định đến năm 2014. Số khẩu nông nghiệp liên tục giảm qua 3 năm năm 2012 là 75,35% tới năm 2014 là 68,14%, mặc dù vậy vẫn chiếm tỷ lệ cao. Nó phản ánh rằng số người chuyển
sang hoạt động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp ngày một tăng cao. Số hộ làm nông nghiệp còn rất cao chiếm hơn 79% (năm 2012) và có sự giảm dần xuống còn 69,23% (năm 2014). Điều đó chứng tỏ nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất trọng tâm của huyện. Trong thời gian qua số hộ, cũng như số nhân khẩu phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên do có sự chuyển dịch nguồn nhân lực từ sản xuất nông nghiệp sang hoạt động phi nông nghiệp. Đây là một điều đáng mừng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp thương mại dịch vụ.
Lực lượng lao động của huyện bao gồm 2 lực lượng: lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp. Tỷ lệ lao động nông nghiệp khá cao nhưng cũng đang có sự chuyển dịch dần theo thời gian giữa 2 lực lượng lao động. Trong 3 năm qua lực lượng lao động nông nghiệp giảm bình quân 4,62%. Theo đó, cùng với sự phát triển của một số khu công nghiệp lao động phi nông nghiệp tăng nhanh 23,02%. Bình quân số lao động nông nghiệp/hộ NN vẫn còn khá cao 4,17 khẩu/hộ (năm 2014).
Qua việc phân tích tình hình dân số, lao động ta thấy: Số khẩu nông nghiệp còn cao vì vậy nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó số hộ chuyển sang nghề phi nông nghiệp ngày một tăng lên, lao động nông nghiệp ngày một giảm đi. Rõ ràng sự thay đổi này hoàn toàn phù hợp, nó góp phần tạo điều kiệm cho hộ nông dân phát triển kinh tế nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này diễn ra còn chậm.
Trong thời gian tới huyện cần có những chủ trương, chính sách phát triển các ngành phù hợp để phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và đặc biệt quan tâm tới cuộc sống của những hộ nghèo vì đa số hộ nghèo chủ yếu sống bằng nghề nông nhằm giảm bớt tình trạng hộ nghèo trong toàn huyện tiến tới không còn hộ nghèo.