TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên (Trang 80 - 84)

- NHÓM CHỈ TIÊU MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘ NGHÈO: TUỔI, GIỚI TÍNH, TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

4.4.1 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

4.4.1.1 Mục đích sử dụng vốn vay trên khế ước và thực tế của các hộ điều tra

Trên giấy tờ, nếu hộ nghèo muốn được vay vốn từ phía ngân hàng phải kê khai về việc làm ăn của mình để ngân hàng xem xét và hỗ trợ về mức vay, tuy nhiên không phải tất cả các hộ đều sử dụng vốn vay đúng mục đích kê khai trên giấy tờ. Để tìm hiểu mục đích sử dụng thực sự của họ, ta xem xét bảng 4.10

Bảng 4.10: Mục đích sử dụng vốn vay của các hộ điều tra

STT Khoản mục Mục đích theo khế ước Mục đích thực tế sử dụng Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Tổng 60 100,00 60 100,00 1 Trồng trọt 32 53,33 22 36,67 2 Chăn nuôi 28 46,67 24 40,00

3 Kinh doanh buôn bán 0 0 9 15,00

4 Xây dựng nhà ở 0 0 4 6,67

5 Cho con ăn học 0 0 1 1,66

(Nguồn: Số liệu điều tra 2015)

Qua bảng trên ta thấy mục đích sử dụng vốn vay của hộ nghèo kê khai trên khế ước chủ yếu là vào việc trồng trọt với 32 hộ chiếm 53,33% và thứ hai đó là chăn nuôi với 28 hộ chiếm 46,67%; còn kinh doanh buôn bán, xây dựng nhà ở, cho con ăn học tuy được sử dụng thực sự sau khi vay vốn nhưng không được kê khai trên giấy tờ. Bởi vì đã có những chương trình cho vay học sinh sinh viên, xây dựng nhà ở và hầu hết hộ nghèo đều là nông dân, nên để dễ dàng vay được vốn thì chăn nuôi, trồng trọt được cho là mục đích xin vay vốn hợp lí nhất đối với hộ nghèo để ngân hàng có thể tin tưởng rằng họ sẽ tạo ra được lợi nhuận để trả nợ.

Mục đích thực tế mà hộ nghèo sử dụng có sự thay đổi ít nhiều. Đối với trồng trọt, từ 32 hộ xuống còn 22 hộ ứng với 36,67%, chăn nuôi mục đích sử dụng giảm, từ 28 hộ xuống còn 24 hộ ứng với 40%. Còn có các mục đích khác

ngoài khế ước nhưng chiếm tỷ lệ khá nhỏ như kinh doanh buôn bán với 9 hộ chiếm 15%, xây dựng nhà ở với 4 hộ chiếm 6,67%, cho con ăn học với 1 hộ chiếm 1,66%. Từ đó cho ta thấy được rằng, khi vay vốn thì các hộ nghèo kê khai mục đích khác nhưng khi dụng lại có sự thay đổi, nguyên nhân là do họ sợ kê khai mục đích không hợp lí, không phù hợp với điều kiện gia đình thì ngân hàng không cho vay, hoặc lúc đầu họ chưa chắc chắn về kế hoạch của mình nên kê khai đại khái để ngân hàng cho vay nhưng sau khi vay được vốn thì họ đã thay đổi phương thức sử dụng cho phù hợp với đặc điểm, hoàn cảnh và những kinh nghiệm vốn có của họ.

Biểu đồ 4.1: Tỷ trọng hộ nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích cho vay

(Nguồn: Số liệu điều tra 2015)

Trên thực tế không phải tất cả các hộ nghèo đều sử dụng 100% vốn vay được đúng mục đích xin vay. Do có rất nhiều khách hàng và các khoản tiền cho vay nhỏ nên ngân hàng không thể quản lý tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nghèo được. Từ biểu đồ trên ta thấy được rằng số hộ sử dụng vốn sai mục đích khá lớn, có 23,33% hộ nghèo sử dụng vốn vay sai mục đích và có 76,67% hộ nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích. Điều này cho thấy rằng các hộ đã lập

sẵn cho mình kế hoạch sản xuất kinh doanh trước khi đi vay vốn, khi nhận được món tiền vay họ rất vui mừng và mau chóng làm kinh tế theo kế hoạch để trả nợ cho ngân hàng. Họ sợ sử dụng vào mục đích khác không hiệu quả và không có khả năng trả nợ nên họ cố gắng sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay ghi trong khế ước, đúng với điều kiện sản xuất của mình để có thể kiếm tiền mau chóng trả được nợ.

4.4.1.2 Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều tra

Thực tế cho thấy nhu cầu vay vốn của hộ nghèo tương đối lớn. Tuy vậy, để hộ nghèo có thể tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn vay có hiệu quả, trả nợ đúng hạn ngoài các biện pháp cho vay vốn cần hướng dẫn cho họ cách sử dụng vốn như thế nào để có thể giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng. Các hộ điều tra tại địa bàn sử dụng vốn vay tại các xã là khác nhau tùy thuộc vào thế mạnh của địa bàn mình.

Theo điều tra thì mức vốn vay được sử dụng để đầu tư hết cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh buôn bán, xây dựng nhà ở và cho con ăn học. Tổng số vốn mà các hộ điều tra vay được là 1.191 triệu đồng, trong đó xã Trung Hoà thấp nhất với 309 triệu đồng, xã Trung Hưng 408 triệu đồng, xã Lý Thường Kiệt cao nhất với 474 triệu đồng. Hầu hết các hộ điều tra sử dụng vốn cho trồng trọt, chăn nuôi. Tổng số vốn đầu tư nhiều nhất cho chăn nuôi với 513 triệu đồng, xếp thứ hai là trồng trọt với 404 triệu đồng, và thấp nhất là cho con ăn học với 15 triệu đồng. Vì mức vốn vay khá đồng đều nên mục đích cho chăn nuôi nhiều nhất thì số tiền sử dụng cho nó cũng sẽ cao hơn.

Bảng 4.11: Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều tra

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Tổng số Trung Hoà Lý Thường Kiệt Trung Hưng

Số hộ Số tiền Lượng vốn BQ/hộ Số hộ Số tiền Lượng vốn BQ/hộ Số hộ Số tiền Lượng vốn BQ/hộ Số hộ Số tiền Lượng vốn BQ/hộ Tổng 60 1.191 19,85 20 309 15,45 20 474 23,7 20 408 20,4 Trồng trọt 22 404 18,36 8 111 13,87 7 150 21,43 7 143 20,43 Chăn nuôi 24 513 12,21 9 162 18 8 200 25 7 151 21,57 Kinh doanh 9 189 21 2 28 14 4 99 24,75 3 62 20.67 Xây dựng nhà ở 4 70 17,5 1 8 8 1 25 25 2 37 18,5

Cho con ăn học 1 15 15 0 0 0 0 0 0 1 15 15

Tuy nhiên, lượng vốn bình quân mỗi hộ sử dụng cho trồng trọt (18,36 triệu) lại cao hơn chăn nuôi (12,21 triệu) và cao nhất là kinh doanh ở với 21 triệu đồng. Vì giá cả các yếu tố đầu vào đang ngày càng tăng nên để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất trồng trọt thì cần phải đầu tư lượng vốn nhiều. Lượng vốn mà mỗi hộ đầu tư cho chăn nuôi đang ngày càng ít lại do dịch bệnh thường xuyên xuất hiện trên địa bàn huyện, nhằm để giảm thiểu mức rủi ro mà họ có thể gặp phải. Có thể thấy được sự khuyến khích chính quyền chức năng hộ nghèo trên địa bàn huyện mạnh dạn đầu tư vào hoạt động kinh doanh.

Nhìn chung 3 xã đều đầu tư vốn cho chăn nuôi, trồng trọt là chủ yếu. Hiện nay, chăn nuôi gặp rất nhiều rủi ro do dịch cúm gia cầm, heo tai xanh, kết quả là đồng vốn sử dụng không có hiệu quả. Tuy nhiên, ngân hàng lại ưu tiên cho vay với mục đích chăn nuôi, trồng trọt mà lại không hề khuyến khích hộ nghèo vay vốn để kinh doanh buôn bán, trong khi kinh doanh buôn bán lại mang lại lợi nhuận. Liệu cho vay với mục đích chăn nuôi có giúp các hộ giảm nghèo hơn hay càng khó khăn hơn? và chính sách cho vay của ngân hàng có đúng đắn trong tình hình này hay không?

Qua phân tích chúng ta thấy rằng các hộ nghèo sử dụng vốn vay cho hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ cao, tuy nhiên vẫn có những hộ đầu tư cho chi tiêu với mức vốn vay khá lớn. Cho ta thấy được rằng những nỗ lực của hộ nghèo ngày càng muốn vươn lên thoát nghèo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của gia đình và cũng như của xã hội. Do vậy, phía ngân hàng, chính quyền địa phương nên có các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo vay vốn cũng như hướng dẫn họ cách sử dụng vốn như thế nào để có thể mang lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w