TÌNH HÌNH TÍN DỤNG HỘ NGHÈO TRÊN THẾ GIỚI

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên (Trang 31 - 33)

2.2.1.1 Bangladesh

Ở đây có ngân hàng Grameen (GB) là ngân hàng chuyên phục vụ ngưởi nghèo hình thành từ năm 1976, vốn ban đầu chỉ có 28 USD của Giáo sư, TS Yumus sáng lập. Hệ thống Ngân hàng Grameen gồm: Ngân hàng TW, trụ sở tại thủ đô Datka, Văn phòng đại diện tại các bang hoặc vùng, hơn 1.000 Chi nhánh khu vực ở nông thôn; dưới chi nhánh, mỗi làng có Trung tâm tín dụng do thành viên vay vốn tự xây dựng và tự quản lý, một thành viên làm trưởng Trung tâm tín dụng, mỗi Trung tâm tín dụng có ít nhất 10 Tổ tín dụng. Mỗi Tổ tín dụng có 5 thành viên, một thành viên làm tổ trưởng. GB hoạt động như những ngân hàng thương mại khác tuy nhiên không được bao cấp từ chính phủ. Để phát triển GB phải tự bù đắp chi phí hoạt động. GB thực hiện cơ chế lãi suất thực dương, do vậy lãi suất cho vay đối với các thành viên luôn cao hơn lãi sất trên thị trường. GB cho các thành viên vay thông qua tổ tín dụng vay vốn. GB cho vay không áp dụng biện pháp thế chấp tài sản mà chỉ cần tín chấp qua các tổ tiết kiệm vay vốn. Hơn nũa thủ tục vay vốn của GB rất đơn giản và thuận tiện, người vay vốn chỉ cần làm đơn và tổ bảo lãnh là đủ. Nhưng ngân hàng có cơ chế kiểm tra rất chặt chẽ, tạo cho người nghèo sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả. Để phục vụ đúng đối tượng người vay phải đủ chuẩn mực đói nghèo, nghĩa là hộ gia đình phải có dưới 0.4 acre đất canh tác và mức thu nhập bình quân đầu người dưới 100 USD/năm. GB được quyền đi vay để cho vay và được uỷ thác nhận tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, huy động tiền gửi và tiết kiệm của các thành viên, quản lý các quỹ của các tổ và được phát hành trái phiếu vay nợ. Chính phủ cho phép GB hoạt động theo luật riêng, không bị chi phối bởi luật tài chính và luật ngân hàng của Bangladesh.

2.2.1.2 Ấn Độ

Việc cấp tín dụng cho người nghèo thông qua NHNN có các chi nhánh tận cấp huyện. Việc giải ngân tín dụng ưu đãi được thực hiện thông qua “Tổ

tự lực”, mỗi Tổ có số thành viên từ 10-20 người, tất cả đến từ các gia đình khác nhau, đa số là phụ nữ nghèo. Hàng tháng, các thành viên phải nộp vào Tổ một số tiền nhất định để làm quỹ, số tiền bao nhiêu là do các thành viên tự thoả thuận. Thông thường số tiền ban đầu từ 10-20 Rupi (khoảng 20-40US Cent). Tiền tiết kiệm của các tổ viên được thu vào ngày tháng cụ thể (thường là ngày thứ 10 của tháng). Số tiền này được gửi vào tài khoản tiết kiệm của NHTM (thường là NHNN). Hiện nay NHNN của Ấn Độ đóng vai trò là tổ chức xúc tiến tự lực và hỗ trợ thành lập và quản lý các Tổ này. Tổ chức tài chính vi mô đã thực hiện rất nhiều chương trình khác nhau đối với công tác xây dựng năng lực đối với phụ nữ. Phụ nữ được đào tạo để thảo luận nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến họ và nơi họ sinh sống.

2.2.1.3 Thái Lan

Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng (BAAC) là ngân hàng thương mại quốc doanh do Chính phủ thành lập. Hàng năm được chính phủ tài trợ vốn để hỗ vốn đối với chương trình cho nông dân nghèo. Những người có thu nhập dưới 1.000 Bad/năm và những người nông dân có ruộng thấp hơn mức trun g bình trong khu vực thì được ngân hàng cho vay mà không cần phải thế chấp tài sản, chỉ cần thế chấp bằng sự cam kết bảo đảm của nhóm, tổ hợp tác sản xuất. Lãi suất cho vay đối với hộ nông dân nghèo thường được giảm từ 1-3%/ năm so với lãi suất cho vay các đối tượng khác. Kết quả từ năm 1995 BAAC tiếp cận được 85% khách hàng là nông dân có tổng nguồn vốn là 163.210 triệu Bath. Sở dĩ có được điều này là một phần do chính phủ đã quy định các ngân hàng thương mại khác phải dành 20% số vốn huy động được để cho vay lĩnh vực nông thôn. Số vốn này có thể cho vay trực tiếp hoặc gửi vào BAAC nhưng thông thường các ngân hàng này thường gửi vào BAAC.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w