ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên (Trang 41 - 50)

3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện giai đoạn 2012 – 2014

Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2012 2013 2014 SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 13/12 14/13 BQ Tổng diện tích đất TN 9250,19 100,00 9250,19 100,00 9250,19 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Đất nông nghiệp 5843,04 63,17 5779,13 62,48 5677,27 61,37 98,91 98,24 98,58 1.1 Đất sản xuất NN 5473,11 93,67 5410,91 93,63 5387,41 94,89 98,86 99,57 99,22 a. Đất trồng cây hàng năm 5188,62 94,80 5124,68 94,71 5100,32 94,67 98,77 99,52 99,15

b. Đất trồng cây lâu năm( đất vườn) 284,49 5,20 286,23 5,29 287,09 5,33 100,61 100,3 100,46

1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 368,31 6,30 367,60 6,36 289,27 5,10 99,81 78,69 89,25

1.3 Đất NN khác 1,62 0,03 0,62 0,01 0,59 0,01 38,27 95,16 66,72

2. Đất phi NN 3378,13 36,52 3442,72 37,22 3552,51 38,4 101,91 103,19 102,55

2.1 Đất ở 1160,32 34,35 1165,39 33,85 1259,26 35,45 100,44 108,05 104,25

2.2 Đất chuyên dung 1833,19 54,27 1888,72 54,86 1898,61 53,44 103,03 100,52 101,78

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 81,72 2,24 82,08 2,38 83,24 2,34 100,44 101,41 100,93

2.5 Đất mặt nước chuyên dùng 265,51 7,86 270,13 7,85 276,27 7,78 101,74 102,27 102,01

2.6 Đất phi NN khác 5,82 0,17 5,72 0,17 4,44 0,12 98,28 77,62 87,95

3. Đất chưa sử dụng 29,02 0,31 28,34 0,31 20,41 0,22 97,66 72,02 84,84

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện không có sự thay đổi qua 3 năm vừa qua. Nhưng có sự biến động nhỏ qua các năm giữa các loại đất trong làng cụ thể là tổng diện tích nông nghiệp năm 2013 là 5779,13 ha giảm 63,91 ha so với năm 2012 là 5843,04 ha, sang năm 2014 thì diện tích này từ 5779,13 ha – 5677,27 ha giảm 101,86 ha. Diện tích đất nông nghiệp giảm do bị chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp, từ năm 2012 đến năm 2014 diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên 174,38 ha, bình quân qua 3 năm tăng lên 2,55%. Sự tăng lên của diện tích đất phi nông nghiệp là do diện tích đất ở tăng lên, bình quân diện tích đất ở qua 3 năm tăng 4,25%. Đất chuyên dụng, đất nước mặt mước chuyên dụng cũng tăng lên qua 3 năm nhưng lượng tăng không đáng kể.

Hiện nay cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các công trình xây dựng, nhà cửa mọc lên khá nhiều kéo theo đó là diện tích đất tự nhiên sử dụng cho nông nghiệp ngày càng giảm, điều này đã làm cho người nông dân gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất vì thiếu tư liệu sản xuất. Từ thực trạng đó cần có một quy hoạch cụ thể và đầu tư hợp lý để canh tác nông nghiệp cũng như khai thác, sử dụng đất có hiệu quả.

3.1.2.2 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật.

* Về giao thông: Hệ thống giao thông đường bộ của huyện được nâng cấp và quản lý tốt đã tạo mạng lưới giao thông của huyện rộng khắp. Phía đông huyện có đường Quốc lộ số 5 chạy qua với chiều dài 2 km, các đường tỉnh lộ như đường 39 chạy qua với chiều dài 12 km, các trục đường 196, 199 và đường 200, 206 với tổng chiều dài là 36,5 km; đường huyện lộ dài 23,9 km, đường liên thôn, liên xã dài 217 km. Trong những năm qua hệ thống giao thông huyện được đầu tư khá lớn, các tuyến đường trong huyện đã được nâng cấp cứng háo bằng cách trải nhựa, bê tông hoá. Xe ô tô có thể đến được tất cả các trung tâm xã, thị trấn và các khu vực dân cư. Hệ thống giao thông của huyện khá thuận lợi, đáp ứng tốt hơn việc đi lại giữa các xã trong huyện và

giữa Yên Mỹ với các huyện khác trong tỉnh, giao lưu buôn bán hàng hoá thông thương với các thị trường trong khu vực.

* Về thuỷ lợi: Toàn huyện có 26 trạm bơm tưới với công suất 8.320

m3/h. Có 2 trạm bơm tiêu với tổng công suất là 900m3/h làm nhiệm vụ chống

úng lụt và có 3 trạm bơm kết hợp tưới tiêu với tổng công suất là 1.080 m3/h.

Đồng thời trên toàn huyện có 35 trạm bơm di động với công suất là 40

m3/h/máy. Hệ thống kênh mương rất tốt, thường xuyên được tu bổ, hệ thống

mương máng đang dần được bê tông hoá.

* Về hệ thống điện và thông tin liên lạc: Hệ thống điện đã phủ kín trên toàn bộ địa bàn huyện, số máy biến áp được lắp đặt là 206 máy với tổng công suất 90.850 KVA. Có đường điện 110 KV Phố Nối chạy qua, 100% số hộ sử dụng điện lưới quốc gia phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển nhanh, đến nay 100% số thôn đã có điện thoại cố định, số lượng máy di động được sử dụng tăng lên hàng năm. 100% số xã có bứu cục hoặc điểm bưu điện văn hoá.

* Y tế, văn hoá – giáo dục: Công tác giáo dục và đào tạo có sự chuyển biến tích cực hệ thống trường lớp được giữ ổn định và phát triển. Toàn huyện có 45 trường học với 34.835 học sinh các cấp. Phong trào xây dựng xây dựng trường chuẩn quốc gia đang được phát triển mạnh, đến nay toàn huyện có 17 trường được công nhận chuẩn quốc gia. Nhìn chung, sơ sở hạ tầng giáo dục đáp ứng được nhu cầu học tập của các em học sinh từ mầm non đến bậc TCCN, dạy nghề.

Huyện được trang bị 01 hệ thống đài truyền hình với máy móc hiện đại. Đội ngũ cán bộ đều đã qua đào tạo cơ bản, 100% các xã đều có đài phát thanh, 100% các thôn đều có loa truyền thanh được phát trực tiếp xuống các thôn. Do vậy chủ trương của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước và các nghị quyết của địa phương đều được chuyển tải tới nhân dân trong toàn huyện một cách kịp thời.

Công tác văn hoá: Phong trào xây dựng làng văn hoá và gia đình được giữ vững, đến nay toàn huyện có 77/85 làng được công nhận là Làng văn hoá chiếm 90,6%, trung bình hàng năm có 87% số hộ đạt gia đình văn hoá, cơ sở vật chất và các thiết chế văn hoa được quan tâm đầu tư.

Công tác chính sách xã hội được quan tâm và thực hiện kịp thời, bảo

đảm dân chủ công khai, đúng đối tượng, đúng chế độ. Năm 2014 hoàn thành xây mới, sửa chữa nhà cho 90/110 đối tượng chính sách ngươi có công với cách mạng; thực hiện tốt công tác giảm nghèo, hỗ trợ tiền điện cho 1.852 hộ nghèo với số tiền trên 1,3 tỷ đồng.

Hệ thống y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố, công tác phòng và chữa bệnh được quan tâm thường xuyên. Chất lượng khám chữa bệnh từng bước được nâng lên. Công tác dự phòng ý tế dự phòng, giám sát các bệnh truyền nhiễm được thực hiện thường xuyên. Năm 2014 tỉnh, huyện hỗ trợ kinh phí cho các xã xây dựng cải tạo với số tiền 10,3 tỷ đồng. Công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ và giáo dục trẻ em thường xuyên được quan tâm.

3.1.2.3 Dân số và nguồn lao động

Trong bất kỳ lĩnh vực nào lao động đều là yếu tố quyết định, đặc biệt đối với nông nghiệp thì lao động đóng vai trò hết sức quan trọng, nhất là vào những thời điểm mùa vụ. Vì vậy, công tác điều chỉnh, phân phối nguồn lao động cũng như lượng dân cư sao cho phù hợp với sự phân công lao động xã hội là một nhiệm vụ quan trọng được đặt ra đối với chính quyền huyện Yên Mỹ. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì dân số và lao động huyện Yên Mỹ cũng có sự thay đổi.

Qua bảng 3.2 có thể thấy rõ: Năm 2013 tổng dân số tăng 4,02% so với năm 2012 và sang năm 2014 vẫn có xu hướng tăng 2,81% so với năm 2013. Năm 2012 số khẩu trong 1 hộ là 4,22 khẩu ổn định đến năm 2014. Số khẩu nông nghiệp liên tục giảm qua 3 năm năm 2012 là 75,35% tới năm 2014 là 68,14%, mặc dù vậy vẫn chiếm tỷ lệ cao. Nó phản ánh rằng số người chuyển

sang hoạt động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp ngày một tăng cao. Số hộ làm nông nghiệp còn rất cao chiếm hơn 79% (năm 2012) và có sự giảm dần xuống còn 69,23% (năm 2014). Điều đó chứng tỏ nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất trọng tâm của huyện. Trong thời gian qua số hộ, cũng như số nhân khẩu phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên do có sự chuyển dịch nguồn nhân lực từ sản xuất nông nghiệp sang hoạt động phi nông nghiệp. Đây là một điều đáng mừng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp thương mại dịch vụ.

Lực lượng lao động của huyện bao gồm 2 lực lượng: lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp. Tỷ lệ lao động nông nghiệp khá cao nhưng cũng đang có sự chuyển dịch dần theo thời gian giữa 2 lực lượng lao động. Trong 3 năm qua lực lượng lao động nông nghiệp giảm bình quân 4,62%. Theo đó, cùng với sự phát triển của một số khu công nghiệp lao động phi nông nghiệp tăng nhanh 23,02%. Bình quân số lao động nông nghiệp/hộ NN vẫn còn khá cao 4,17 khẩu/hộ (năm 2014).

Qua việc phân tích tình hình dân số, lao động ta thấy: Số khẩu nông nghiệp còn cao vì vậy nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó số hộ chuyển sang nghề phi nông nghiệp ngày một tăng lên, lao động nông nghiệp ngày một giảm đi. Rõ ràng sự thay đổi này hoàn toàn phù hợp, nó góp phần tạo điều kiệm cho hộ nông dân phát triển kinh tế nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này diễn ra còn chậm.

Trong thời gian tới huyện cần có những chủ trương, chính sách phát triển các ngành phù hợp để phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và đặc biệt quan tâm tới cuộc sống của những hộ nghèo vì đa số hộ nghèo chủ yếu sống bằng nghề nông nhằm giảm bớt tình trạng hộ nghèo trong toàn huyện tiến tới không còn hộ nghèo.

Bảng 3.2: Tình hình lao động và dân số huyện Yên Mỹ

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 So sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 13/12 14/13 BQ

I. Tổng số nhân khẩu Khẩu 153.15

7 100,00 159318 100,00 163793 100,00

104,0

2 102,81 103,42

1. Khẩu NN Khẩu 115.422 75,36 112.339 70,51 112.05

6 68,41 93,56 97,023 95,294

2. Khẩu phi NN Khẩu 37.735 24,64 46.979 29,49 51.737 31,59 119,68 107,12 113,4

II Tổng số hộ Hộ 36.211 100,00 37486 100,00 38.813 100,00 103,5 2 103,54 103,53 1. Hộ NN Hộ 28.784 79,49 27.135 72,39 26.872 69,23 91,06 95,645 93,35 2. Hộ phi NN Hộ 7.427 20,51 10.351 27,61 11.941 30,77 134,62 111,42 123,02 III. Tổng lao động87.993 100,00 94465 100,00 98.197 100,00 107,3 6 103.95 105.65 1. Lao động NN LĐ 60.971 69,29 60.217 63,75 59.126 64,55 91,99 101,26 96,62 2. Lao động phi NN LĐ 27.022 30,71 34.248 36,25 32.473 35,45 118,0 6 97,78 107,92 IV. Một số chỉ tiêu BQ 1. BQ khẩu/ hộ Khẩu 4,22 4,25 4,22 2. BQ lao động/ hộ LĐ 2,43 2,52 2,36 3. BQ khẩu NN/ hộ NN Khẩu 4,01 4,14 4,17

3.1.2.4 Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Trong những năm trở lại đây, kinh tế - xã hội huyện Yên Mỹ đã có những bước phát triển mạnh và vững chắc. Tổng giá trị sản xuất của huyện Yên Mỹ tăng liên tục qua 3 năm, từ 4507,87 tỷ đồng năm 2012, đến 5174,78 tỷ đồng năm 2013 và năm 2014 tổng giá trị sản xuất là 5231,20 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân qua 3 năm đạt 111,58%. Qua 3 năm, tổng giá trị sản xuất của ngành sản xuất nông nghiệp, chiếm 11,72% tổng giá trị sản xuất năm 2014 giảm 239,01 tỷ đồng so với năm 2012 có thể thấy nguyên nhân chủ yếu do diện tích đất nông nghiệp giảm thay vào đó là diện tích đất phi nông nghiệp tăng.

Công nghiệp – xây dựng ở huyện là ngành có quy mô sản xuất ngày càng tăng, đem lại GTSX cao cho nền kinh tế chiếm trên 61,71% tổng GTSX của toàn nền kinh tế huyện. Không chỉ công nghiệp phát triển mà kéo theo dịch vụ cũng phát triển và có xu hướng tăng. Năm 2014 GTSX ngành dịch vụ đạt 1389,96 tỷ đồng tăng 137,87 tỷ đồng so với năm 2012. Điều đó cho thấy ngành công nghiệp và dịch vụ đang chứng minh được sức mạnh của ngành trong nền kinh tế của huyện cũng như của cả quốc gia. Vì vậy, cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa ba ngành để tận dụng đem lại GTSX cao nhất.

GTSX không chỉ đánh giá hiệu quả kinh tế của vùng mà còn cho ta thấy được khá rõ về mức sống của người dân nơi đây. Từ bảng 3.3 cho thấy một số chỉ tiêu về GTSX/Khẩu/năm tăng dần năm 2012 là 29,43 triệu đồng và đến năm 2014 đạt 34,24 triệu đồng/LĐ/năm. Tuy nhiên, GTSX/LĐ lại khá cao năm 2014 đạt 57,11 triệu đồng/LĐ/năm. Mặt khác, bảng 3.3 cho thấy mỗi hộ gia đình BQ có 4 nhân khẩu nhưng chỉ có 2 lao động và còn 2 lao động là người ăn theo chưa có thu nhập hoặc không có khả năng tạo ra thu nhập. Với mức giá trị sản xuất như trên, mức sống của người dân có phần được cải thiện nhưng vẫn chưa được đảm bảo, và còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Bảng 3.3: Tình hình phát triển sản xuất của huyện Yên Mỹ giai đoạn 2012 - 2014

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 13/12 14/13 BQ

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) I. Tổng GTSX (tỷ đồng) 4507,8 7 100,00 5174,78 100,00 5231,20 100,00 114,79 108,3 7 111,58 1. Nông nghiệp 852,25 18,90 756,34 14,62 613,24 11,72 88,74 81,08 84,913 Trồng trọt 473,82 55,59 513,75 67,93 463,25 75,54 108,43 90,17 99,29 Chăn nuôi 378.43 44,41 242,59 32,07 149,99 24,46 64,10 61,82 62,96

2. Công nghiệp - xây dựng 2560,91 56,81 3068,2

3 59,29 3228,27 61,71 119,81 105,22 112,51 3. Dịch vụ 1094,71 24,29 1350,21 26,09 1389,69 26,57 123,34 102,92 113,13 II.Một số chỉ tiêu BQ 1 GTSX/Khẩu (tr.đ) 29,43 32,48 34,24 2 GTSX/ LĐ (tr.đ) 51,23 54,78 57,11 3 GTSX/Hộ (tr.đ) 124,48 138,04 144,50

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w