Phạm Bảo Khánh, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam TóM TẮT Bài viết nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại NHTM Việt Nam trong bối cảnh tái c
Trang 1TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM TRONG BỐI CẢNH TÁI CƠ CẤU
PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn
Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN, Trưởng nhóm nghiên cứu
TS Trần Thị Thanh Tú, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN
TS Đinh Xuân Cường, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN
TS Lại Anh Ngọc, Trường ĐH Paris 1 Panthéon Sorbonne, Pháp
Ths Phạm Bảo Khánh, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam
TóM TẮT
Bài viết nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong bối cảnh tái
cơ cấu Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ tập trung vốn chủ sở hữu
và tỷ lệ sở hữu tư nhân có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của các NHTM Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu có tác động tiêu cực đến khả
năng sinh lời của ngân hàng (NH) Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng đồng nhất với các nghiên cứu trước (Nguyen, Tran & Pham, 2014) về
tác động cùng chiều của quản trị công ty đến khả năng sinh lời của các NHTM Các phát hiện về tác động của cấu trúc sở hữu và quản trị công
ty đến khả năng sinh lời của các NHTM ở Việt Nam trong nghiên cứu này có nhiều tương đồng với các kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về tác động của cấu trúc sở hữu và quản trị công ty đến khả năng sinh lời của các NHTM ở Kenya, Trung Quốc, Malaysia (Rokwaro,
2013, Wen, 2010, Kim và cộng sự) Từ các kết quả trên, một số gợi ý
chính sách đã được đưa ra, bao gồm: (i) Khuyến khích các cổ đông lớn tham gia hội đồng quản trị (HĐQT) nhằm giảm mâu thuẫn lợi ích trong các NHTM; (ii) Khuyến khích tăng cường sở hữu tư nhân trong các NHTM nhằm tăng khả năng sinh lời;(iii) Thúc đẩy cải thiện quản trị
Trang 2công ty trong các NHTM theo thông lệ quốc tế và;(iv) Đẩy mạnh xử lý
nợ xấu trong quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam.
Từ khóa: Cấu trúc sở hữu, tái cơ cấu, ngân hàng, quản trị công ty,
nợ xấu
1 Giới thiệu
Đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 254/QÐ-TTG, ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính
phủ: “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015»,
trong đó, trọng tâm là tái cơ cấu các ngân hàng Đề án này (Đề án 254)
đã đưa ra các mục tiêu chung đến năm 2020 và các mục tiêu cụ thể đến năm 2015, xác định rõ các quan điểm, định hướng, giải pháp và lộ trình thực hiện tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 Riêng đối với các NHTM, đề án chia các ngân hàng thành 02 nhóm đối tượng: Ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTMNN)
và ngân hàng thương mại cổ phần (NHTM), trong đó NHTM cổ phần lại được chia thành 03 nhóm: Nhóm ngân hàng lành mạnh, nhóm ngân hàng thiếu thanh khoản tạm thời và nhóm ngân hàng yếu kém Trên cơ
sở đó, Đề án cũng đã đưa ra các định hướng và giải pháp tái cơ cấu khác nhau đối với từng nhóm ngân hàng73
Mục tiêu và lộ trình đặt ra trong đề án tái cơ cấu: 8 mục tiêu chính, bao gồm: (i) Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động, thực trạng nợ
xấu; (ii) Phân loại và đánh giá TCTD; (iii) Triển khai phương án cơ cấu lại các TCTD yếu kém và các tổ chức khác; (iv) Đảm bảo thanh khoản; (v) Cổ phần hóa (IPO) các NHTMNN (trừ VBARD); (vi) Mua bán, sáp nhập các TCTD; (vii) Tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu; (viii) Cơ cấu
lại hoạt động và hệ thống quản trị
Có thể nói, về cơ bản, các mục tiêu và lộ trình đặt ra trong đề án tái cơ cấu các TCTD đã được thực hiện Đến nay, thành công chính của quá trình tái cơ cấu hệ thống NH được thấy nổi bật nhất ở việc đảm bảo
73Xem cụ thể: Đề án: “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” http://
www.NHNN.gov.vn, trong bài viết này gọi là Đề án 254.
Trang 3được tính thanh khoản hệ thống, không để xảy ra đổ vỡ, tạo sự ổn định trong ngành, từ đó, tạo điều kiện để ổn định kinh tế vĩ mô Điều này thể hiện nỗ lực và quyết tâm cao của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong việc điều tiết thị trường tiền tệ và ngân hàng Điểm sáng thứ hai trong quá trình tái cơ cấu thể hiện ở việc đã kiểm soát được các NH yếu kém Trong số 9 NH thuộc diện kiểm soát đặc biệt thì đã có 8/9 NH đã xử lý xong tái cơ cấu bằng cách sáp nhập hay tự tái cơ cấu Điểm sáng thứ
ba là việc thành lập công ty mua bán nợ (VAMC) và tạo dựng các hành lang pháp lý cho việc xử lý nợ xấu, tạo cơ sở cho việc đẩy nhanh tốc độ
xử lý nợ xấu ở các giai đoạn sau của tái cơ cấu Trong bối cảnh nền kinh
tế vĩ mô có nhiều biến động phức tạp và bị ảnh hưởng nặng nề của sự suy thoái kinh tế thế giới, những kết quả đạt được của quá trình tái cơ cấu là rất đáng ghi nhận
Tuy nhiên, 3 nhóm mục tiêu quan trọng nhất cuối cùng là mua bán, sáp nhập các TCTD, tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu, cơ cấu lại họat động và quản trị mới chỉ được thực hiện ở mức độ hình thức Các NH sau sáp nhập chưa có biểu hiện hồi phục, tỷ lệ nợ xấu được xử lý còn thấp, chủ yếu mang tính kỹ thuật chứ chưa giải quyết tận gốc rễ, quản trị
và minh bạch ngân hàng chưa được cải thiện rõ nét Tóm lại theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới thì tiến độ còn chậm so với lộ trình đặt ra Điều này sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến chính các mục tiêu đặt ra ở giai đoạn sau và chất lượng cải thiện của các NH sau tái cơ cấu
Trong bối cảnh đó, nhằm đưa ra các luận cứ khoa học cho việc đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, nhóm nghiên cứu của Trường
Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã đi sâu nghiên cứu tác động của cấu trúc
sở hữu tới khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tái cơ cấu.
Bài viết gồm 5 phần: Sau phần giới thiệu, phần 2 sẽ tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu, phần 3 giới thiệu về phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và phương pháp
Trang 4thu thập số liệu, phần 4 trình bày các kết quả chạy mô hình, thảo luận
và phân tích các kết quả và phần cuối cùng - phần 5 đưa ra một số kết luận và khuyến nghị
2 Tổng quan nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại
Về cấu trúc sở hữu và tác động của cấu trúc sở hữu tới khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại
Cấu trúc sở hữu có thể được xác định theo hai khía cạnh: Quyền
sở hữu tập trung (ownership concentration) và quyền sở hữu hỗn hợp
(ownership mix) (Gursory & Aydogan, 2002) Quyền sở hữu tập trung
là những cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu nhất, đồng thời chịu ảnh hưởng nhiều nhất đến rủi ro và chi phí giám sát, (Pedersen & Thomsen, 1999)
Trong nghiên cứu của Rokwaro (2013) khái niệm mức độ tập trung
sở hữu được sử dụng là tỷ lệ sở hữu của 5 cổ đông lớn nhất trong các
NH của Kenya Wen (2013) cũng sử dụng mức độ tập trung sở hữu trong các NHTM nhà nước và các NHNTM tư nhân của Trung Quốc
là tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn nhất Antoniadis et al (2010) cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ lệ cổ đông sở hữu cổ phiếu lớn nhất đến kết quả hoạt động của các NH ở Trung Đông và Nam Phi
Khái niệm quyền sở hữu hỗn hợp bao gồm các tỷ lệ sở hữu khác
nhau liên quan đến các đặc tính của cổ đông như: Tỷ lệ sở hữu nước ngoài, tỷ lệ sở hữu tư nhân, tỷ lệ sở hữu nhà nước Các hình thức sở hữu này cũng được đề cập đến trong các nghiên cứu kể trên (Rokwaro,
2013, Wen, 2013, Anstoniadis, 2010, Peong, 2012)
Mối quan hệ tương tác giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đã và đang là chủ đề được thảo luận nhiều trong các nghiên cứu gần đây về tài chính doanh nghiệp (Demsetz và Villalonga, 2001; Bathala và Rao, 1995; Mitton, 2002; Nguyễn, 2005; Vethanayagam và cộng sự, 2006; Kiruri, 2013; và nhiều tác giả khác) Theo Morck và cộng sự (2005), sự khác nhau trong cấu trúc sở hữu dẫn
Trang 5đến hai hệ quả cho QTCT Một mặt, cổ đông lớn vừa có động cơ, lại vừa
có quyền lực để tạo ra các quy tắc quản lý Mặt khác, quyền sở hữu tập
trung dễ dẫn đến việc phát sinh ra những vấn đề mới, do không có tương quan lợi ích giữa việc giám sát và cổ đông thiểu số Nói chung, quyền
sở hữu tập trung hay sở hữu hỗn hợp đều có những tác động đến sự thay đổi trong khả năng sinh lời và năng suất lao động (Claessens and Djankov, 1998) Nghiên cứu của Sun & Tong (2003) kết luận rằng sở hữu nhà nước có tác động tiêu cực đến hiệu suất doanh nghiệp ở Trung Quốc, trong khi đó sở hữu nước ngoài không thể hiện rõ ràng việc có tác động tích cực hay không đối với hiệu suất của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu của Claessens và Djankov (1998) lại cho thấy sở hữu bởi nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có ảnh hưởng mạnh đến khả năng sinh lời Ngân hàng nước ngoài với quyền sở hữu đa số ở vùng vùng Trung Đông và Bắc Phi (MENA) dường như có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất doanh nghiệp (Kobeissi, 2004)
Những lập luận lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm về tác động của cấu trúc sở hữu đến các quyết định đầu tư đã hướng tới mục tiêu cuối cùng: Tối đa hóa giá trị doanh nghiệp Các quyết định đầu tư của doanh nghiệp được đánh giá thông qua các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó tác động đến sự gia tăng giá trị doanh nghiệp Một vài nghiên cứu đã phân tích ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến giá trị doanh nghiệp Morch, Shleifer, và Vishny (1988) đã sử dụng biến phụ thuộc là chỉ số Q-Tobin và các biến độc lập là tỷ lệ sở hữu của những cổ đông là thành viên của ban giám đốc Nghiên cứu này chỉ ra rằng mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu này và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là mối quan hệ phi tuyến tính, tức là giá trị doanh nghiệp sẽ tăng trong một khoảng tỷ lệ và sẽ giảm trong khoảng tỷ lệ còn lại
Bên cạnh đó, năm 2012, Uwuigbe Uwalomwa và Olusanmi Olamide đã nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu với tình hình hoạt động của 31 công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính của Nigeria trong giai đoạn 2006-2010 Bằng cách sử dụng mô hình hồi quy với
Trang 6biến phụ thuộc là tỷ suất lợi tức trên tổng tài sản, biến độc lập là tỷ lệ
sở hữu của cổ đông là thành viên của ban giám đốc, tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài và tỷ lệ sở hữu của cổ đông tổ chức, nghiên cứu này
đã chỉ ra: (1) Hiệu quả hoạt động của công ty tỷ lệ thuận với tỷ lệ sở hữu của cổ đồng là thành viên của ban giám đốc, tức là những công ty
có tỷ lệ cổ đông là thành viên của ban giám đốc cao thì sẽ hoạt động tốt hơn; (2) Cổ đông nước ngoài cũng mang lại những hiệu quả tích cực trong hoạt động của công ty, do sự quản lý công ty hiệu quả hơn, và nhờ những kỹ năng và kỹ thuật mới mà các cổ đông nước ngoài này mang đến cho công ty; (3) Tầm quan trọng của cổ đông tổ chức đối với hiệu quả hoạt động của công ty, nhờ vào vai trò giám sát tốt của các cổ đông
tổ chức
Trong khi những chứng cứ rõ ràng (về mối quan hệ giữa cấu trúc
sở hữu và hiệu quả hoạt động ngân hàng) có thể quan sát được được ở các nước phát triển như Anh và Mỹ, thì rất ít bằng chứng cụ thể về mối quan hệ này được tìm thấy ở các nền kinh tế đang phát triển hoặc đang chyển đổi ở Trung và Đông Âu (Gedajlovic & Shapiro, 1998) Thực tế cho thấy các nền kinh tế này được đặc trưng bởi quyền sở hữu gia đình của các công ty niêm yết (Claessens và cộng sự, 2000) Và cũng có thể, các thị trường mới nổi có những đặc điểm khác biệt như điều kiện chính trị, kinh tế và thể chế khác nhau, dẫn đến những hạn chế trong việc áp dụng các mô hình thực nghiệm của thị trường đã phát triển
Ở những nước đang phát triển, Micco và cộng sự (2004) đã phát hiện ra mối liên hệ mật thiết giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các NHTM Nghiên cứu này cho thấy những ngân hàng cổ phần vốn nhà nước có chỉ số sinh lời thấp hơn ngân hàng cổ phần vốn
tư nhân, ngoài ra những ngân hàng cổ phần có vốn sở hữu nước ngoài
là một yếu tố làm tăng chỉ số sinh lời Kiruri (2013) nghiên cứu ảnh hưởng cấu trúc sở hữu đến chỉ số sinh lời của các NHTM ở Kenya Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn chủ sở hữu nước ngoài và vốn chủ sở hữu trong nước có mối tương quan tích cực với chỉ số sinh lời ngân hàng
Trang 7Ngược lại, tỷ lệ sở hữu nhà nước có mối tương quan ngược chiều đến chỉ số sinh lời ngân hàng
Trong một nghiên cứu về ngành ngân hàng ở Hy Lạp, Antoniadis
và cộng sự (2010) quan sát thấy quyền sở hữu tập trung ở mức độ cao tại các ngân hàng được nghiên cứu dẫn đến gia tăng khả năng sinh lời Kobeissi và Sun (2010) cũng tìm thấy sự ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Cụ thể, trong nghiên cứu này, các ngân hàng tư nhân và ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nước ngoài có chỉ
số hiệu quả hoạt động cao hơn so với các ngân hàng khác trong mẫu nghiên cứu Trong khi đó, các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước lại có
vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng về chỉ số hiệu quả Cuối cùng, các tác giả kết luận những ngân hàng được niêm yết trên thị trường chứng khoán và ngân hàng có vốn chủ sỡ hữu nước ngoài có hiệu quả hoạt động cao hơn ở vùng Trung Đông và Bắc Phi (Middle East and North Africa - MENA)
Trong cùng hướng nghiên cứu, Wen (2010) đã sử dụng hệ số tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) để đo lường khả năng sinh lời của các ngân hàng tại Trung Quốc Wen đã khảo sát ở 50 NH ở Trung Quốc trong 3 năm 2003, 2006
và 2008 Trong nghiên cứu này, ông đã không thấy mối liên hệ tuyến tính nào giữa mức độ tập trung sở hữu đến khả năng sinh lời của các NHTM Nhà nước, các NH cổ phần và các NH ở thành phố Tuy nhiên, sau khi xây dựng mô hình hồi qui quadratic model, ông lại tìm ra mối quan hệ tuyến tính thuận chiều giữa mức độ tập trung sở hữu đến ROA trong năm 2006 và 2008
Kosak và Cok (2008) cũng nghiên cứu mối quan hệ này ở sáu quốc gia Đông Nam Âu (SEE - 6) Họ cũng sử dụng các chỉ số về quyền
sở hữu ngân hàng như sở hữu trong nước và sở hữu nước ngoài để đo lường cấu trúc sở hữu, và phân tích chỉ số sinh lời trong suốt thời kì 1995-2004 Kết quả cho thấy sự khác biệt rất nhỏ của khả năng sinh lời giữa ngân hàng sở hữu nước ngoài và sở hữu trong nước
Trang 8Rokwaro và cộng sự (2013) đã sử dụng biến phụ thuộc là tỷ suất lợi tức trên vốn tự có (ROE) để đo lường kết quả hoạt động của NH, các biến độc lập là mức độ tập trung vốn, tỷ lệ sở hữu nước ngoài, tỷ lệ sở hữu trong nước và tỷ lệ sở hữu nhà nước Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ sở hữu lớn có tác động ngược chiều đến ROE, trong khi đó tỷ
lệ sở hữu nước ngoài tỷ lệ thuận với ROE Đồng thời, tác giả cũng phát hiện ra mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ lệ sở hữu trong nước và khả năng sinh lời của các NH ở Kenya Ngược lại, sở hữu nhà nước có quan
hệ ngược chiều với khả năng sinh lời
Nada Kobeissi (2012) đã nghiên cứu 249 NH ở 20 quốc gia Trung Đông và Nam Phi trong 3 năm 2000-2002 với 567 quan sát về mối quan
hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của NH Ông cũng sử dụng ROA, ROE để đo lường kết quả hoạt động của NH và các biến sở hữu tư nhân, sở hữu nước ngoài và sở hữu trong nước cùng một số biến giả khác để đánh giá tác động đến ROA, ROE
Antoniadis et al (2010) đã nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu của đến khả năng sinh lời của NH Hy lạp Đặc biệt họ đã phân tích các NH niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Athens trong giai đoạn 2000-2004 Họ cũng đã sử dụng ROA, ROE để đo khả năng sinh lời của
NH và mức độ tập trung sở hữu của các NH niêm yết Kết quả nghiên cứu cho thấy có quan hệ tuyến tính đáng kể giữa mức độ tập trung sở hữu và khả năng sinh lời của các NH niêm yết
Về quản trị công ty trong ngân hàng và tác động của quản trị công ty đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản trị công ty (QTCT) Theo
Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD, 2004) thì “QTCT là một hệ thống trong đó công ty được chỉ đạo và kiểm soát” Theo La Porta và
những cộng sự (2000), QTCT được xem như một tập hợp các cơ chế trong đó các nhà đầu tư bên ngoài bảo vệ quyền lợi của bản thân mình
để chống lại các phát sinh từ xung đột lợi ích giữa nhà quản lý và cổ
đông Pei Sai Fan (2004) cho rằng: “QTCT, cơ bản là việc đưa ra các
Trang 9cấu trúc, quy trình, cơ chế về các vấn đề công ty định hướng nhằm tăng giá trị cho các cổ đông trong tương lai thông qua trách nhiệm của các nhà quản lý” Trong nghiên cứu này, khái niệm QTCT trong ngân hàng
được hiểu bao gồm cấu trúc sở hữu ngân hàng, ban giám đốc và các thông tin công bố liên quan đến chỉ số sinh lời
Berger và cộng sự (2013) đã nghiên cứu và phân tích vai trò của QTCT bao gồm cấu trúc sở hữu và cấu trúc quản trị trong các ngân hàng phá sản (Ngân hàng thương mại Mỹ) Những phân tích này được thực hiện thông qua mẫu bao gồm 85 ngân hàng đã phá sản và 256 ngân hàng vẫn còn hoạt động ở Mỹ trong thời kì từ Quý I/2007 đến Quý III/2010 Các tác giả đã sử dụng 5 nhóm biến giải thích trong mô hình hồi quy
đa biến (Logit) Cấu trúc sở hữu và cấu trúc quản trị được coi là một biến Bốn biến khác là các biến kế toán, chỉ số đo lường cạnh tranh thị trường, chỉ số kinh tế nhà nước, và các biến điều chỉnh Kết quả nghiên cứu cho thấy biến kế toán giúp dự đoán phá sản của ngân hàng, kết quả này trùng hợp với những nghiên cứu trước đó liên quan đến phá sản ngân hàng
Ngoài ra, việc cấu trúc sở hữu cũng là một yếu tố quan trọng trong
dự báo chỉ số mất khả năng thanh toán của ngân hàng (Probability Defaults) cũng là phát hiện mới của Berger và cộng sự (2013) Đặc biệt, nghiên cứu còn chỉ ra một yếu tố dự báo quan trọng khác là tỷ lệ
sở hữu cổ phần của người không trực thuộc ngân hàng có ảnh hưởng đến khả năng bị phá sản Một người có thứ bậc quản lý thấp nếu sở hữu một tỷ trọng lớn cổ phiếu hơn sẽ làm tăng đáng kể khả năng phá sản của ngân hàng Ngoài ra, cổ phần của ủy viên của hội đồng quản trị là người bên ngoài (ủy viên không có chức năng điều hành quản lý trong doanh nghiệp) hay cổ phần của những trưởng phòng lại không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vỡ nợ của ngân hàng
Becht và cộng sở (2012) đã đánh giá mô hình của các ngân hàng
phá sản trong khủng hoảng tài chính và đặt ra câu hỏi liệu có một mối liên hệ giữa QTCT - bao gồm: Hội đồng quản trị, quyền sở hữu (tập
Trang 10trung), điều hành và kiểm soát nội bộ - với khả năng phá sản của NH Nghiên cứu này cho thấy rằng rất khó để thiết lập một mối liên hệ giữa phá sản ngân hàng và QTCT, một phần bởi vì sự giải cứu của Chính phủ (Mỹ) đã che giấu đi những vấn đề thực sự của các ngân hàng, và một phần bởi vì có rất nhiều yếu tố khác dẫn đến phá sản ngân hàng Tuy nhiên, các tác giả cũng xác nhận rằng quản trị công ty yếu là yếu tố góp phần dẫn đến khủng hoảng trong ngân hàng.
Kumar et Singh (2013) đã đánh giá các công trình nghiên cứu trước đó về thất bại trong QTCT của các tổ chức tài chính trong cuộc khủng hoảng toàn cầu Nghiên cứu này nhấn mạnh rằng những yếu kém trong quản trị rủi ro, cơ cấu của hội đồng quản trị, hệ thống tiền lương, tính minh bạch, và việc công bố các thông tin đã dẫn tới phá sản doanh nghiệp
Đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, nghiên cứu của Trần, Nguyễn và Phạm (2014) đã chỉ ra mối quan hệ thuận chiều giữa CGI - chỉ số đánh giá năng lực quản trị công ty trong ngân hàng - tới kết quả hoạt động của các NHTM Việt Nam, được đo lường bởi cả chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Như vậy, có thể thấy, hầu hết các nghiên cứu được tổng quan về
tác động của cấu trúc sở hữu và quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động của các NH (được đo lường bằng chỉ số ROA và ROE) đều cho thấy
có mối quan hệ giữa các yếu tố này Mặc dù mối quan hệ này có thể là
rõ nét hoặc chưa rõ nét, có thể cùng chiều hoặc ngược chiều ở các nền kinh tế khác nhau, song kết quả kiểm chứng từ các mô hình nghiên cứu thực nghiệm cho thấy hoàn toàn có thể vận dụng các mô hình và kết quả nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới để kiểm định về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam, đặc biệt, trong giai đoạn tái cơ cấu Ở Việt Nam, theo chúng tôi được biết, chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu vai trò của cấu trúc sở hữu đối với hiệu quả hoạt động của các NHTM (được đo lường bằng khả năng sinh lời)
Trang 113 Phương pháp nghiên cứu và mô hình đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam 3.1 Mô hình nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt nam
Dựa trên các nghiên cứu đã được tổng quan, nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam như sau:
Trong đó:
Biến phụ thuộc Y - Kết quả hoạt động của NH được đo lường bởi
2 biến ROE, ROA của 34 NHTM trong giai đoạn 2010-2012
Biến độc lập X1 đến X6 lần lượt là:
X1 - Mức độ tập trung sở hữu của 5 cổ đông lớn nhất trong 1 NH
X2 - Tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài trong 1 NH
X3 - Tỷ lệ sở hữu của cổ đông trong nước trong 1 NH
X4 - Tỷ lệ sở hữu là cổ đông nhà nước trong 1 NH
X5 - Tỷ lệ sở hữu là tư nhân trong 1 NH
X6 - Chỉ số CGI (Corporate Governance Index) - đo lường năng lực quản trị công ty của 1 NHTM
NPLs - Được cho thêm vào biến các biến độc lập
Trang 12Giả thuyết 2: Cấu trúc sở hữu - tỷ lệ sở hữu nước ngoài, trong nước, tỷ lệ sở hữu tư nhân, nhà nước có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam.
Giả thuyết 3: Tỷ lệ nợ xấu có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam.
Giả thuyết 4: Quản trị công ty trong NH có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NH Việt Nam.
3.2 Thu thập và xử lý số liệu
Nguồn số liệu: Số liệu về sở hữu và số liệu tài chính được thu thập
từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, tài liệu công bố với cổ đông của ngân hàng trước hoặc sau mỗi kỳ họp đại hội cổ đông thường kỳ hoặc đột xuất của 40 ngân hàng trong 3 năm từ 2010 đến 2012 Trong trường hợp các báo cáo này không cung cấp đầy đủ thông tin, nhóm tác giả sử dụng báo cáo quản trị, bản cáo bạch hoặc từ Ủy ban chứng khoán quốc gia (SSC), Sở giao dịch chứng khoán, một số công ty chứng khoán lớn hoặc các trang thông tin chính thống về chứng khoán
Cách tính số liệu:
Nhìn chung, việc lấy số liệu dựa vào việc kết hợp của nhiều báo cáo công bố qua các kênh thông tin khác nhau để đảm bảo tính đầy đủ
và chính xác của số liệu
X1 – Tỷ lệ sở hữu của 5 cổ đông lớn nhất của ngân hàng: Là tổng
tỷ lệ sở hữu 5 cổ đông lớn nhất gồm cả cá nhân và tổ chức trong tổng vốn chủ sở hữu Tỷ lệ sở hữu của một cổ đông lớn bao gồm cả tỷ lệ sở hữu của người có liên quan tới cổ đông này theo quy định tại Luật Tổ chức tín dụng năm 2010 nếu cá nhân có liên quan có tỷ lệ sở hữu thấp (không thuộc nhóm 5 cổ đông lớn nhất) Thông tin về X1 thường không được các ngân hàng công bố đầy đủ và cập nhật hàng năm, do vậy năm
2013 chưa có số liệu này Ngoài ra, các ngân hàng khi công bố tỷ lệ sở hữu của các cổ đông cá nhân thường công bố đối với cá nhân nằm trong Hội đồng quản trị, Ban điều hành, song lại ít khi bổ sung thông tin về
Trang 13người liên quan hoặc bên đại diện nên việc tính toán X1 có thể sẽ bị thiếu hụt
X2 - Tỷ lệ sở hữu nước ngoài Là tổng tỷ lệ sở hữu của các nhân và
tổ chức nước ngoài trong tổng vốn chủ sở hữu
X3 - Tỷ lệ sở hữu trong nước: Là tổng tỷ lệ sở hữu của các nhân
và tổ chức trong nước trong tổng vốn chủ sở hữu
X4 - Tỷ lệ sở hữu nhà nước: Là tổng tỷ lệ sở hữu của tổ chức nhà
nước bao gồm doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng thương mại nhà nước trong tổng vốn chủ sở hữu
X5 - Tỷ lệ sở hữu tư nhân: Là tổng tỷ lệ sở hữu của cá nhân và các
tổ chức tư nhân trong tổng vốn chủ sở hữu
NPL - Tỷ lệ nợ xấu: Là tỷ lệ nợ nhóm 3, 4, 5 trên tổng dư nợ,
được tính dựa trên Báo cáo tài chính của ngân hàng Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng cung cấp đầy đủ thông tin các nhóm nợ trong Thuyết minh báo cáo tài chính Vì vậy, tỷ lệ nợ xấu được lấy từ các báo cáo công bố của ngân hàng mà không có sự tính toán lại
Hạn chế về số liệu
Một hạn chế trong quá trình thu thập và tính toán số liệu là thông tin thường không được cập nhật, chậm cập nhật hoặc khuyết thiếu thông tin ở một vài năm Tuy nhiên, nhóm tác giả đã sử dụng các công cụ xử
lý số liệu đối với các năm đó để đảm bảo tính nhất quán của bộ số liệu mảng của 40 NHTM trong 3 năm từ 2010-2012
3.3 Mô tả số liệu và thực trạng sở hữu ngân hàng