1.1-VM - QTG Hà Nội ngày nay, vốn là trường dạy học chữ Nho cao cấp của Việt Nam, một trong những thành tố quan trọng của văn hiến dân tộc là niềm tự hào không chỉ của người dân thủ đô H
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐÀI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN TH Ị HỔNG HÀ
YĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
( THĂNG LONG) TRƯỜNG NHO HỌC CAO CẤP
CHUYÊN NGÀNH : LỊCH s ử VIỆT NAM
MẢ SỐ : 5^03.15
LUẬN ÁN THẠC s ĩ KHOA HỌC LỊCH s ử
Trang 3BẢNG CHỮVIÊT TẮT
Trang 4CHƯƠNG I NHO HỌC VÀ NHO GIÁO VÀO VIỆT NAM
1.3 Sự tiến triển của Nho học ờ Việt Nam 131.4 Nho học và Nho giáo Việt Nam thế kỷ XV- XIX 16
CHUÔNG ÏÏ VĂN M Ế U - QUỐC TỬ GIÁM ở
THẢNG LONG VÀ MỘT s ố ĐỊA PHƯƠNG
Trang 5CHƯƠNG m VĂN MIẾU - QUỐC TỬGIÁM
HỌC HÀNH VÀ THI c ử
3.2 VM - QTG với vấn để khoa cử thời Lý - Trần 463.3 VM - QTG với những cuộc thi Tam Giáo, 483.4 VM - QTG với những khoa thi thời Lê 50
CHƯƠNG IV VĂN BIA TIÊN s ĩ ỞVĂN MIẾU
4.1 Văn bia tại Khổng Miếu Bắc Kinh (Trung Quốc) 70
Trang 6PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẨU
1 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ TÍNH THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1-VM - QTG (Hà Nội) ngày nay, vốn là trường dạy học chữ Nho cao cấp của Việt Nam, một trong những thành tố quan trọng của văn hiến dân tộc là niềm
tự hào không chỉ của người dân thủ đô Hà Nội mà còn là niềm tự hào của người
dân cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài.
1.2- Trang tãm hoạt động văn hoá khoa học VM-QTG đã có nhiều biên ìnsoạn, tập hợp tư liệu về VM để giới thiệu cho nhân dân nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà những chuyên khảo rihư vậy chưa tới tay độc giả Tác giả luận án mono- muốn tập hợp các tư liệu và giới thiệu đến người đọc bằng luận án cao học này để
2 LỊCH SỬVẤN ĐỀ
Các sử gia phong kiến đã nhiều lần đề cập tới VM như Lê Văn Hưu trong Việt Sử lược, Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư, Phan Huy Chú với Lịch triều hiến chương loại chí, và đặc biệt hơn cả là các sử gia triều Nguyễn viết về
VM Thăng Long như sau:
“VM ở thôn Minh Giám huyện Thọ Xương về phía tây nam tỉnh thành, dựng thời Lý Thánh Tông, tô tượng thánh Khổng Tử cùng tứ phối, vẽ tượng thập triết và thất thập nhị hiền đ ể thờ Đằng sau miếu đặt nhà QTG đ ể ỉàm nơi s ĩ tử học tập Đến đời Trần, đời Lề cũng theo như thế Hai bên tả hữu dựng bìa đề danh tiến sĩ các triều Bản triều đầu đòi Gia Long đặt làm VM Bắc thành, đổi đặt lại bài vị, lại diữig thêm Khuê Văn các ở phía trong nghi môn Nay là VM của tỉnh Đền Khải Thánh ở sau VM, nguyên là nơi ditng QTG ở đời Trần, đời Lê, đầu đời Gia Long đổi làm đền” [ 8; tr: 207-208],
Sau khi Thăng Long Hà Nội thuộc Pháp, có nhiều học giả Pháp nghiên cứu
về VM Trước tiên phải kể tới bài viết của Dumoutier về VM Hà Nội, có tiêu đề:
Những ngôi chùa ở Hà Nội (Les Pagodes des Ha Noi) đăng trên tạp chí Dân tốc
hoc ( Revoie d ’ Ethnography) năm 1888 Trong bài viết này VM không chỉ là một ngôi đền thờ Khổng Tử ( Le Temple royal Confucéen) mà còn có một tên nữa là
Pagode des Corbeau; có nghĩa là chùa Qụa Theo Dumoutier sở đĩ có tên như vậy
vì ở đây có rất nhiều con quạ thường đến đậu ở những cây muỗn cổ thụ bao bọc
và che bóng mát cho ngôi đền này [ 6; tr: 493]
Sau đó phải kể tới Bernard Aurousseau một học giả khá quen thuộc của Trường Viễn Đổng bác cổ Ông đã có một bài giới thiệu về VM và so nó với Đền
Trang 7thờ thánh Khổng ở Khúc Phụ Bài viết của ông có tiêu đề: VM Hà Nội trên tạp chí Đống Dương (Revue d ’Indochine) vào năm 1919 Trong bài viết nhỏ này, tác giả cho chúng ta biết vào lúc đó, VM ở phiá nam tỉnh Hà Nội, gần đường Sinh
Từ, ở phường 6, làng Thịnh Hào, tổng Yên Hạ, huyện Hoàn Long
Vãn theo Aurousseau thì VM đã được chính quyền Bảo hộ xếp hạng là một di tích lịch sử cẩn được bảo vệ Cho đến khi ông ta viết bài này thì VM vẫn đang nằm trong sự bảo vệ tốt [ 1; tr: 7-13]
Trước Aurousseau, chúng ta cũng cẩn phải nói qua tình hình nghiên cứu về
VM Thăng Long - Hà Nội của một số học giả Trung Quốc và Nhật Bản Theo sự chỉ dẫn của Aurousseau, chúng ta đã biết rằng vào năm 1918, có một học giả Nhật Bản tên ỉà Y Đông Trung Thái ( Itochuta) đã đến nghiên cứu Thăng Long Đông Đô và đã viết một bài trên Đống Kinh Kiến trúc (Architecture dll Tonkin) trong đó có phần viết về YM với đề mục Kiến trúc Khổng giáo (architecture confucienne) [37; tr: 370-403]
Như vậy là vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã có khá nhiều người đến nghiên cứu về di tích VM Thăng Long - Hà Nội - một di tích, một danh thắng của Thăng Long
Trước năm 1945 có những bài viết của cụ Nguyễn Văn Tố về di tích VM Thăng Long - Hà Nội trên báo “Tri Tân”, Bài viết này chủ yếu đề cập tới danh sách các bia nghè trường Giám Mượn những tấm bia này, cụ Tố muốn nhắm vào việc nước nhà đang đứng trước sự xâm lược, thống trị của quân đội Nhật
Cũng vào thời gian này chúng ta được biết có khá nhiều công vãn, giấy tờ bàn về di tích VM, từ chụyện xin phục hồi tế lễ vốn có trước đó đến việc di dời trại lính Quảng Yên từ VM đi nơi khác, rồi lại chuyện VM từ một nơi thờ đức thánh Khổng - một biểu tượng của văn hiến hoà bình trở thành một trường bắn, bắn tập của quân đội Pháp Chúng ta cũng thấy có ý kiến của Hoàng Trọng Phu-
Tổng đốc Hà Đông lúc đó xin quan Toàn quyền Pháp ở Hà Nội cho sử dụng
những biện pháp cứng rắn đối với các học sinh nghịch ngợm, phá phách di tích VM Qua những công văn giấy tò như vậy cho thấy VM dưới thời thuộc Pháp không còn là một nơi linh thiêng nữa mà trở thành trại lính, trở thành nơi tập bắn
và là đối tượng nghịch phá của trẻ em lúc đó
Qua những công văn trao đổi, cùng những biên bản cuộc họp của hội đồng thành phố Hà Nội cũ, chúng ta đã thấy một thực tế nữa là đã có những cuộc họp bàn để trả lại Hổ Văn cho đi tích VM Đây là vấn đề cũng khá hóc búa bởi vì quy hoạch phố mới Hà Nội của chính những người Pháp đã làm cho Hồ Văn bị tách
ra khỏi VM
Từ ngày hoà bình lập lại, VM-QTG luôn là một di tích là nguồn tự hào văn hiến của dân tộc ta Đã có nhiều nhà nghiên cứu viết về VM, dưới nhiều dạng
Trang 8khác nhau Tựu chung lại VM là một di tích lịch sử được nhà nước xếp hạng bảo
vệ Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và ƯBND Thành phố Hà Nội, VM - QTG đang được tu bổ và bảo quản tốt
3 CÁC NGUỒN TÀI LỆƯ
3.1 Luận án chủ yếu sử dụng nguồn tư liệu là các bộ sử cũ của Việt Nam như: Viẽt Sử lươc, Đai Viẽt sử ký Toàn thư, Đai Viẽt thống sử , Lẽ triều ĩap kỷ, Lich triều hiến chương loai chí, Đai Nam nhất thống chí, Lê triều hối điển, Vũ Trung tuy bứt
3.2 Bên cạnh đó, luận án còn tham khảo các tư liệu viết nghiên cứu của các học giả trong nước và ngoài nước viết về VM-TQG trong những năm gần đây như:
* Công trình nghiên cứu hoa văn trên các vãn bia VM của PGS Nguyễn
Du Chi trên tạp chí KCH năm 1969
* Các công trình về văn bia tiến sĩ của PGS, PTS, Đỗ Văn Ninh trên tạp chí NCLS các năm 1989 -1992 Công trình của PGS.PTS Đỗ Văn Ninh là dịch hết các văn bia tiến sĩ thời Lê cùng các công trình khác nhằm giới thiệu sơ qua về di tích, nội dung bia cùng những việc học hành thi cử khác
* Các công trình giới thiệu sơ ỉược của Trung tâm hoạt động văn hoá khoa học VM-QTG trong năm 1997 của Nguyễn Quang Lộc và các tác giả
3.3 Một nguồn tài liệu nữa cũng khá quan trọng là khảo sát và nghiên cứu trên thực địa của bản thân tác giả luận án Những khảo sát này tập trang vào văn bia tiến sĩ, hiện trạng kiến trúc khu di tích cùng những con rùa đá mới được phát hiện thêm trong khoảng chục năm trở lại đây
Trong quá trình làm luận án, chúng tôi còn tham khảo thêm các tài liệu khảo sát KCH có liên quan tới việc xác định Thăng Long thời Lý - Trần
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU:
4.1 Tập họp và kế thừa các công trình nghiên cứu trước đây về VM-QTG.4.2 Giới thiệu VM-QTG dưới các góc độ khác nhau như: Lịch sử, Khảo tả
di tích, Bảo tồn di tích về VM-QTG
4.3 Luộn án này sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử là chính bao gồm: tra cứu sử cũ, trích dẫn và có thêm bình luận về những sự kiện lịch sử này
Trang 94,4 Do đặc thù của luận án, ngoài phương pháp nghiên cứu lịch sử chúng chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu di tích khác của các ngành như
KCH, Hán nôm, Mỹ thuật và Bảo tàng
5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
5.1 Luận án góp phần tìm hiểu nội dung và ý nghĩa các di tích vật chất của
VM-QTG ở Hà Nội, đồng thời đối sánh nó với nhiều VM ở các tỉnh khác như:
Bắc Ninh, Hung Yên Đặc biệt còn đối sánh với Khổng Miếu ở Khúc Phụ, Sơn
Đông - Trung Quốc [38,42,44] và Khổng Miếu ở Bấc Kinh -Trung Quốc [39].
Ngoài ra, trong luân án này chúng tôi còn giới thiệu thêm những hình ảnh về
Khổng Miếu ở Đài Loan[ 40,41], cấc vấn đề về Khổng Tử ở Nhật và một số nước
khác[43j
5.2 Luận án góp phần hình thành hệ thống danh sách các vị Đại khoa trong
lịch sử : số lượng Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, cùng số người đi thi, số người đỗ
5.3 Luận án cao học này góp phần xây dựng và giới thiệu một cách có hệ
thống sưu tập các tư liệu rất phong phú về VM-QTG Thăng Long - Hà Nội
Những tư liệu này thực sự cần thiết để góp phần nâng cao nhận thức, quan điểm
trong việc nghiên cứu và bảo quản các di sản văn hoá ở nước ta hiện nay.
6 BỐ CỤC LUẬN ÁN
Luân, án dày 101 trang, trong đó Phần Mở đầu ( 7 trang), Kết luận (4
trang), Tài liệu tham khảo (3 trang), Phụ lục (14 trang)
Ngoài phần lời nói đầu và kết luận , nội dung luận án được thể hiện thành
4 chương sau:
Chương I Nho học và Nho giáo vào Việt Nam (9 trang)
Chương n VM - QTG ờ Thăng Long và một số địa phương ( 22 trang).
Chương m VM - QTG Học hành và Thi cử (27 trang)
Chương IV Văn Bia tiến sĩ ở VM (8 trang)
Ngoài ra, trong luận án còn có các mục Bản vẽ (8 trang), Bản ảnh (39
trang) Những trang đầu luận án có Lời cam đoan, Bảng chữ viết tắt và Mục lục
Trang 10PH Ẩ N T H Ứ H A I.
NỘI DUNG LUẬN ÁN CHƯƠNG I
NHO HỌC VÀ NHO GIÁO VÀO VIỆT NAM.
L Ị VÀI NÉT VỀ THẢNG LONG - HÀ NỘI
Hà Nội - thủ đô thân yêu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Từ Cổ Loa đến Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, những tên gọi ấy đã phản ảnh đúng với tiến trình phát triển của thủ đô Hà Nội
Thăng Long - Hà Nội là một vùng tíôing của đồng bằng sông Hổng trù phú
có tọa độ địa lỷ: 105°00 - 106°00 kinh độ đông
20°34’ - 21°12’ vĩ độ bẳc
Thăng Long - Hà Nội nằm ở trung tâm đổng bằng Bắc Bộ, ngoài hệ thống
đường thuỷ còn có hệ thống các con đường giao thông như: hệ thống đường bộ lên tới Lạng Sơn, Đồng Đăng và các đường nhánh bảo đảm điều kiện giao lưu với phía Bắc Hà Nội với con đường thiên lý nay tương ứng với đường 1 về phía nam thông thương với các tỉnh Nam Đinh, Thanh Hóa Với một vị trí trung tâm như vậy, Hà Nội trong nhiều thời kỳ phát triển của lịch sử đẵ có những thay đổi cho phù hợp với tầm cỡ và vị trí của mình
Theo sách Đai Nam nhất thống chí viết về tỉnh Hà Nội như sau:
“ Đời Hùng Vương xưa là Bộ Giao Chỉ, đời Tẩn thuộc nước của An
Dương Vương, đời Hán thuộc bộ Giao Chỉ; đời Tuỳ thuộc quận Giao Chỉ; đời Đường là An Nam đô hộ phủ, bấy giời mới đắp thành Đại La Nước ta nhà Đinh đẩu đời Thái Bình gọi là đạo; nhà Tiền Lê đẩu đời ứng Thiên gọi là Lộ; nhà Lý đầu đời Thuận Thiên làm Đô Thành, gọi ỉà Nam Kinh, thành gọi là Thăng Long (trước gọi là Long Thành), phủ gọi ỉà ứng Thiênị Lý Thải TỔ dựng kỉnh đô ở thành Đại La, thấy rồng vàng hiện ỏ trước thuyền ngự, nhân đấy dặt tên thành là Thăng Long và đặt tên đất ỉà phủ ứng Thiên ; Nhà Trần đầu đời Thiệu Bảo đổi làm Trung Kinh; thời thuộc Minh làm trị sở của 3 ty phủ Giao Châu và gọi ỉà thành Đông Quan Năm Thuận Thiên thứ 3, đổi Đông Quan làm Đông Kinh, lại gọi là Trung Đô; Đời Tây San gọi là Bắc Thành Bản triều năm Gia Long thứ 1, đặt Bắc Thành tổng trấn lãnh 11 trấn Năm Minh Mệnh thứ 12 bỏ Bắc Thành tổng trấn, chia làm tỉnh Hà Nội và đặt chức tổng đốc Hà - Ninh coi cả hai tỉnh
Hà Nội và Ninh Bình ” [8; tr: 160 - 161 ].[ Xem thêm Bản đồ số 1.2]
Trang 11Năm 1888 Hà Nội thành nhượng địa cho Pháp đổi thành phố Hà Nội, tỉnh
Hà Nội thành tỉnh Hà Đông, tỉnh lỵ là Cầu Đơ
Trải qua gần 1 thế kỷ chống thực dân Pháp và chế độ phong kiến suy tàn, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập trên quảng trường Ba Đình lịch sử, bố cáo trước toàn thế giới và nhân dãn về sự ra đời của một nhà nước mới - nước Việt Nam dãn chủ cộng hòa và lấy Hà Nội làm thủ đô Thủ đô Hà Nội lại bước sang một trang sử mới [20]
Sau năm 1954, Hà Nội có 4 quận và 4 huyện là: Ba Đình, Hoằn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng Các huyện ngoại thành là: Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì và Từ Liêm ,
Đến nay, Hà Nội đã có 7 quận là : Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hổ, Thanh Xuân, Cầu Giấy ; 5 huyện là : Gia Lâm, Đông Anh,
-1.2 S ự DU NHẬP CỦA HÁN HỌC VÀO V Ệ T NAM
Năm 214 TCN Tẩn Thuỷ Hoàng sai tướng Đổ Thư đi chinh phục Bách Việt Nhà Tần chia đất Âu Lạc thành 3 quận là: Nam Hải, Quế Lâm, và Tượng Quận đặt dưới quyền cai trị của tướng Nhâm Ngao và Triệu Đà Khi nhà Tần sụp
đổ, các nước có sự tranh quyền lẫn nhau Nhâm Ngao lợi dụng tình thế đó, muốn chuyển nước Âu Lạc thành một lãnh địa độc lập của mình để trị vì các nước ở phía Nam, Song đã chết tnrớc khi thực hiện được ý đồ này
Triệu Đà nối nghiệp, ông ta đã cho tiêu diệt hết những tưáng còn trung thành với nhà Tẩn và thay vào đó những phụ tá thân cận của mình
Năm 207 TCN, Triệu Đà trở thành vua của nước Nam Việt Nam Việt lúc
ấy do 3 quận là: Nam Hải, Quế Lâm và Tượng Quận tạo nên Năm l96 TCN, Triệu Đà được nhà Hán sắc phong làm Nam Việt Vương, nhưng đến khi thái hậu
Lã Hậu vợ goá của Hán Cao tổ ban sắc lệnh cấm bán sắt cho Nam Việt thì Triệu
Đà đoạn tuyệt với Trang Quốc, và đến năm 183 TCN, lên ngôi hoàng đế Lã Hậu sai quân đi chinh phạt Triệu Đà nhưng quân Hán bị thua, Triệu Đà trở thành bá chủ phương Nam Lãnh thổ của Tây - Âu- Lạc bị chia thành 2 quận là Giao Chỉ
và Cửu Chân Năm 179 TCN, sau khi triều đình nhà Hán cử sứ bộ đến Triệu Đà, bấy giờ ông ta mới bỏ hiệu hoàng đế trở lại xưng là Nam Việt Vương
Nhà Triệu, do Triệu Đà sáng lập mãi đến năm 111 TCN mới chấm dứt, khi
mà Hán Vũ đế sai Lộ Bác Đức và Dương Bộc đánh tan nhà Triệu, thu phục Nam Việt gọi là Giao Chỉ bộ Các cứ liệu trên cho thấy Việt Nam sớm có những giao lưu văn hoá với Trung Hoa
Trang 12Một trong những người vào loại sớm nhất, mang những ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa vào Việt Nam là Triệu Đà Khi Tần Thuỷ Hoàng có sắc lệnh tịch thu điển tích Khổng Nho và đốt sách thì Triệu Đà bản thân là một học giả, đã tự mình nỗ lực mở mang học vấn Khổng giáo tại Nam Việt.
Tuy nhiên ảnh hưởng văn hoá Hán học vào khối Bách Việt thì phải chờ tới thế kỷ đầu công nguyên, khi nền giáo dục này rất được sùng trọng Có sự kiện đó
là do sự thay đổi chính sách cai trị của người Hán với cư dân Nam Việt Khi bình định được Nam Việt, nhà Hán không đặt quyền cai trị trực tiếp mà vãn theo chế
độ "tự trị'" của người Việt
Tích Quang cai trị Giao Chỉ vào khoảng năm 1-25 SCN, chuyên tâm “khai hoá” nhân dân Việt về Lễ Nghĩa của Trung Hoa, vì ông theo gương Đặng Nhượng không công nhận sự tiếm ngôi nhà Hán của Vương Mãng Chính trong thời gian này, có nhiều học giả trang thành với nhà Hán di cư xuống vùng Giao Chỉ Cùng trong thời kỳ cư trú tại đây, họ là một trong những tác nhân tích cực
góp phần vào việc đẩy nhanh quá trình Hán học ở Nam Việt Còn Nhâm Diển tới quận Cửu Chân khoảng năm 29 SCN Người dân ở đây còn được dạy về hôn thú
và gia đình theo phong tục Hán Nhâm Diên ở Cửu Chân khoảng 4 năm thì được
thăng chức và được triệu về Hán
Những công việc của Tích Quang và Nhâm Diên chỉ là màn khởi đầu của công cuộc “Hán hoá” tại Việt Nam ở những thế kỷ sau Anh hưởng của cái gọi là Hán học vào người Việt sâu đậm hơn phải kể đến thái thú Sĩ Nhiếp mà có nhiều tài liệu còn gọi là Sĩ Vương Ông trị vì tại Giao Chỉ từ 187 - 226 SCN Chính ông
là người đầu tiên mở trường dạy chữ Nho cho người Việt tại Giao Châu Hiện tại trong lăng và đền thờ Sĩ Nhiếp tại làng Tam Á, Thuận Thành (Hà Bắc) chúng ta
vẫn thấy có dòng chữ “Nam Giao học tổ
Ngoài lĩnh vực truyền bá Hán học vào thời kỳ này chúng ta phải kể tới một
số học giả, một số nhà sư chạy loạn xuống Giao Chỉ thời Hán Linh Đế Tiêu biểu cho các học giả thời này phải kể tới Mâu Tử
Trong thời kỳ rối loạn cuối thế kỷ thứ 2 ở lục địa Trung Quốc, thì đất Giao Chỉ lại đang an hưởng thái bình Nhiều học giả đã di cư xuống đây đã là những yếu tố quan trọng trong việc tạo nên một hỗn dung văn hoá với những thứ tôn giáo pha trộn Trong số những trí thức này phải kể đến Mâu Tử
Có nhiều tư liêu cho biết, Mâu Tử sinh năm 155-170 Ngay khi di cư xuống Giao Chỉ người Nho sĩ trẻ tuổi này bị cuốn hút vào Phạt giao Tuy bị các nhà Nho đương thời chê trách ông vẫn tán dương Phật giáo và chính vì vậy mà ổng đã viết cuốn Ly hoăc Luân nổi tiếng [32; tr: 27-55],
Trang 13Cuốn sách của Mâu Tử đặt ra nhiều vấn đề tranh cãi, có những điểm thuộc
về chuyên ngành Phật học, có những điểm là vấn đề văn bản học chúng tôi chỉ
kể ra đây sự có mặt kiểu một nhà Nho, đã gắn bó với đạo Phật, đã dành nhiều trang dòng cùng những hiểu biết của mình để nói về Đạo Phạt, trong đó có nhiều sắc thái tôn giáo Việt Nam buổi đầu Công nguyên Bên cạnh đó, phải nói tới một khía cạnh khác mà ít người quan tâm đến; đó là những tư liệu lịch sử quý nhằm góp phần xác nhận sự có mặt của các nhà Hán học theo Khổng giáo phát triển tại Việt Nam thời đổ
1.3 S ự TIÊN TRIỂN CỦA NPIO HỌC ở V Ệ T NAM
Người Việt trước khi biết đến Hán học, bản thân họ đã có cả một nền văn hoá riêng của mình phát triển trên cơ sở của Văn minh Đông Sơn Bên cạnh đó các nhà sư Ân Độ và các nước Tmng A đã mang vào Việt Nam những luồng tư tưởng mới Những luồng tư tưồng này vừa đối lập, song lại vừa hoà nhập với nhau
Ngay từ buổi đầu của giai đoạn mười thế kỷ sau công nguyên, người Việt
đã chấp nhận tư tưởng của Phật giáo, lấy Phật giáo làm cơ sở để đấu trarứi chống đồng hoá Song lại khổng bài trừ Nho giáo Họ học Nho là để ỉấy cái chữ cho mình Trong thời gian này tại Luy Lâu, (trị sở của Giao Chỉ ngày ấy) thấy có nhiều ngôi chùa nổi tiếng tới tận ngày nay như: Chùa Dâu,Chùa Đậu, Chùa Dàn, Chùa Tướng Những ngôi chùa này phản ánh một thực tiẽn là người Việt với Phật giáo hưng thinh ra sao? Còn các trường học chữ thì sao? ở Luy Lâu ngày đó
có trường hay không? Và các trường học đó hình thù ra sao? chương trình dạy dỗ như thế nào thì hiện chúng ta chưa được biết
Nhiều lần về Luy Lâu chúng tôi đã cố gắng đi tìm dấu vết còn lại của những trường học đầu tiên Song, mãi tận bây giờ, ngoài lăng Sĩ Nhiếp với hoành
phi “Nam giao học tổ" ra, chúng ta không còn thấy dấu vết gì khác.
Sĩ Nhiếp là người có công tổ chức Hán học cổ điển Trung Hoa trên một cơ bản có hệ thống Sự nỗ lực của Sĩ Nhiếp để khuyên khích Hán học về sau được thứ sử Giao Châu là Đỗ Tuệ Độ cuối đời nhà Tấn và Cao Biền thời nhà Đường kế tiếp theo đuổi
Chữ Hán được truyền bá vào Việt Nam cùng bởi chính các nhà sư chạy loạn sau thời Hán Linh Đ ế đưa vào Nhiều cuốn kinh Phật từ chữ Phạn được dịch sang chữ Hán và nhiều bộ Kinh chữ Hán được sử dụng trong các chùa v iệ t Nam Chính vì vậy mà chữ Hán có nhiều cơ phát triển Các nhà sư đóng một vai trò rất quan trọng trong xã hội, chỉ bởi các nhà nước quân chủ thời kỳ này chủ yếu dựa vào hệ tư tưởng Phật giáo
Trang 14Việc nhà nước quân chủ ở Việt Nam dùng hệ thống tít tưởng Phạt giáo là
nền tảng cho tư tưởng và tín ngưỡng xã hội lúc đó kéo dài tới mãi cuối nhà Trần, Song Nho giáo đã bất rễ vào thời kỳ nhà Lý
Vua Lý Thánh Tông(1034-1072), bắt đầu tổ chức cho toàn quốc học chữ Hán đồng thời có ý thức mở rộng giáo dục Nho giáo Vào năm 1070, VM được xây dựng ở kinh đô Thăng Long (Hà Nội ngày nay) Tượng Chu Công,Khổng
Tử với 72 vị tiên hiền được dựng và thờ phụng tại đấy Đồng thời VM cùng được dùng làm thành nhà học dành cho thái tử, hoàng tử Theo các bộ sử ký xưa thì Hoàng thái tử bắt đầu học tại đây [21; 28; 29]
Năm 1075, dưới triều vua Lỹ Nhân Tông khoa thi minh kinh bác học đầu tiên được mở để tuyển người ra làm quan Người đỗ đầu tiên kỳ thi này là Lê Văn Thịnh, sau được ban chức Thái sư và các người khác tiling tuyển được bổ nhiệm giáo chức tại QTG
Năm 1086, một kỳ thi quan chức lại được mở để lấy người lập Hàn'Lâm viện, người đỗ đầu kỳ này là Mạc Hiển Tích được cử làm Hàn lâm Học sĩ Các kỳ thi khác được mở là những năm 1152,1165,1185,1193 và 1195 [24; 31]
Kỳ thi nhằm khảo vể thi Tam giáo (Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo) Chính năm 1089 một sắc lệnh được ban hành, quy định cấp trật cho các quan chức, phỏng theo cấp trật Trung Hoa, gồm có 9 hạng, mỗi hạng 2 cấp, và thứ bậc
các quan chức tuỳ theo cấp bậc thi đỗ ở các khoa.
Dưới thời Trần, Nho học mới được khuyên khích cho mục tiêu quốc học Năm 1232, khoa thí đầu tiên để tuyển cử lấy thái học sinh như cấp bậc Tiến sĩ
Có ba hạng đỗ trong hệ thống Tam Giáp Năm 1247, Nhất Giáp được lấy thành Tam Khôi, phân hạng đầu thành 3 cấp: Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa
Cùng vào thời này có lập ra khoa thi Tam Giáo trong toàn quốc Năm 1252 một số sinh đổ xuất sắc trong kỳ thi này được chọn vào QTG Năm 1253, thành lập Quốc Học Viện để giảng dạy về Tứ Thư và Ngũ Kinh, v ề sau dưới triều Trần Thánh Tông (1258-1278) một trường đặc biệt được mở để huấn luyện các học sĩ
mà nhà vua đặt dưới quyền điều khiển của Thân vương Trần ích Tắc
Năm 1304, dưới triều vua Trần Anh Tông(1293-1314) một chương trình thi
cử được minh định rõ ràng Đổng thời ban danh hiệu Hoàng Giáp cho người đỗ nhị giáp Về sau dưới triều vua Trần Duệ Tông (1374-1377), một sắc lệnh mới có liên quan đến việc thi cử được ban bố Khoa thi Đình được thiết lập để sắp xếp hạng đỗ tiến sĩ
Những người đỗ tiến sĩ được nhà vua ban yến và mũ áo theo với danh hiệu Trong trường hợp ấy nền giáo dục cổ xưa và đi đôi với nó, nền học vấn cổ điển Trung Hoa tiếp tục tăng tiến rất mạnh Cuối thòi Trần, vào đời vua Trần Thuận
Trang 15TÔng(1388-1389), Hồ Quý Ly chấp chính nắm thực quyền, đã có nhiều cải cách tronơ phạm vi giáo dục quốc gia Hồ Quý Ly cho thành lập các học quan đê
giảnơ dạy ở các Lộ, Phủ va Châu, v ề chế độ thi cử cơ bản có hai cấp là:
- Hương thí hay khoa thi ở các địa phương.
- Hội thí hay khoa thi ở Kinh đô
Các thí sinh thi xong ở các kỳ Hương thí thì được phép học một năm Năm sau dự thi hội ở kinh đô Cấp bậc của thí sinh trúng tuyển Hội thi được quyết
định Đình thi tổ chức tại Kinh đô
Từ năm 1414 đến 1427 trong thời gian chiếm cứ của quân Minh, các quan cai trị tìm hết cách thi hành chế độ đồng hoá Những sách của người Việt làm ra đều bị bọn xâm lược tịch thu đốt và gửi về Kim Lăng thủ đô của nhà Minh ngày đó
Dưới triểu Lê Sơ (1428-1527) nền giáo dục cổ điển phỏng theo khuôn mẫu Minh được phát triển rất mạnh Ngay sau khi đại thắng quân Minh và khôi phục nền độc lập nước nhà, vua Lê Thái Tổ (1428-ỉ 433) bắt tay cải tổ chế độ cũ và tổ chức lại hệ thống giáo dục
Năm 1428, QTG được mở lại trên cơ sở mới của Kinh đô Sinh đồ gồm không những người là con em quan chức nhà nước mà có cả con em bình dân
Các trường gọi là Lộ học được thiết lập ở các Lộ cho con em bình dân Những học sinh này gọi ià Lộ học sinh được phép theo đuổi học tập ở QTG sau
khi tốt nghiệp ở các trường Xứ Vào năm 1434, triều vua Lê Thái Tông (1434
1442), chiếu chỉ ban hành điều chỉnh về thi Hương và thi Hội định lệ tổ chức vào năm 1438 và 1439- Cứ ba năm một kỳ Thực ra, chỉ mãi đến 1442 kỳ thi Hội đầu tiên mới được mở dưới thời Lê Sơ, và kế hoạch kỳ thí 3 năm chỉ được thực hiện bắt đầu 1463 Kỳ Hội thí đầu tiên năm 1442 phỏng theo chế độ thi cử nhà Trần, gồm Tam giáp có Tam khôi [27; 28; tr: 124]
Dưới triều vua Lê Thánh Tông (1460-1497) về hệ thống giáo dục có nhiều cải cách mới Nhà vua đặt tên mói cho QTG là Thái học và chiếu cho mở rộng
thêm Hơn nữa học sinh được cấp một thư viện và những tiện nghi ăn ồ ngay
trong nhà Thái học Đồng thời theo như thường lệ vào ngày mồng'một đầu tháng, dưới sự hướng dẫn của giáo thụ, học sinh tề tập tại VM bên cạnh nhà Thái học để làm lễ Khổng Tử Các vị trúng khoa thi Hương được ban cho danh hiệu Hương cống và Sinh đồ Vào năm 1446 bắt đầu thi hành lệ xưáng danh hay là công bố danh sách đăng khoa và lệ vinh quy bái tổ Sau cùng, vào năm 1484 bắt đầu có tục khắc bia đề danh khoa Tiến sĩ, ghi tên tuổi và thứ bậc đồ đạt, đặt ờ tại VM
Trang 16Dưới thời nhà Mạc (1527-1540) chế độ khoa cử vẫn được duy trì như các triều đại trước Sau thời Lê Trung Hưng năm 1533 tổ chức về giáo dục cổ điển Hán học lại theo thời Lê Sơ Tuy vậy cùng có một số cải cách mới như thiết lập ngạch quan Tế tửu và Tư nghiệp quan có chức vụ giảng dạy ở QTG Có kỳ sát hạch khả năng một tháng gọi là Tiểu tập và 3 tháng gọi là Đại tập.
Năm 1734, dưới thời Lê Thuận Tông, chúa Trinh Giang để tiết kiệm cho kinh tế quốc gia, bèn cấm nhập cảng điển tích Tầu và ra lệnh cho khắc in mộc bản ở Việt Nam
Về việc thi cử quan chức, thì khoa thứ nhất được mở lại vào năm 1554 sau đấy lại bất thường lại mở một số chế khoa đặc biệt Khoa thi Hội đầu tiên của Lê Trung Hưng được tổ chức vào năm 1590 Kể từ đấy trở về sau, cứ ba năm lại có
kỳ thi Hương Tuy vậy các kỳ thi này tổ chức cùng không được đều Chỉ mãi tới năm 1664 và 1678 mới lần lượt xét lại cho Hội thí và Hương thí
ở miền Nam bấy giờ, chúa Nguyễn cùng tổ chức các kỳ thi để tuyền lựa quan chức có khả năng một khi dùng vào việc cai trị thì xếp vào ba hạng là: hành chính, thuế khoá, hay lễ nghi
Mặc dầu những cố gắng của chúa Trinh ở miền Bắc và chúa Nguyên ở
miền Nam, giáo dục Nho học trong những thế kỷ x v n và x v m đã bắt đầu suy thoái bởi sự suy thoái của Khổng giáo đương thời Tuy nhiên sự truyền bá của nó írên bình diện quốc gia, các chúa Nguyễn đã đem Nho học xuống miền Nam với
sự giúp sức của nhiều học giả Hoa kiều lánh nạn khỏi Trung Hoa sau khi nhà Minh sụp đổ [32; tr: 209 - 352]
1.4 NHO HỌC VÀ NHO GIÁO V Ệ T NAM THẾ KỶ XV - XIX
Thời Lê sơ, Nho học và hệ tư tưởng Nho giáo phát triển mạnh ờ các thế kỷ ,
XV, XIV, XVII thì bắt đầu có những bước suy vi Những thương cảng thế kỷ XVII như: Phố Hiến, Hội An, Hội Thống đã làm cho mọi người có những nhận thức mới, nhất là sau những tiếp xúc với không chỉ với các giáo sĩ phương Tây
mà cả với những thương gia phương Tây Đồng tiền và nền kinh tế hàng hoá và những giao lưu kinh tế Đông - Tây thông qua buôn bán ở các thương cảng, người Việt Nam có ý muốn tlm đến với những yếu tố mới Việc dùng chữ Nốm, chữ La tinh ghi lại âm chữ Việt của các giáo sĩ trong phạm vi hẹp cũng đã cho xã hội Việt Nam thời ấy những hy vọng mới Nho học không tiến kịp với những trào lưu mới, theo đó mà Nho học hay hệ tư tưởng Nho giáo có lúc đã suy giảm
Khoa cử "đĩ văn thủ sĩ" đã được tạo đựng và đạt tới trình độ mẫu mực từ thời Hồng Đức Nhưng lối giáo dục vằ khoa cử Nho học mang trong nó những hạn chế tất yếu, những tệ đoan mà tất nó phải sinh ra như lối từ chương tầm trích, hư văn, đề cương Trong buổi thịnh thời, khoa cử Nho học chưa bộc lộ
Trang 17những hạn chế đó Càng về sau giáo dục và khoa cử càng bài bản, thành "nghề",
kỹ sảo càng cao, rèn rũa càng tinh vi, những mối tệ mới ngày càng nặng nề và thành một nguy cơ, một lực tác động càng suy yếu Nho giáo, làm tha hoá Nho phong sĩ khí Đầu thế kỷ x v i n sự thâm nhập của đổng tiền vào giáo dục và khoa
cử sự lơi lỏng của quản lý nhà nước càng đẩy giáo dục và khoa cử dần dần hủ bại
Sang thế kỷ XIX, Minh Mệnh (1820 - 1840) ý thức rõ ràng Nho học, Nho ơiáo Nho sĩ là chổ dựa tư tưởng, xã hội của nhà nước Triều Nguyễn ra sức chấn chỉnh chế độ giáo dục khoa cử Ông tổ chức khoa thi tiến sĩ, chấn chỉnh các khoa thi cử nhân Giáo dục và khoa cử Nho học từ Minh mệnh về sau có quy củ, thể chế kéo dài tới năm 1919 Mặt khác Minh Mạng cho truyền bá công bố lộng rãi
"Huấn địch thập điều" nêu cao trung hiếu, lễ nghĩa theo quan niệm Nho giáo, ban
bố đến tận làng xã Vào thời Tự Đức(1848 - 1883) "Huấn địch" được diễn nôm
để dân dễ nghe, dễ nhớ Nhà nước đã cố gắng hết mức tăng cường và củng cố
nêu cao Nho học thời Lê Thánh Tông Năm 1832, Minh Mạng ra dụ: "Nước Việt
ta lấy văn hiến mở nước, các vua anh minh ra đời, duy nhất Thánh Tông nhà Lê
là hiếm có, pháp độ và chính sách hay đều chép ở trong sử, sau khỉ cơ mưu muôn việc nhàn hạ, văn nghệ vui chơi làm ra rất là phong phú, cái phong tao hãi lại thấy tiếng hay, trẫm truy tư cổ nhân rất là hâm mộ" Minh Mệnh cho sưu tầm
các thơ văn của Lê Thánh Tông khắc in thành sách; "đề cao các văn hay thời trước, lưu lại trong rừng văn nghệ nước nhà" Nhìn lại quá khứ, tìm trong quá khứ bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai là phương pháp tư tưởng Nho giáo thời Minh Mệnh [33; tr: 19 - 34]
Xét về văn hoá Việt Nam truyền thống, không thể không nói đến sĩ Đây chính là một bộ phận xã hội quan trọng lưu truyển, sáng tạo văn hoá và tư tưởng
Bộ mặt của kẻ sĩ cũng là bộ mặt chính thống của văn hoá tư tưởng xã hội đặc biệt từ thời Hậu Lê trở về sau Sự thăng trầm của Nho học, Nho giáo, Nho sĩ và những đặc điểm của nó đều liên quan đến lịch sử đương thời Người ta gọi kẻ sĩ cũng là Nho sĩ
Nho sĩ ở Việt nam có từ thời bắc thuộc, có ngưòi đậu tiến sĩ và làm quan ở Trung Quốc vào thời Đường (thế kỷ v in ) như Khương Công Phụ và phát triển mạnh mẽ vào thời Lý - Trần Giáo dục và khoa cử Nho học là nơi sinh trưồng và phát triển của tầng lớp sĩ Tuy nhiên vào thời Lý - Trần, kẻ sĩ làm quan không
nhất thiết phải qua khoa cử Phan Huy Chú có viết: "Về phái Nho học có người
do văn chương học vấn đ ể chỉ có tài và được cất đặt, không cầu nệ vào tư cách".
Trang 18Thời Hậu Lê chế độ khoa cử đi vào quy củ có thể chế chi tiết, cứ 3 năm một kỳ thi hương Kẻ sĩ muốn làm quan hầu hết phải qua thi cử.
Kẻ sĩ Việt Nam vào thời Lê - Nguyễn lại gắn liền với nông thôn và nông dân Thành thị Việt Nam thế kỷ XVII có sự phồn vinh nhất định, với Thăng Long; Phố Hiến, Hội An, Thanh Hà thì sang thế kỷ x v m , Phố Hiến suy tàn, Hội An sút kém c ả các thế kỷ x v n - x v i n Phố Hiến chưa từng có một tiến sĩ, chỉ có vài ba Cống sinh Thăng Long là trung tâm của văn hoá Đại Việt, nơi có nhiều vị tiến 'sĩ hơn một số địa phương khác Tuy nhiên các vị tiến sĩ ở Thăng Long cũng đều gắn với "làng quê ven đô" Hầu hết các vị đại quan được ghi trong
"Lịch triều hiến chương loại chí" đều xuất thân từ nông thôn Theo tài liệu Khoa
mục chí của bộ Lich triều hiến chương loai chí thì trong danh sách các Hội
nguyên, Đình nguyên từ khoa Nhâm Tuất Đại Bảo (1442) đến khoa thi Đinh Mùi Chiêu Thống(1787) với 94 khoa thi tiến sĩ và 4 chế khoa thì chỉ có 3 người Hội nguyên là ở Thăng Long [2; qlH; tr: 52], Nho sĩ v iệ t Nam ( làm quan hoặc làm
thầy) đều ở nông thôn, tư tưởng, đạo đức, Nho giáo truyền thống đến thời kỳ này
cũng không có chuyển biến đáng kể [5; tr: 127], VM - OTG đủng là trung tâm của Nho hoc của Thăng long và của cả nưđc
Kẻ sĩ là tầng lớp xã hội không thuần nhất, có thể chia thành 2 bậc, bậc làm quan và bậc làm thầy, như nhân dân thường nói: "Tiến vi quan, thoái vi sư" Số lượng kẻ sĩ làm quan không phải nhiều, số lượng làm thầy thì đông đảo gấp nhiều chục lần Kẻ sĩ làm quan gắn liền với nhà nước, là công cụ của nhà nước thống trị; kẻ sĩ làm thầy thì gắn liền với dân quê nhiều hơn Có lẽ vì vậy mà "chất Nho” trong hai bậc sĩ này cũng không như nhau Những nhà Nho là khoa cử, là quan lại thì chính thống Tống Nho; các nhà Nho làm thầy ( thầy dạy học, thầy thuốc)
thì dân dã thôn quê; ở bậc cao thì lễ giáo tam cương chặt chẽ, ở bậc thấp thì lễ
giáo đã giảm nhẹ nhiều Chính bậc thấp này là trung gian giữa nông dãn và nhà nước, giữa văn hoá dân gian với Nho giáo chính thống, có sự "tái cấu trúc", Nho
sĩ bậc thấp mang văn hoá Nho giáo có tính dân gian [13]
Trong lịch sử truyền thống dân tộc, từ Tam giáo và những khoa thi Tam
giáo ở thời Lý - Trần Tam giáo là Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo Song về mặt
hình thức nhất là tư tưởng văn hoá thì chúng lại có những biểu hiện khác nhau Tam giáo thời Lý - Trần với hê tư tưởng Phật giáo làm gốc Có nghĩa ỉà Phật giáo kết hợp với Nho giáo, Đạo giáo tạo nên một thứ Tam giáo mà Phật giáo là chính Điều này chỉ chứng tỏ rằng trong xã hội lúc đó thì Nho giáo đang dần lớn mạnh
và tự khẳng định ý thức hệ tư tưởng, cách quản lý xã hội của mình bằng pháp luật trong một xã hội Phong kiến là đúng đắn Vào thời Lê Sơ hệ tư tưởng Nho giáo tiến vào vũ đài lịch sử thay thế hẳn hệ tư tưởng Phật giáo VM-QTG đong một vai trò quan trọng trong sự mở rộng tư tưởng Nho giáo ở Việt Nam thời đó
Trang 191.5 TTỂU k ế t c h ư ơ n g I :
Như phần trên đã trình bày, Nho học, Nho giáo và việc day chữ Nho ở Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hoá Trung Hoa mà cụ thể, chúng được truyền
bá vào nước ta từ những viên quan Thái thứ cuối thòi Hán
Cũng vào thời điểm này, bên cạnh chữ Nho (mà người sau quen gọi là chữ Hán) và đạo Nho thì tại Luy Lâu ra đời một hệ thống Phật giáo Việt Nam mà nhiều nhà nghiên cứu quen gọi đó là hệ thống chùa Tứ Pháp Người Việt sử dụng
hệ thống Tứ Pháp như là đối trọng với Nho giáo
Bước vào thời kỳ nhà nước phong kiến độc lập, cùng với chữ Nho các vua
Lý cho xây dựng VM, lập QTG mở thêm nhiều trường học để đào tạo nhân tài
cho đất nước Một hệ thống khoa cử hình thành và phát triển ở những thời sau.
Từ thế kỷ thứ XV trở về sau, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng nòng cốt của
xã hội, chế độ quan liêu mở rộng hơn bao giờ hết Các nguyên tắc, luật lệ ngày càng chặt hơn Các quan lại chủ yếu xuất thân từ khoa cử điều này cho thấy hệ
thống học hành ở VM-QTG ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Trang 20CHƯƠNG II
VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM Ở
THẢNG LONG VÀ MỘT SÔ ĐỊA PHƯƠNG
2.1 VÃN MIẾU HÔM NAY
Hôm nay VM chỉ còn là một bảo tàng hiện hữu của nền giáo dục khoa bảng Việt Nam, và là một địa điểm du lịch lớn của Hà Nội cũng như của Việt Nam Di tích VM hiện thuộc phường VM, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
VM nằm gọn trong một khu vực cùa 4 phố là: Nguyễn Thái Học ở phía bắc, Hàng Bột( nay là Tôn Đức Thắng) ở phía tây, VM ở phía đông, và QTG ở phía
nam Đó là chưa kể đến khu vực hổ Văn nằm phía trên đường QTG, hiện đang
-Hiện tại khu di tích VM chia thành 2 khu vực là:
2.1.1 Khu vực H ồ Văn:
Những bức ảnh chụp từ trên máy bay xuống hồi đầu thế kỷ XX, cũng như những bản đồ ngày xưa cho chúng ta thấy hổ Văn Chương là một bộ phận hữu cơ không thể thiếu được của di tích VM
Khư trên chúng tôi đã trình bày chính do quy hoạch thành phố Hà Nội đầu thế kỷ XX của người Pháp làm cho Hồ Văn bị tách ra khỏi di tích VM Để sửa chữa những saí lầm này chính quyền Bảo hộ Pháp cùng hội đồng thành phố Hà Nội đã họp bàn chuyện trả lại Hổ Văn cho di tích VM Có bao cuộc họp như vậy nhưng chuyện Hồ Văn thì vẫn bị tách khỏi VM
Cho đến hôm nay, hồ Văn vẫn đang bị lấn chiếm bởi các hộ dân quanh đó, Những ngôi nhà mọc chênh vênh gần giữa hồ đã là hổi chuông cảnh báo về sự xuống cấp của khu vực hồ Văn một bộ phận cấu thành quan trọng của di tích VM-QTG
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội, hồ Văn đã bắt đầu được tu sửa Việc cạp lại hồ Văn để trả lại vẻ đẹp vốn có của YM - QTG
là công việc cần thiết, song trong quá trình tu sửa, cải tạo cũng còn nhiều thực tế vướng mắc đòi hỏi phải có thời gian mói giải quyết được [ Anh số: 1,2]
2.1.2 Di tích VM.
2.L2.1.VM - QTG hiện chúng ta còn thấy nằm ở khu vực phía tây bắc thành phố Hà Nội Kiến trúc VM qua các d íu tích vật chất còn để lại cho thấy
Trang 21chúng mang đậm dấu ấn kiến trúc nghệ thuật thời Lê, được tu tạo mới thêm dưới thời Nguyễn.
VM thời Lý nay không còn tìm thấy dấu vết cho dù lịch sử vẫn còn ghi về
di tích này Trong Khâm đinh Viẽt sử thông giám Cương muc , có nhiều đoạn cho thấy rằng VM thời Lý cũng được xãy dựng ngay trên khu vực VM hiện nay(?)
Đến thời Trần, vào năm Nguyên Phong thứ 3 đời vua Trần Thái Tông (1253) VM - QTG mà lúc đó gọi là Quốc Học Viện được tiến hành tròng tu với quy mô lớn
Thời Lê, ngay sau khi đánh đuổỉ quân Minh ra khỏi bờ cõi, khôi phục được nền độc lập cho nước nhà, Lê Thái tổ đã quan tâm tới việc học hành thi cử, đào tạo nhân tài, xuống chiếu mở trường học ở khắp các nơi và đích thãn chọn lựa
con cái quan lại và thường dân đưa vào làm Giám sinh ở QTG [9; tr: 36],
Dưói thời Lê Thánh Tông, cùng với chủ trương đề cao Nho học, việc học hành thi cử, tuyển lựa vầ trọng dụng kẻ sĩ được nhà vua và triều đình hết sức quan tâm Năm Hổng Đức thứ 14 (1483), VM-QTG được tu sửa lớn Viẽt sử thông giám Cương muc , chép: Hổi đầu triều Lê, nhà Thái học vẫn theo nếp cũ triều Trần quy chế là phần nhiều còn thiếu thốn, đến nay nhà vua cho sửa sang rộng thêm [35]
Đằng trước nhà Thái học dựng VM, khu cũ VM gồm: Điện Đại Thành để thờ tiên thánh, Đông vũ, Tây vũ thờ các tiên hiền và tiên nho, điện Canh Phục là nơi túc yết, một khu để chứa đổ tế khí và một phòng nhà bếp Đằng sau nhà Thái học dựng cửa Thái học, nhà Minh Luân Giảng đường phía đông và phía tây là nơi dạy học; lại đặt thêm kho bì thư để chứa ván gỗ đã khắc thành sách, bên đông bên tãy nhà Thái học làm nhà cho giám sinh trong ba xá, mỗi bên 3 dãy Mỗi dãy
25 gian làm chỗ ăn nghỉ cho giám sinh; bên đông bên tây, mỗi bên đều có một nhà bia, quy mô có phần rộng lớn, khang trang
Nhà bia nói đến ở trên là một kiến trúc mới của VM được xây dựng để trưng bày và bảo vệ những tấm bia tiến sĩ - một chủ trương của Lê Thánh Tông trong lĩnh vực tôn vinh những người đỗ đạt- Năm Hổng Đức thứ 15(1484) nhà vua sai Lễ bộ thượng thư Quách Đình Bảo soát lại danh sách và thứ bậc các vị đỗ tiến sĩ từ những khoa thi đầu tiên của triều Lê từ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 đời vua Lê Thái Tông (1442) đến khoa Giáp Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ 15(1484) để ghi vào bia Tất cả có 10 bia tương ứng với 10 khoa thi Trên bia ghi rõ năm tổ chức khoa thi, bài ký về việc dựng bia, danh sách các vị
đồ đại khoa, năm dựng bia, họ tên người soạn bài ký người khắc chữ .Trong đợt làm bia đầu tiên này, các bậc đại thần nổi danh đương thời như Hàn lâm viện thừa chỉ Đổng các đại học sĩ Thân Nhân Trung, Hàn lâm viện thị độc kiêm Đồng
Trang 22các đại học sĩ Đỗ Nhuận, Hàn lâm viện thị độc Đông các hiệu thư Đào Cử chịu trách nhiệm soạn bài ký; Trung thư giám chính tự Nguyễn Tùng, Thái Thúc Liêm, Điển thư Phan Lý viết chữ; riêng chữ triện do Kim Quang môn đãi chiếu
Tồ Ngại viết Bia được đạt tại vườn rộng ngoài cửa Đại Thành, trong 2 dãy nhà bia (dãy bên đông và dãy bên tây), được xây dựng vào cuối năm Hổng Đức thứ
15 cùng với một số nhà làm thêm cho các giám sinh, cửa lớn ra vào và dãy tường bao bằng gạch vồ, Sau những biến cố dưới thời vua Lê Uy Mục, Lê Tương Dực lên thay đã chú trọng tới việc chấn chỉnh học hành Cuối năm Hồng Thuận thứ 3(1511) VM-QTG được tu tạo xây cất thêm khá nhiều [10; tr: 326],
Đầu thời Mạc, các khoa thi được tổ chức đều đặn, VM-QTG được quan tâm tu bổ Công viêc khởi đầu từ 1536 và hoàn tất vào mùa xuãn 1537 Nhãn dịp này Mạc Đăng Doanh đến VM dâng hương
Hàng trăm năm sau đó, khi những rối ren của thời cuộc đã tạm lắng dịu, mãi đến năm 1662, VM-QTG mới được sửa sang tu tạo thêm với quy mô mức độ đáng kể Lẩn trùng tu này được thực hiện dưới sự điều hành của Tham tụng lễ bộ thượng thư, kiêm Đông các đại học sĩ Yên quận công Phạm Công Trứ Theo ghi
chép của Đai viẽt sử ky Toàn thư thì: “Điện đường của nhà Quốc Học, cung
đường trong ngoài nhiều chỗ dột nát Công Trứ sửa sang thêm, ch ế độ quy mô dần dẩn rạng rỡ lộng lẫy Từ đó Nho phong càng thêm phấn phát, nhân tài nhiều người- thành tựu.”[ 19; tin, tr: 95 ]
Cho đến cuối thời Lê, VM được triều đình Lê - Trinh cho tu sửa nhiều lần Không riêng gì cảnh quan kiến trác, mà ngay cả quy mô tổ chức và hoạt động của cơ quan học thuật tối cao này cũng được bổ sung chấn chỉnh Lê Quý Đôn
trong Kiến văn tiểu lue có đoạn viết: “Cửa Đại Thành 3 gian 2 chái, lợp ngói
đồng Đông vũ Tây vũ mỗi dãy 7 gian Đằng sau có cửa nhỏ 1 gian Điện Canh Phục 1 gian 2 chái; nhà bếp 2 gian, kho tế khí 3 gian, cửa Thái học 3 gian cổ tường ngăn lợp ngói đồng Nhà bia phía đông và phía tây mỗi dãy đều 12 gian Kho để ván khắc sách 4 gian Ngoại nghi môn 1 gian, xung quanh đắp tường Cửa hành mã ở ngoài tường ngang 3 gian Nhà Minh Luân 3 gian 2 chái Cửa nhỏ bền tả và hên hữu đều 1 gian có tường ngang Nhà giảng đường ở phía, đông
và tầy 2 dãy, mỗi dãy 14 gian Ở phía đông nhà Minh Luân 3 gian; phòng học của học sinh tam xá ỏ phía đông và phía tây 3 dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian cho 2 người ở.” Đợt trùng tu VM cuối triều Lê vào năm Lê Cảnh Hưng thứ 25
(1785), có nghĩa là đúng 4 năm sau 1789, VM bị bỏ hoang nát bởi sự thay đổi triều đại mới Đợt tràng tu này do Tham tụng Bùi Huy Bích trông coi
Vỉẽt sử Thông giầm Cương muc chép: “L«c ấy trong nước cố nhiều biến
cố, nhà học đổ nát Bùi Huy Bích muốn xây dựng nền văn hiến đ ể giữ vững lồng người, bèn sai c ố sức sửa sang Huy Bích lại hay đến nhà Giám giảng bàn sách
Trang 23vở, luyện tập văn bài, khen thưởng khuyên khích người nho học hiền tài, ức chế
người cầu may thi đỗ, vì th ế đương thời nhiều người khen ngợi.” [35,tr: 45 ]
Dưới thời Tây San, có nhiều biến cố lịch sử xẩy ra dồn dập Trong cơn
binh lửa, VM-QTG không tránh khỏi bị hư hại một phàn Tương truyền dân sở
tại có dâng sớ xin triều đình sửa lại VM và được vua Quang Trung phê vào đó 2
câu thơ nôm:
Ngày mai thống nhất nước nhà.
Bia nghề lại dựng trên toà muôn gian,
Rất tiếc ước nguyện trên của vua Quang Trung không trở thành hiện thực
Gia Long lên ngôi, Thăng Long chỉ còn là một trấn của Bắc Thành Thăng
Long, Đông Kinh nay trở thành Hà Nội VM-QTG một thời là trường Quốc học
nay trở thành nhà học của trấn Bắc Thành và của phủ Hoài Đức Tổng trấn Bắc
Thành thời đó là Nguyễn Văn Thành, tuy là một võ tướng song lại rất coi trọng
việc học và giàu lòng mến mộ văn tài Cùng với việc sửa sang lại trấn thành, Ong
đã cho tu sửa lại VM, dựng thêm Khuê Văn Các, công việc hoàn thành vào năm
1805
Sau thất bại của Hoàng Diệu, người Pháp chiếm đóng Hà Nội, trong quy
hoạch mới Hà Nội, chúng ta đã thấy VM có nhiều đổi thay Lớp tường bao VM
hiện còn là dấu tích của thành Hà Nội bị phá và cho xây làm tường bao Những
tấm bản đồ quy hoạch khu phố Nguyễn Thái Học đã phạt khá sâu vào di tích này
làm thu hẹp khu vực trường thi ở cuối khu VM Các đường phố khác dần hình
thành đã chia VM thành nhiều khu vực cách xa và hoang tàn
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân thủ đô thời kỳ 1946
1954, VM tất yếu không thể tránh khỏi bị hoang phế Di tích VM đã sống lại nhờ
những tấm lòng hảo tãm giàu lòng mến mộ di sản văn hoá cổ truyền VM được tu
sửa lại và quan trọng nhất là làm lại 2 dãy Tả vu và Hữu vu
Việc bảo vệ và tôn tạo VM chỉ được thực hiện một cách có khoa học và
ngày càng đạt chất lượng cao kể từ sau ngày hoà bình lập lại Ngày 28 tháng 4
năm 1962, Bộ Văn hoá ra quyết định công nhận VM-QTG là di tích lịch sử văn
Khác với Trung Quốc, Khổng Miếu và QTG tách biệt thành những khu
vực độc lập Miếu thờ Khổng Tử được dựng trên nền nhà cũ của vị thánh Nho tại
Trang 24Khúc Phụ quê hương ông ( Nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông - Trung Quốc) Còn QTG của Trung Hoa xưa thì lại nằm tại kinh đồ Ở Việt Nam, vào thời Nguyễn, cấu true của VM Huế và QTG cũng có phần gần giống với cách làm của người Trung Hoa.
Còn với VM'QTG Thăng Long thì các vua Lý cho xây dựng VM ở kinh
thành Thăng Long để thờ Khổng Tử, rồi sau đó lại cho Ịập QTG ở ngay phía sau
VM để dạy Nho học Các vua Lý đã tạo ra những nét rất riêng: gắn bó giữa nơi thờ tự Thánh Nho với trường dạy Nho học cao cấp của nước ta Song có học giả nước ngoài là Poliakov lại cho rằng: Không có VM thời Lý ở nơi chúng ta hiện thấy ngày nay vẫn theo Poliakov thì VM này được xây dựng về sau [26; tr; 2736] Y kiến này đã được một số học giả trước đó nêu ra Theo Nguyễn Khắc
Kham thì VM ở Thăng Long hiện thấy được lập vào năm 1428 Nhưng khác với
Poliakov, Nguyễn Khắc Kham cho rằng có thể vào thời Lý đã có một VM, chỉ có
điểu là VM thời Lý- Trần ờ Thăng Long hiện chưa tìm ra[15; tr: 107 - 168]
Dựa vào các kết quả nghiên cứu khảo cổ học Thăng Long hiện nay, chúng tôi nghĩ rằng sẽ tìm thây VM thời Lý trên cái nền VM hiện nay, song chắc phải
nằm ở độ sâu dưới 3m trong lòng đất Còn VM thời Trẩn đã thấy thờ các vị là các
Nho sĩ Việt Nam như Chu Văn An, Trương Hán Siêu, Đỗ Tử Bình Cùng một số chứng cứ khác cho thấy: VM thời Lý, thời Trần cùng những thời sau này có thể nằm trên mảnh đất này
VM theo mặt chữ Văn ở đây là lấy chữ đầu của Văn Tuyên Vương, vì
Khổng Tử được tôn phong là Đại Thành C hí Thánh Văn Tuyên Vương Như vậy VM là gọi tắt của Văn Tuyên Vưong Miếu.
QTG có lịch sử lâu dài hơn, sách Mạnh Tử thiên Đằng Văn Công thượng
cho biết đời Hạ, Thương, Chu (khoảng thế kỷ XX đến đầu thế kỷ x v n TCN) đã lập trường học với nhiểu tên khác nhau như: "Tường", "Tự", "Hiệu" đều là nơi dưỡng giáo nhãn tài Tất nhiên các nhà học đó dạy cả văn và võ Nhưng sách Mạnh Tử cũng chương ấy kết luận, mục tiêu các nhà trường là: "Việc học ở ba đời đều để làm sáng rõ nhân luân." mà nhãn luân, theo Mạnh tử là Quân thần, Phụ tử, Phu phụ, Huynh đệ, Bằng hữu Những quan hệ xã hội huyết thống của
con người ở trình độ thoát khỏi íhời kỳ mà các nhà Nho học gọi là "Huyền
hoàng", "Hổng hoang" để chuyển sang thời "hữu biệt"
Sách Lẽ ký cũng nói đến Tự ở thời Hạ có Đông Tự và Tây Tự Đến đời Chu, nển giáo dục chia ra Quốc học là trường tổ chức tại Kinh kỳ của Chu Thiên
Tử và Hương học là trường ở địa phương ồ Hương và nhỏ hơn là ở Toại ( Các đơn
vị hành chính lúc đó.)
Thiên Học ký sách Lễ ky lại ghi: "Trường dạy nhà thì cổ Thục, đảng thì có
Tường, toại thì cố Tự, nước thì cố Học." Đến đây cho thấy rõ sự phân công, phân
cấp của các trường khá rõ ràng Tính từ trường tư của các nhà thì có Thục ( đời
Trang 25sau hợp hai chữ Tư và Thục thành tư thục để chỉ trường tư.) và cao nhất là Quốc Học Hàm nghĩa Quốc học vẫn được các thời sau ở Trung Quốc và Việt Nam nhắc lại như: Quốc học viện.
Cấp học cũng được tách ra rõ dần, gổm 2 cấp Tiểu học và Đại học Đại học
có nhiều tên gọi khác nhau: Đại học của Chu Thiên Tử gọi là Bích Ung, Đại học của chư hầu gọi là Phán Cung, hai nhà học này thường đặt một cái giếng lớn phía trước, bởi vậy mà nhà Đại học còn gọi là nhà Phán Thuỷ Nhiều sách của chúng
ta thường hay nói về vẻ đẹp của Thiên Quang tỉnh ( Giếng ánh sáng trời) với nước trong in hình trời xanh mây bạc, rồi gác Khuê Văn quả đó là vẻ đẹp của thiên phú và nhân tạo hợp thành Thiên Quang tỉnh từ những ẩn ý sâu xa lại là bóng dáng của Phán Thuỷ Nên các triều xây dựng và tu tạo VM-QTG đểu chú ý bảo tồn và til sửa lại Thiên Quang tỉnh Vì nhà Đại học và VM ỉà khu thống nhất nên giếng mới đặt trong khu hiện nay Hai khu bia tiến sĩ ghi lại thành quả học tập và khoa cử Nho giáo mới dụng hai bên bờ giếng Trong VM có quả chuông đồng tên gọi là chuông Bích Ung (Bích Ung chung) đã phần nào nói lên được ý tướng xây dựng khu vừa là nơi tưởng niệm Thánh Mio lại vừa là trường Nho học cao cấp
Các tên "Học", "Bích Ung", "Phán Cung"(Phán Thuỷ) của nhà “Đại học” thời cổ còn qua các tên Quốc Tử học, Quốc Tử tự, mãi đến đời Tuỳ (khoảng thế
kỷ V-VISCN) mới có danh xưng QTG chính thức ra đời.
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam nhà “Đại học” cũng thay đổi tên gọi iửũều lần: Thời Lý gọi là QTG, thời Trần gọi là Quốc Tử Viện sau đổi là Quoc Học Viện, còn thời Nguyễn buổi đầu gọi là Quốc Học, sau đổi thành QTG, Giám
có nghĩa là gương soi, thật hợp với tinh thần học thuật Nho giáo Dân Hà Thành quen gọi là nhà Giám
Từ ngoài đi vào là tứ trụ và hai nhà bia có chữ H ạ m ã ( có nghĩa là xuống
ngựa), để tỏ lòng kính trọng với khu tnrờng cao học này Bốn cột trụ vuông ( hai trụ trong cao, hai trụ ngoài thấp) ngang hàng với hai biển hạ mã, xác đinh phạm
vi đường đi với vườn ngoài trước cổng VM
Từ hàng tứ trụ qua vườn ngoài đến "VM môn" xây theo kiểu tam quan Tam quan có nghĩa là 3 cửa Cửa chính ở giữa, to rộng hơn 2 cửa bên, tại cửa này
có bậc thềm đá lên xuống, ở hai thành bệ có tay vịn hình rồng mang phong cách nghệ thuật cuối Lê - đầu Nguyễn[ Xem ảnh:3.4 ] Phía trên tam quan có dòng chữ VM môn ( cửa lớn vào VM) Hai cửa nhỏ: cửa bên trái là Tả môn, cửa bên phải là Hữu môn Trang trí trên VM môn khá đa dạng Trên nóc cổng là bức đắp nối mặt trời mây Hai bên cổng cũng đắp nổi cây, rồng, phượng[Xem ảnh5.6.] Đáng chú ý nhất là 2 bức đắp nổi bên trái và bên phải tam quan: Một bức
cá rồng ẩn hiện trong mây, đó là cảnh "Ngư Long hội tụ", cá sẽ hoá rồng, cảnh Thanh Vân đăc lộ các thí sinh[ ảnh số:7.8 ] Bức kia đắp cảnh núi sông, mây
Trang 26nước nổi bạt trên hình ảnh hổ với dáng từ trên bước xuống rất ung dung, đó là tích: "Mãnh Hổ hạ sơn" cái thế tượng trưng cho kẻ sĩ tu rèn tại nhà Thái Học trở thành bậc sĩ đại phu đầy uy thế để vào đời, trị quốc [ Xem ảnh số 9.10.].
Phía trong cửa VM, có 5 pho tượng đắp nổi: một vị cầm bút, một vị cầm nghiên, một vị cẩm quạt, 1 vị cầm cờ, một vị cầm nến, mỗi vị kèm theo một tiểu đổng Năm vị đó tượng trưng cho cảnh giám sinh bước vào nhà giám học để chờ ngày nhập thế, phò vua giúp nước
Hệ thống câu đối ở khu vực cửa VM là những lời hay ý đẹp, sâu xa, văn khí hào hùng, nói lên sức mạnh, cao lớn của đạo Nho, ví như:
Đông Tây Nam Bắc Giai tự đạo.
Công khanh phu sĩ xuất thử đồ.
Công khanh, sĩ phu ra đời từ con đường này
Đạo nhược lộ nhiên, đắc kỳ mồn nhi nhập.
Thánh tức thiên dã, bất khả giai nhì thăng.
Có nghĩa là: Đạo (Nho) như đường, gặp cửa thì vào
Thánh tóc trời, không thể cùng lên
SỔ nhận cao kiên, tài đắc hứa đa đạo lý,
Vạn cổ chiêm ngưỡng, y nhất đại cung tường.
Có nghĩa là: Cao chắc bao nhiêu mà chở nhiều đạo lý,
Chiêm ngưỡng muôn đời, vẫn như cung tường ( nhà học) một đời
Niết nhi bất truy, ma nhỉ bất tận,
Ngưỡng chi di cao, toản chi di kiến.
Có nghĩa là: Nhuộm mà không đen, mài mà không mòn,
Trồng lên mà thấy cao, dùi càng thấy chắc
Cương thường đống cán tồn thiên địa.
Đạo đức cung tường tự cố kim.
Trang 27Có nghía là: Rường cột cương thường tổn tại trong trời đất,
Trường học đạo đức vẫn từ xưa đến nay
Oại quốc bất dịch giáo, bất biến tue, thả tôn sùng chi diệc tín, tư văn nguyên hữu dụng,
Ngô nho yếu thống kinh, yếu thức thời, vô câu c ố dã thượng, tư thánh huấn hữii tương đôn.
Có nghĩa là:
Nước lớn không biến đổi giáo dục, không biến đổi phong tục mà tôn sùng
nó, vì thế nên tư văn mới hữu dụng,
Nhà Nho ta, cốt thông hiểu kinh, cốt thức thời, không câu nệ vào cái cũ, suy nghĩ về lời dạy của thánh nhân, làm cho nó mãi mãi được đề cao
Doanh hoàn trung giáo mục, ngộ đạo tối tiên, vạn vũ chu x ã đồng khở kính,
Toàn cảnh hội văn từ, thử địa vị thủ, thiên thu cần tảo thượng lưu phương
Có nghĩa là:
Việc giáo dục trong trời đất, đạo của ta là trước nhất, mọi nơi đều phải kính phục,
Trong VM, miếu này là miếu đứng đầu, ngàn năm hoa quý mãi còn hương
Sĩ phu báo đáp vị hà tai, triều đình ìạo tựu chi ân, quốc gia sùng thượng chi ý.
T hế đại duy trì như thị thủ, lễ nhạc y quan sỏ quý, thanh danh văn vật sở đổ.
Trang 28như các câu đối mộc mạc Song đa toát lên những hàm nghla văn chương sâu xa của chốn Nho học đầu tiên ở Việt Nam.
Bên trong khu VM được chia thành 5 khu vực với những bức tường ngăn
* Khu vực thứ nhất: Bước qua tam quan là khu vườn ”Nhập đạo" Qua khu
vườn Nhập đạo là tới cửa Đại Trung (Đại Trung môn), với 2 cửa nhỏ hai bên là:
"Đạt Tài môn" và "Thành Đức môn" Đức và Tài là những mục tiêu của giáo dục cũnơ là phẩm hạnh của Nho sĩ, là phẩm chất chung của các trí thức ở mọi thời đại Tại khu vực thứ 2 người xưa cũng tạo thêm 2 hổ gạch thả hoa sen và súng [Xem ảnh số 11.12]
* Khu vực thứ hai: Qua Đại Trang môn, sẽ tới Khuê Văn Các một kỳ
quan nghệ thuật mang nặng bản sắc của Thăng Long Hà Nội Khuê Văn Các có kết cấu kiến trúc hình vuông được làm cao 2 tầng Tầng dưới chỉ có 4 cột tra trống đưỡcây bằng gạch, có trang trí hình rồng uốn theo độ cao của các cột này dẫn vào một khu vực quan trọng chứa đựng những thành tựu vĩ đại nhất của những nhà khoa bảng Việt nam ngày xưa[31]
Tầng 2 cùa Khuê Văn Các là gác bình thơ được làm theo lối kiến trúc cổ với 4 mái ngói và 4 đầu đao uốn cong, Chính giữa mái là hình rồng chầu mặt nguyệt Hai bên hổi bịt gỗ kín, hai mặt trước và sau để rỗng làm nơi bình thơ cho những người yêu thơ xứ Bắc [Xem ảnh: 13.14]
Tại Gác Khuê Văn có đôi câu đối:
Khuê vãn thiên lãng nhân văn xiên, Bích thuỷ xuân thâm đạo mạch trường.
Có nghĩa là: Sao Khuê ngời sáng văn ngời mở,
Nước biếc xuân thâm mạch đạo dài
Cùng với gác khuê văn còn có 2 cửa là: "Bí văn môn" và "Xúc văn môn"
Bí nghĩa là rực rỡ, xúc là hàm xúc, hai yêu cầu của văn học [ Xem ảnh 15.16],
* Khu vực thứ ba: Qua gác Khuê Văn, du khách tới Thiên Quang tỉnh Tại
đây du khách như bước vào một thế giới tâm linh mới lạ với chiếc giếng hình vuông môi cạnh khoảng 30m Xung quanh hồ có lan can xây bằng gạch Thiên Quang tỉnh hay giếng chứa trong đó những ánh sáng huyền ảo của trời đất của vũ trụ mênh mông Tại hai bờ đông và tây, du khách theo các bậc gạch để bụm tay hứng những giọt nước linh thiêng của giếng này
Bên cạnh hai bờ giếng ở phía đông và phía tây, sẽ tìm thấy tên tuổi những
vị tiến sĩ đã thi đỗ trong các kỳ thi ở triều Lê qua 82 tấm bia hiện hữu đại diện
Trang 29cho nhiều triều vua thời Lê, thời Mạc Nghe nói rằng số bia ở đây không chỉ có
82 mà có thể còn có nhiểu hơn như vậy Các nhà nghiên cứu Việt Nam trong quá
trình nghiên cứu cũng khẳng định rằng ở vào thời Lê và thời Mạc, qua sử sách
còn ghi lại cho thấy chúng có khoảng hơn 120 kỳ thi Con số này mà đúng và
nếu cứ mỗi khoa thi có một tấm bia thi ở VM phải có tói 120 bia mới đúng Hiện
chưa rõ con số nào là chính xác Trong bài sớ dâng lên vua Quang Trung của dân
làng Văn Chương thì số bia là 83 như vậy hơn hiện nay 1 tấm bia Trong quá
trình tu tạo các nhà nghiên cứu đã tìm thấy con rùa đá thứ 83 bị chôn vùi dưới
lòng đất VM Mấy năm sau đó trong quá trình cải tạo những hổ nước tại VM
chúng ta lại phát hiện thêm 1 con rùa đá đội bia nữa, nâng số rùa đá hiện thấy lên
84 Khư vậy số bia trong VM có thể là 85 là 90 [ảnh số: 17.18] Tuy chưa có
những con số cụ thể song số bia cũ của VM phải nhiều hơn những con số chúng
ta hiện biết [Xem ảnh số: 19.20]
Tại hai khu nhà bia VM, người xưa bố trí thành 2 dẫy bia có nhà bia ở
chính giữa, chia khu vực này thành 4 dãy bia đá Bia trước đây có những dãy nhà
bia bảo vệ Song từ ngày Pháp chiếm Hà Nội di tích xuống cấp và bị bỏ hoang
phế, các bia tại đây cũng bị mài mòn theo thời gian Gần đây được sự quan tâm
của Đảng, Chính phủ, cũng như những người yêu thích các di tích lịch sử ở nước
ngoài, các nhà bia được phục hồi và sớm bảo tồn được những tấm bia có nhiều
chữ bị bào mòn do mưa nắng [Xem ảnh số:21.22]
Tại các bi đình có hai đôi câu đối như sau:
Xa thư cộng đạo kim thiền hạ, Khoa giáp liên đề cổ học cung.
Có nghla là: Xe sách mang đạo (Nho), cho đến tận ngày nay
Nhà học xưa vẫn liên tiếp ghi tên các nhà khoa bảng
Khoa giáp trung lai danh bất hủ,
Có nghĩa là: Trong khoa giáp tuổi tên còn mãi,
Từ nhà trường nhìn ra ngoài(đời) đao càng cao
Cổng Đại Thành ở giữa được lợp bằng ngói vẩy cá to, hai bên có 2 cửa nhỏ là:
Kim Thanh môn(cửa Kim Thanh) và Ngọc Chấn môn (cửa Ngọc Chấn)
Qua cửa Đại Thành hay đúng ra là cửa thành đạt lớn là vào khu thờ Chu
Công, Khổng Tử, Tứ Phối, Thất thập nhị hiền cùng một số văn thần Việt Nam
Trang 30được thờ phối hưởng tại đây Danh sách và tiểu sử cụ thể xin xem ở phụ lục số 1.
[ảnh số 23.24],
Khu vực này, có bình đồ kiến trúc hình vuông với một sân gạch rộng,
thoáng đãng để chuẩn bị bước thẳng vào nhà tiền tế,cùng các kiến trúc như : Tả
vu, Hữu vu, đền thờ Khổng Tử tạo nên một hình vuông linh thiêng
* Đền thờ Khổng Tử bao gồm:
- Gian tiền tế (có người gọi lài Bái đường): đó là căn nhà hình chữ nhật, nhật, thuộc dạng kiến trúc cổ với mái ngói đầu đao uốn cong Trên bờ nóc có trang trí
hình rồng chầu mặt nguyệt[ ảnh số:25.26.27.28 ] Mặt nguyệt hiện thấy là dạng
ngọn lửa thiêng song bên trong có cài miếng kính đỏ chứng tỏ ngôi nhà này đã
được tu sừa lại vào thời Nguyễn
Cũng giống như những gian tiền tế của nhiều đền thờ hiện biết, gian tiền tế
ở đây xung quanh để trống, hai bên hổi có bưng ván Ván bưng có trang trí nhiều
hình vẽ khá cầu kỳ Những bộ VI trong nhà tiền tế cho thấy có những dạng thức
khác nhau như: vì kẻ chuyền, vì chồng nrờng - giá chiêng, vì kèo cầu quá
giang Những thay đổi này cho hav gian nhà này bước qua nhiều lần trùng tu và
mỗi lần lại để dấu ấn của thời đại đó Song có điều chắc chắn có nhiều mồ tip
trang trí kiến trúc có mặt từ thời Lê [ Xem ảnh: 29.30.31]
Bên trên nóc có các đại tự: "Vạn th ế sư biểu": người thày tiêu biểu muôn
đời; "Đức tham thiên địa'': Đức Nho tham gia cùng trời đất; "Đạo quấn cổ kim":
đạo Nho ta quán xuyến suốt cổ kim; "Phúc tư văn": Phúc của nền văn ấy (đạo
Nho) [ảnh số 32]
Chính giữa gian tiền tế có một nhang án thờ sơn son thếp vàng rất quỷ
Đứng cạnh nhang án là hai chú hạc đổng cưỡi trên lưng hai chú rùa Có thể coi
đây là những tác phẩm nghệ thuật cổ hiện giữ được ở VM
Bên cạnh đó còn có những đồi câu đối:
Phối nguyên khí ư tứ thời, hậu thiên địa chi sinh, nhi tri thiên địa chi thuỷ
Khai học nguyên vi vạn thế, ỉtổ Nghiêu Thuấn chi đạo nhi hiển Nghiêu
Thuấn chi công.
Có nghĩa là:
Phối hợp nguyên khí của bốn mùa ( Khổng Tử) sinh ra sau trời đất, nhưng
biết được sự khởi thũỷ của trời đất,
Mở nguồn học cho vạn đời, noi theo đạo của Nghiêu Thuấn nhưno có cônơ
làm cho đạo Nghiêu Thuấn tốt hơn
Trang 31Thần công trác quán cổ kim thiên địa do vỉ tiểu,
Thánh đức chiêu hồi vũ trụ nhật nguyệt bất khả thâu.
Có nghĩa là:
Công của bậc thần xuyên suốt xưa nay, trời đất thành bé nhỏ,
Đức của bậc thánh toả ngời vũ trụ, nhật nguyệt không thể hơn
Qua tiền tế thắp hương là bước vào gian hậu cung để có dịp thưởng ngoạn
và ngắm nhìn những pho tượng ông tổ các nhà Nho một thời Trong gian hậu cung hiện chỉ thấy có tưạng Khổng Tử ngồi ở giữa và quanh đó là tượng tứ phối cùng nhiều bài vị bằng đá
Tượng đức thánh Khổng cùng với các vị Tứ phối là những pho tượng gỗ khá cổ được làm với kích thước to han hoặc như người thật Các vị thánh của đạo Nho uy nghi trong bộ mũ áo cân đai khá lộng lẫy trang trọng Đầu các vị đội mũ bình thiên [ảnh số: 33,34,35,36]
Nghe nói rằng các pho tượng này cũng mới được đem từ trong kho ra để bầy thờ Thực ra thì vào thời Nguyễn, vua Gia Long đã có lệnh cho các đền thờ trong cả nước khống thờ tượng thần nữa mà chỉ được thờ bằng bài vị Những tượng đang thờ sau khi có bài vị thì sẽ đem chôn hết Chính từ cái lệnh này mà nhiều đền thờ nhiều nơi phải đem chôn tượng của mình Sau này ìihiều nơi trong quá trình sản xuất, sửa sang đền, đình vẫn tìm thấy tượng thờ như: Đền Mê Linh
ồ Hạ Lôi (Vĩnh Phúc) Đó chính là những pho tượng bị chôn trong dịp này Có lẽ
ở VM cũng vậy? Những bài vị hiện còn trên nhiều ban thò tại hậu cung hình như
giúp chúng ta khẳng định thêm vấn đề này[ Xem ảnh: 37.38]
Trong hậu cung còn giữ lại được một số di vật quý như: “Bích Ung đại '
chung” (chuông lán nhà Bích Ung) trong đó Bích Ung là một địa danh chỉ nơi
học tập của nhà vua và hoàng gia Chuông làm vào năm 1708 Tấm hoành phi:
“Cổ kim nhật nguyệt”( như mặt trời, mặt trăng xưa nay), tấm hoành phi này là bút
tích của Nguyễn Nghiễm thân phụ của thi hào Nguyễn Du Một khánh đá, một mặt có 2 chữ Thọ Xương, một mặt nói về công dụng của loại nhạc khí này
Kiến trúc hậu cung hình chữ nliị(=) liền kề nhau trong một mặt bằng Mái hậu cung được ngói vẩy cá nhỏ và mỏng Quanh tường và hai bên hồi xây tưcmg gạch quây kín dường như khồng muốn cho ai đó vào quấy rầy các vị thánh nhân.Hai bên sân trước gian tiền tế và hậu cung là hai dãy tả vu và hữu vu Tương truyền nơi đây thờ 72 vị hiền triết của đạo Khổng Tại đây cũng còn thờ một số danh nho người Việt như: Chu Văn An, Trương Hán Siêu Hiện tại chúng ta không thấy bài vị cửa các vị này mà thay vào đó là một trưng bày khối
Trang 32tư liệu ảnh cổ về bản thân di tích VM đây là những tư liệu quý giúp cho khách
tham quan có dịp xem lại di tích này trước đây gẩn một thế kỷ
* Khu vực thứ 5 : Khu vực QTG hay còn gọi là trường Giám, nhà Giám iámhay Giám Nơi này sau xãy dựng đền Khải Thánh để thờ cha mẹ của đức thánh
Khổng Khu di tích này đã bị hư hại trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp Hiện nay ƯBND Thành phố Hà Nội, Bộ Văn hoá Thông tin và Trang tâm
VM-QTG đang có kế hoạch tôn tạo xây dựng lại những di tích kiến trúc này với
tên gọi Nhà Thái Học [Bảnvẽ: 6]; [ảnh số 39,40,41,42]
Theo như đoán đinh, thì đây có thể là Trường Nho học cao cấp của Việt
Nam được lập vào năm 1076 Vốn là chỗ học của thái tử nhà Lỷ cùng một số
quan lại trong triều.Chưa thật đúng lắm khi nghĩ về một VM - QTG thời Lý -
Trần nơi đây? Nhất là khi chưa có đủ những cứ liệu khoa học lịch sử và khảo cổ
khẳng đinh vấn đề này
2.2.1 VM vào thời Trần.
Trong tài liệu của Nguyễn Khắc Kham về c ổ điển học Trung Hoa ở Việt
Nam xưa, Trang Hoa ở đây được hiểu ỉà Nho học, Nho giáo, ông cho rằng ngay
sau khi chiến thắng quân Minh xâm lược, năm 1428 VM - QTG được mở trên cái
khu vực VM hiện nay Tuy không nói cụ thể, chúng ta vẫn hiểu rằng tác giả
muốn nói tới VM hiện tại mới chỉ được làm vào năm 1428 trở lại đây [15; tr: 107
Có một học giả người Nga tên là Poliokov[ 26;tr: 31] khi nghiên cứa về di
tích VM ò Hà Nội đã có ý kiến cho rằng: Không có VM thời Lý Trần VM mà
chúng hiện thấy chỉ là VM thời Hậu Lê Ý kiến của Poliokov có phần trùng họp với ý kiến của Nguyễn Khắc Kham
Theo kết quả nghiên cứu Thành Hà Nội mới nhất (năm 1998) tại khu vực
Lê Hồng Phong, hay khu vực Hậu Lâu thuộc đường Hoàng Diệu, quận Ba Đình,
các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những vật liệu xây dựng bằng đất nung có niên
đại Lý Trần, song diện tích khai quật nhỏ, lại lệ thuộc vào quy đinh của quân đội
cũng như quy hoạch xây dựng thủ đô nên khó có thể tìm được một kiến trúc thời
Lỷ Trần trong khu vực nội thành? Nhưng dẫu sao những tư liệu thu được từ
Thành Hà Nội ở khu vực ,Lê Hổng Phong cũng đã hé mở ánh sáng tư liệu mới về
quy hoạch thành Thăng Long thời Lý Trần Chí ít quy hoạch Thành Thăng Long
xưa gần như nằm trọn vào khu hoàng thành thời Lê như những tập bản đồ Hồng
Đức đã ghi l ạ i
Nếu kinh thành Thăng Long thời Lý Trần nằm cùng trong khu vực thành
thời Lẽ như đã được xác đinh trong những bản đồ Hổng Đức đã công bố thì
Trang 33chúng ta cũng sẽ có vị trí của một VM-QTG chính xác như hiện biết Song tất cả chỉ mới là những giả thiết chưa thể thuyết phục.
Trong nhiều lần nghiên cứu về di tích này, nhất là những phát hiện rùa đá trong khu vực VM cho chúng tôi suy nghĩ rằng những dấu tích vật chất thời Lê và một VM thời Lê thì đã rõ ràng trên địa điếm hiện nay, còn VM thời Trần ra sao quả là khó đoán định? Xin thử đưa ra lý giải của mình từ hai chứng cứ sau:
+ Những viên ngói lợp trên mái nhà cổng Đại Thành Đó là những viên ngói to bản, có kích thước: dài 40cm rộng 20cm dày 3cm Đây là loại ngói mũi hài hay còn gọi là ngói vẩy cá loại lớn, chỉ kém đôi chút những công bố trong bài
viết: Bộ mái nhà thòi Trần [4]- Những viên ngói theo các chuyên gia giám định
cho biết nó có kích thước kiểu dáng gần gũi với những viên ngói tìm thây tại Ly Cung (Thanh Hoá) có niên đại cuối Trần đầu Hồ (cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV) Như vậy, có thể có những kiến tnìc sớm tại VM trước khi Lê Thái Tổ chính thức cho mở lại VM
+ Bố cục kiến trúc VM có phần hơi khác với các dạng đền, đình thờ khác Nếu các đền, đình thờ các bố cục theo dạng nằm ngang thì bố cục VM chạy theo chiều dọc (hay chiều sâu của các cung vua, phủ chúa sau này.)
Thực ra thì những cung vua phủ chúa mãi gần đây chúng ta mới có dịp chiêm ngưỡng còn, trước đó chúng ra đời từ dạng thức kiến trúc nào? đó là những kiến trúc Phật giáo mà chúng ta còn thấy
Trong một bài trước đây, có nhà khảo cổ học đã chứng minh rằng loại kiến trúc bố cục theo lớp, có chiều sâu là kiến trúc Phật giáo Điều này có thể tin được[4; tr: 68-75]
Chính từ hai chứng cứ này, cho phép suy nghĩ rằng: các kiến trúc chùa thời
Lý Trần, thậm chí thời Trẩn có nhiều ảnh hưởng tới kiến trúc VM
Đó mới chỉ là những giả thiết công tác nhằm tìm kiếm một VM thời LýTrần, song có lẽ không gì hơn là tiến hành đào thăm dò khảo cổ học tại khu VM Các tư liệu trong lòng đất YM sẽ giúp hoặc khẳng định, hoặc phản bác những giả thiết trên
Hồ Quý Ly - một đại thần dưới thời Trần Nghệ Tông cũng đã có lời bàn về
VM, trước hết ông đả phá cái tiêu chuẩn giá trị của Tống Nho chỉ biết độc tôn Khổng Tử, cho nên ông dâng biểu lên vua Trần Nghệ Tông 14 thiên sách Minh Đao, đại lược như sau:
Trang 34Lấy Chu Công làm tiên thánh, Khổng Tử làm tiên sư, ở VM thì để Chu Công vào chỗ thờ chính giữa, ngoảnh mặt phương nam, Khổng Tử ngồi sang bên cạnh quay mặt về hướng tây Sách Luân Ngữ có 4 điểm ngờ như nói: Khổng Tử gặp nàng Nam Tử, bị hết lương ở nước Trần, Công Tôn Phật Bật mời Khổng Tử muốn đến, cho Hàn Dũ là nhà Nho ăn trộm(đạo Nho), gọi bọn Chu Liêm Khê (Mậu Thúc), Trình Hiệu, Trình Di, Dương Thời, La Trọng Tố, Lý Diêm Bình, Chu Hy là học rộng mà tài sơ, không chú ý tới sự thật mà chỉ sao chép.
Thượng hoàng ban chiếu khen thưởng, khuyến khích, Quốc tử trợ giáo Đoàn Xuân Lôi dâng thư cho là không được, bị đổi đi châu khác, cả Đào Sư Tích quan hành khiển thường đọc thư ấy cùng bị Quý Ly giáng chức làm Trung thư thị lang cùng làm trong Thẩm phán viện
Hồ Quý Ly đã tiến hành cải cách văn hoá giáo dục, hạn chế những ảnh hưởng của Tống Nho vào hàng ngũ trí thức Việt Nam đề cao Nho học nguyên thuỷ Bởi vậy ngay thời ấy đã chia thành hai phe là theo Tống Nho và phe cải
Để thi hành chương trình cải cách văn hoá giáo dục ấy, Hồ Quý Ly không những viết sách Minh Đạo phê phán Tống Nho mà ông còn đề cao tiếng mẹ đẻ, dùng văn quốc âm để hiểu dụ cho dân Trong “ức Trai di tâp” của Dương Bá
Cung có ghi:" Vua Lê Thái Tông muốn xem các bài thư chiếu của Hồ Quỷ Ly
cùng thơ văn ỷ tứ th ế nào y Nguyễn Trãi có thu lượm được văn quốc ngữ 20 bài dâng lên vua xem, Vua khen là người cố cương kỷ."
Hồ Quý Ly được thượng hoàng Nghệ Tông ban cho gươm và cờ cùng làm bài thơ nôm tạ ơn(1387) Năm 1394 khi Hổ Quý Ly làm phụ chính Thái sư có dịch thiên "Vô Dật" trong kinh Thư để dạy vua Thuận Tông Đến năm 1396 Quý
Ly dịch xong bộ Kinh Thi và giảng giải ra quốc văn Ông bỏ bài tựa của Chu Hy
để làm bài tựa khác nói rằng sách ấy giải nghĩa theo ý kiến riêng của mình chứ không bắt chước tập truyện của Chu Tử Năm Nhâm Ngọ 1402, Nguyễn Cảnh Chân được cử làm An phủ sứ bộ Thanh Hoá, có dâng thư xin theo việc cũ nhà
Hán, nhà Đường, mộ dân nộp lúa để chứa ở ven cõi rồi ban tước hay tha tội cho
họ tuỳ theo thứ bậc Quý Ly vốn là con người cải cách, chúa ghét bảo thủ liền phê vào thư rằng : biết được bao chữ mà hay nói việc nhà Hán nhà Đường bên Tầu, thế là kiểu người câm hay nói chỉ làm trò cười cho thiên hạ
HỒ Quý Ly cải cách việc học, thay đổi lề thói thi cử, bỏ lối thi mà dùng lối tuyển cử căn cứ vào thực tài, thực học, nên năm Đinh Sửu đã ban chiếu rằng:
"Đời xưa nước cố nhà học, ở làng cố nhà tự, ỏ xóm có nhà tường, đ ể mỏ mang giáo hoá sửa tốt phong tục Ỹ Trẫm rất hâm mộ Nay thể c h ế ở kinh đô nước ta đã đầy đủ mà châu, huyện còn thiếu thì lấy gì đ ể mở rộng đạo cho dân? Nay ở cấc lộ Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Đông mỗi phủ châu đều đặt một viên học
Trang 35quan đê dạy dỗ, ban cho ruộng công tuỳ theo thứ bậc Phủ châu lớn ỉ 5 mẫu, phủ châu nhỏ 10 mầu, phủ châu vừa 12 mẫu, đ ể cung vào học trong hạt, một phẩn làm lễ sóc, một phần vào việc học, đèn sách, các quan ở Lộ phải đốc thúc học quan dạy dỗ học trò, khiến cho thành tài nghệ Mỗi lần cuối năm, phải kén những kẻ học giỏi cống vào triều, Trẫm s ẽ thân ra coi thi đ ể cất dùng." [32; tr:
Không những Quý Ly cải cách giáo dục, ông còn bắt tăng đạo chưa đầy 50 tuổi phải hoàn tục(1396), còn những người trên 50 tuổi phải thi xem ai thông kinh sách giáo lý mới được trao các chức Đường đầu thủ, Tri cung, Tri quán, Tri ' tự, Ngoài ra đều liệt vào hạng Tu nhân thị giả
xứ, trước là thờ Khổng Tử, sau nữa là ghi tên và tuyên dương công lao học hành làm quan của những con người thành đạt cho mọi người trong xứ được biết Có thể nói chắc chắn rằng vào thờ Nguyễn, mỗi tỉnh có một Miếu thờ khổng tử hàng tỉnh hay chúng ta gọi là VM hàng tỉnh
Hiện tại có nhiều tỉnh vùng đổng bằng Bắc bộ còn lưu giữ được loại hình
di tích này như VM tỉnh Sơn Tây, VM tỉnh Hải Dương, VM tỉnh Bắc Ninh [Xem ảnh: 49.50.51.52].,.Trong những VM này, ngoài thờ Khổng Tử, chúng ta còn thấy nhiều tấm bia nói về sự học của các nhà Nho và tên những người đỗ đạt trong tỉnh
Về kiến trúc chúng ta phải thấy rằng VM Sơn Tây là có quy mô khá giống với VM Hà Nội, song nếu bia đá mà phong phú chúng ta phải nói đến VM Bắc Ninh Theo công bố của các nhà nghiên cứu thì tai VM tỉnh Bắc Ninh có tới gần
100 tấm bia, trong đó có một tấm bia cao tới trên 3m, rộng trên 2m Đây là tấm bia to nhất Việt Nam hiện thấy Phải nói đó cũng là một rừng bia không hề kém
VM Hà Nội Những tấm bia này đã cho thấy sự phong phú cũng như sự thinh đạt văn hiến của xứ Kinh Bắc xưa kia
Khi giới thiệu về một VM hàng tỉnh cụ thể, chúng tôi xin trích giới thiệu
VM tỉnh Hưng Yên VM Hưng Yên còn gọi là VM Xích Đằng mang tên địa phương đặt đền thờ Khổng Tử và các nhà Nho địa phương Sở đĩ chúng tồi chọn
Trang 36giới thiệu VM này vì đây cung là đất nổi tiếng với Phố Hiến trong lịch sử Việt
Nam Ca dao cổ có câu: “Thứ nhất kinh kỳ thứ nhì p h ố Hiến”
VM Hưng Yên được dựng trong khu vực ngoại vi Phố Hiến hay Hiến Nam
ngày xưa VM Xích Đằng có quy mô kiến trúc nhỏ nhưng cách thức kiến trúc
cùng kiểu dáng có vẻ gần gũi với kiến trúc VM Thăng Long - Hà Nội
Đầu tiên là tam quan Tam quan được làm 3 tầng có hình hài giống với tam
quan VM Hà Nội Đúng ra thì 3 cửa chính như vậy là đủ song chưa rõ vì sao mà
tam quan này chỉ mang chức năng như một cổng chính Ngoài ra các cụ xưa cho
xây thêm 2 cổng Tả và Hữu ở 2 bên [Xem ảnh số 53]
Qua tam quan là sân gạch Qua sân gạch là đền thờ Khổng Tủ
Kết cấu đền thờ bên trong theo kiểu chữ nhị Trước tiên là nhà Tiền tế Sau
là Hậu cung - nơi thờ Thánh Khổng cùng tứ phối Những toà nhà này xây theo lối
cổ vói mái cong và những đầu đao nâng cao mái càng cao hơn Bên trong thấy có
nhiều ban thờ nhưng trang trọng nhất là ban giữa nơi đặt bài vị thánh sư Hai bên
thờ các vị tiên hiền [Xem ảnh số 54]
Hiện tại VM Hung Yên đang được tu sửa lại, nhưng những tấm bia vẫn
đang nằm bẹp dưới nền nhà Có những tấm bia đã vỡ làm nhiều mảnh
2.3.2 VM miền Trung
Tại Hội An hiện có tới 3 đền thờ Khổng Tử
1 Đền Văn Thánh Miếu, ở đường Phan Đình Phùng hiện nay là VM
hàng tỉnh Đền được xây chính xác là năm 1963, khi Mỹ Diệm chuyển Hội
An thành thị xã Hội An
Văn Thánh miếu là một ngồi nhà có kiến trúc hình chữ nhất dạng ba
gian hai chái Mái nhà được lợp ngói ống Phần mái trước thấp, Các cửa thấp
và rộng có lẽ cho phù hợp với khí hậu miền Trung Phía trước VM hàng tỉnh
có hồ bán nguyệt làm cho phong cảnh ở đây rất thơ mộng
2 Vãn Thánh miếu ở đường Phan Chu Trinh là một di tích kiến trúc
còn rất cổ được làm từ nhiều thế kỷ trước Tại Văn Thánh này có hai dẫy
nhà ngang Bên trong thờ Thánh Khổng Tử cùng các hậu hiền Theo ông
Sùng và một số trí thức người Hoa khác, thì đây là Văn Từ Minh Hương,
được làm vào cuối thế kỷ x v i n hoặc trước đó đôi chút
3 Văn Thánh miếu ở đường Trần Nhật Duật cũng là một di tích kiến
trúc còn rất cổ có niên đại tương đương với Văn Thánh Miếu ở phường
Minh Hương Theo -các nhà nghiên cứu và quản lý di tích tại Hội An cho
VM
Trang 37hay thì đây là Văn chỉ, thờ thánh khổng và các hiền sĩ của phường cẩm Phô hay Cốm Phố ngày xưa.
Điều này không chỉ cho thấy vài thế kỷ trước Hội An đã là mảnh đất giàu truyền thống học hành mà còn phản ánh một đời sống tinh thần, những sinh hoạt học thuật bình thơ văn của những nhà trí thức Việt và Hoa sống tại đây
Hiện ở Bảo tàng Điện Bàn, có ba tấm bia của VM Quảng Nam (ở La Ngà,
huyện Điện Bàn) Đó là một địa điểm nằm giữa dinh trấn mới ở Vĩnh Điện và dinh trân cũ ở Thanh Chiêm.[xem ảnh số: 55.56]; [Nội dung bia xin xem phụ lục
ni
VM Quảng Nam được ghi lại như sau: “VM ở xã Thanh Chiêm huyện
Diên Phước, kính thờ tiên sư Khổng Tử Qui chế: nhà chính 3 gian 2 chái và nhà tnrớc 5 gian Hổi đẩu bản triều, miếu ở phía tây xã Câu Nhi (xã có trường học tỉnh Qủang Nam) trong địa hạt huyện, khoảng đời Gia Long bị nước sông xói lở, dời đến phía đông xã ấy; lại bị nước sông xói lở, năm Minh mệnh thứ 16 dời đến chỗ hiện nay Đền Khải Thánh ở phía tây VM”
2.3.3 VM ở Nam Kỳ.
Khi đặt chân vào Thuận Hoá, các chúa Nguyễn cũng đã mở mang nền giáo hoá, mở nhiều trường dạy chữ Nho để đào tạo các quan lại địa phương Lúc đầu
chế độ thi cử chưa thật cụ thể và chưa đều song càng về sau nền giáo dục ở phía
Nam có phần tăng tiến hơn Theo quan niệm của các nhà Nho thủ cựu thì đất
Nam kỳ vốn không phải đất văn chương và vì vậy mà các sĩ phu ở đây thường
không nổi tiếng như các 'SĨ phu Bắc Hà Dâu sao thì nhà Nguyễn cũng đã tạo ta cho mảnh đất phía Nam một nền giáo dục Nho giáo và chính vì vậy trong các miền đất này vẫn có những miếu thờ Khổng Tử mà chúng ta gọi là VM
Theo các tài liệu của cụ Phạm Quỳnh ngày xưa có vào chơi 6 tỉnh miền tây Nam bộ, có ghi chép rằng:
Tỉnh Vĩnh Long có một cái VM, quy mô cũng phỏng theo VM ngoài Bắc song cách sắp đặt lại sơ sài lắm ở gian giữa không có bài vị đức thánh sư, chỉ treo một cái tranh hình ông Khổng Từ râu sổm, tóc rối của các hiệu Khách thường bán Tiếp theo Ông than thở Ôi Phu tử lạc loài đến đây làm gì? Ai còn là người cúng tế ngài cho phải lễ, hợp với rứiững lễ phép mà ngài đã đặt ra, vì sách ngài còn mấy người đọc nó nữa?
Trong miếu còn đôi liễn gỗ khắc của cụ học bổ Cao Xuãn Dục làm vào mùa thu năm Quý Mão " c ả trong miếu chỉ còn lại chút văn chương thừa!” Đó
là lời than vãn của cụ Phạm Quỳnh với triết giáo của một nhà nho thủ cựu Dẫu sao thì vẫn còn có những dấu tích VM như ở Vĩnh Long
Trang 38Trong tỉnh Biên Hoà cũng còn một VM ở làng Hiệp Hưng quận Tân Uyên ngày xưa ( bây giờ thuộc ấp Uyên Hưng),cách chợ Tân Uyên mấy trăm mét và cách Sài Gòn 50 kill có một ngôi đình thờ thẩn Trong đình có treo một bảng gỗ viết:
Thư bộ tham trí kiêm đô sát viện Hữu phó đô ngự sử tuần phủ Biên Hoà đẳng xứ địa phương kiêm b ố chính sứ ấn triện Ngô Văn Địch cung thư.
Nội dung bảng cũng không hề nói tới chuyện thờ thần mà nói rõ là thờ Khổng Tử Khi hỏi ra mớí biết, trong cuộc biah hoả dinh lũy và VM của Biên
Hoà đã bị triệt phá Một ông Lãnh binh bèn đem đôi biển gỗ giấu ờ đìĩih Hiệp
Hưng
Ngày 16 tháng 12 năm 1861, khi đánh chiếm thành Biên Hoà xong đô đốc hải quân Bonnard phúc bẩm về Binh bộ có đoạn viết: “Hoàn toàn phá huỷ và giải toả đồn Mỹ Hoà, cách Sài Gòn 3 dặm, chiếm đoạt 3 cái bão, và một cái bán nề
Thế là 12 năm sau khi cụ Ngô Văn Địch dâng đôi biển gỗ vào VM Biên Hoà, VM không còn và đôi biển gỗ lại lưu lạc về xứ Tân Uyên Như vậy là trước đây ở Biên Hoà có một VM để thờ thánh Khổng song rất tiếc di tích này đã bị quân Pháp san bằng
2.3.4 Văn C hỉ hàng huyện Trước đây, Văn chỉ hàng huyện ở huyện nào
cũng có Hiện nay,Văn chỉ hàng huyện còn sót lại ở một số nơi Trong những di
tích còn sót lại này, chúng tôi muốn nói tới Văn chỉ huyện Thọ Xương, đất Thăng Long
Ván chỉ Thọ Xương hiện ở khu vạrc Trại Găng phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng Hà Nội Văn chỉ nay trở thành trụ sở của Trường trung cấp nấu ăn thành phố Văn chỉ là một ngôi nhà cổ, mới được tu sửa lại vào đầu thế kỷ 20 nên mang dáng dấp kiểu nhà “đầu hồi bít đốc” Bên trong là những bệ gạch xây làm ban thờ Tuy nhiên, di tích cũng chẳng còn được bao nhiêu Chỉ còn lại tấm bia đá làm năm Minh Mệnh thứ 13 (1832) và tu sửa vào năm Bính Thân (1836) Nội
dung văn bia xin xem ở phần phụ lục.
2.3.5 Văn chỉ hàng xã p h ư ờ n g
Có nhiều làng xã có những người học hành đỗ đạt đều cho xây dimg văn
chỉ để nêu tấm gương học tốt cho mọi người địa phương noi theo, ở Phường Hà
Khẩu (Phố Hàng Buồn ngày nay) có một Văn chỉ như vậy chỉ tiếc rằng vị trí cụ
thể của văn chỉ này nằm ở đãu? hiên chưa tìm ra Trong quá trình nghiên cứu văn
chỉ này, chúng tôi còn thấy một tấm bia đá nổi về nó [Nội dung bia xin xem ở phần phụ lục II]
Trang 392.4 KHỐNG MIÊU ở BẮC KINH (TRUNG QUỐC).
Để người đọc hiểu rõ nguồn gốc, Khổng Miếu ở Trung Quốc và có điều kiện để đối chiếu với VM ở Việt Nam, chúng tôi xin trình bày thêm vài nét về Khổng Miếu Bắc Kinh thông qua cuốn sách Khổng Miếu Bắc Kinh do chị Phạm Thuý Hằng dịch và giới thiệu như sau
2.4.1 Lịch sử diên cách.
Khổng Miếu Bắc Kinh và QTG là 2 công trình kiến trúc cổ nằm về phía bắc đường QTG thành phố Bắc Kinh [Xem bản vẽ 7 Sơ đổ mặt bằng Khổng Miếu]
Khổng Miếu Bắc Kinh hùng vĩ tráng lệ, được xây dựng vào triều Nguyên thế kỷ thứ 14 Sau khi Nguyên Thế Tổ đinh đô tại Bắc Kính, để gia tăng tư tưởng thống trị, lôi kéo tầng lớp phong kiến và sĩ đại phu tộc Hán, đã hạ lệnh xây miếu Tuyên Vương đại kim khu mật Viện để thờ Khổng Tử Năm 1302, chính thức xây
Miếu tại đây và hoàn thành vào năm 1306 Theo lễ chế xưa: “ bên trái là miếu,
bên phải là nhà học” do đó cùng năm 1306 đã xây dựng QTG ở phía tây Khổng
Miếu, còn gọi là Thái Học Năm 1331, Hoàng đế hạ chiếu ban ân chuẩn cho Khổng Miếu phối hưởng theo quy chế Cung thành Cho phép xây 4 toà lầu tại 4 góc Khổng Miếu Đến củối đời Nguyên, Khổng Miếu rất hoang phế Năm 1411
tu sửa lại điện Đại Thành Năm 1429 tu sửa và hoàn thiện điện Đại Thành và 2 dãy Tả vu và Hữu vu
Năm 1530 xây thêm đền Sùng thánh thờ tổ tiên 5 đời Khổng Tử
Năm 1737 Hoàng đế nhà Thanh chỉ dụ cho phép Khổng Miếu dùng ngói hoàng lưu ly lợp mái, còn đền Sùng thánh vẫn dùng ngói lưu ly xanh Lúc này Khổng Miếu tường hồng ngói vàng rất đẹp
Đến năm 1906 nghi thức tế Khổng được nâng lên đại lể, quy mồ Khổng Miếu được mở rộng, song, công trình chưa được hoàn thành thì vương triều Thanh bị lật đổ, viêc tu sửa vẫn được tiến hành tới năm 1916 thì xong Quy mô
và bố cục của Khổng Miếu Bắc Kinh ngày nay được coi là Khổng Miếu lớn thứ 2 sau Khổng Miếu Khúc Phụ Sơn Đông
2.4.2 Kiến trúc Khổng M iếu Bắc Kinh.
Khổng Miếu Bắc Kinh nằm trên một diện tích rộng 22.000m2, lấy điện Đại Thành làm trung tâm, theo trục bắc nam, chia thành 3 khu vực ( 3 sân), hai bên kiến trúc đối xứng Kiến trúc chủ thể là cửa Tiên Sư, cửa Đại Thành, điện Đại Thành Phía đông là đình bia, đình Tỉnh Huy, giếng, bếp Bên tây là đình bia, nhà trai, kho và có cửa Trì Kính thông sang QTG Cuối cùng là một sân nhỏ độc lập là đền Sùng Thánh
Trang 40Trước cổng lớn Khổng Miếu xây bức tường ( Bình phong) bằng gạch điêu khắc hoa văn ngói lưu ly Bức tường này tuy không cao nhưng thiết kế kiến trúc xung quanh rất hài hoà Hai bên cổng lớn ỉà bia Hạ Mã, cửa Nghi Môn trang trí lộng lẫy Tiên sư mồn( tục gọi là linh tinh môn) từ thời Minh Thanh đến nay đã nhiều lần được tu sửa, nhưng hình thức kết cấu gỗ vẫn giữ nguyên dáng vẻ thòi Nguyên Mái nhà theo kiểu Yết Sơn( mái dốc thoai thoải) trang trí mỏ diều hâu, dưới mái hiên là đấu củng lớn mà thưa, tạo hình đơn giản mà cổ kính Đó là kiến trúc gỗ hiếm thấy theo phong cách Nguyên được bảo tổn tại Bắc Kinh.
Qua cửa Tiên sư, ngẩng trông lên là cửa Đại Thành cột đá nguy nga Khổng Tử trong nền văn hoá cổ Trung Hoa đã làm nên được "tập Đại Thành", đã
có tác dụng kế thừa quá khứ trong lịch sử văn hoá Trung Quốc, bởi vậy cửa đó có tên là cửa Đại Thành (sự tập hơp, kế thừa, phát huy mọi thành tựu to lớn của quá khứ) Phía trước và phía sau cửa có 3 bậc thềm, ở giữa là bệ hình con Ly, 2 bên gồm 13 bậc Trong cửa treo chuông, đạt một trống cổ, 2 bên cạnh đặt 10 trống
Qua cửa Đại Thành là vào khu trung tâm của Khổng Miếu, sân lát gạch mầu xanh, tùng bách tốt tươi Một con đườiig thẳng chính giữa dẫn đến điện Đai Thành, hai bên đường dựng 11 toà đình bia ghi công 2 triều Minh, Thanh Phía tãy nam là nhà đốt vàng mã và giếng cổ( giếng cổ một mắt ) Nước giếng trong
và mát ngọt, tương truyền các văn nhân xưa nếu uống một cốc “nước thánh” trong giếng cổ thì văn phong cứ tuôn trào ra như hoa nở, như suối nước chảy Vua Càn Long đặt tên là “Nghiên Thuỷ hổ” Cuối con đường là điện Đại Thành nguy nga, trang nghiêm, tọa lạc trên nguyệt đài với hàng lan can cột đá ngọc trắng đời Hán điêu khắc hình mây Hai bên tả hữu nguyệt đài là bệ đá Giữa 2 bệ
đá chạm khắc một bức phù điêu đá xanh lớn, dài 7m, rộng 2m, phía trên dưới
khấc hình con rồng hí cầu, ở giữa là bàn rồng cuộn mây, khói ngọc, mây nước là
cong lên Chính giữa điện đặt khán gỗ, trên khán đặt bài vị gỗ □ Đại Thành chí
thánh Văn Tuyên Vương” (làm năm Gia Tĩnh đời Minh) Trong Khán từng đặt
tượng Khổng Tử, sau thay bằng tranh thờ và bài vị Năm Thành Hoá thứ nhất đời Minh đặc ban cho tượng thánh Khổng Tử được mặc áo mũ vua Theo truyền thuyết thỉ tranh vẽ Khổng Tử vào thời gian liên quân 8 nước xâm chiếm Bắc Kinh
đã từng bị quân Đức cướp đi Sau lại rơi vào tay một học giả sùng bái văn hoá