, TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC II Bài ký nói về việc lập Miếu.
Bài ký nói về việc lập Miếu.
Lập ra đ ể thờ kính công cuộc giáo dục.
Mùa đông năm Tự Đức thứ 4, cố Thái thú Nguyễn Văn Hiền (sau nhậm chức Phú Yên Tuyên Vũ sứ) là tiến sĩ gốc Quảng tự báo: "Đây ỉà một thịnh sự của huyện ta, quý vị quân tử phải đi đầu, chịu hao tổn lương bổng mà làm cho nên việc". Thế rồi giới kỳ mục, tổng lý nghe thế hăng hái quyên góp tiền của, công sức một cách vui vẻ. Bèn chọn đất Đôn Bàn, tập trung vật liệu, thuê mướn nhân công rồi xây dựng.
Bên trong lập dựng thần tẩm, bên ngoài có bái đường, đông tây có hiên rộng, chu vi làm tường ngói, phía trước có cửa tam quan, bên trái xây miếu thờ thần, bên phải...
Tháng 3 xuân Quý Sửu, năm Tự đức thứ 6 thì khơi sự và đến tháng 9 năm ấy thì xong. Từ lúc khởi công tới lúc hoàn thành vừa văn 7 tháng. Người chọn đất là cố tiến sĩ Đỗ Thúc Tĩnh ở Hoà Vang và cử nhãn Nguyễn Thành Châu(sau là tri huyện Hoà Đa). Ông Châu còn là hội chủ điều hành việc thi cống. Tú tài Phạm Phú Hanh..-Phạm Chánh giải quyết tiền nong. Vật tư thì có cử nhân Nguyễn Hiền Doãn(sau ]à thừa biện Bộ Lễ), các học trò Thân Đức Uy(Oai?), Hồ Diêu...điểm xuyết kỷ cương cho nên việc ỉà công của quan Thái thú vậy.
Phía trước đền là sông lớn, phía xa là núi Trà Kiệu...tuy không đồ sộ nhưng vẫn có vẻ tú lệ. Ôi! đã ăn của đất, tất phải báo đền mãí mãi không dám quên nguồn...Việc kiến trúc này là bày trên một mảnh đất tôn kính vậy!
Vả, ta nay đã 200 năm gội nhuần giáo sâu dày, việc thành tựu ngày càng đông đảo, từ nay về sau hương hoả ngàn thu, ngưỡng vọng núi cao thực làm cho người đời sau được phát đạt vô cùng vậy.
Vậy nên ghi họ tên những nhân viên, khoa tước trong hội đã cúng mộng tiền như sau:
Ngày 20 tháng giêng năm Tự Đức Ỉhứ26(ĩ866)
Phạm Hữu Nghỉ
C ố kính diên nhật giảng quan, Hữu Trì tham bộ Lề sung toán tu sử quán.
Nội dung tấm bia:
BÀI KÝ BIA ĐÊN THỜ TEÊN HIỀN HUYỆN THỌ XƯƠNG.
(Thọ Xưong tiên hiền từ vũ bi ký).
Mong trở thành người hiền là chuẩn đích của sự học; thờ phụng tiên hiền là phép tắc của lễ.
Huyện ta xưa gọi là Vĩnh Xương, từ Lý đến Lê là nơi văn vật nổi tiếng hơn ngàn năm chốn đô thành. Các vị tiên hiền được hun đúc bởi khí thiêng liêng tắm gội trong nền phong tục giáo hoá tốt đẹp. Từ năm Quang Thuận về sau, khoa hoạn đời nào cũng có. Văn chương đức nghiệp há phải chỉ riêng một huyện tôn sùng thôi đâu.
t
Xưa kia đã có đền thờ, nhưng trải qua cơn biến loạn...đền cũ không còn. Quốc triều dấy nghiệp hơn 300 năm nay, chính trị văn giáo ngày một đổi mới. Nhờ phúc lành của tư văn, mà bọn ta nối tiếp nhau đỗ đạt, không phải' là ít. Nhưng việc thờ phụng tiên hiền còn thiếu sót.
Năm Nhâm Thìn (1832) bọn thân sĩ chúng ta cảm kích nhớ tới đạo đức phẩm chất các vị tiên hiền, nên bàn cách khiến cho được lưu truyền mãi, tham khảo quy chế phụng thờ, ghi thành ước lệ.
Qua năm Bính Thận (1836) các thân sĩ đem ý định đó bàn với vị tiến sĩ khoa Bính Tuất (1826), người thôn Tự Tháp là Vũ Hoán Phủ, rồi chọn nơi làm đền thờ ở phường Hồng Mai, phía nam huyện. Đền chính xây toàn gạch, mặt hướng về phía đông. Năm gian bái đường, nhà bên tả và bên hữu đều lợp ngói, cột phía ngoài và tường xung quanh đều xây gạch. Khoảng giữa trồng hoa. Lại đặt thêm mộng tế và ao tất cả là 8 mẫu, 7 sào 10 thước. Chỉ cắt 1 mẫu làm khu đền thờ, còn bao nhiêu giao cho người trong phường để hàng năm thu hoa lợi dùng vào tế lễ mùa xuân và mùa thu.
Qui chế trăm ngàn năm, chỉ có vài năm mà hoàn thành. Ôi! việc tốt đẹp của danh giáo được mở ra rồi chăng? Nếu không sao lại được hưng thịnh đến như vậy?
Ngay từ ban đầu, khi thân sĩ ta đề xướng ra thì ông Bùi Huy Tùng người Hà Khẩu thuộc bản huyện đã vui lòng xuất của nhà hàng ngàn đưa cúng vào đó, lại tự mình trông nom mội việc từ đầu đến cuối, đâu có phải như việc công khác, cần có người đến trước mặt mà đốc thúc. Ai khiến ông làm được như vậy?
Thế mới biết rằng những việc rất lớn, rất tốt trong vũ trụ, chỉ sợ không chịu làm thôi. Nếu làm thì không có gì khó. Bởi vì đã hợp với lẽ trời thì thần minh không hề ngăn cản việc hoàn thành. Tốt đẹp thay lễ nhạc của một châu, xuân thu tế tự muôn đời. Đúng ngày nghi tiết, sửa lễ vật cúng theo thường lệ. Trên thì noi
theo phong độ và ý chí của tiên hiền, dưới thì khuyến khích thế hê mai sau trau dổi tiến tới. Trong phạm vi hẹp, thì trở thành các vị quân tử trong làng, các vị thầy dạy trong xã. Mở rộng ra sẽ là tôn chúa giúp dân. Và đây chính là biểu hiện cụ thể của ý nghĩa đó •
Hoàng triều niên hiệu Minh Mệnh năm thứ 19, mậu tuá (1838) tháng 5 ngày tốt. Hậu học, đệ tam giáp đồng tiến ấxưất thân khoa nhâm thin (1832'),
T'rung thuận đợi phu, Lang trung bộ Lại, ngitòi phưỏĩĩg ĐôngTác, Nguyễn Vâi Lý, tắm gội xông hương bái soạn.
VÃN CHỈ PHƯỜNG HÀ KHAU ( Văn chỉ bi kỷ).
Thôn xã thờ cúng các vị tiên hiền trong làng là theo lễ xưa. Người đời sau tôn trọng lễ ấy, nhằm làm cho phong tục tốt đẹp.
Ba giáp ta thờ phụng đền thiêng, được khen là đất văn hiến. Đời nào cũng có người khoa bảng và có đức nghiệp. Lế tế xã tuy hàng năm cử hành, nhưng nhà và đàn tế chưa có chỗ nhất định. Có lẽ còn chờ đợi người đời sau xây dựng.
Nay có ông Nhữ Công Chân, người trong giáp đỗ nhị giáp tiến sĩ khoa Nhâm thin (1772) ( chính quán xã Hoàng Trạch - Hải Dương) sẩn có một khoảnh đất tư, ở bên trái đền thờ thần, rộng 16 thước dài 108 thước, tự nguyện cúng để
xây dựng nơi thờ tiên hiền.
Nhân thế ( ba giáp) họp bàn xuất tiền chọn mua gỗ, và trên khu đất ấy dựng thành một toà chính đường, một toà tiền tế. Tháng 5 năm nay khởi công, đến tháng 8 thì hoàn thành. Nhà và nền đất đã dựng xong, mùa xuân, mùa thu thường xuyên cúng tế.
Việc này quan hệ đến nền nếp văn hoá đời sau, đáng được kính cẩn báo đền, để tổ rõ cho những thế hê tương lai. Và lòng thành của một người vui theo đạo lỷ cũng nên biểu đương rõ ràng, để mọi người đều có những ý nghĩ tốt lành. Bèn khắc vào bia đá để lưu truyền được lâu.
Toàn thể kẻ trên người dưới trong 3 giáp, Mật Thái, Bắc Hạ và Bắc Thượng thuộc phường Hà Khẩu đều ký tên.