KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN VAY TỪ NHCSXH CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên (Trang 74 - 79)

- NHÓM CHỈ TIÊU MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘ NGHÈO: TUỔI, GIỚI TÍNH, TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

4.3.3KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN VAY TỪ NHCSXH CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

4.3.3.1 Nguồn thông tin vay

Thiếu nguồn thông tin vay vốn là một trong những khó khăn khiến hộ nghèo khó tiếp cận với nguồn vốn tại NHCSXH.

Bảng 4.7: Nguồn thông tin của hộ về vay vốn của NHCSXH

Nguồn thông tin vay Số hộ Tỷ lệ (%)

Từ chính quyền địa phương 46 76,67

Từ cán bộ tổ chức cho vay 9 15,00

Người thân giới thiệu 3 5,00

Tự tìm đến tổ chức cho vay 2 3,33

(Nguồn: Số liệu điều tra 2015)

. Theo thống kê kết quả điều tra, nguồn thông tin mà các hộ nhận được chủ yếu từ chính quyền địa phương với 46 hộ chiếm 76,67%, đó là các hội, đoàn thể như hội phụ nữ, hội nông dân… Từ cán bộ tổ chức cho vay là cán bộ tín dụng của ngân hàng với 9 hộ chiếm 15%, người thân giới thiệu có 3 hộ chiếm 5% và tự tìm đến tổ chức cho vay với 3 hộ chiếm 3,33%. Điều đó cho thấy được nguồn thông tin vay vốn của hộ phụ thuộc rất nhiều vào chính quyền địa phương, cũng như việc cho vay của ngân hàng thường thông qua chính quyền địa phương như kênh thông tin quan trọng. Vẫn còn một bộ phận hộ nghèo tự tìm đến tổ chức vay hoặc người thân giới thiệu, điều đó cho thấy các các hội, đoàn thể chưa đưa được thông tin tín dụng đến với tất cả các hộ nghèo hoặc có thể là các hộ nghèo chủ động hơn trong việc tìm hiểu thông tin và đến vay ngân hàng.

Kết quả phỏng vấn sâu ông Phạm Minh Phương, phó chủ tịch UBND xã

Trung Hoà “UBND xã thường xuyên rà soát hộ nghèo tại địa phương, từ đó

cung cấp thông tin về vệc vay vốn đối với những hộ có nhu cầu vay vốn tại địa phương”

4.3.3.2 Đánh giá của hộ điều tra về khoản vay và tiếp cận vốn vay

Bảng 4.8: Đánh giá của hộ điều tra về khoản vay và tiếp cận vốn vay Khía cạnh

đánh giá ĐVT Hoàn Đánh giá

toàn không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý A. Khoản vay - Mức vay đáp ứng nhu cầu % 3,33 31,67 5,00 51,66 8,34 100,00

- Lãi suất vay thấp % 3,33 3,33 10,00 73,34 10,00 100,00

B. Tiếp cận vốn vay

- Thủ tục, quy trình, giấy tờ vay đơn giản,

nhanh chóng % 1,67 3,33 8,33 56,67 30,00 100,00

- Thời hạn cho vay

phù hợp % 10,00 21,67 11,67 40,00 16,66 100,00

- Thái độ của cán bộ

tín dụng tận tình % 3,33 3,33 8,34 66,67 18,33 100,00

- Điểm giao dịch gần,

thuận tiện % 8,34 16,66 6,67 35,00 33,33 100,00

- Thời gian nộp đơn đến khi nhận tiền vay nhanh chóng

% 1,67 5,00 3,33 58,33 31,67 100,00

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra 2015)

-Mức cho vay của ngân hàng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo kết quả điều tra, có đến 19 hộ (chiếm 31,67%) không đồng ý và 2 hộ (chiếm 3,33%) hoàn toàn không đồng ý về mức vốn vay đáp ứng yêu cầu. Họ cho rằng mức vốn vay khá ít, không đủ để họ trang trải các chi phí, mở rộng sản

xuất kinh doanh. Nhưng vẫn có nhiều hộ cho rằng mức vốn đáp ứng nhu cầu, với 31 hộ (chiếm 51,66%) đồng ý và 5 hộ (chiếm 8,34%) hoàn toàn đồng ý. Điều đó chứng tỏ các hộ khá hài lòng với mức vốn cho vay của ngân hàng. Hầu hết hộ nghèo chỉ trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán nhỏ nên mức vốn như vậy là thõa mãn đối với họ và với mức vốn đó, họ dễ dàng hơn trong việc trả lãi và nợ gốc. Nhìn chung mức cho vay của NHCSXH đã đáp ứng nhu cầu của hầu hết hộ nghèo, tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu của tất cả các hộ nghèo thì ngân hàng cần có các chủ trương giúp hộ nghèo có thể tiếp cận với mức vốn cao hơn nếu họ xây dựng được kế hoạch sản xuất kinh doanh khả thi, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất và có điều kiện thoát nghèo.

- Lãi suất cho vay của ngân hàng:

Có tới 44 hộ (chiếm 73,34%) và 6 hộ (10%) vay vốn từ NHCSXH đồng ý và hoàn toàn đồng ý rằng mức lãi suất hiện nay của NHCSXH là thấp, 6 hộ không có ý kiến, tuy nhiên vẫn còn 2 hộ (chiếm 3,33%) không đồng ý và 2 hộ (3,33%) hoàn toàn không đồng ý với ý kiến đó, họ cho rằng mức lãi suất như vậy còn cao và lo ngại tiền lãi mỗi tháng phải trả, nhưng trên thực tế thì lãi suất NHCSXH tương đối thấp và rất phù hợp với các hộ nghèo sử dụng để sản xuất kinh doanh cải thiện đời sống. Điều này chứng tỏ nguồn vốn cho hộ nghèo là rất cần thiết và lãi suất cũng là một trong những điều người nghèo rất quan tâm trước khi họ muốn vay vốn và nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp cận nguồn vốn của hộ nghèo.

- Thủ tục, quy trình, giấy tờ cho vay của ngân hàng:

Xét về thủ tục, quy trình, giấy tờ cho vay thì có 1 hộ (chiếm 1,67%) và 2 hộ (chiếm 3,33%) nhận xét là hoàn toàn không đồng ý và không đồng ý về quy trình, thủ tục, giấy tờ đơn giản, nhanh chóng, họ cho rằng nó khá là rườm rà do phải gặp cán bộ ngân hàng, viết đơn hay hồ sơ vay. Tuy nhiên, phần lớn tỷ lệ hộ nghèo cho rằng quy trình, thủ tục, giấy tờ rất đơn giản, nhanh chóng bao gồm 34 hộ (chiếm 56,67%) đồng ý và 18 hộ (chiếm 30%) hoàn toàn đồng ý. Nếu như

trước đây, trong quá trình vay vốn, các hộ dân phải sử dụng nhiều loại giấy tờ, biểu mẫu kê khai thì hiện nay, mỗi hộ nghèo sẽ được cấp một sổ vay vốn, một mã số khách hàng sử dụng trong suốt quá trình vay vốn tại ngân hàng. Dựa trên cơ sở đó, ngân hàng in danh sách người vay có dư nợ đến ngày gần nhất theo từng Tổ TK&VV để chuyển cho các tổ chức đoàn thể nhận ủy thác vốn vay. Các tổ chức đoàn thể tiến hành rà soát, xác định theo hộ có một hoặc nhiều chương trình tín dụng, hộ vay một chương trình nhưng có nhiều người trong hộ đứng tên… để xác định tổng số tiền vay của hộ gia đình, từ đó làm cơ sở cấp sổ vay vốn mới. Từ khi cải cách theo hướng đơn giản, thuận tiện không những góp phần tạo thuận lợi hơn cho ngân hàng trong quá trình triển khai các chương trình tín dụng, mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân, nhất là những hộ nghèo khi tiếp cận nguồn vốn.

- Thời hạn cho vay:

Thời hạn cho vay được tính từ khi hộ nghèo bắt đầu nhận tiền vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi tiền vay đã thỏa thuận trên sổ TK&VV giữa ngân hàng với hộ nghèo. Ngân hàng và hộ vay thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, chu kỳ sản xuất kinh doanh (đối với vay sản xuất kinh doanh, dịch vụ), khả năng trả nợ của hộ vay và nguồn vốn cho vay của ngân hàng. NHCSXH huyện thường cho vay hộ nghèo với thời gian trung hạn từ 3 đến 5 năm.

Khi điều tra đánh giá của các hộ về thời hạn cho vay của NHCSXH, có nhiều hộ đồng ý rằng thời hạn cho vay là phù hợp với 24 hộ (40%), tuy nhiên số hộ không đồng ý cũng không nhỏ với 13 hộ (21,67%), họ cho rằng thời gian cho vay không đủ để thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như giải quyết các nhu cầu thiết yếu của mình. Số hộ hoàn toàn không đồng ý, không có ý kiến và hoàn toàn đồng ý chiếm tỷ lệ nhỏ tương đương nhau. Từ đó, ta thấy được các hộ có sự đánh giá khác nhau về thời hạn cho vay tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi hộ.

- Thái độ của cán bộ tín dụng ngân hàng:

Thái độ của cán bộ tín dụng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của hộ nghèo. Nếu cán bộ tín dụng luôn cư xử đúng đắn, nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ các hộ nghèo trong quá trình vay vốn và hướng dẫn họ cách làm ăn có hiệu quả thì họ sẽ yên tâm hơn, có khả năng vay cao hơn và trả nợ cũng sẽ nhanh chóng. Theo điều tra có đến 40 hộ (chiếm 66,67%) đồng ý và 11 hộ (chiếm 16,33%) hoàn toàn đồng ý rằng thái độ của cán bộ tín dụng tận tình. Có 5 hộ (chiếm 6,7%) không có ý kiến gì, có thể họ chưa tiếp xúc nhiều, chưa biết được thái độ cán bộ như thế nào hoặc họ cho rằng thái độ như vậy là bình thường. Tuy nhiên, vẫn còn 2 hộ không đồng ý và 2 hộ hoàn toàn không đồng ý, họ cho rằng cán bộ tín dụng chưa nhiệt tình chỉ bảo hướng dẫn. Như vậy, nhìn chung thì cán bộ ngân hàng đã làm tốt công việc của mình, đã góp phần giúp các hộ nghèo tiếp cận với nguồn vốn vay dễ dàng, thuận tiện hơn.

- Điểm giao dịch:

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng chính sách xã hội huyện đều tổ chức các điểm giao dịch về các xã để gần, thuận tiện hơn cho các hội đoàn thể cũng như người dân trong việc đi vay vốn. Xét các hộ điều tra, có 5 hộ (chiếm 8,34%) hoàn toàn không đồng ý và 10 hộ (chiếm 16,66%) không đồng ý với điểm giao dịch gần, thuận tiện, vì theo điều tra thì các hộ này ở xa ủy ban xã, mỗi lần đi giao dịch phải đi xa, tốn nhiều thời gian, họ nghĩ rằng điểm giao dịch ở xã không thuận lợi cho họ. Tuy nhiên có 21 hộ (chiếm 35%) đồng ý và 20 hộ (chiếm 33,33%) hoàn toàn đồng ý, họ rất hài lòng về điểm giao dịch, không phải mất nhiều thời gian để đi đến tận huyện để vay vốn hay trả nợ.

- Thời gian từ khi nộp đơn đến khi nhận được tiền vay:

Khi được hỏi về việc thời gian nộp đơn đến khi nhận được tiền có nhanh chóng không, thì có 35 hộ (chiếm 58,33%) đồng ý và 19 hộ (chiếm 31,67%) hoàn toàn đồng ý, họ nói rằng sau khi nộp đơn 15 ngày đã nhận được tiền rồi, đúng với thời điểm nên quá trình sản xuất kinh doanh không bị trì truệ, họ rất

hài lòng về phong cách làm việc của ngân hàng. Vẫn còn 2 hộ hoàn toàn không ý kiến và 3 hộ không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý, cho rằng thời gian nhận được tiền 15 ngày là khá lâu, không hề nhanh chóng.

Qua đánh giá của các hộ nghèo vay vốn về nguồn thông tin vay, điều kiện được vay, quy trình, thủ tục, giấy tờ vay, mức cho vay, thời hạn vay, lãi suất, điểm giao dịch, thời gian nhận tiền thì chúng ta phần nào thấy được công tác làm việc rất có hiệu quả của ngân hàng

NHCSCH huyện Yên Mỹ, góp phần đưa nguồn vốn đến gần với rất nhiều hộ nghèo nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng

4.3.3.3 Ý kiến của các hộ điều tra về nhu cầu vay vốn trong tương lai

Bảng 4.9: Nhu cầu vay vốn trong tương lai của các hộ điều tra Nhu cầu Tổng số Trung Hoà Lý Thường Kiệt Trung Hưng Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % Có nhu cầu vay tiếp 47 78,33 14 70,00 16 80,00 17 75,00 Không có nhu

cầu vay tiếp 13 21,67 6 30,00 4 20,00 3 15,00

Tổng 60 100,0 0 20 100,0 0 20 100,0 0 20 100,00

(Nguồn: Số liệu điều tra 2015)

Qua bảng 4.9 ta có thể thấy được rằng nhu cầu vay vốn trong tương lai của các hộ điều tra là rất lớn chiếm 78,33% (47 hộ), mục đích vay tiếp của hộ là đầu tư cho chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh buôn bán nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ không có nhu cầu vay tiếp chiếm 21,67% (13hộ), những hộ này lo ngại rằng chưa trả được khoản vay đầu, làm ăn không mấy thuận lợi, không hiệu quả nên không dám vay tiếp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên (Trang 74 - 79)