Thập nhị triết.

Một phần của tài liệu Văn miếu quốc tử giám (thăng long) trường nho học cao cấp (Trang 139 - 141)

, TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤ CI 1.5 CHU CÔNG KHỔNG TỬ

1.5.4. Thập nhị triết.

' Nguyên trong số học trò của Khổng Tử có 10 t h ậ t xuất sắc từng được Khổng Tử nêu tên, coi là có thê’ tiêu biểu cho từng mặt. v ề đức hạnh co Nhan Uyên, Mẫu Tử Khiêm, Nhiễm Bá Ngưu, Trọng Cung; về ngôn ngữ có: Nhien Hữu, Quý Lộ;-về văn học có: Tử Du, Tử Hạ. Nho gia đời sau thương gọi 10 vi này là "Thập triết".

Về sau Nhan Uyên được xếp vào Tứ Phối, Tăng Sâm được chọn thay vào. Rổi Tăng Sâm được nâng lên hàng Tứ phối còn lại 8 người, nâng Hữu Nhược thuộc hạng hiền, chọn thêm Chu Hy đời Tống gọi chung là Thập triết (10 học trò xuất sắc sau Tứ Phối).

1. Mẫn Tử Tổn(536-497 TCN), tự là Tử Khiên, nổi tiếng là người có. hiếu. Mẹ mất sớm, Mẫn Tử bị dì ghẻ ngược đãi. Mùa đông 2 anh em con dì ghẻ được may áo bông, Mãn Tổn chỉ được chiếc áo mỏng độn bằng bông lau, rét cóng khồng ngồi đánh xe cho çha được. Người cha biết chuyên muốn đuổi bà vợ kế ấy đi. Mãn Tổn thưa với cha rằng:" Có mẹ kế thì một mình Mẫn Tổn con chịu đựng. Đuổi mẹ kế đi thì 3 anh em đều bị cô đơn. Dì ghẻ về sau biết lỗi, đối xử với 3 anh em như nhau. Họ Quý Tôn mộ tiếng, muốn mời Mẫn Tổn về làm ấp tể ấp phí, nhưng Mãn Tổn từ chối không đi.

2. Nhiễm Ưng(522-483 TCN), tự Trọng Cung, người nước Lỗ thời Xuân Thu. Cha Ung là người không tốt, nhưng Ung lại là người đôn hậu, có đức hạnh. Khổng Tử từng nhận xét:"Cha Trọng Cung như con trâu tạp sắc mà sinh được con nghé lông đỏ... đúng là vật hiến tế rất hợp với triều ta.” Lại nói:"Trò Ung có thể sai đi làm vua nước chư hầu."

3. Đoan Mộc Tứ(520-483 TCN), tự là Tử Cống, người nước Vệ thời Xuân Thu (nay là vùng phía nam huyện Đại Danh tỉnh Hà Bấc, phía bắc huyện Cấp tỉnh Hà Nam) Trong số học trò của Khổng Tử, Tử Cống là người có tài biện thuyết, giỏi suy đoán sự lỹ, trù liệu công việc. Tử Cống từng giữ chức tướng quốc nước Lỗ và nước Vê, thuyết phục được vua nước Ngô xuất binh đánh nước Tề đê cứu nưóc Lỗ. Sau khi Khổng Tử mất, các học trò đều ở lại giữ mộ 3 năm, riêng Tử Cống ở lại giữ mộ thêm 3 năm nữa. Những lời nói và việc làm của Tử Cống được ghi chép chiếm một vị trí quan trọng trong sách Luận Ngữ.

4. Trọng Do(542-481 TCN), tự Tử Lộ còn gọi là Quý Lộ, nẸười Biện Ấp (nay là huyện Tứ Thuỷ tỉnh Sơn Đông) nước Lỗ thời Xuân Thu. Ong là người dũng cảm, chí hiếu từng đi trăm dặm đội gạo về nuôi cha mẹ, lại nôi tiếng vê việc biết đổi lỗi, thành thực vui mừng khi nghe người khác chỉ trích lầm lôi của mình.

Khổng Tử nêu câu hỏi cho học trò, Tử Lộ thường trả lời trước nhất. Khổnơ Tử có điều gì sai trái, người can gián trước tiên cùng lại ỉà Tử Lộ. Tử Lộ theo hau Khổng Tử đi chu du các nước, cuối cùng làm quan ở nước Vệ chết trono- cu oc biến Khoái Ngại.

5. Bốc Thương(518-446 TCN), tự Tử Hạ, người nước Vệ thời Xuân Thu có sở trường về văn học, yêu thích kinh Thi. Tử Hạ từng nói:"Học thức cần phải rộng, chí hướng cần phải vững, làm việc cần phải hỏi han cặn kẽ, bắt đẩu từ chỗ nông gần 1-ổi suy nghĩ, rồi theo từng loại việc mà suy lộng ra cho xa rộng lớn.". Về sau Tử Hạ về dạy học ở vùng Tây Hà (thuộc tỉnh Thiem Tây) được đại phu nước Tấn là Nguỵ Thành Tử đón làm thầy. Học trò của Tử Hạ rất đông. Tác phẩm Luận Ngữ của Khổng Tử có khả năng là do Tử Hạ và học trò của ông 0Ị11

chép, tuyển chọn mà thành.

6. Hữu Nhược(518-446 TCN), tự Tử Hữu, người nước Lỗ thời Xuân Thu. Sau khi Khổng Tử mất, vì Tử Hữu có dáng mạo hao hao giống Khổng Tử, cho nên các bạn đồng môn tôn làm thầy để việc giảng học được tiếp tục như 'cũ đỡ phần thương nhớ Khổng Tử. Sau Hữu Nhược làm quan nước Lỗ. Gặp năm mất mùa, Lỗ Ai công hỏi kế, Hữu Nhược đáp: "Đã có thuế triệt thu 1/10 hoa lợi đấy thôi!" Lỗ Ai công nóir"Thu đến 2/10 vẫn chưa đủ cho ta, huống là thuế triệt." Hữu Nhược đáp: "Trăm họ đủ thì nhà vua ìo gì không đủ? Trăm họ không đủ thì nhà vua đủ với ai?".

7. Nhiễm Canh(544-505 TCN), tự Bá Ngưu, người nước lỗ thời Xuân Thu, là cha của Nhiễm Ưng, hai cha con đều có tiếng đức hạnh. Bá Ngư từng làm quan lệnh tể Trung đô nước Lỗ, có thanh danh tốt.

8. Tể Dư(520-481 TCN), tự Tử Ngã, cùng gọi là Tể Ngã, người nước Lỗ có tài biện thuyết. Sau làm đại phu ở Lâm Tri nước Tề.

9. Nhiễm Cầu(522-462 TCN) tự là Hữu Chung cùng gọi là Nhiễm Hữu người nước Lổ, bản tính khiêm nhường, sở trường về chính sự. Khi nước Tề đem quân sang đánh, Nhiễm Cầu giữ việc trù hoạch kế sách chỉ huy, tự mình cần giáo xông lên giaơ chiến, nổi tiếng trí dũng song toàn. Sau khi Khổng Tử từ quan về ở ẩn, sự cấp dưỡng chi dùng chủ yếu nhờ Nhiễm Cầu.

. 10. Ngôn Yển(506-443 TCN) tự Tử Du, người nước Ngô, sở trường về văn

học, Tử Du từng làm lệnh tể vũ thành nước Lỗ, giỏi dùng lễ nhạc để giáo hoá dân chúng. Khổng Tử từng hỏi Tử Du"Ngươi làm huyện tê Vũ thành có biết được người nào kha không?" Tử Du đáp: "Có Đam Đài Diệt Minh, đi không theo lối tắt, không phải viêc cổng chưa từng đặt chân đến nhà Yên. Người đời khen Tư Du biết kính trọng người hiền.

11. Chuyên Tôn Sư(503-44ó TCN)tự Tử Trương, người nước Trần thời Xuân Thu (phía đông huyện Khai Phong tỉnh Hà Nam, phía bắc huyện Băc tỉnh An Huy) bản tính khoan dung độ lượng, có tài năng hiểu biết hon n<nrời. '

12. Chu Hy(l 130-1200 SCN), tự Trọng Hối, hiêu Hối Am, người huyên Vu Nguyên đời Tống(huyện Hấp tỉnh An Huy) nhà nghèo hiếu học, đậu tiến si năm Thiệu Hưng, làm quan trải 4 đời vua từ Cao Tông tới Minh Tông đời Nam Tốn* thãng đến chức Hoán chương các đãi chế, bí các tu soạn. Đến khi tuổi ơià ônơ từ quan về ở huyện Bồng Lư tỉnh Phúc Kiến, mở Thương Châu tịnh xá dạy học người đời, thường gọi là khảo đình học phái. Trước tác cua Chu Hy rất nhiêu nổỈ tiếng là nhà Lý học đời Tống, ông chú giải bộ Tứ Thư, có ảnh hưởng lớn trong việc dung hợp nhân sinh quan của Tống Nho. Tác phẩm của ông được tập hợp trong bộ Chu Văn Công tập, gồm 100 quyển. Trọng niên hiệu Thuần Hựu(1241- 1253), vua Tống lý tông chuẩn cho thờ phụng Chu Vãn Công ở Khổng miếu. Đến niên hiệu Khang Hy đối Thanh thăng cấp thờ Chu văn Công vào hàng thập triết(tính cả Nhan Uyên và Tăng Sâm gọi chung là thập nhị triết).

Ngoài ra còn có thêm danh sách của 61 người nữa cũng là những học trò ưu tú của Khổng Tử.

Một phần của tài liệu Văn miếu quốc tử giám (thăng long) trường nho học cao cấp (Trang 139 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)