TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG VỐN VAY ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA HỘ NGHÈO

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên (Trang 89 - 95)

- NHÓM CHỈ TIÊU MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘ NGHÈO: TUỔI, GIỚI TÍNH, TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

4.4.6 TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG VỐN VAY ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA HỘ NGHÈO

4.4.6.1 Tác động đến tư liệu sản xuất

Bảng 4.15: Cảm nhận của hộ về tác động vốn vay đến TLSX Mức vốn vay BQ/hộ ĐVT Cảm nhận sự thay đổi TLSX Tổng Không thay đổi Thay đổi ít Thay đổi vừa Thay đổi nhiều Thay đổi rất nhiều Dưới 10 triệu % 20,00 60,00 20,00 0 0 100,00 10 - 20 triệu % 0 27,59 37,93 31,03 3,45 100,00 Trên 20 triệu % 0 0 23,07 50,00 26,93 100,00

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra 2015)

Nhìn vào bảng số liệu sau ta thấy được sự tác động của mức vốn vay đến tạo TLSX của các hộ vay vốn. Ở mức vốn vay dưới 10 triệu đồng, có 1 hộ (chiếm 20,00%) cảm nhận TLSX không thay đổi, 3 hộ (60,00%) cảm nhận thay đổi ít và 1 hộ (20,00%) thay đổi vừa. Mức vốn vay có số hộ vay nhiều nhất là mức 10 - 20 triệu đồng có 8 hộ (27,59%) cảm nhận TLSX thay đổi ít, 11 hộ (37,93%) cảm nhận thay đổi vừa, 9 hộ (31,03%) thay đổi nhiều và 1 hộ (3,45%) thay đổi rất nhiều. Mức vốn vay trên 20 triệu đồng có 6 hộ (23,07%) cảm nhận TLSX thay đổi vừa, 13 hộ (50,00%) thay đổi nhiều, 7 hộ (26,93%) thay đổi rất nhiều. Từ đó, ta thấy một điều mức vốn vay càng cao thì TLSX thay đổi càng nhiều, và sự thay đổi đó chính là việc tăng TLSX, vì đầu tư mua sắm TLSX là mục đích vay vốn của nhiều hộ nghèo. Đó chính là việc làm thiết thực bởi nhờ những đầu tư TLSX mới các hộ mới có thể sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, mang lại thu nhập cao hơn.

4.4.6.2. Tác động đến công ăn việc làm

Công ăn việc làm là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến thu nhập. Hầu hết những người nghèo không có công ăn việc làm ổn định, làm việc theo thời vụ, do đó thu nhập của họ thấp. Nếu họ có vốn càng lớn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, thì sẽ có nhiều việc để làm và công việc dần

ổn định hơn. Do vậy, khi các hộ điều tra vay vốn thì công ăn việc làm có sự thay đổi sau:

Bảng 4.16: Cảm nhận của hộ về tác động của vốn vay đến tạo công ăn việc làm Mức vốn

vay BQ/hộ

ĐVT Cảm nhận sự thay đổi công ăn việc làm Tổng Không thay đổi Thay đổi ít Thay đổi vừa Thay đổi nhiều Thay đổi rất nhiều Dưới 10 triệu % 40,00 20,00 20,00 20,00 0 100,00 10 – 20 triệu % 0 13,79 44,83 34,49 6,89 100,00 Trên 20 triệu % 0 7,69 11,54 53,85 26,92 100,00

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra 2015)

Ở mức vốn dưới 10 triệu đồng có 2 hộ (40,00%) cảm nhận công ăn việc làm không thay đổi sau khi vay vốn. Mức vốn càng tăng lên thì không có hộ nào cảm nhận công ăn việc làm không thay đổi và có những hộ thay đổi rất nhiều, mức 10 - 20 triệu đồng có 4 hộ (13,79%) thay đổi ít, thay đổi vừa có 13 hộ (44,83%) và thay đổi nhiều có 10 hộ (34,49%) và có 2 hộ (6,89%) thay đổi nhiều. Ở mức trên 20 triệu thì số hộ thay đổi nhiều và rất nhiều cao hơn, với 14 hộ (53,85%) thay đổi rất nhiều và 7 hộ (26,92%) thay đổi nhiều, từ đó thấy được mức vốn vay càng cao thì tác động tạo công ăn việc làm càng nhiều.

4.4.6.3 Tác động đến tạo cơ sở vật chất mới

Hầu hết các hộ nghèo đều thiếu thốn về cơ sở vật chất, khoản thu nhập họ kiếm được chỉ đủ để chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày chứ không dư để sắm sửa trong gia đình. Do đó, tăng thu nhập để tạo cơ sở vật chất mới là việc làm cần thiết. Để làm được điều đó thì phải có vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Cùng tìm hiểu ảnh hưởng của mức vốn vay đến tạo cơ sở vật chất dưới bảng 4.17

Bảng 4.17: Cảm nhận của hộ về tác động của vốn vay đến tạo cơ sở vật chất mới

Không thay đổi Thay đổi ít Thay đổi vừa Thay đổi nhiều Thay đổi rất nhiều Dưới 10 triệu % 40,00 20,00 40,00 0 0 100,00 10 - 20 triệu % 13,79 27,59 34,48 24,14 0 100,00 Trên 20 triệu % 0 11,54 34,62 38,46 15,38 100,00

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra 2015)

Nhìn chung, lượng vốn vay ảnh hưởng đến cơ sở vật chất không cao lắm. Chỉ có 4 hộ (15,38%) cảm nhận cơ sở vật chất mới thay đổi rất nhiều nằm ở mức trên 20 triệu đồng, cũng ở mức này không có hộ nào không thay đổi cơ sở vật chất mới, có 10 hộ (38,46%) thay đổi nhiều. Ở mức vốn vay thấp hơn là mức 10 - 20 triệu đồng thì có 4 hộ (13,79%) cảm nhận không thay đổi, và số hộ thay đổi vừa (10 hộ chiếm 34,48%) và thay đổi nhiều (7 hộ chiếm 24,14%). Với mức vốn vay thấp nhất là dưới 10 triệu đồng thì có 2 hộ (40%) không thay đổi và 1 hộ (20%) thay đổi ít, 2 hộ (40%) thay đổi vừa và không có hộ nào thay đổi nhiều. Từ đó, ta thấy được rằng mức vốn vay càng cao thì việc tạo cơ sở vật chất mới thay đổi càng nhiều, việc đầu tư mua sắm, chăm lo cho cuộc sống của các hộ càng được chú trọng

4.4.6.4. Tác động đến thu nhập

Bảng 4.18: Mức tăng thu nhập của hộ nghèo sau khi vay vốn so với trước khi vay vốn năm 2014

ĐVT: Triệu đồng/tháng Chỉ tiêu Trước vay Sau vay Số tuyệt So sánh đối Số tương đối (%) 1.Thu nhập của hộ thấp nhất 1,7 2,3 0,6 35,29

2.Thu nhập của hộ cao nhất 3,4 4,5 1,1 32,35

3.Thu nhập bình quân 1 hộ 2,33 3,01 0,68 29,18

(Nguồn: Số liệu điều tra 2015)

Qua số liệu điều tra, ta thấy thu nhập của hộ nghèo sau khi vay vốn cao hơn so với trước khi vay vốn. Thu nhập của hộ thấp nhất sau vay vốn so với

trước vay vốn tăng 0,6 triệu đồng (38,29%), thu nhập của hộ cao nhất tăng 1,1 triệu đồng (32,35%). Thu nhập bình quân mỗi hộ sau vay vốn cũng tăng so với trước vay vốn 0,68 triệu đồng (29,18%). Rõ ràng nguồn vốn tín dụng có tác động tích cực đến thu nhập của các hộ, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện nói riêng và cả nước nói chung.

Bảng 4.19: Cảm nhận của hộ về tác động của vốn vay đến thu nhập Mức vốn vay

BQ/hộ

ĐVT Cảm nhận sự thay đổi thu nhập Tổng Giảm mạnh Giảm nhẹ Không thay đổi Tăng nhẹ Tăng mạnh Dưới 10 triệu % 0 0 40,00 60,0 0 0 100,00 10 - 20 triệu % 0 6,89 13,79 62,07 17,25 100,00 Trên 20 triệu % 0 3,85 3,85 65,38 26,92 100,00

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra 2015)

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy được là các hộ cảm nhận rất khác nhau về sự thay đổi thu nhập. Đối với những hộ ở mức vốn dưới 10 triệu đồng có đến 3 hộ cảm nhận thu nhập tăng nhẹ, 2 hộ cảm nhận không thay đổi. Ở mức vốn 10 – 20 triệu đồng và 20 triệu phần lớn các họ đều cảm nhận thu nhập tăng. Như vậy, việc vay vốn hầu hết làm tăng thu nhập cho các hộ điều tra, tuy nhiên có những hộ thu nhập không tăng và giảm nhẹ nguyên nhân có thể là do sử dụng vốn không hiệu quả, thiên tại dịch bệnh ảnh hưởng đến sản xuất. Mức vốn càng tăng thì thu nhập cũng tăng mạnh hơn.

4.4.6.5. Tác động đến chi tiêu

Ngoài việc tác động đến tư liệu sản xuất, tạo công ăn việc làm, tạo cơ sở vật chất mới và thu nhập thì mức vốn vay cũng ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ nghèo.

Bảng 4.20: Mức tăng chi tiêu của hộ nghèo sau khi vay vốn so với trước khi vay vốn năm 2014

ĐVT: triệu đồng/tháng

Chỉ tiêu Trước Sau So sánh

Số tuyệt đối

Số tương đối (%)

1.Chi tiêu của hộ thấp nhất 1,4 1,8 0,4 28,57

2.Chi tiêu của hộ cao nhất 2,7 3,5 0,8 39,62

3.Chi tiêu bình quân mỗi hộ 2,06 2,75 0,69 33,49

(Nguồn: Số liệu điều tra 2015)

Chi tiêu của hộ trước vay vốn và sau vay vốn cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực, tuy nhiên chỉ tăng ít chứ không tăng nhiều. Mức chi tiêu của hộ thấp nhất sau vay vốn so với trước vay khi vay vốn tăng 0,4 triệu đồng (28,57%), chi tiêu của hộ cao nhất sau vay vốn tăng so với trước vay vốn 0,8 triệu đồng (39,62%) và chi tiêu bình quân mỗi hộ tăng 0,69 triệu đồng (33,49%).

Bảng 4.21: Cảm nhận của hộ về tác động của mức vốn vay đến chi tiêu Mức vốn vay BQ/hộ ĐVT Cảm nhận về chi tiêu Tổng Giảm mạnh Giảm nhẹ Không thay đổi Tăng nhẹ Tăng mạnh Dưới 10 triệu % 0 20,00 40,00 40,00 0 100,00 10 - 20 triệu % 0 0 10,34 65,52 24,13 100,00 Trên 20 triệu % 0 0 0 65,38 34,62 100,00

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra 2015)

Qua bảng trên ta thấy có 1 hộ có chi tiêu giảm nhẹ, thuộc mức vay dưới 10 triệu, nguyên nhân có thể là các hộ làm ăn thua lỗ nên phải cắt giảm chi tiêu trong gia đình. Cũng có những hộ cảm nhận chi tiêu không đổi, điều đó là do họ quen với chi tiêu như vậy, khi có thu nhập cao hơn để tiết kiệm tiền nhằm trả nợ. Mức vốn vay dưới 10 triệu cùng có 2 hộ cảm nhận chi tiêu không thay đổi và tăng nhẹ. Hầu hết các hộ ở mức vốn 10 - 20 triệu đồng có cảm nhận chi tiêu tăng nhẹ với 19 hộ (65,52%). Còn mức trên 20 triệu thì có

17 hộ (65,38%) cảm nhận tăng nhẹ và 9 hộ (34,62%) tăng mạnh. Từ đó ta thấy được mức vốn vay càng tăng thì chi tiêu của hộ cũng sẽ tăng, tuy nhiều hộ chỉ tăng nhẹ nhưng nó cũng cho thấy được mức vốn vay ảnh hưởng tích cực đến chi tiêu của hộ nghèo.

4.4.7 Những thuận lợi và khó khăn mà các hộ nghèo gặp phải trong việc sử dụng vốn vay

4.4.7.1 Thuận lợi

- Cùng với sự tăng trưởng chung của đất nước, kinh tế huyện tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích cực. Những cơ chế chính sách nhà nước ban hành đã đi vào cuộc sống, góp phần duy trì ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Kết cấu hạ tầng và năng lực sản xuất của các ngành kinh tế được đầu tư xây dựng trong thời gian qua đã phát huy hiệu quả.

- Nhờ được vay vốn với lãi suất ưu đãi nên hộ nghèo đã mạnh dạn mở rộng sản xuất kinh doanh, có điều kiện ứng dụng khoa học - kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, thực hiện cơ khí hóa, thủy lợi hóa trong nông nghiệp theo hướng toàn diện để có hàng hóa giá trị cao.

- Lãi suất hàng tháng rất thấp nên họ yên tâm hơn về việc trả lãi, tập trung vào việc sản xuất kinh doanh hơn.

- Do có vốn vay để đầu tư nên họ dễ dàng tiếp cận và sử dụng rộng rãi các giống có năng suất, chất lượng cao vì thế mà năng suất, chất lượng sản phẩm tăng qua từng năm.

- Cán bộ các tổ tiết kiệm thường xuyên nhắc nhở nâng cao được ý thức trách nhiệm của mỗi hộ.

4.4.7.2 Khó khăn

- Trong sản xuất, các hộ thường gặp khó khăn về vấn đề thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh làm phát sinh nhiều chi phí mà lượng vốn vay không đáp ứng đủ dẫn đến hiệu quả sản xuất kém, có khi mất trắng không có tiền để trả nợ cho ngân hàng.

doanh, buôn bán nên chưa mang lại hiệu quả tương xứng với lượng vốn vay.

- Giá cả đầu vào tăng cao ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w