- Hạ xá sinh: mỗi học sinh dạng này được ỉĩiih học bổng 8 quan tiền một
VĂN BIA TIẾN Sĩ Ở VĂN MIÊU.
4.2.2. Danh sách các vị quan tế tihi và tư nghiệp tại QTG.
1. Chu Ván An. Tế tửu(1328) . (1292-1370) xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm; Thái học sinh.
2. Nguyễn Phi Khanh. Tư nghiệp(1400). 1355-1448) xã Nhị Khê, huyện Thượng Phúc; Bảng Nhãn.
3. Lý Tử Tấn .Tế tửu . 1378- 1457 xã Triệu Liệt, huyện Thượng Phúc; Thái học sinh.
4. Vũ Mộng Nguyên. Tế tửu . 1380- ?) xã Viên Khê huyện Đông Sơn; Thái học sinh năm 1400.
5. Nguyễn Thành . Tế tửu . huyện Thần Khê; Thái học sinh 1400
6. Nguyễn Thiên Túng. Tư nghiệp 1499. huyện Đông Ngàn, đỗ khoa Minh Kinh 1429.
7 Nguyễn Bá Ký: Tế tửu 1463. xã Văn Nội huyện Chưcmg Đức; Hoàng giáp 1448.
8. Thân Nhân Trung: Tế tửu . (1418-1490) xã Yên Ninh huyện Yên Dũng; Tiến sĩ 1469.
9. Nguyễn Như Đổ: Tế tửu 1496. (1424-1525) xã Đại Lan, huyện Thanh Đàm; Bảng nhãn 1442.
10. Lê Nhuân: Tế tửu. ?
11. Bùi Xương Trạch: Tế tửu .(1438-?) xã Định Cồng, Thanh Đàm; Tiến sĩ 1478.
12. Phan úhg Toárí: Tế tửu . xã Đông Bàn, Thạch Hà; Tiến sĩ 1481.
13. Lê Tung: Tế tửu 1512 . (1451-?) xã Yên Cừ, huyện Thanh Liêm; Hoàng giáp 1484.(trước có tên là Dương Bang Bản).
14. Đinh Doãn Minh: Tư nghiệp . xã Hương Gian, huyện Đường An; Tiên sĩ 1490.
15. Lê Hiếu Trung: Tư nghiệp . xã Chi Nê, huyện Chương Đức; Tiến sĩ 1502.
16. Nguyễn Hiếu Từ: Tư nghiệp .(1459-?) xã Bình Sơn,huyện Đôn<* Ngàn.Tiến SI năm 1505.
17. Hứa Tam Tính: tư nghiệp . 1476-? xã Vọng Nguyệt, huyện Yên Phong: Bảng nhãn 1508.
18. Nguyễn Trọng Hiệu: Tế tỉm . (1486-?) xã Đại Đồng huyện Siêu Loại. Tiến sĩ 1514.
19. Nguyễn Doãn Địch: Tế tửu . (1490-?) xã Hoàng Phi, huyện Lương Tài’ Hoàng giáp 1529.
20. Hoàng Sĩ Khải: Tế tửu . (1527-1613) xã Lai Xá, huyện Lươĩig Tài. Tiến sĩ 1544.
21. Phùng Khắc Khoan: Tế tửu . (1527-1613) xã Phùng Xá. huyện Lương Tài. Hoàng giáp 1580.
22. Lương Chí: Tế tửu . (1542-?) xã Tào Sơn, huyện Ngọc Sơn; Hoàng giáp
1589. ...
23. Ngô Trí Hoà: Tế tửu. (1565“?) xã Lý Trai, huyện Đông Thành; Hoàng giáp 1592.
24. Nguyễn Thực: Tư nghiệp 1632. (1555“?) xã Vân Diềm, huyện Đông Ngàn; Hoàng giáp 1595.
25. Nguyễn Duy Thì: Tế tửu 1651. (1572-1651) xã Yên Lãng huyện Yên Lãng.,Tiến sĩ 1598.
26. Nguyễn Lễ: Tế tửu . (1564-?) xã Yên Lãng, huyện Yên Lãng; Tiến sĩ 1598.
27. Nguyễn Nghi: Tế tửu . (1589-?) xã Vân Điềm, huyện Đông Ngàn; Tiến sĩ 1620.
28. Dương Cao: Tế tửu . xã Hà Lỗ, huyện Đông Ngàn, Hoàng giáp 1628. 29. Nguyễn Quang Nhạc: Tư nghiệp . (1626-1706) xã Hoài Bão, huyện Tiên Du; Tiến sĩ 1608. Trước có tên: Nguyễn Kiều Nhạc.
30. Nguyễn Văn .Quảng. Tế tửu . (1613-?) xã Sơn Đổng huyện Đan Phượng. Tiến sĩ 1640.
31. Nguyễn Chiêm; Tư nghiệp . đỗ khoa Đông các 1657.
32. Nguyễn Long Bảng: Tư nghiệp . (1652-?) xã Chân Hộ huyện Yên Phong; Tiến sĩ 1683.
33. Trương Công Giai; Tế tửu 1721. (1665-?) xã Thiên Kiện, huyện Thanh Liêm.
34. Tạ Đăng Huân: Tế tửu 1728. xã Đại Phùng huyện Đan Phượng; Tiến sĩ 1700.
35. Nguyễn Trù: Tư nghiệp 1728. (1668-?) phường Đông Tác, huyện Thọ Xương. Hoàng giáp 1697.
36. Trịnh Huệ: Tế tửu 1741. (1704-?) Sóc Biện thượng, Vĩnh Phúc, Trạng nguyên 1733.
37. Từ Bá Cơ: Tư nghiệp . (1683-?) xã Phưang Quế, huyện Thượng Phúc. Tiến sĩ 1712.
38. Trần Xuân Yến: Tế tửu . (1639-?) xã Yên Lạc, huyện Thanh Lâm.Tiến sĩ 1721.
39. Hà Tông Huân: Tế tửu 1763. (1679- ?) xã Kim Vực huyện Yên Định. Bảng nhãn 1724.
40. Nguyễn Công Thái: Tế tửu . Đỗ Khoa Đồng các 1728.
41. Nhữ Đình Toán: Tế tửu 1756. (1703-?) xã Hoạch Trạch, huyện Đường An; Tiến sĩ 1736.
42. Nguyễn Bá Lân: Tư nghiệp 1756. (1701-?) xã cổ Đô, huyện Tiên Phong. Tiến sĩ 1748.
43. Vũ Miên: Tế tửu . (1726-1784) xã Xuân Lan, huyện Lương Tài; Tiến sĩ 1748.
44. La Quý Đôn: Tế tửu 1766. (1726-1784) xã Diên Hà, huyện Diên Hà; Bảng Nhãn 1752.
45. Nguyễn Vĩ: Tế tửu . ?
46. Lý Trần Quán. Tư nghiệp . (7-1786) xã Vân Canh, huyện Từ Liêm; Tiến sĩ 1776. [33]
4.3. TIỂU KẾT CHƯƠNG rv :
Khổng Miếu Bấc Kinh, VM Thăng Long - Hà Nội đề có bia đề danh tiến sĩ dù số lượng bia có khác nhau. Bia Tiến sĩ ở VM Thăng Long - Hà Nội là những cổ vật quý giá nhất hiện còn. Văn bia tự nó cung cấp thông tin, tư liệu cho người nghiên cứu về nhiều lĩnh vực : lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ, chế độ khoa cử, số người thi, số người đỗ ... và cả về thể chế hành chính, nhà nước đương thời. Kiến trúc nghệ thuật trang trí, hình dáng, chất liệu ... của tấm bia cung cấp cho người nơhiên cứu những tiêu chuẩn quan trọng để phân loại hoa văn, nghệ thuật trang trí..
Từ những tấm bia đá được dựng trong VM-QTG Thăng Long - Hà Nội, có thể nhận ra phần nào bộ mặt đời sống xã hội đương thời. Cũng từ những văn bia này truyền thống hiếu học của cha ông được các thế hệ mai sau noi theo, phát huy và phát triển.
KẾT LUẬN
1.Vào thời Lý, các vua Lý rất chuộng Phật giáo, lấy giáo lý của đạo Phât làm quốc giáo. Cả nước xây chùa tồ tượng Phật. Việc xây dựng Khổng Miếu cho thấy sự lớn mạnh không ngừng của Nho học - Nho gia trong xa hội lúc ấy.
Năm Canh Tuất 1070, Vua Lý Thánh tông cho xây dựng VM, nơi thờ Văn về thực chất là thờ Khổng Tử cùng với 72 môn đồ của người. Từ đền thờ này người ta bắt đầu tiến hành dạy học cho Thái tử. Và phải mãi 6 năm sau n^ười ta mới bắt đầu xây dựng hay chính thức thành lập QTG ngay trong VM - một trường học dạy cho các Thái tử và các con quan đại thần.
Giáo lý của Phật là yếm thế nên khi ra nhập cuộc chính trị không khỏi có những hạn chế. Chính những hạn chế này mà Nho giáo dần hưng thịnh lên .'Giáo ỉý của Nho gia và của Khổng Tử là những triết lý mang tính chính trị dạy cho con người nhất là những người quân tử biết cách sống biết cách làm Vua, làm Quan để thống trị quốc gia và con người. Những giáo lý tri nước bình thiẽn ha.
cái mà đạo Phật không thể có được; trước sau gì thì các ông vua, các viên quan cũng rất cần đến nó để duy trì khuôn phép của một quốc gia.
Việc các vua Lỷ Trần sùng chuộng đạo Phật với triết lý thiền phái và việc thành lập VM vẫn là những dấu hiệu đầu tiên báo trước sự thất thế của các nhà sư và hệ tư tưồng phật giáo [17].
2.Cùng với việc lập VM, một năm sau các vua Lý cho thành lập QTG mà sau này chúng ta coi đó là Trường cao cấp Nho học của Việt Nam. Ban đầu lập VM vừa để thờ Khổng Tử vừa lấy chỗ dạy cho các thái tử nhà Lý cách “làm vua trị quốc bình thiên hạ” nên chỉ là chỗ học của các ông vua tương lai; do vậy mà gọi là “QTG”. Sau này cái khái niệm “Quốc tử” mới được mở rộng ra đến các con cái quan lại quyền quý kề cận giúp việc cho vua.
Sử cũ của chúng ta còn ghi lại việc thái sư Lê Văn Thịnh là người đầu tiên của Việt Nam được đào tạo tại QTG của chúng ta vào 1076. Song trong một đoạn sử khác chúng ta lại thây chép truyện Lê Thận, người đánh cá trên hồ Dâm Đàm (Hồ Tây ngày nay) được phong quan tước vì đã có sự “hoá hổ” của Lê Văn Thịnh nhằm mưu hại vua Lý cướp đoạt ngôi vua.
Phải chăng đó chính là cuộc đấu tranh cọ xát giữa 2 hệ tư tưởng hệ Đạo giáo và hệ tư tưởng Nho’ giáo mà sau này chúng ta thấy có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa chúng qua các kỳ thi Tam giáo.
QTG thòi Lỹ Trần ở đâu? là một ẩn số đối với những nhà nghiên cứu chúng ta- Bởi các khối tư liệu chưa được khai thác hết. Các tư liệu khai quật khảo cổ học chưa nhiều nên chưa thể đưa ra những kết luận có sức thuyết phục' Thêm vào đó, VM- QTG hiện biết có nhiều tài liệu mới chỉ xác nhận sự có mặt của nó
ờ vào thời Lê - Nguyễn sau này. Các thành phẩn kiến trúc cũ không cổn ơiữ lai
được bao nhiêu. Dẫu sao, những tư liệu đã nêu trên sẽ giúp xác định được môt QTG có mặt ở đây vào thời Lý Trần.
Thừa hưởng kết quả của một số nhà nghiên cứu khảo cổ khi nghiên cứu kiến trúc, nhất là từ vật liệu kiến trúc trong bài " Bộ mái nhà thời Trần" của PTS Nguyễn Mạnh Cường sẽ mở hướng nghiên cứu mới về các kiến trúc ở VM [4].
3. Các văn bia VM - QTG cũng là những vấn đề cần được xem xét kỹ Ỳ
lưỡng. Trước đây PGS Nguyễn Du Chi đã viết một bài về: Trang trí bia VM trên Tạp chí KCH số 5/6 1970, cho thấy khối lượng bia có mặt tại VM đã là nhữnơ tiêu chuẩn quan trọng giúp cho các nhà nghiên cứu Khảo cổ Mỹ thuật có những tiêu chí phãn định các hoa văn trang trí cùng nghệ thuật trang trí thời Lê - Mạc - Nguyễn...Song thực ra đổ mới chỉ là một mảng trong nhiều mảng đề tài cần khai thác của các bia VM.
Vào những năm 80 của thế kỷ này, PGS PTS Đỗ Văn Ninh người cũng có nhiều tâm huyết nghiên cứu VM đã cho đăng toàn bộ nội dung của 82 tấm bia VM trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử. Theo các thông tin rút ra từ số cuối cùng đảng vào năm 1992, chúng ta thấy để đăng tải được trọn vẹn 82 tấm bia trên, tạp chí NCLS đã phải in trong nhiều năm liền. Đó quả là một khối tư liệu rất đồ sộ được giới nghiên cứu quan tâm.
Qua nghiên cứu các tư liệu giới thiệu tại Trang tâm hoạt động văn hoá khoa học VM-QTG, chúng tôi xin nêu ra mấy điểm nhỏ như sau :
- Danh sách các quan tế tửu, tư nghiệp trông coi VM QTG mà sử sách của chúng ta còn ghi lại là 46 vị, Trong số này có nhiều người bia ký chỉ nhắc tên họ mà không thấy ghi cụ thể ngày sinh ngày mất nên khi làm thống kê không khỏi có những khó khăn.
- Danh sách các Trạng Nguyên qua bia ghi chép lại từ năm 1442- đến 1779. Qua thống kê có tát cả 38 vị. Người mở đầu là: Nguyễa Trực, và người được ghi cuối cùng là Trịnh Huệ.
- Danh sách các vị Bảng nhãn từ năm 1442- 1779, qua thống kê tên ghi trên bia có 43 vị. Người mở đầu là Nguyễn Như Đổ, và người cuối cùng được ghi lại là Lê Quý Đôn.
- Danh sách các Thám hoa từ 1442-1779, qua thống kê tên ghi trên bia có ó 59 vị. Người mở đầu là: Lương Như Hộc và người cuối cùng là: Nguyễn Huy
Oánh.
Qua nội dung tấm bia chúng ta đã thấy được phần nào những cải cách ơiáo dục thời đó. Thời Lý Trần có Thái Học sinh, thi thoảng cũng có khoa gọi là Tiến sĩ. Song từ 1442 trở đi các danh hiệu như tiến sĩ, tiến sĩ cập đệ hay đổnơ tiến sĩ xuất thân...chính thức được ban hành. Trong bia cũng ghi rõ những kỳ thi trước đó có nhiều tên gọi khác nhau nay đổi lại tên như vậy cho cùng thứ bậc và dễ ơọi tên. Như vậy học vị sau khi được đào tạo từ 1442 trở về sau đã trở thành quy củ hơn, với những chức vị được nhà nước công nhận.
4. Trong quá trình đổi mới và phát triển của chúng ta hiện nay, VM QTG là niềm tự hào về một nển văn hiến dân tộc trải dài gần 1000 năm qua. VM QTG là minh chứng hùng hồn cho một nền giáo dục hùng mạnh của chúng ta. Nơi đây đã cung cấp cho đất nước những nhân tài như: Lê Văn Thinh, Chu Văn An, Trương Hán Siêu, Lê Qúát, Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Lương Thế Vinh, Ngô Sĩ
Liên, Lê Quý Đôn và biết bao gương mặt khác. VM QTG cũng đã từng là nơi đào luyện nên những vị quan chính trực thanh liêm. Hầu như những ai đã từng học tập tại VM QTG đều được chính quyền phong kiến trung ương trọng dụng, cho hưởng bổng lộc nhà nước. Chính vì vậy, một thời ngôi trường này đã là chốn mong ước của bao nhiêu sĩ tử trong cả nước. Càng về sau, nhất là thời Lê Thánh Tông các nhà Nho đỗ đạt càng được nhà nước trọng dụng với những nghi lễ trang trọng nhất và khắc tên vào bia đá làm cho người ta càng cố hăng hái phấn đấu để trcr thành học trò của QTG.
VM QTG vào thời Hồ Quý Ly cuối thế kỷ XIV vốn là một nơi thể hiện những hiểu biết sâu sắc về đạo Nho của ông ta. Hồ Quý Ly dâng sớ xin bày tượng Chu Cồng và Khổng Tử, mcr các trường học không chỉ ở kinh đô mà còn ở mọi nơi trong toàn quốc. Hổ Quý Ly chính vì am hiểu đạo Nho nên ông có dịp đề cao văn hoá dân tộc. Bảrt thân ông lại sử đụng chữ nôm vào trong các văn bản chính thức của nhà nước.
Gần 4 thế kỷ sau, cuối thế kỷ x v n i vua Quang Trung cũng lại chấm dứt thời kỳ vàng son của VM - QTG Thăng Long, ông chuyển kinh đô vào Phú Xuân (Huế ngày nay), do vậy VM lại một lần nữa trở thành một “ di tích Có trong tay bản văn của nhân dân phường Văn Chương xin tu sửa lại VM vì lúc đó bị nưóc ngâp có nguy cơ bị hỏng. Quang Trung trả lời người dân Văn Chương là:
Ngày mai thống nhất son hà. Bia nghè lại ditng trên tòa muôn gian.
Ngay tò sau ngày hoà bình lập lại(1954) dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt nam, VM đã trở thành một di tích lịch sử quan trọng. Năm 1962, di
tích VM được Bộ Văn hoá công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia và giao cho chính quyền thành phố Hà Nội trực tiếp quản lý.
Sau một thời gian dài quản lý, nhằm phát huy hơn nữa vai trò giáo duc truyền thống của đi tích này, năm 1988 UBND thành phố Hà Nội quyết định thành lập một trung tâm có tên là Trung tâm hoạt động văn hóa hhoa học VM - QTG. Trung tâm này có chức năng vừa bảo quản tu sửa di tích vừa tổ chức nhữnơ hình thức hoạt động văn hoá khoa học cho nhiều cơ quan thuộc Trung ươnơ và Hà Nội. Trong nhiều năm qua VM đã là điểm tham quan du lịch lớn của thủ đô Hà Nội. Nơi đây cũng là địa điểm tổ chức những cuộc hội thảo khoa học lịch sử về danh nhân và những vấn để liên quan tới lịch sử Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
Đội ngũ cán bộ khoa học của Trung tâm càng ngày càng lớn mạnh đủ sức đáp ứng nhiều yêu cầu của những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Gần đây, Trung tâm còn kết hợp với Hội Sử học của Trung ương và Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, lịch sử, thơ ca có giá trị.
Trung tâm đã được Nhà nước và Thành phố Hà Nội quan tâm cấp kinh phí tu sửa các kiến trúc bên trong như : điện thờ đức thánh Khổng, tu sửa cửa, dựng lại các nhà bia và sắp tới đây Trung tâm sẽ cùng với các cơ quan chức năng xây đựng lại Nhà Thái học ( trên nền điện Khải Thánh)...
VM - QTG trước thềm thế kỷ XXI, thế kỷ của các nền văn hoá dân tộc, thế kỷ tiến lên hiện đại song lại chú ý tới văn hoá cội nguồn. VM - QTG chắc chắn sẽ có những hoạt động thiết thực để cùng Thủ đô tiến tới kỷ niệm 990 năm và 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của VM- QTG chính là nêu cao tinh thần dãn tộc như Nghị quyết Trung ương 2 và Trung ương 5 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra.