Mọi người đến VM để thấy được những đường nét kiến trúc, nghệ thuật sinh động. Mọi người đến đãy để chiêm ngưỡng những chú rùa đá đội trên lưng những tấm bia nặng nề khắc ghi tên tuổi của những người thi đỗ, những vị trạng nguyên một thời dùi mài kinh sử, tầm chương trích cú, những nhà bác học nổi tiếng trong lịch sử như:Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm...Không ít người đến đây thắp hương trước đức thánh Khổng cùng các môn đệ của người, cầu mong đi thi đỗ đạt...Có một VM như vậy! Có một trường học cao cấp đầu tiên như vậy, đó là niềm tự hào không chỉ của người Hà Nội mà là niềm tự hào chung của người dân việt Nam.
Có một VM thời Lý Trần ở trên cái nền hiện hữu này hay không? đó là câu hỏi day dứt các nhà nghiên cứu. Việc phát hiện thêm nhiều rùa đá trong lòng hổ của di tích đã giúp chúng ta thêm vững tin rằng không phải chỉ có 82 tấm bia như hiện thời. Song tiếc rằng chưa có cuộc khai quật khảo cổ để thử tìm hiểu những đi vật dưới lòng đất VM. Những viên ngói trên mái cổng Đại Thành, cùng kết cấu mặt bằng kiến trúc, theo chiều sâu, nhiều lớp như mách bảo cho chúng ta có khả năng sẽ tìm thấy một VM ở vào thời đại nhà Trần.
Bên cạnh một VM ở Thăng Long - Hà Nội, từ thời Hậu Lê trở về sau, còn có một hệ thống các VM hàng tỉnh, các Văn chỉ hàng huyện, hàng xã, phường... chứng tỏ nền giáo dục của ta ngày xưa sâu rộng và phổ biến ỏ khắp mọi nơi.
Giới thiệu thêm về Khổng Miếu ở Bắc Kinh và QTG ở Bắc Kinh - Trung
Quốc, sẽ cho chúng ta một cái nhìn mới về sự tương đồng giữa VM Hà Nội với Khổng Miếu Bắc Kinh như nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc đă đưa ra[ 25;tr: 19]. Từ đó, có thể đối sánh đầy đủ hơn giữa VM nước ta với các Khổng Miếu ở Trung Quốc như Bắc Kinh, Khúc Phụ...[37;38] Từ những chi tiết này chúng ta sẽ thấy được sự khác biệt, tính sáng tạo của cha ông ta ngày xưa.
CHƯƠNG III