VĂN THẦN VỆ TNAM ĐƯỢC THỜ TRONG VĂN MIẾU

Một phần của tài liệu Văn miếu quốc tử giám (thăng long) trường nho học cao cấp (Trang 141 - 147)

, TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤ CI 1.5 CHU CÔNG KHỔNG TỬ

2.5. VĂN THẦN VỆ TNAM ĐƯỢC THỜ TRONG VĂN MIẾU

2.5.1. Chu văn An.

Bấy giờ học thuyết khuếch trương, các trường đại học công lập và tư lập rất phát triển. Ngoài trường Tư Thiện đường, Toát Trại đường và nhà học ở phủ Thiên Trường quê hương phát tích của nhà Trần, là những đại học dành riêng cho hoàng phái và đại thần, còn có một số trường mở để dành cho con em các nhà bình dân. Trong số các trường đó nổi tiếng nhất là trường của Trần ích Tắc, em vua Trần Thánh tông. Trần ích Tắc là con người thông minh, văn tài lỗi lạc thông kinh bác sử, lại có năng khiếu về nghệ thuật. Ong đã chiêu mộ học trò các miền tới học, cấp cho cơm áo và dạy cho họ thành tài. Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng Nguyên là được tôi luyện trong nhà trường này. Trường của Chu văn An ở Quang Liệt

(HoànOg Liệt Thanh Trì - Hà Nội) đã đào tạo ra các danh Nho như: Phạm Sư Mạnh, Lê Quát...

. Chu Văn An là người Quang Liệt huyện Thanh Đàm nay là xã Hoàng liệt huyện Thanh Trì - Hà Nội, tính tình thẳng thắn chính trực, giữa gìn tiết hạnh, tâm hồn thanh cao, ham học yêu đạo. Đặt tên chỗ ở của mình là Vân thôn, xây thư viên ở gò trên bờ môt cái đầm để day học. Đầm ấy gọi là Đầm Mực. Học trò nghe tiếng thấy kéo nhau học rất đông, nhiều người đỗ đạt và trỏ nên nổi tiếng như: Phạm Sư Mạnh, Lê Quẩt làm tới chức hành khiển. Ông dậy học rất kính cẩn tồn nghiêm, đệ tử đối với thần trước sau vẫn giữ lễ học trò, như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát sau khi thành quan lớn rồi vẫn phải quỳ lạy thầy ở dưới giường, có điêu

gì không phải vẫn bị ông trách mắng. Như vậy mới thấy được Chu Văn An là môt người thầy mẫu mực tối nhường nào.

Đời vua Minh Tông(1314-1329) triều đình nghe danh tiếng ông là bậc đạo đức mời ra làm chức QTG Tư Nghiệp để dạy thái tử. Bấy giờ trong triều ngoai nội ai ai cùng tôn trọng đức nghiệp của thầy. Khi làm Tư Nghiệp, ông Trần Nguyên Đán có thơ xưng tụng:

Học hải hổi lan tục tái thuần Thượng trường sơn đẩu đắc tư nhân

Cùng kinh bác sử công phu đại kích Lão cùng Nho chính hoá tân ' Bố miết mang hài quy Hán nhật Thương Nhan bạch phát mộc Nghi Xuân

Hoa huân chỉ thị thuỳ y trị tranh đắc sào do tác nội thần. Có nghĩa là:

Bể học vô biên làn cung trở lại làm cho lại được thấy thuần phong mỹ tục. Mở trường có sao Bắc Đẩu trên đỉnh núi nên đã được người ấy đứng đầu. Hết các kinh sử đều thông với công phu lớn lao của ông.

Lão học cùng tôn kính như Nho học mà nền chính trị mới hoá ra mới mẻ canh tân.

Tất vải dày gai trở về thời buổi nhà Hán phục hưng lại chế độ truyền thống cho nước Tầu.

Đầu xanh tóc bac cùng nhau vui học, rủ nhau tắm ngày xuân và tăm mát trên bờ sông Nghi nhu Khổng Tử ngày xưa.

Chính trị thuần hậu chỉ phải rủ tay áo mà cai trị như thời Nghiêu TTiuấn. Ông thât có thể tranh tài đức với Sào và Do về cái chức quan trong cung điện nhà vua.

"Văn An là người thanh tĩnh, giữ tiết hạnh rất khắc khổ không cầu lợi lộc cao sang, chỉ ở nhà đọc sách, có nhiều học trò làm quan to, như các ônơ Pham Sư Mạnh, Lê Bá Quát đã làm tới chức Hành khiển vẫn phải giữa lễ thầy trò lạy ở dưới giường ông ngồi, điều gì không phải là trách mắng ngay. Ông là người nghiêm nghị đáng sợ. Vua Minh Tông cử làm Tư Nghiệp dạy Thái tư. Vua Dụ tông ham chơi, quyền thần làm trái phep, ông dâng sớ xin chém 7 tên nịnh thần. Không thấy vua trả lời ông bèn trả mũ áo rồi trở về quê. Ông mến cảnh núi Chí Linh, đến làm nhà ở đó. Vua Dụ tông muốn uỷ thác chính quyền cho ônơ Sonơ ông không nhạn. Thái Hậu nói: Bậc hiền sĩ thanh cao, vua cùng bắt người ta làm tôi được, giao chính quyền cho người ta thế nào được. Thiên hạ ai cùng khen là người có khí tiết cao thượng. Khi bình xong nội loạn, ổng mừng lắm, chống gậy lên yết kiến mừng vua, rồi lại về núi."

Sử gia Ngô Sĩ Liên cùng viết về ông như sau:

"Nhà Nho Việt ta được đắc dụng ở đời không phải là nhiều, như ý chí để

vào công danh có ý chí để giầu sang, có lẫn lộn a dua không phân biệt trắng đen cùng có, giữ địa vị để bảo vệ lấy thân cùng có, chưa từng cõ để hí vào đạo đức, hết lòng với vua, làm ơn cho dân lấy làm tâm niệm vậy. Như Tô Hiến Thành đời Lý, Chu Văn An đời Trần mới có thể gọi được như thế. Tuy nhiên Tô Hiến Thành gặp được vua biết mình cho nên công nghiệp biểu hiện ở đương thời. Văn An

không gặp được vua biết mình cho nên để lại đời sau cái học chính truyền. Ta lấy Văn An mà nói thì vua ắt phải can gián trái ý vua, ra làm việc đời theo điều nghĩa mà xãy dựng, nhân tài thì công khanh đều do cửa nhà ông ra, Phong tiết cao thượng thì thiên tử cùng không thể dùng làm bầy tôi, dáng mạo vòi vọi mà dạy học nghiêm trang, thanh khí oai linh mà nịnh thán sợ, ngàn đời vể sau nghe cái phong thái của tiện sinh, người ngoan ngạnh cùng hoá ra liêm, kẻ ươn hèn cùng tự lập được. Nếu không tìm hiểu lỷ do thì ai biết được rằng cái tên Thuỵ Trình là xứng đáng với người? Làm tông phái Nho học Việt ta mà đặt lên bàn thờ VM bên cạnh Khổng Mạnh là rất đáng vậy."

Lê Tung ca tụng thất trảm sớ của Chu Văn An cùng với bài Vạn Ngôn thư của Lê Cảnh Tuân:

Bức thư Vạn Ngôn, bụng trung thấu suốt trời trăng, há chẳng phải là sức của văn chương sao? Bài sớ thất trảm, lòng nghĩa cảm đến quỷ thần, há chẳng phải công của nhà Nho ta đó ru?

Nay thử hỏỉ cái tôn chỉ Nho học của họ Chu thế nào mà được tất cả Nho sĩ Việt Nam về sau đồng thanh công nhận là tổ tông cho Nho học Việt Nam?

Theo Lê Quý Đôn trong Quế Đường đi tập thì khi dạy học Chu Văn An thường nói học trò là Tú Sĩ rằng: “Phàm học thành đạt cho mình là để thành đạt

cho người, công đức tới nhân dân, ân huệ để lại đời sau, đấy đều là phận sự của Nho sĩ chúng ta”. Và tôn chỉ giáo huấn cua tiên sinh là:

"Tiên sinh dậy học tôn nghiêm, chủ trương xét nguyên lý tới cùng của sự vật và làm ngay cái chính tâm của mình bên trong. Trò sạch điều tà bậy chốnơ cự với các học thuyết nhảm nguỵ biện."

Cái tôn chỉ cùng lý chính tâm khác với chủ trương của Tống Nho Chu Hy "Cùng chí vật chi lý". Bởi vì cùng trí thuộc về tri,"chính tâm" thuộc về hành, vậy "cùng lý chính tâm "'là "tri hành hợp nhất"Còn "Cùng chí sự vật chi lý" thỉ chỉ có một mặt"cùng lý" tức là tri mà thôi. Và nếu lấy cái điều ]ý khách quan của sự vật ngoại giới thì chủ trương "cùng lý" sẽ thiên về tri thực danh lý(intellection logique). Như thế không phải là cái học thực hiện đức tính của truyền thống đạo học chân chính vậy. Cho nên bảo họ Chu ở Việt Nam cùng với Trần Thái tông đã chủ trương triết học tri hành hơp nhất trước Vương Dương Minh bên Tầu và chống với cái học của Chu Hy đời Tống thiên về lý học hơn là tâm linh thực nghiệm. Lý học vốn là học thuyết về "Tri tri cách vật" như thế là tin có một thế giới sự vật bên ngoài đối lập hay tịnh hành với nội giới tâm linh, mà người ta phải đem cái ý thức chủ thể đến đối tượng là sự vật. Như thế là chỉ có lý trí giải quyết vấn đề hiểu biết, mà hiểu biết của lý trí lại đặt cho chính xác một vật làm đối tượng cho chủ thể tri giác.

Trái lại cái học "cùng lý chính tâm" thì chủ trương ở tâm có lý, chỉ phải sống đời sống thực hiện 'đức tính ngõ hầu cái tâm mình khai triển vượt quá giới hạn cá nhân, hoà đổng với tâm xã hội, nhân loại đến vũ trụ. ở cái tâm hay ý thức vũ trụ ấy, tại cái "thiên địa chi tâm" thì Tâm tức là lý không còn năng tri, sở tri, chủ thể và đối tượng đồng nhất với nhau trong cảnh thế giới tâm linh thần hoá vậy. Đấy là đạo học của Chu Vãn An.

Lê Quý Đôn cùng như Ngô Sĩ Liên nói rằng: Chu Văn An trước tác sách: "Tứ thứ thuyết ước" và "Tiền ẩn tập" lưu hành ở đời, Nhưng sách thuyết ước thì

hiện nay không còn thật đáng tiếc thay. Còn sách Tiều ẩn thì cùng chỉ thấy Lê Quý Đon trích mấy bài trong tạp ”Quế đường di tập". Qua những bài thơ ấy chung ta thấy không những Chu Văn An "kính Lão học, sùng Nho học" như lời Trần Nguyên Đán xưng tụng trên kia mà còn thấy họ Chu còn lấy nguồn cảm hứng sáng tác ở tâm thiền nữa.

, Thôn sơn Tiểu khế.

Nhàn thân nam bắc phiến vãn khinh. Bán chẩm thanh phong thể ngoại tình.

Đình tiền phún huyết nhất oanh minh. Dịch:

Tạm nghỉ ở m ột xóm làng trong núi.

Thân nhan tựa đám mây nhe nổi từ nam sang bắc. Nửa gối gió mát, tình để ra ngoài cuộc đời

Cõi phật thanh u xa với cõi trần tục, Trước sân chim oanh kêu hót thổ ra máu.

Đấy chẳng ỉà ca tụng đạp Phật thanh tĩnh đó ư? đại khái hổn thơ đều manơ nặng tinh thần Trang Phật như thế cả. Đủ tỏ khi dạy học, vào đời ông thực hiện cái ý thức Nho luân ý nhân sinh, khi cáo quan về già ông sống cái ý thức Phât

Thiền. -

2.5.2.Trương H án Siêu.

Trương Hán Siêu, tự là Thăng Phủ hiệu Độn Tấu, người làng Phúc Thành huyện Yên Ninh ( Nay là xã Phúc Anh huyện Gia Khánh tĩnh Ninh Bình ). Lúc trẻ ông là môn khách của Trần Hưng Đạo, có học vấn uyên súc. Năm 1308 được vua Trần Anh tông bổ chức hàn lâm viện học sĩ, sau thăng dần đến chức hành khiển, cùng với Nguyễn Trung Ngạn vâng mệnh vua Trần Dụ tông soạn 2 bộ sách Hình luật thư và Hoàng triều đại điển (đều không còn), năm 1353 ông vãng mệnh vào trấn thủ Châu Hoá. Trong số các tác phẩm còn lại của ông có bài Bạch Đằng giang phú và 2 bài Dục Thuý sơn Linh Tế tháp ký và Khai Nghiêm tự bi ký rất nổi tiếng. Riêng bài ký chùa Khai Nghiêm một mặt đề cao vai trò của Nho giáo và Nho sĩ: “ Kẻ đại phu không phải đạo Nghiêu Thuấn không bày tỏ, không phải đạo Khổng Mạnh không trước thuật.”. Mặt khác phê phán Phật giáo, cho Phật là dị đoan. Qua đó ,có thể thấy ông là một trí thức nho sĩ đã hăng hái góp phần góp phần khẳng định vị trí của Nho giáo. Có lẽ vì đó mà vua Trần Nghệ tông ban cho ông vinh dự được thờ phụ ở VM. Ngô Sĩ Liên viết: Nghệ hoàng cho Hán Siêu được thờ theo ở VM là vì Hán Siêu hay bài trừ di đoan chăng? có vể

đúng như thế. Cuối năm Thuệu Phong 14 (1354) đời Trần Dụ tông, khi đang giữ chức tham tri chính sự kiêm trấn thủ Hoá Châu, ông vãng mệnh trở về kinh và mất trên đường trở về.

2.5.3,Đ ỗ T ử Bình.

Chưa rõ ngày tháng năm sinh của ông. Theo ghi chép trong sử sách thì năm Thiệu Phong thứ 8 (1348) đời Trần Dụ tông, Đõ Tử Bình giữ chức Ngự tiền học sinh được tổ chức thị giảng, có phải đoán rằng lúc đó ông đang làm Trợ

giảng dạy học cho vua. Các năm sau, ông được thăng Khu mật viện sự (1359), được sai đi tuyển quân và tu sửa thành lũy ở Hoá Châu, được thăng làm Đồng tri

môn hạ (1352), sau đó được phong làm Phó thống quân đi đánh Chiêm Thành ở cửa Thi Nại, quân triều đình bị thất bại, Duệ tông tử trận, Đỗ Tử Bình suýt bị tội chết, nhưng thượng hoàng Trần Nghệ tông tha cho bắt sung quân. Sau lại được phục chức, thăng đến hành khiển, mất tháng 11 năm Xương Phù thứ 4 ( tháng 12 - 1380).

Sau khi mất được tặng chức Thiếu Bảo, cho tòng tự ở VM. Việc Đỗ Tử Bình được thờ ở VM không thấy sử sách ghi chép lý do, nhưng xét tiểu sử thì có

lẽ Trần Nghệ tông cho rằng Lý Tử Bình đã có công dạy cho vua Dụ tông và các hoàng đệ.

Như vậy vua Trần Nghệ tông làg người có ý thức lựa chọn những nhà Nho có danh tiếng cho thờ phụ ở VM để tỏ ro sự tiếp nối truyền thống Nho giáo ở

Việt Nam. ,

Tuy vậy trong 3 nhân vật k ể trên chỉ cố Chu văn An được thừa nhận là người có đạo đức, khí tiết cao cả, còn Trương hán Siêu và Đỗ Tử Bình thì không đại được sự phẩm bình nhất trí như trên. Sau khi nhà Trần sụp đổ, các sử gia thời Lê đã phê phán ngay việc cho Đỗ Tử Bình và Trương Hán Siêu được thờ phụ ỎVM. Phan Phù Tiên và sau đó là Ngô S ĩ Liên nêu việc Đ ỗ Tử Bình giấu bớt vàng do C hế Bồng Nga cống nạp, dần việc Trương Hán Siêu khép tội Phạm Ngộ và Lê Duy không đúng phép. Qua đó có thể

Một phần của tài liệu Văn miếu quốc tử giám (thăng long) trường nho học cao cấp (Trang 141 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)