- NHÓM CHỈ TIÊU MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘ NGHÈO: TUỔI, GIỚI TÍNH, TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN
4.5.3 HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
Bên cạnh những thành công đạt được, hoạt động của NHCSXH huyện Yên Mỹ cũng bộc lộ những hạn chế và nguyên nhân, đó là:
Hạn chế:
- Chất lượng cho vay nhiều xã chưa cao. Việc kiểm tra cũn mang tính hình
thức, chưa được thường xuyên liên tục mà chỉ chủ yếu theo kế hoạch các kỳ.
- Công tác sử dụng vốn vay cũng kém, nên dẫn đến chất lượng sử dụng vốn
đúng mục đích chưa cao.
- Một số tổ chức hội cấp xã chưa thực sự làm hết, hiểu hết các công đoạn trong hợp đồng uỷ thác.
- Việc báo của tổ chức Hội và cán bộ chuyên trách chưa kịp thời để việc xử lý thông tin Ngân hàng đạt hiệu quả cao.
- Việc bình xét cho vay tại một số xã chưa dân chủ và chưa đúng quy trình. Kinh nghiệm xử lý công việc tại cơ sở của một số cán bộ Ngân hàng cũng non kém.
Nguyên nhân:
- Nguyên nhân từ phía Chính quyền địa phương
Việc xét duyệt hộ vay đôi khi chưa chính xác, ở một số xã việc điều tra, phân loại hộ nghèo chưa chính xác, việc xét duyệt căn cứ vào tỷ lệ bình quân, chưa phù hợp với thực tế, công tác theo dõi, đánh giá kết quả sử dụng vốn của những hộ nghèo còn thiếu chính xác...
- Nguyên nhân từ phía Ngân hàng
Đối với công tác cho vay:
Cơ chế cấp vốn cho vay hộ nghèo tiềm ẩn rủi ro cao. Cách giải ngân hiện nay chưa thực sự chú ý đến hiệu quả, bởi việc cho vay được thực hiện liên tục đối với mỗi hộ nghèo. Chỉ cần một hộ nghèo đó trả xong món nợ là tiếp tục được vay món mới (nếu chưa thoát nghèo). Điều này làm cho tín dụng tiềm ẩn rủi ro cao, đồng thời NH rất khó nhận biết rủi ro tín dụng.
Chất lượng tín dụng cho vay được thực sự coi trọng, việc kiểm tra, đối chiếu ở một số xã cũng qua loa để đối phó với NHCSXH và các tổ chức hội xuống kiểm tra. Công tác phân phối vốn đã được chấn chỉnh song ở một số xã trong huyện làm để lấy hình thức, các cán bộ tổ chức hội chưa xuống tận tổ để chứng kiến bỡnh xột vốn vay
Mức cho vay và thời gian cho vay xác định đôi khi chưa phù hợp, có khi chưa căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn tín dụng, một số xã, tổ còn nể nang với bà con hàng xóm nên khi lập danh sách còn dàn đều rải mỏng, vì vậy mức cho vay chưa phù hợp với đối tượng đầu tư, do đó người nghèo sử dụng vốn vay hiệu quả còn thấp, có trường hợp người cần vốn thì không được vay người không cần vốn thì lại được vay. Thời gian chưa dựa vào tình hình sử dụng thực tế của hộ.
Đội ngũ cán bộ:
Để đảm bảo vốn tín dụng cấp ra đúng đối tượng, đúng hướng, phù hợp với khả năng sử dụng vốn của hộ nghèo thì đòi hỏi trình độ năng lực của cán bộ tín dụng phải được nâng cao, không chỉ ở năng lực chuyên môn trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, mà còn phải chú ý đến trình độ kinh tế tổng hợp. Trong khi đó, phần lớn cán bộ tín dụng còn yếu về trình độ kinh tế tổng hợp. Điều này tất yếu ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng bởi đa số hộ nghèo thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh, nên việc tư vấn cho khách hàng là rất cần thiết để vốn ưu đãi được đầu tư đúng hướng, ảnh hưởng đến khả năng thẩm định chính xác các dự án xin vay vốn. Có thế mới phát huy được hiệu quả sử dụng vốn tín dụng.
Cấp tín dụng chưa đồng bộ với hoạt động hỗ trợ khác:
Việc cấp vốn cho hộ nghèo chưa đồng bộ với những chương trình khuyến nông, khuyến lâm và tổ chức thị trường cung ứng vật tư kỹ thuật cho sản xuất và khâu tiêu thụ sản phẩm. Việc quy hoach cây, con, ngành nghề tập trung còn hạn chế nên hiệu quả chưa cao.
- Nguyên nhân từ phía khách hàng
Trình độ nhận thức của khách hàng:
Nhận thức của khách hàng về quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến khoản vay là nhân tố rất quan trọng liên quan đến hoạt động cho vay ưu đói với người nghèo. Nếu người nghèo nhận thức sai về khoản vay ưu đói, coi đó như hình thức trợ cấp của Chính phủ, nhận thức sai dẫn đến họ không quan tâm đến việc trả nợ và vốn vay sẽ có nguy cơ cao bị sử dụng sai mục đích, thất thoát, không đem lại hiệu quả, không thực hiện được đúng chức năng của mình.
Năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng:
Năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Nếu năng lực sản xuất
kinh doanh của người nghèo bị hạn chế thì vốn vay không thể phát huy hiệu quả. Sản xuất kinh doanh không hiệu quả, người nghèo không thể hoàn trả vốn vay cho Ngân hàng, họ không những không thoát khỏi tình trạng nghèo khó mà thậm chí cũng nghèo thêm cho tích tụ thêm khoản nợ Ngân hàng.