Những quy định của pháp luật về chào bán trái phiếu riêng lẻ

Một phần của tài liệu 244764 (Trang 34 - 37)

chưa phải là công ty đại chúng vẫn chưa được hoàn thiện.

Thứ hai, đối với tổ chức phát hành là công ty đại chúng thì điều kiện và thủ tục chào bán được quy định tại khoản 2 Điều 10a Luật chứng khoán 2006 sửa đổi bổ sung.

* Quy định về phương thức chào bán cổ phiếu riêng lẻ:

Các chứng khoán được chào bán riêng lẻ có thể được chào bán thông qua nhiều phương thức khác nhau: bán trực tiếp, thông qua các đại lý phát hành, bảo lãnh phát hành hoặc chào bán thông qua đấu giá, đấu thầu...

Khi tiến hành lựa chọn phương thức chào bán chứng khoán riêng lẻ doanh nghiệp cần lưu ý những quy định của pháp luật về điều kiện, cách thức phát hành; mục đích phát hành; khả năng kiểm soát nhà đầu tư của tổ chức phát hành; điều kiện về khoa học công nghệ, cơ sở vật chất, kỹ thuật và những đặc thù của DN; trình độ, uy tín của tổ chức nhận đại lý, bảo lãnh phát hành... Đây là những yếu tố quan trọng giúp DN lựa chọn phương thức chào bán phù hợp và bảo đảm thành công cho đợt chào bán.

1.2.3. Những quy định của pháp luật về chào bán trái phiếu riêng lẻ lẻ

Trái phiếu doanh nghiệp là một loại chứng khoán nợ do DN phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả cả gốc và lãi của DN phát hành đối với người sở hữu trái phiếu. Theo cách phân loại trái phiếu tại Nghị định 52/2006/NĐ -CP thì trái phiếu gồm 2 loại: trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu không chuyển đổi.

* Quy định về chủ thể chào bán trái phiếu riêng lẻ:

Theo quy định của Luật doanh nghiệp và pháp luật khác có liên quan thì chủ thể chào bán trái phiếu riêng lẻ bao gồm: công ty cổ phần, công ty

nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, Chính phủ, Chính quyền địa phương với quyền năng chào bán trái phiếu riêng lẻ khác nhau.

- Công ty cổ phần là chủ thể có thể chào bán các loại chứng khoán để huy động vốn. Ngoài cổ phiếu, công ty cổ phần được phép chào bán các loại trái phiếu và các chứng khoán phái sinh. Công ty cổ phần có số lượng cổ đông lớn và khả năng huy động vốn rộng rãi trong công chúng.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn có phần vốn góp được chia thành nhiều phần bằng nhau nhưng không thể hiện dưới hình thức cổ phần và rất khó chuyển nhượng ra bên ngoài. Chủ thể này không được huy động vốn bằng chào bán cổ phiếu. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động công ty trách nhiệm hữu hạn được chào bán trái phiếu để tăng vốn vay.

- Công ty nhà nước bao gồm công ty nhà nước đang trong thời gian chuyển đổi thành công ty cổ phần là chủ thể thực hiện chào bán trái phiếu riêng lẻ để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Ngoài ra, Chính phủ, chính quyền địa phương cũng là những chủ thể tham gia chào bán trái phiếu phục vụ cho đầu tư phát triển, bù đắp thiếu hụt tạm thời cho ngân sách nhà nước. Hoạt động chào bán trái phiếu của các chủ thể này thường có quy định riêng, không thuộc phạm vi nghiên cứu của khóa luận.

Như vậy, so với chào bán cổ phiếu riêng lẻ hoạt động chào bán trái phiếu riêng lẻ rộng hơn về số lượng chủ thể tham gia.

* Quy định về điều kiện, thủ tục chào bán trái phiếu riêng lẻ:

Tuỳ theo quy định của mỗi nước mà điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ có thể khác nhau. Tuy nhiên, đều có chung mục đích là chọn ra những chủ thể có khả năng tài chính để thanh toán đủ gốc, lãi trái phiếu, hạn chế tối đa các rủi ro cho người sở hữu trái phiếu. Thông thường các điều kiện đó là: chủ thể được phép chào bán trái phiếu theo quy định của pháp

luật; hoạt động kinh doanh phải có lãi trong một số năm gần nhất; có phương án sử dụng vốn khả thi và được cơ quan có thẩm quyền thông qua; các báo cáo về tình hình tài chính của DN trong một số năm được kiểm toán; có cam kết thực hiện nghĩa vụ đối với người sở hữu trái phiếu.

Ở Việt Nam, hoạt động chào bán trái phiếu của DN được điều chỉnh bởi nhiều văn bản khác nhau, cụ thể nhất là Nghị định 52/2006/NĐ – CP. Theo quy định của Nghị định 52/2006/NĐ – CP thì điều kiện để DN được phát hành trái phiếu đó là DN thuộc đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này, bao gồm: công ty cổ phần, công ty nhà nước trong thời gian chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Có thời gian hoạt động tối thiểu là 01 năm kể từ ngày DN chính thức đi vào hoạt động; Có báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán; Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm liền kề năm phát hành phải có lãi; Có phương án phát hành trái phiếu được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua. Như vậy, pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu trong điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ.

Về thủ tục chào bán trái phiếu riêng lẻ đơn giản hơn so với chào bán trái phiếu ra công chúng. Các DN không phải đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Tuỳ theo đặc thù và lĩnh vực kinh doanh, DN khi chào bán trái phiếu riêng lẻ sẽ thực hiện những thủ tục khác nhau.

* Quy định về phương thức chào bán trái phiếu riêng lẻ:

Trái phiếu được chào bán riêng lẻ có thể thực hiện theo các phương thức: bán trực tiếp, bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành, đấu thầu trái phiếu... như đối với chào bán cổ phiếu.

Như vậy, pháp luật điều chỉnh về hoạt động chào bán chứng khoán

Một phần của tài liệu 244764 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w