1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập cộng đồng bệnh đái tháo đường

46 2,8K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 2,09 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA Y BÁO CÁO MÔN HỌC THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG 1 Giảng Viên Hướng Dẫn Ths. NGUYỄN THỊ THANH THÁI Bs. NGUYỄN TRẦN PHƯƠNG THẢO CN. TRẦN ĐỖ THANH PHONG Nhóm 1 – xã Đông Phú Lớp: Đại Học Y Đa Khoa Khóa: 5 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA Y ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC – THỰC HÀNH VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI DÂN TỪ 2569 TUỔI TẠI XÃ ĐÔNG PHÚ HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH HẬU GIANG THÁNG 122015 Giảng Viên Hướng Dẫn Ths. NGUYỄN THỊ THANH THÁI Bs. NGUYỄN TRẦN PHƯƠNG THẢO CN. TRẦN ĐỖ THANH PHONG Nhóm 1 – xã Đông Phú Lớp: Đại Học Y Đa Khoa Khóa: 5 LỜI CAM ĐOAN Chúng em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng em. Các số liệu, kết quả nêu trong báo cáo hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Nhóm 1 – xã Đông Phú LỜI CẢM ƠN  Chúng em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Y trường Đại Học Võ Trường Toản đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng em được học tập, nghiên cứu và hoàn thành tốt đề tài. Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Thị Thanh Thái, cô Nguyễn Trần Phương Thảo và thầy Trần Đỗ Thanh Phong đã tận tình giảng dạy, cung cấp kiến thức và trang bị kĩ năng thực tập cộng đồng cho chúng em, giúp đỡ chúng em rất nhiều trong suốt quá trình học tập tại giảng đường cũng như quá trình nghiên cứu đề tài tại địa phương. Chúng em xin chân thành cảm ơn đến Chính quyền địa phương, trưởng trạm y tế xã Đông Phú và các anh chị cộng tác viên đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ chúng em trong thời gian thực hiện nghiên cứu. Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến nhân dân xã Đông Phú đã hợp tác thân thiện và nhiệt tình giúp đỡ chúng em có những số liệu cụ thể để hoàn thành tốt đề tài. Nhóm thực tập xin chân thành cảm ơn MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Tổng quan về bệnh đái tháo đường 3 1.2. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã tham khảo 12 1.3. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu 14 Chương 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16 2.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu 16 2.2. Kiến thức và thực hành của người dân về bệnh đái tháo đường 20 2.3. Các yếu tố liên quan 24 KẾT LUẬN 27 KIẾN NGHỊ 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIÊT TẮT ADA: American Diabetes Association (Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ) ĐTĐ: đái tháo đường IDF: International Diabetes Federation (Hội Đái tháo đường quốc tế) HLA: Human Leucocyte Antigen (Kháng nguyên bạch cầu người) MODY: Maturity – Onset Diabetes of the Young (Bệnh Đái tháo đường bắt đầu ở tuổi trưởng thành) UIV: Urographie intraveineuse (Kỹ thuật chụp niệu đồ tĩnh mạch) Virus CMV: Cytomegalo WHO: World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Kiến thức của người dân về bệnh đái tháo đường 20 Bảng 2.2. Phân bố hình thức tiếp cận thông tin về bệnh đái tháo đường 21 Bảng 2.3. Thực hành của người dân về bệnh đái tháo đường 22 Bảng 2.4. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành 24 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 1.1.Triệu chứng bệnh đái tháo đường 6 Hình 1.2. Biến chứng mạn tính bệnh đái tháo đường 7 Hình 1.3. Phân bố bệnh đái tháo đường trên thế giới 10 Hình 1.4. Bản đồ hành chính huyện Châu Thành – Hậu Giang 14 Biểu đồ 2.1. Phân bố đối tượng theo giới tính 16 Biểu đồ 2.2. Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi 17 Biểu đồ 2.3. Phân bố đối tượng theo trình độ văn hóa 17 Biểu đồ 2.4. Phân bố đối tượng theo dân tộc 18 Biểu đồ 2.5. Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp 18 Biểu đồ 2.6. Phân bố đối tượng theo tình trạng hôn nhân 19 Biểu đò 2.7. Phân bố đối tượng theo kinh tế 19 Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ kiến thức thực hành của người dân về bệnh đái tháo đường 23 Biểu đồ 2.9. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến kiến thức – thực hành 25 Biểu đồ 2.10: Ảnh hưởng của truyền thông đến kiến thức – thực hành.. 26 ĐẶT VẤN ĐỀ Xã hội ngày càng phát triển, sự thay đổi nhanh chóng về kinh tế, lối sống, tốc độ đô thị hoá … đã tác động nhiều đến sức khỏe của con người theo hướng tiêu cực, đặc biệt là sự thay đổi về thói quen dinh dưỡng và vận động như: ăn uống không điều độ, ít hoạt động thể lực… là những yếu tố làm phát sinh nhiều bệnh tật, trong đó có những bệnh mạn tính, không thể điều trị khỏi hoàn toàn, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, trở thành những vấn đề quan tâm hàng đầu của lĩnh vực y học nói riêng và của toàn nhân loại nói chung. Đái tháo đường là một trong những vấn đề đó.Năm 2010 theo ước tính, trên thế giới có khoảng 285 triệu người trưởng thành tuổi từ 2079 bị ĐTĐ, con số đó tiếp tục gia tăng 154% từ năm 2010 đến năm 2030 trong đó chủ yếu là do sự gia tăng mạnh mẽ ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á20.Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nhanh chóng về kinh tế xã hội, cùng với sự thay đổi lối sống, đã góp phần làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ type 2 chung của cả thế giới.20 Theo điều tra quốc gia về tỷ lệ ĐTĐ năm 2008, tỷ lệ bệnh ĐTĐ ở các đối tượng 3064 tuổi tại các thành phố lớn là 710%. Như vậy chỉ sau 10 năm tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ type 2 đã gia tăng trên 300%.17 Nguyên nhân chính gây đái tháo đường là rối loạn quá trình chuyển hóa nội tiết làm cơ thể không sử dụng được lượng đường đã hấp thu trong thức ăn, đặc trưng bởi sự tăng glucose trong máu.Đái tháo đường tạo ra những gánh nặng kinh tế do gia tăng tỷ lệ mắc bệnh mới và số lượng các thương tật liên quan cùng xuất hiện. Hiện nay người ta ước tính chi phí chăm sóc y tế hằng năm trên toàn thế giới cho bệnh nhân đái tháo đường vào khoảng 223 tỷ đô la, con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên theo tỷ lệ mắc bệnh. Hội đái tháo đường quốc tế (IDF) ước tính chi tiêu cho bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới tối thiểu sẽ là 561 tỷ đô la vào năm 2030.

Trang 1

BÁO CÁO MÔN HỌCTHỰC TẬP CỘNG ĐỒNG 1

Giảng Viên Hướng Dẫn

Ths NGUYỄN THỊ THANH THÁI

Bs NGUYỄN TRẦN PHƯƠNG THẢO

CN TRẦN ĐỖ THANH PHONG

Nhóm 1 – xã Đông PhúLớp: Đại Học Y Đa KhoaKhóa: 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN

Hậu Giang, 2015

Trang 2

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC – THỰC HÀNH VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

CỦA NGƯỜI DÂN TỪ 25-69 TUỔI TẠI XÃ ĐÔNG PHÚ

HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH HẬU GIANG THÁNG 12/2015

Giảng Viên Hướng Dẫn

Ths NGUYỄN THỊ THANH THÁI

Bs NGUYỄN TRẦN PHƯƠNG THẢO

CN TRẦN ĐỖ THANH PHONG

Nhóm 1 – xã Đông Phú Lớp: Đại Học Y Đa Khoa Khóa: 5

LỜI CAM ĐOAN

Hậu Giang, 2015

Trang 3

từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.

Nhóm 1 – xã Đông Phú

Trang 4

nghiên cứu và hoàn thành tốt đề tài.

Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Thị Thanh Thái, cô Nguyễn Trần Phương Thảo và thầy Trần Đỗ Thanh Phong đã tận tình giảng dạy, cung cấp kiến thức và trang bị kĩ năng thực tập cộng đồng cho chúng em,giúp đỡ chúng em rất nhiều trong suốt quá trình học tập tại giảng đường cũng như quá trình nghiên cứu đề tài tại địa phương

Chúng em xin chân thành cảm ơn đến Chính quyền địa phương, trưởng trạm y tế xã Đông Phú và các anh chị cộng tác viên đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ chúng em trong thời gian thực hiện nghiên cứu

Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến nhân dân xã Đông Phú đã hợp tác thânthiện và nhiệt tình giúp đỡ chúng em có những số liệu cụ thể để hoàn thành tốt đề tài

Nhóm thực tập xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

Trang Trang phụ bìa

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Tổng quan về bệnh đái tháo đường 3

1.2 Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã tham khảo 12

1.3 Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu 14

Chương 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16

2.1 Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu 16

2.2 Kiến thức và thực hành của người dân về bệnh đái tháo đường 20

2.3 Các yếu tố liên quan 24

KẾT LUẬN 27

KIẾN NGHỊ 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

HLA: Human Leucocyte Antigen (Kháng nguyên bạch cầu người)

MODY: Maturity – Onset Diabetes of the Young (Bệnh Đái tháo đường bắtđầu ở tuổi trưởng thành)

UIV: Urographie intraveineuse (Kỹ thuật chụp niệu đồ tĩnh mạch)

Virus CMV: Cytomegalo

WHO: World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

Trang 7

Bảng 2.2 Phân bố hình thức tiếp cận thông tin về bệnh đái tháo đường 21Bảng 2.3 Thực hành của người dân về bệnh đái tháo đường 22

Trang 8

Hình 1.2 Biến chứng mạn tính bệnh đái tháo đường 7

Hình 1.3 Phân bố bệnh đái tháo đường trên thế giới 10

Hình 1.4 Bản đồ hành chính huyện Châu Thành – Hậu Giang 14

Biểu đồ 2.1 Phân bố đối tượng theo giới tính 16

Biểu đồ 2.2 Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi 17

Biểu đồ 2.3 Phân bố đối tượng theo trình độ văn hóa 17

Biểu đồ 2.4 Phân bố đối tượng theo dân tộc 18

Biểu đồ 2.5 Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp 18

Biểu đồ 2.6 Phân bố đối tượng theo tình trạng hôn nhân 19

Biểu đò 2.7 Phân bố đối tượng theo kinh tế 19

Biểu đồ 2.8 Tỷ lệ kiến thức thực hành của người dân về bệnh đái tháo đường .23

Biểu đồ 2.9 Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến kiến thức – thực hành 25

Biểu đồ 2.10: Ảnh hưởng của truyền thông đến kiến thức – thực hành 26

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Xã hội ngày càng phát triển, sự thay đổi nhanh chóng về kinh tế, lốisống, tốc độ đô thị hoá … đã tác động nhiều đến sức khỏe của con người theohướng tiêu cực, đặc biệt là sự thay đổi về thói quen dinh dưỡng và vận độngnhư: ăn uống không điều độ, ít hoạt động thể lực… là những yếu tố làm phátsinh nhiều bệnh tật, trong đó có những bệnh mạn tính, không thể điều trị khỏihoàn toàn, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, trởthành những vấn đề quan tâm hàng đầu của lĩnh vực y học nói riêng và củatoàn nhân loại nói chung Đái tháo đường là một trong những vấn đề đó.Năm

2010 theo ước tính, trên thế giới có khoảng 285 triệu người trưởng thành tuổi

từ 20-79 bị ĐTĐ, con số đó tiếp tục gia tăng 154% từ năm 2010 đến năm

2030 trong đó chủ yếu là do sự gia tăng mạnh mẽ ở các nước đang phát triển,đặc biệt là ở Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á[20].Việt Nam là một quốc giađang phát triển nhanh chóng về kinh tế xã hội, cùng với sự thay đổi lốisống, đã góp phần làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ type 2 chung của cảthế giới.[20] Theo điều tra quốc gia về tỷ lệ ĐTĐ năm 2008, tỷ lệ bệnhĐTĐ ở các đối tượng 30-64 tuổi tại các thành phố lớn là 7-10% Như vậychỉ sau 10 năm tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ type 2 đã gia tăng trên 300%.[17]Nguyên nhân chính gây đái tháo đường là rối loạn quá trình chuyển hóanội tiết làm cơ thể không sử dụng được lượng đường đã hấp thu trong thức ăn,đặc trưng bởi sự tăng glucose trong máu.Đái tháo đường tạo ra những gánhnặng kinh tế do gia tăng tỷ lệ mắc bệnh mới và số lượng các thương tật liênquan cùng xuất hiện Hiện nay người ta ước tính chi phí chăm sóc y tế hằngnăm trên toàn thế giới cho bệnh nhân đái tháo đường vào khoảng 223 tỷ đô la,con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên theo tỷ lệ mắc bệnh Hội đái tháo đườngquốc tế (IDF) ước tính chi tiêu cho bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới tốithiểu sẽ là 561 tỷ đô la vào năm 2030

Trang 10

phòng chống căn bệnh mạn tính này Muốn thực hiện chiến lược, bước đầutiên là phải nghiên cứu xác định kiến thức, thực hành của người dân về bệnhđái tháo đường Đến nay nhiều công trình nghiên cứu về đái tháo đường đãđược tiến hành trên phạm vi cả nước nhưng vẫn còn hạn chế ở vùng sâu vùng

xa thuộc đồng bằng sông Cửu Long Xã Đông Phú, huyện Châu Thành , tỉnhHậu Giang là một trong số đó.Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vàobước đầu thực hiện chiến lược quốc gia về phòng chống bệnh đái tháo đường,

nhóm chúng em quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu kiến thức, thực hành của người dân từ 25-69 tuổi về bệnh đái tháo đường tại xã Đông Phú thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang tháng 12/2015” nhằm những

mục tiêu cụ thể như sau:

1. Xác định tỷ lệ người dân độ tuổi từ 25-69 có kiến thức đúng về bệnhđái tháo đường tại xã Đông Phú, huyện Châu Thành , tỉnh Hậu Giangtháng 12/2015

2. Xác định tỷ lệ người dân độ tuổi 25-69 có thực hành đúng về phòngngừa bệnh đái tháo đường tại xã Đông Phú, huyện Châu Thành , tỉnhHậu Giang tháng 12/2015

Trang 11

3. Xác định mối liên hệ giữa kiến thức và thực hành, mối liên hệ giữatrình độ học vấn và kiến thức - thực hành,mối liên hệ giữa nguồntruyền thông và kiến thức – thực hành của người dân độ tuổi từ 25-69

xã Đông Phú, Huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang tháng

12/2015.Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan về bệnh đái tháo đường

1.1.1 Định nghĩa về đái tháo đường

Đái tháo đường “Là một rối loạn mạn tính, có những thuộc tínhsau: tăng glucose máu, kết hợp với những bất thường về chuyển hoácarbohydrat, lipid và protein, bệnh luôn gắn liền với xu hướng phát triển cácbệnh lý về thận, đáy mắt, thần kinh và các bệnh tim mạch do hậu quảcủa xơvữa động mạch”.[4]

Theo hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) 2004: “ĐTĐ là một nhóm các bệnh lýchuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insulin,khiếm khuyết hoạt động insulin hoặc cả hai Tăng glucose máu mạn tínhtrong ĐTĐ sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặcbiệt là mắt, thận, thần kinh, tim mạch và mạch máu.[10]

1.1.2 Phân loại đái tháo đường

1.1.2.1 Đái tháo đường type 1

ĐTĐ type 1 chiếm tỷ lệ khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân ĐTĐ thế giới.Nguyên nhân do tế bào β bị phá hủy, gây nên sự thiếu hụt insulin tuyệt đốicho cơ thể (nồng độ insulin giảm thấp hoặc mất hoàn toàn) Các khángnguyên bạch cầu người (HLA) có mối liên quan chặt chẽ với sự phát triển củaĐTĐ type 1

Trang 12

ĐTĐ type 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen và thường được phát hiệntrước 40 tuổi Người bệnh ĐTĐ type 1 sẽ có đời sống phụ thuộc insulin hoàn

toàn Có thể có các dưới nhóm:

- ĐTĐ qua trung gian miễn dịch

- ĐTĐ type 1 không rõ nguyên nhân

1.1.2.2 Đái tháo đường type 2

ĐTĐ type 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90% ĐTĐ trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnhtăng theo độ tuổi, thường gặp nhiều ở người trưởng thành trên 40 tuổi Tuynhiên, do có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống, về thói quen ăn uống, ĐTĐtype 2 ở lứa tuổi trẻ đang có xu hướng phát triển nhanh

Đặc trưng của ĐTĐ type 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt tiếtinsulin tương đối Đặc điểm lớn nhất trong sinh lý bệnh của ĐTĐ type 2 là có

sự tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường trong cơ chế bệnh sinh.Người mắc bệnh ĐTĐ type 2 có thể điều trị bằng cách thay đổi thói quen, kếthợp dùng thuốc để kiểm soát glucose máu, tuy nhiên nếu quá trình này thựchiện không tốt thì bệnh nhân cũng sẽ phải điều trị bằng cách dùng insulin

1.1.2.3 Đái tháo đường thai kỳ

ĐTĐ thai kỳ thường gặp ở phụ nữ có thai, có glucose máu tăng, gặp khi

có thai lần đầu Sự tiến triển của ĐTĐ thai kỳ sau sinh theo 3 khả năng: trởthành ĐTĐ thực sự, trở thành giảm dung nạp glucose hoặc trở về bình thườngnhưng có thể lại bị ĐTĐ trong những lần có thai tiếp theo.[16]

Trang 13

Tăng đường huyết do thuốc, hóa chất: Corticoid, thyroxin, thyazid,diazoxid, thuốc đồng vận giao cảm beta, phenytoin, interferon alpha, vacor,…Nhiễm trùng: Paramyxovirus gây quai bị, CMV, rubella bẩm sinh,…Các thể không thường gặp của ĐTĐ qua trung gian miễn dịch: hộichứng người cứng, kháng thể kháng thụ thể insulin, …

Một số bệnh di truyền đôi khi kết hợp với ĐTĐ: hội chứng Down, hộichứng Klinefelter, hội chứng Turner, loạn dưỡng trương lực cơ, Pophyria,…[7]

Trang 14

1.1.3 Triệu chứng của bệnh đái tháo đường

Hình 1.1.Triệu chứng bệnh đái tháo đường.

1.1.3.1 Triệu chứng điển hình

• Tiểu nhiều, tiểu đêm và có thể tiểu dầm ở trẻ em

• Uống nhiều và khát nhiều

• Sụt cân nhiều ở type 1 và thường ít hơn ở type 2

• Ăn nhiều hoặc chán ăn, thèm ngọt và ăn nhiều thức ăn ngọt hơn trướcđó.[7]

Trang 15

1.1.3.2 Triệu chứng không điển hình

• Mệt mỏi hoặc tình trạng mất sức không giải thích được

• Sụt cân ít hoặc vừa, không giải thích được

• Mờ mắt

• Rối loạn chức năng tình dục ở nam

• Tê, dị cảm đầu chi Chóng mặt Da khô

• Nhiễm trùng kéo dài

• Nước tiểu kiến bu, có vị ngọt.[7]

1.1.4 Biến chứng

1.1.4.1 Biến chứng cấp tính

• Hôn mê nhiễm toan ceton

• Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu

• Hạ đường huyết[7]

1.1.4.2 Biến chứng mạn tính

Hình 1.2 Biến chứng mạn tính bệnh đái tháo đường

• Biến chứng mạch máu nhỏ

Trang 16

- Glaucoma

Biến chứng thận

- Bệnh cầu thận ĐTĐ

- Viêm hoại tử đài bể thận

- Tổn thương thận mất bù sau tiêm thuốc cản quang trong các thủ thuậtnhư chụp UIV, chụp mạch có thể gây suy thận cấp

Hệ tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa

Hệ niệu dục: rối loạn cương dương, xuất tinh ngược dòng

- Các biến chứng ở da, xương khớp với nhiều dạng khác nhau.[7]

1.1.5 Những yếu tố nguy cơ

1.1.5.1 Tuổi

Trang 17

Qua nhiều nghiên cứu thấy tuổi càng tăng, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ càngcao Từ 65 tuổi trở lên, tỷ lệ bệnh ĐTĐ lên tới 16%.Tuy nhiên với tốc độ pháttriển cuộc sống hiện nay, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi mắc ĐTĐ type 2,người được chẩn đoán ĐTĐ type 2 dưới 20 tuổi không còn là hiếm.

1.1.5.2 Giới tính

Tỷ lệ mắc ĐTĐ ở hai giới nam và nữ tuỳ thuộc vào chủng tộc, độ tuổi,điều kiện sống, mức độ béo phì Một số nghiên cứu cho thấy ở nam giới bệnhdiễn tiến nhanh hơn

1.1.5.3 Địa dư

Lối sống công nghiệp hiện đại ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mắc bệnhĐTĐ Tỷ lệ mắc ĐTĐ tăng gấp 2-3 lần ở những người nội thành so với nhữngngười sống ở ngoại thành Yếu tố địa dư ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc ĐTĐ thựcchất là sự thay đổi lối sống: ít vận động, ăn uống nhiều dẫn đến béo phì gây

ra

1.1.5.4 Béo phì

Theo WHO, béo phì là yếu tố nguy cơ mạnh mẽ nhất tác động lên khảnăng mắc ĐTĐ type 2

1.1.5.5 Thuốc lá và bia rượu

Thuốc lá và bia rượu là những chất gây hại cho cơ thể, làm nặng thêmcác rối loạn chuyển hoá Những người bệnh ĐTĐ nếu uống nhiều rượu thìhậu quả thường nặng hơn so với người bình thường

1.1.6 Tình hình về đái tháo đường

1.1.6.1 Trên thế giới

Trang 18

phát triển và thậm chí còn cao hơn ở các nước đang phát triển.[11] Tỷ lệ bệnhđái tháo đường thay đổi theo từng nước có nền công nghiệp phát triển hayđang phát triển và thay đổi theo từng vùng địa lý khác nhau Trong đó, nơi có

tỷ lệ đái tháo đường cao nhất là khu vực Bắc Mỹ (7,8%), khu vực ĐịaTrung Hải và khu vực Trung Đông (7,7%), châu Âu (4,9%) và châu Phi(1,2%).[2] Tỷ lệ ĐTĐ tại các nước thuộc khu vực Đông Nam Á cũng tươngđối cao

Tại Philippine, kết quả điều tra quốc gia năm 2008 cho thấy tỷ lệ ĐTĐ

là 7,2%, suy giảm dung nạp glucose: 6,5% và rối loạn glucose máu lúc đói:2,1% Tỷ lệ ĐTĐ khu vực thành thị là 8,3% và khu vực nông thôn là 5,8%[47].Theo kết quả điều tra năm 2008, tỷ lệ ĐTĐ tại Indonesia là 5,7%, tỷ lệsuy giảm dung nạp glucose là 10,2% ở lứa tuổi trên 15 tuổi.[16]

1.1.6.2 Tại Việt Nam Hình 1 3: Phân bố bệnh đái tháo đường trên thế giới

Trang 19

Năm 2013, trong kết quả công bố của “Dự án phòng chống Đáitháo đường Quốc gia” do Bệnh viện Nội tiết Trung ương thực hiệnnăm 2012 trên 11.000 người tuổi 30-69 tại 6 vùng gồm: Miền núi phíaBắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam

Bộ và Tây Nam Bộ đã cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 5,7% (tỷ lệmắc cao nhất ở Tây Nam Bộ là 7,2%, thấp nhất là Tây Nguyên 3,8%) Tỷ

lệ rối loạn dung nạp glucose cũng gia tăng mạnh mẽ từ 7,7% năm 2002lên gần 12,8% năm 2012 Cũng theo nghiên cứu này, những người trên 45tuổi có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 cao gấp 4 lần những người dưới

45 tuổi Người bị huyết áp cao cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhữngngười khác hơn 3 lần Người có vòng eo lớn nguy cơ mắc cao hơn 2,6 lần.Như vậy, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở Việt Nam 10 năm qua đã tăng gấpđôi Đây là con số đáng báo động vì trên thế giới, phải trải qua 15 nămtỷ lệmắc đái tháo đường mới tăng gấp đôi Trong khi đó, 75,5% số người được

hỏi đều có kiến thức rất thấp về bệnh đái tháo đường

1.1.6.3 Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long

Theo đánh giá của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế Bộ Y tế, Dự ánQuốc gia phòng chống ĐTĐ đã sàng lọc được 202.020 người, phát hiện được:9.932 người mắc ĐTĐ (4,9%) và 26.242 người mắc tiền ĐTĐ (13,0%), trong

đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ phát hiện ĐTĐ là 3,4% và tỷ lệtiền ĐTĐ là 9,8% Các nghiên cứu khác ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu longnhư: Trà Vinh năm 2004 tỷ lệ bệnh ĐTĐ ở người trên 35 tuổi là 3,7%; HậuGiang năm 2009, tỷ lệ bệnh ĐTĐ từ 40 – 69 tuổi là 9,8%.[14]

1.1.6.4 Tại tỉnh Hậu Giang

Trang 20

ĐTĐ mới phát hiện là 68,1%; tỷ lệ ĐTĐ đã phát hiện trước đó là 31,9%; Tỷ

lệ rối loạn đường huyết lúc đói là 9,7%; tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là7.7%.[9]

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có 30 xã thuộc 7 huyện, thị, thànhđang triển khai chương trình phòng chống bệnh ĐTĐ tại các trạm y tế Tổng

số bệnh nhân tiền ĐTĐ và ĐTĐ được quản lý là 1.980 người Triển khaichương trình này, các trạm y tế thường xuyên tư vấn, thử đường huyết chobệnh nhân nhằm giúp họ kiểm soát tốt đường huyết, phòng ngừa, làm chậm

sự xuất hiện các biến chứng Qua đó, kiến thức về bệnh ĐTĐ được phổ biếnngày càng rộng rãi trong cộng đồng Tuy nhiên, số bệnh nhân được quản lýcòn thấp so với bệnh nhân ĐTĐ ngoài cộng

1.2 Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã tham khảo

Nghiên cứu tình hình ĐTĐ và kiến thức, thực hành dự phòng biến chứng ở người dân 30-64 tuổi tại tỉnh Hậu Giang (Trần Văn Hải - Sở Y

tế tỉnh Hậu Giang; Đàm Văn Cường - Đại học Y Dược Cần Thơ).

Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 2.400 đối tượng

Kết quả: Có 25,9% đối tượng có kiến thức và thực hành đúng về dựphòng biến chứng ĐTĐ; người có kiến thức đúng thì thực hành tốt hơn ngườikhông có kiến thức đúng (54,8% so với 15,8%), truyền thanh và truyền hình

là các phương tiện thông tin có hiệu quả nhất về dự phòng biến chứng ĐTĐ.[7]

Điều tra kiến thức thái độ và thực hành về phòng chống ĐTĐ tại tỉnh Đồng Tháp năm 2012 (tác giả: Huỳnh Văn Triều; Lê Lan Trinh và cộng sự).

Trang 21

Phương pháp nghiên cứu ngang được tiến hành trong Quý III năm 2012 Kết quả: Kiến thức toàn diện về bệnh ĐTĐ của người dân còn quá thấp,mặc dù các đối tượng được tiếp cận thông tin truyền thông rất cao (87,1 %)điều này cho thấy công tác truyền thông chưa thật sự đi sâu vào lòng dân Do

đó cần nâng cao công tác truyền thông mạnh hơn nữa đặc biệt là chiều sâu Vìvậy cần phải tiến hành các nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các phương tiệntruyền thông khác nhau để chọn ra các biện pháp có hiệu quả nhất và phù hợpnhất.[15]

Theo tác giả WildS và cộng sự nghiên cứu đưa ra tỷ lệ ĐTĐ cho mọi

độ tuổi trên toàn thế giới năm 2000.

Kết quả: tỷ lệ ĐTĐ cho mọi lứa tuổi năm 2000 là 2,8% và sẽ tăng vàonăm 2030 là 4,4% (171 triệu người vào năm 2000 và 366 triệu người vào năm2030) ngoài ra tác giả còn đưa ra danh sách những quốc gia có tỷ lệ ngườimắc ĐTĐ cao nhất thế giới Đứng đầu là Ấn Độ, Trung Quốc, và Hoa Kỳ kếtquả này tương tự kết quả của tác giả King H và cộng sự năm 1995.[21]

Nghiên cứu của Shaw JE và cộng sự ước tính số người ĐTĐ trên thế giới năm 2010 và 2030

Nghiên cứu thực hiện từ 91 quốc gia để xác định tỷ lệ ĐTĐ cho tất cả

216 quốc gia năm 2010 và 2030 dựa theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới

và hội đái tháo đường Mỹ, nhóm tuổi từ 20-79 Kết quả cho thấy: tỷ lệ ĐTĐtrên toàn thế giới ở người trưởng thành 20-79 là 6,4% (285 triệu người) vàtăng lên 7,7% (439 triệu người) năm 2030 Từ năm 2010 và 2030 có 69%người trưởng thành mắc ĐTĐ ở nước đang phát triển và 20% ở nước pháttriển.[20]

1.3 Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

Trang 22

Phước, cách thành phố Cần Thơ khoảng 6km về hướng Bắc.[1]

Ranh giới của xã: Phía Bắc giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long, Phía Namgiáp xã Đông Phước, Phía Đông giáp xã Phú Hữu, Phía Tây giáp xã Phú An

Hình 1.4: Bản đồ hành chính huyện Châu Thành- Hậu Giang hiện nay

Trang 23

Diện tích tự nhiên của xã: 2.822 ha, diện tích canh tác 1.600 ha, dân số2.717 hộ với 16.527 nhân khẩu, hầu hết là người Kinh, chỉ có số ít là ngườiHoa Những năm qua, trạm y tế xã Đông Phú đã nỗ lực nâng cao chất lượng

để phục vụ thiết thực công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân Năm 2013, trạm

y tế xã Đông Phú trở thành 1 trong 4 trạm y tế của tỉnh Hậu Giang được côngnhận đạt 10 tiêu chí quốc gia về y tế xã, đánh dấu một chặng đường mới trongtiến trình chuẩn hóa y tế cơ sở

Ngày đăng: 14/02/2016, 20:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. GS.VS.Phạm Song, PGS.TS.Phạm Hữu Quỳnh (2008), Bách khoa thư bệnh học - tập 3, Công ty cổ phần sách dịch và từ điển giáo dục, tr 146-156 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Bách khoa thư bệnh học - tập 3
Tác giả: GS.VS.Phạm Song, PGS.TS.Phạm Hữu Quỳnh
Năm: 2008
15. Huỳnh Văn Triều, Lê Lan Trinh, Lê trường Vũ, Bùi Kim Nương (2012), điều tra kiến thức thái độ và thực hành về phòng chống ĐTĐ tại tỉnh Đồng Tháp năm 2012, Đề tài Nghiên cứu khoa học, sở y tế Đồng Tháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: điều tra kiến thức thái độ và thực hành về phòng chống ĐTĐ tại tỉnh Đồng Tháp năm 2012
Tác giả: Huỳnh Văn Triều, Lê Lan Trinh, Lê trường Vũ, Bùi Kim Nương
Năm: 2012
16. Trường đại học y Hà Nội (2012), Bệnh học nội khoa – tập 2, Nxb y học, tr 322 – 341 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh học nội khoa – tập 2
Tác giả: Trường đại học y Hà Nội
Nhà XB: Nxb y học
Năm: 2012
17. Hoàng Kim Ước và cộng sự (2007), Thực trạng bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp đường huyết ở các đối tượng có nguy cơ cao tại Thành phố Thái Nguyên năm 2006, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 677-693.Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp đường huyết ở các đối tượng có nguy cơ cao tại Thành phố Thái Nguyên năm 2006
Tác giả: Hoàng Kim Ước và cộng sự
Năm: 2007
18. Asman M, Jazil K, Sri D, Syafril S, Eva D (2008), Effect of metformin therapy on plasma adiponectin in obesity with prediabetes patients, Faculty of Medecine, Andalas University Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effect of metformin therapy on plasma adiponectin in obesity with prediabetes patients
Tác giả: Asman M, Jazil K, Sri D, Syafril S, Eva D
Năm: 2008
19. Cecilia J (2011), Prevalence of diabetes and pre-diabetes, and status of diabetes care in the Philippines, Jafes, 26(2), S22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Prevalence of diabetes and pre-diabetes, and status of diabetes care in the Philippines
Tác giả: Cecilia J
Năm: 2011
14. Tài liệu tổng kết hoạt động 2012 - Dự án phòng chống đái tháo đường quốc gia (2012), Viện Chiến lược và Chính sách Y tế Bộ Y tế Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w