Tính đến nay, chỉ riêng TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đã có hơn 100 cơ sở cung cấp dịch vụ tham vấn tâm lý, sức khỏe sinh sản, tình dục và phòng chống bạo hành giới với đủ các loại hình th
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHẠM KIỀU LINH
GIÁM SÁT TRONG THỰC HÀNH THAM VẤN
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI - NĂM 2013
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHẠM KIỀU LINH
GIÁM SÁT TRONG THỰC HÀNH THAM VẤN
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60 31 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS TS TRẦN THỊ MINH ĐỨC
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Tác giả luận văn
Phạm Kiều Linh
Trang 41.2.3.1 Định nghĩa giám sát trong tham vấn 161.2.3.2 Mục tiêu và nội dung giám sát trong tham vấn 191.2.3.3 Người giám sát: vai trò, kỹ năng và các phẩm chất tâm lý
Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
GIÁM SÁT TRONG THỰC HÀNH THAM VẤN
28
2.2 Nội dung và các phương pháp nghiên cứu 28
Trang 5Chương 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 343.1 Giới thiệu chung về các trung tâm tham vấn 343.2 Thực trạng hoạt động giám sát tại các trung tâm tham vấn 383.2.1 Nhận thức và thái độ của cán bộ quản lý, cán bộ tham vấn
và cán bộ giám sát về hoạt động giám sát trong tham vấn
38
3.2.2 Cách thức và các tiêu chí lựa chọn người giám sát 403.2.3 Các hình thức và mức độ giám sát trong tham vấn 423.2.4 Các tác động của hoạt động giám sát 503.2.4.1 Tác động đến chất lượng hoạt động tham vấn 503.2.4.2 Tác động đến sự trưởng thành nghề nghiệp của cán bộ
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát 57
3.3.2 Nhận thức về ý nghĩa của hoạt động giám sát của cán bộ
quản lý
58
3.3.4 Tìm kiếm chuyên gia giám sát và nguồn kinh phí 583.3.5 Chế độ lương, phụ cấp và khối lượng công việc 593.3.6 Tâm thế của người giám sát và người được giám sát 60
PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Phân bổ khách thể tham gia nghiên cứu 32
Bảng 3.1: Hiểu biết về mục tiêu giám sát của cán bộ quản lý,
cán bộ giám sát và cán bộ tham vấn
39
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Trong khoảng mười năm trở lại đây, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân Việt Nam không ngừng được nâng cao, đồng thời các áp lực trong cuộc sống, công việc và các mối quan hệ không ngừng gia tăng Chính
vì vậy, nhu cầu được chia sẻ, trò chuyện, giải tỏa tâm lý và chăm sóc sức khỏe sinh sản, tình dục của người dân, nhất là những người sống tại các thành phố lớn như TP.Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh… không ngừng gia tăng Đáp ứng nhu cầu này, nhiều trung tâm tham vấn tâm lý, sức khỏe sinh sản… đã ra đời, thu hút số lượng khách hàng đông đảo Tính đến nay, chỉ riêng TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đã có hơn 100 cơ sở cung cấp dịch vụ tham vấn tâm lý, sức khỏe sinh sản, tình dục và phòng chống bạo hành giới với đủ các loại hình tham vấn như tham vấn trực tiếp, tham vấn qua điện thoại, tham vấn qua mạng internet, tham vấn qua báo chí, tham vấn qua đài phát thanh, truyền hình…
Trong khi hiện nay, tại Việt Nam, việc giám sát, đánh giá chất lượng tham vấn và năng lực nghề nghiệp của người hành nghề tham vấn vẫn còn đang bị bỏ ngỏ hoặc được thực hiện một cách tự phát theo các tiêu chí, cách thức mà các cơ sở cung cấp dịch vụ tham vấn tự đề ra, có thể tham khảo hoặc không tham khảo những quy chuẩn nhất định mà hiệp hội tham vấn hay hiệp hội hành nghề tham vấn ở các quốc gia có nghề tham vấn phát triển quy định hoặc ứng dụng Đặc biệt trong bối cảnh dịch vụ tham vấn vượt qua giới hạn một loại hình trợ giúp xã hội miễn phí để trở thành một hoạt động trợ giúp có thu phí thì việc kiểm định, kiểm soát chất lượng tham vấn càng trở nên cấp thiết Thực tế có không ít cơ sở cung cấp dịch vụ tham vấn chạy theo lợi nhuận, đặt lợi nhuận với mức phí và thời gian tham vấn có thu phí lên hàng đầu, bỏ qua các nguyên tắc đạo đức hành nghề tham vấn, buông lỏng năng lực
Trang 8nghề nghiệp của người hành nghề tham vấn tại cơ sở của mình, không có cơ chế, công cụ đánh giá, kiểm soát chất lượng tham vấn, không có hệ thống giám sát tham vấn Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của khách hàng cũng như uy tín nghề tham vấn mà các nhà tham vấn (hướng đến chuyên nghiệp) đang nỗ lực xây dựng
Bên cạnh đó, các nghiên cứu trong lĩnh vực tham vấn tại Việt Nam mới chỉ tập trung tìm hiểu, làm rõ các khía cạnh như quy trình tham vấn, các trường phái tham vấn, các lý thuyết tham vấn, kỹ năng tham vấn, các vấn đề đạo đức trong tham vấn, mối quan hệ giữa người hành nghề tham vấn và khách hàng Chưa có nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu về khía cạnh giám sát trong hoạt động tham vấn
Trong điều kiện nói trên, việc nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở
lý luận và thực tiễn của việc xây dựng hoạt động giám sát hiệu quả, có tính ứng dụng cao trong hoạt động tham vấn tâm lý tại Việt Nam có ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tham vấn, thúc đẩy tham vấn trở thành một nghề chuyên nghiệp, được xã hội và người dân tin cậy sử dụng Đây chính là lý do để chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: Giám sát trong
thực hành tham vấn
2 Mục đích nghiên cứu
Chỉ ra thực trạng hoạt động giám sát tham vấn tại các cơ sở thực hành
tham vấn
3 Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề giám sát và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát trong tham vấn hiện nay
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu chính như sau:
• Nhiệm vụ 1: Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
Trang 9• Nhiệm vụ 2: Đánh giá thực trạng hoạt động giám sát chuyên môn tại
các cơ sở thực hành tham vấn tại Việt Nam
5 Khách thể nghiên cứu
68 khách thể nghiên cứu, bao gồm:
• 5 cán bộ quản lý cơ sở thực hành tham vấn
• 8 cán bộ giám sát tại cơ sở thực hành tham vấn
• 55 cán bộ tham vấn
6 Giới hạn nghiên cứu
Hệ thống giám sát chuyên môn tại các nước có nghề tham vấn phát triển bao gồm rất nhiều nội dung Tuy nhiên trong điều kiện giám sát tham vấn ở Việt Nam, nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu năm phần cơ bản trong hệ thống giám sát bao gồm:
• Quy trình giám sát chuyên môn đối với các ca tham vấn
• Mối quan hệ nghề nghiệp giữa người giám sát và người được giám sát
• Những kỹ năng giám sát được sử dụng trong quá trình giám sát
• Những quy điều đạo đức của hoạt động giám sát
• Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát
7 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu đi tìm câu trả lời cho hai câu hỏi lớn như sau:
• Thực trạng hoạt động giám sát tại các cơ sở thực hành tham vấn tại Việt Nam hiện nay như thế nào?
• Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động giám sát trong tham vấn?
8 Giả thuyết nghiên cứu
Hoạt động giám sát trong thực hành tham vấn đã và đang diễn ra một cách thiếu định hướng về nghiệp vụ chuyên môn, chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, các kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức và chịu ảnh
Trang 10hưởng bởi nguồn nhân sự, tài chính của cơ sở thực hành tham vấn và năng lực
giám sát của các cán bộ giám sát
9 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính Một phần số liệu được thống kê dưới dạng nghiên cứu định lượng hỗ trợ phân tích định tính
9.1 Phương pháp phân tích tài liệu
9.2 Phương pháp quan sát
9.3 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
9.4 Phương pháp phỏng vấn sâu
10 Ý nghĩa của nghiên cứu
Ở những nước có nghề tham vấn phát triển, hệ thống giám sát là một phần không thể thiếu tại mỗi cơ sở thực hành tham vấn chuyên nghiệp Đồng thời, cho dù là nhà tham vấn lâu năm thì nhu cầu được giám sát vẫn rất phổ biến, bởi hoạt động giám sát không chỉ giúp đảm bảo chất lượng tham vấn, đảm bảo quyền lợi của khách hàng mà còn giúp nhà tham vấn trưởng thành về nhân cách và năng lực chuyên môn Tuy nhiên, tại Việt Nam, tham vấn chưa được công nhận là một nghề và chưa có hiệp hội nghề nghiệp nên không có đơn vị/ tổ chức nào nhận trách nhiệm kiểm định chất lượng tham vấn và năng lực nghề nghiệp của người hành nghề tham vấn Việc đánh giá chất lượng các
ca tham vấn, đánh giá năng lực nghề nghiệp của người hành nghề tham vấn và nâng cao năng lực nghề nghiệp của người hành nghề tham vấn do những người hành nghề tham vấn và các cơ sở cung cấp dịch vụ tham vấn tự thực hiện theo kinh nghiệm và các tiêu chí của riêng mình Tài liệu liên quan đến hoạt động giám sát chuyên môn, đặc biệt tài liệu hướng dẫn thực hành, tổ chức hệ thống giám sát tại các trung tâm tham vấn bằng tiếng Việt còn rất hạn chế, hầu như không có, còn tài liệu bằng tiếng nước ngoài chưa tính đến các
Trang 11yếu tố nguồn lực và tình hình thực tiễn tại Việt Nam nên tính ứng dụng chưa cao Kết quả nghiên cứu này với hệ thống cơ sở lý luận được xây dựng dựa trên các tài liệu chính thống từ các nước có nghề tham vấn phát triển, có tính đến các yếu tố văn hóa, xã hội và các nguồn lực hiện có ở Việt Nam cho thấy nghiên cứu có những đóng góp cả về mặt lý luận, cả về mặt thực tiễn Chính
vì vậy, nghiên cứu có ý nghĩa nhất định và đáng được tổ chức thực hiện
11 Kết cấu của nghiên cứu
Nghiên cứu gồm phần mở đầu, 3 chương chính (bao gồm: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về giám sát trong thực hành tham vấn; Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu; Chương 3: Phân tích kết quả nghiên
cứu) và kết luận, khuyến nghị
Trang 12Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIÁM SÁT TRONG THỰC
HÀNH THAM VẤN 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Lịch sử và sự phát triển của giám sát trong thực hành tham vấn không
dễ dàng để hiểu Tuy nhiên chúng ta có thể khám phá những yếu tố quan trọng hình thành nên giám sát trong tham vấn Từ những năm 1920 đến giữa những năm 1960 Fleming và Benedek đã mô tả sự phát triển của giám sát trong phân tâm Ba bước: giám sát, hướng dẫn và phân tích tâm lý con người được coi là những bước bắt buộc trong quá trình đào tạo một nhà phân tâm trẻ tuổi, thiếu kinh nghiệm để làm việc độc lập với khách hàng [11] Sau đó ba bước này được áp dụng như một cấu phần quan trọng trong chương trình đào tạo cơ bản đối với các nhà trị liệu tâm lý, nhà tham vấn và các nghề trợ giúp khác
Dù là một nhà tham vấn trong một tổ chức cộng đồng hay trong trường học thì giám sát cũng trở thành một phần được mong đợi và cần thiết trong trách nhiệm chuyên môn của nhà tham vấn Điều này được chứng minh bằng việc: Các ủy ban cấp phép yêu cầu tăng số giờ giám sát lâm sàng và đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn cho nhà giám sát lâm sàng, những người quản lý trường học ngày càng ủng hộ nhu cầu giám sát, các nguyên tắc đạo đức đối với nhà giám sát được bàn luận và xây dựng, các tiêu chuẩn cho sự chuẩn bị
và thực hành của nhà giám sát được thiết lập [13]
Ban đầu, giám sát được nhìn nhận như “một loại hình tham vấn đặc biệt”, trong đó nhà tham vấn tham khảo ý kiến của người giám sát để nâng cao khả năng làm việc của mình với thân chủ, “Tôi và bạn đang nói về anh ta/
cô ta với mục đích tạo nên một số thay đổi” Tuy nhiên sự khác biệt giữa giám sát và tham vấn ở chỗ: tham vấn không đánh giá người được tham vấn
Trang 13(thân chủ), còn giám sát bằng cách này hay cách khác đang đánh giá người bị giám sát (Benshoff, 1994)
Giám sát cũng được nhìn nhận từ khía cạnh tiếp cận hệ thống Trong đó
cơ bản nhất là hệ thống Nhà giám sát ⇔ người bị giám sát/ nhà tham vấn ⇔ thân chủ Nếu một thành phần của hệ thống ấy thay đổi thì cả hệ thống sẽ thay đổi theo, ví dụ như nếu nhà giám sát tạo điều kiện cho sự lớn mạnh về kiến thức của nhà tham vấn/người bị giám sát thì thân chủ của anh ấy/cô ấy sẽ thay đổi, và nếu nhìn xa hơn thì sự thay đổi của thân chủ sẽ tạo nên sự thay đổi của
hệ thống mà thân chủ được bao hàm trong đó, ví dụ như gia đình của thân chủ Bên cạnh đó còn có một quá trình khác, được gọi là quá trình song song (do Sumerel đề xuất), diễn ra: mối quan hệ giữa nhà tham vấn và thân chủ có thể được bắt chước một cách vô thức trong mối quan hệ giữa người giám sát
và nhà tham vấn, ví như nhà tham vấn mang theo những lo lắng của thân chủ vào giám sát Nếu quá trình song song này được bàn đến, được trải nghiệm thì cũng có thể hữu ích đối với mối quan hệ giữa nhà tham vấn và thân chủ
Các nghiên cứu chỉ ra rằng hiện nay đa số các kiểu giám sát rơi vào ba loại: mô hình mang tính phát triển, mô hình định hướng cụ thể và mô hình tích hợp [13]
Mô hình phát triển tin rằng có các giai đoạn – giống như các kiểu phát triển mà người bị/ được giám sát sẽ trải qua trong quá trình giám sát Người bị/được giám sát đi qua các giai đoạn này nhanh hay chậm tùy thuộc vào phong cách cá nhân, năng lực và sự tự điều chỉnh của họ với người giám sát Với nhà giám sát, sự nhận thức các giai đoạn này giúp phát triển các chiến lược cho sự lớn mạnh của người bị/được giám sát căn cứ vào từng giai đoạn đặc thù (do Nixon & Claiborn khởi xướng) Một mô hình phát triển khác cũng rất nổi tiếng đó là mô hình phát triển của Stoltenberg và Delworth Mô hình này tập trung vào các nhà tham vấn đang trong quá trình đào tạo, những
Trang 14người này sẽ trải qua 3 mức độ phát triển tương ứng với sự thay đổi của 3 mặt: Nhận thức bản thân và người khác; Động cơ; Sự tự chủ Ở mức 1 (mức thấp nhất), nhà tham vấn vẫn hoài nghi năng lực của bản thân, sợ bị đánh giá nên khó có thể thấu hiểu/thấu cảm với thân chủ, trong khi động cơ muốn giúp
đỡ người khác, muốn học các kỹ thuật trợ giúp lại rất mạnh mẽ nên thường mong chờ lời khuyên từ người giám sát và phụ thuộc nhiều vào người giám sát Ở mức 2, nhà tham vấn có thể tập trung vào xúc cảm, nhận thức của thân chủ và bắt đầu có ảnh hưởng tới thân chủ, tuy nhiên do hiểu được sự phức tạp của mối quan hệ tham vấn nên có thể dao động giữa sự hoài nghi với sự tự tin vào năng lực của bản thân và có sự xung đột giữa việc vừa muốn độc lập với người giám sát vừa sợ sự độc lập ấy Ở mức 3 (mức cao nhất), nhà tham vấn
đã tách bạch được thế giới của mình và đi vào thế giới của thân chủ, bắt đầu hình thành phong cách tham vấn – trị liệu của chính mình, tiếp tục làm việc với những điểm mạnh cũng như điểm yếu của chính mình và cảm thấy thoải mái hơn với sự độc lập, tự chủ của bản thân Đạt đến mức độ 3 nhà tham vấn
dễ dàng tiếp nhận sự phản hồi từ phía người giám sát, sẵn sàng tham khảo ý kiến của người giám sát mà không làm mất đi sự độc lập nghề nghiệp của bản thân
Mô hình định hướng cụ thể cho rằng các nhà tham vấn đã hình thành và theo đuổi một kiểu tham vấn – trị liệu đặc thù nên cần có người giám sát là bậc thầy trong hướng tiếp cận tương tự, để có thể đào tạo họ theo hướng tiếp cận ấy Ví dụ nhà giám sát phân tâm sẽ dùng thuật phân tích với người bị/được giám sát, còn nhà giám sát tập trung vào cá nhân sẽ dùng thấu cảm, bày tỏ sự tôn trọng vô điều kiện và trung thực với người bị/được giám sát
Mô hình tích hợp hay còn gọi là lý thuyết biến đổi Mô hình phân biệt của Bernard và Goodyear (1992) xem xét 3 vai trò của người giám sát: vai trò giáo huấn – người giám sát giống như một giáo viên; vai trò trị liệu – bằng
Trang 15kinh nghiệm của mình, người giám sát nhìn thấy những vấn đề ảnh hưởng đến khả năng của nhà tham vấn và giúp nhà tham vấn vượt qua; vai trò tham vấn – người giám sát giúp nhà tham vấn sử dụng kỹ năng của mình để nhận thức và
xử lý các vấn đề của thân chủ Một mô hình tích hợp khác do Norm Kagan phát triển (1980) cũng khá phổ biến dựa trên niềm tin người bị/được giám sát
có thể khám phá những điểm mạnh và điểm yếu của chính bản thân mình, quá trình giám sát tập trung hay chú ý một cách chính xác những cảm xúc và suy nghĩ của người bị/được giám sát và làm cho nó sâu sắc hơn
Một hướng nghiên cứu khác cũng chỉ ra những khác biệt trong giám sát thực hành (đối với những người đang trong quá trình đào tạo để trở thành nhà tham vấn) và giám sát hành nghề (đối với những người đã hoàn thành chương trình đào tạo thông thường Các nhà tham vấn thực hành thường quan tâm đến các vấn đề kỹ thuật/kỹ năng, các mô hình lí thuyết can thiệp hiệu quả, các khái niệm/hiểu biết của thân chủ, những vấn đề mang tính hệ thống, cảm xúc của chính mình trước vấn đề của thân chủ… Còn các nhà tham vấn hành nghề
có khuynh hướng thích một nhà giám sát có hướng tiếp cận gần gũi, có định hướng công việc tương tự và hội tụ được nhận thức và các kỹ năng tham vấn
tương ứng với các vấn đề chuyên môn
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Khái niệm tham vấn
Từ khoảng 10-15 năm trở lại đây, thuật ngữ tham vấn (counseling) không còn xa lạ ở Việt Nam Tuy nhiên, cho đến nay vẫn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau liên quan đến thuật ngữ này Trong đó trước tiên phải kể đến
sự đồng nhất giữa khái niệm tư vấn (consutation) và khái niệm tham vấn (counseling)
Trên thực tế, việc “cung cấp thông tin, cho lời khuyên, chỉ bảo, hướng dẫn hay trợ giúp những khó khăn về tâm lý… cho một cá nhân hoặc một tổ
Trang 16chức khi họ có nhu cầu” thường được gọi là tư vấn Trong từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ tư vấn (consutation) và tham vấn (counseling) đều được dịch là tư vấn, với ý nghĩa là “sự đóng góp ý kiến về những vấn đề được hỏi đến, nhưng không có quyền quyết định”
Còn trên thế giới, khái niệm tư vấn không đơn thuần hiểu theo nghĩa cho lời khuyên từ một tổ chức hay những người có trình độ chuyên môn về một lĩnh vực cụ thể, như một hình thức góp ý kiến
Hiệp hội Tham vấn Hoa Kỳ (1998) đã định nghĩa tư vấn là: Mối quan hệ giữa một người trợ giúp chuyên nghiệp và một người, một nhóm người hoặc một chỉnh thể xã hội cần được giúp đỡ, trong đó nhà tư vấn cung cấp sự giúp
đỡ cho thân chủ trong việc xác định và giải quyết một vấn đề liên quan đến công việc hoặc người khác Như vậy, tư vấn liên quan đến mối quan hệ tay
ba, bao gồm nhà tư vấn (người thứ nhất) và người xin tư vấn (người thứ hai) nói chuyện về một cá nhân/ một tổ chức khác (người thứ ba) với mục đích tạo nên sự thay đổi, trong đó trọng tâm là người xin tư vấn và bên thứ ba Tư vấn với một người về người khác không chỉ liên quan đến ba cá nhân chính (nhà
tư vấn, người được tư vấn và “người khác”) mà còn liên quan đến môi trường
mà “người khác” đang tồn tại trong đó [13]
Trong tài liệu Tập huấn về tư vấn tâm lý của UNICEP, 6/2000: tư vấn là một mối quan hệ, một quá trình trong đó nhà tư vấn giúp khách hàng cải thiện cuộc sống của họ bằng cách khai thác tìm hiểu và nhìn nhận được nội dung ý nghĩ, cảm giác và hành vi của họ Nhà tư vấn tạo động lực cho khách hàng tự giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của họ Nhà tư vấn không giải quyết vấn đề cho khách hàng
Ngoài ra hiện nay tại Việt Nam khái niệm “tham vấn” cũng được sử dụng đồng nhất với khái niệm “tư vấn tâm lý” với nội hàm chỉ mối quan hệ
Trang 17trợ giúp về mặt tâm lý giữa người cung cấp dịch vụ trợ giúp tâm lý và người
có khó khăn về tâm lý đến nhận dịch vụ
Hiệp hội các nhà tham vấn Hoa Kỳ - ACA, 1997: Tham vấn là sự áp dụng nguyên tắc tâm lý, sức khỏe tinh thần hay nguyên tắc về sự phát triển con người thông qua các chiến lược can thiệp một cách có hệ thống về nhận thức, xúc cảm, hành vi, tập trung vào sự lành mạnh, sự phát triển cá nhân, phát triển nghề nghiệp cũng như vấn đề bệnh lý
Theo tác giả James Hutchinson Haney & Jacqueline Leibsohn: Tham vấn tâm lý được định nghĩa là sự tương tác ở đó nhà tham vấn tập trung vào những trải nghiệm, cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của thân chủ với những đáp ứng một cách có chủ định nhằm tạo ra sự khám phá, chấp nhận hoặc thách thức ở thân chủ
Theo tác giả Trần Thị Minh Đức thì: Tham vấn tâm lý là một quá trình tương tác giữa nhà tham vấn (người có chuyên môn, kỹ năng và phẩm chất đạo đức, được pháp luật thừa nhận) và thân chủ (người đang có vấn đề khó khăn tâm lý cần được giúp đỡ) Thông qua sự trao đổi, chia sẻ thân tình, thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm thấy tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của mình [4]
Mỗi định nghĩa trên đều có điểm tương đồng trong nội hàm với nghĩa giúp thân chủ lớn mạnh Hai định nghĩa của tác giả James Hutchinson Haney
& Jacqueline Leibsohn và Trần Thị Minh Đức đều có điểm chung hướng tới kết quả tham vấn một cách cụ thể hơn (sự khám phá, sự chấp nhận, sự tự giải quyết ), trong khi đó định nghĩa của ACA mang ý nghĩa về sự phát triển một cách tổng thể, sự lành mạnh, sự phát triển cá nhân con người trên khía cạnh tâm lý nói chung
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm tham vấn
là một hoạt động trợ giúp mang tính chuyên nghiệp, đó là một tiến trình tương
Trang 18tác giữa nhà tham vấn và khách hàng nhằm giúp khách hàng khám phá, khơi dậy những tiềm năng của bản thân để tự giải quyết vấn đề của mình Trong
đó, thuật ngữ “nhà tham vấn” được sử dụng để chỉ người làm tham vấn, người hành nghề tham vấn, người thực hành tham vấn, chuyên viên tham vấn, chuyên gia tham vấn, tham vấn viên, tư vấn viên… - những người làm công việc trợ giúp khó khăn tâm lý cho người khác Và thuật ngữ “khách hàng” được sử dụng để chỉ người có vấn đề nan giải, có khó khăn về tâm lý cần được trợ giúp
Xét từ góc độ chuẩn mực hành vi và đánh giá xã hội, một số biểu hiện hành vi sau được coi là “có vấn đề” cần đến sự trợ giúp của nhà tham vấn:
• Luôn không hài lòng và thấy khó chịu trong một mối quan hệ nào đó
• Thường gây bất bình với những người xung quanh
• Xuất hiện cá tính hiếm khi thấy và ít xuất hiện trong hành động tiền lệ
• Thấy buồn chán, lo âu, căng thẳng, đau khổ, sợ hãi, những điều này lặp
đi lặp lại và ảnh hưởng đến hoạt động của cá nhân
• Tính phi lý trong hành động mà người khác cho là không bình thường
• Tính không thích nghi hoặc khó thích nghi, luôn hành động theo cách
mà nó ảnh hưởng đến những mục tiêu hoặc hoạt động bình thường của
cá nhân và những người xung quanh
Bên cạnh đó, quan hệ giữa nhà tham vấn và khách hàng là mối quan hệ công việc Tuy nhà tham vấn và khách hàng đề cập tới những vấn đề rất riêng
tư hay rất nhạy cảm nhưng không vì thế quan hệ giữa nhà tham vấn và khách hàng được phép đi ra ngoài những quy định của một mối quan hệ công việc Trong mối quan hệ này nhà tham vấn và khách hàng là hai người ngang bằng nhau về vị trí, ở đó nhà tham vấn hỗ trợ, khuyến khích để khách hàng khám phá chính mình, “khách hàng là chuyên gia về vấn đề của họ” vì vậy nhà
Trang 19tham vấn tạo điều kiện để họ hiểu hơn chính họ và trưởng thành hơn chứ
không phải nhà tham vấn dạy bảo để họ nghe theo
1.2.2 Khái niệm giám sát
Theo từ điển tiếng Việt, giám sát được hiểu là “theo dõi, kiểm tra xem
có thực hiện đúng những điều quy định hay không” [7] Ngoài ra, giám sát còn chỉ một chức quan thời xưa, trông nom, coi sóc một loại công việc nhất định
Giám sát còn được hiểu là sự đánh giá liên tục và có hệ thống, với các mục tiêu đa dạng đã đề ra
Trong những lĩnh vực khác nhau thì “hoạt động theo dõi, kiểm tra xem
có thực hiện đúng những điều quy định hay không” được gọi tên khác nhau,
như giám sát, thanh tra, kiểm huấn, đánh giá…
1.2.3 Khái niệm giám sát trong tham vấn
Hoạt động giám sát trong tham vấn được gọi tên khác nhau ở các quốc gia, ví dụ ở Anh, Úc, Mỹ gọi là Giám sát lâm sàng, thực hành phản hồi, giám sát hỗ trợ, tư vấn đặc biệt; ở Nam Phi gọi là Cố vấn nghề; ở Việt Nam gọi là Giám sát, kiểm huấn, đánh giá, đào tạo thực hành, hướng dẫn thực hành
Ban đầu, thuật ngữ “giám sát trong tham vấn” được sử dụng để chỉ hoạt động trợ giúp các nhà tham vấn mới hành nghề sử dụng năng lực tham vấn của mình hiệu quả hơn để tiến dần tới sự độc lập trong công việc Tuy nhiên, sau này, giám sát trong tham vấn được hiểu rộng hơn, là một phần trong mô hình thực hành nghề nghiệp tham vấn Cuốn sách “Ethical, legal, and professional issues in counseling” đã chỉ ra vị trí của hoạt động giám sát trong mối quan hệ giữa tham vấn và sự phát triển nghề nghiệp
Trang 20Hiệp hội Giáo dục và Giám sát Nhà tham vấn (ACES) của Hoa Kỳ khẳng định rằng việc giám sát phải luôn diễn ra trong suốt sự nghiệp của một nhà tham vấn và không dừng lại trước bất cứ trình độ giáo dục, bằng cấp hoặc
là thành viên của bất cứ tổ chức nghề nghiệp Trong đó, giám sát tham vấn được coi là một hoạt động trợ giúp chuyên nghiệp nhằm mục đích giúp đỡ nhà tham vấn trưởng thành hơn trong nghề nghiệp như: Giúp họ đạt được các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, sự tự tin, sáng tạo, chuyên nghiệp; Tăng cường các kiến thức và kỹ năng; Đảm bảo sự an toàn cho người được giám sát và khách hàng của họ trong các tình huống phức tạp Từ đó nhà tham vấn
có thể giúp các khách hàng của mình đương đầu với vấn đề một cách tốt nhất
Trong tham vấn, giám sát cũng được coi là một loại hình tham vấn đặc biệt, trong đó khách hàng (là người đang hành nghề tham vấn như sinh viên cuối khóa, các nhà tham vấn mới vào nghề hoặc các chuyên gia tham vấn) tham khảo ý kiến của người giám sát để nâng cao khả năng làm việc với khách hàng của mình Hay nói cách khác, giám sát là một mối quan hệ liên cá nhân sâu sắc, trong đó một người được chỉ định để tạo điều kiện thuận lợi cho
sự phát triển năng lực tham vấn của một hoặc nhiều người khác (Loganbill,
THỰC HÀNH THAM VẤN
Tham vấn
Phát triển nghề nghiệp
Giám sát
Hệ thống chính sách
Đạo đức hành nghề
Luật pháp
Trang 21Hardi và Delworth, 1982) nhằm mục đích giúp đỡ họ ngày càng trưởng thành hơn trong nghề nghiệp Đồng thời, giám sát cũng là mối quan hệ ảnh hưởng mang tính hệ thống, trong đó người giám sát tác động đến nhà tham vấn, nhà tham vấn tác động đến khách hàng và điều đó ảnh hưởng đến cuộc sống của khách hàng Khi người giám sát sử dụng kỹ năng tốt thì kỹ năng sẽ phóng chiếu vào nhà tham vấn và nhà tham vấn có thể áp dụng chúng với khách hàng và khách hàng áp dụng chúng vào cuộc sống Hệ thống này cũng có thể
có tác động ngược lại như: Những lo lắng của khách hàng biến chuyển/phóng chiếu thành lo lắng của nhà tham vấn và điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình giám sát: Nhà tham vấn trở thành khách hàng và người giám sát trở thành nhà tham vấn Để tránh tác động ngược này, cả người giám sát và nhà tham vấn đều cần ý thức một cách rõ ràng công việc của người giám sát là: Tôi (người giám sát) và Bạn (nhà tham vấn) trò chuyện về Họ (khách hàng của nhà tham vấn) với mục đích nâng cao kiến thức, kỹ năng cho Bạn, để Bạn giúp đỡ khách hàng của mình tốt hơn
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi định nghĩa giám sát như sau:
“Giám sát là m ột loại hình tham vấn đặc biệt, trong đó, người giám sát sử
d ụng các kỹ năng giám sát của mình nhằm giúp người được giám sát (nhà
v ấn), từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động tham vấn”
Như vậy giữa tham vấn và giám sát có những điểm khác biệt sau đây:
Mục tiêu
Tăng cường nội lực cho khách hàng
để khách hàng đương đầu với cuộc
sống dựa trên kinh nghiệm của mình
Giúp nhà tham vấn phát triển kỹ năng
và phát huy năng lực bản thân để họ giúp đỡ khách hàng có hiệu quả
Phương thức thể hiện
Trang 22Lời nói của khách hàng Lời nói, chữ viết, băng ghi âm, băng
Hoạt động giám sát nhằm các mục tiêu: (1) Tăng cường kiến thức, kỹ năng, thái độ cho các nhà tham vấn, cụ thể giúp nhà tham vấn: khám phá và nhìn nhận lại cách thức họ đang làm việc với khách hàng, nâng cao khả năng tiếp cận và các kỹ năng tham vấn cho nhà tham vấn; (2) Nâng cao chất lượng hoạt động tham vấn của tổ chức, cụ thể xây dựng và áp dụng được quy trình đánh giá chất lượng và hiệu quả ca tham vấn, đảm bảo chất lượng các ca tham vấn ở mức độ có thể chấp nhận được, xác định được nhu cầu đào tạo cho các nhà tham vấn tại cơ sở; (3) Duy trì tính chuyên nghiệp của nghề tham vấn, cụ thể giúp nhà tham vấn nhận thức rõ rằng mình đang đi đúng hướng, làm việc theo đúng quy định của pháp luật, đạo đức hành nghề, duy trì và thúc đẩy trách nhiệm làm việc, khả năng làm việc ở mức tốt nhất; (4) Bảo vệ gián tiếp quyền lợi của khách hàng, cụ thể bảo vệ khách hàng không bị nhà tham vấn gây hại, khách hàng nhận được dịch vụ tham vấn hiệu quả và phù hợp
Trang 23Từ mục tiêu trên có thể thấy công việc giám sát có chức năng: (1) Cung cấp kiến thức; (2) Tăng năng lực; (3) Đánh giá nhân viên
Nội dung giám sát có thể do nhà tham vấn lựa chọn khi họ nhận thấy yếu về vấn đề nào đó, tuy nhiên, nội dung giám sát cũng thường được đề xuất
từ chính người giám sát bởi nhà tham vấn không thể nhận biết hết được vấn
đề mình cần phải được giám sát Những nội dung giám sát thường bao gồm: (1) Giám sát cả quá trình thực hiện ca; (2) Giám sát từng giai đoạn hoặc theo giai đoạn trong quá trình tham vấn; (3) Giám sát việc sử dụng kiến thức, kỹ năng về một vấn đề cụ thể; (4) Giám sát việc xây dựng mối quan hệ với khách
hàng; (5) Giám sát mọi khía cạnh gây ảnh hưởng tiêu cực tới khách hàng
Người giám sát là các nhà tham vấn bậc cao, các cố vấn, nhà tư vấn, người đào tạo về giám sát
Theo hiệp hội Giáo dục và Giám sát nhà tham vấn của Hoa Kỳ (ACES), người giám sát trong tham vấn là những nhà tham vấn được bổ nhiệm trong phạm vi trường đại học hoặc tổ chức thực hành tham vấn (mang tính pháp lý) để quan sát trực tiếp công việc chuyên môn của các nhà tham vấn Người giám sát cũng có thể là những người chịu trách nhiệm giám sát các sinh viên thực tập tham vấn trong thời gian thực tập nghề, hoặc giám sát cho các nhà tham vấn đang muốn có chứng chỉ hành nghề cấp quốc gia và họ cũng cung cấp sự giám sát cho các tổ chức bên ngoài
Vẫn theo ACES, vai trò của người giám sát bao gồm: (1) đảm bảo quyền lợi của khách hàng; (2) khuyến khích nhà tham vấn (người được giám sát) tuân theo các tiêu chuẩn đạo đức, pháp lý và nghề nghiệp và duy trì sự nghiêm túc khi làm việc với khách hàng; (3) kiểm soát việc thực hiện các biện pháp làm việc với khách hàng của nhà tham vấn (người được giám sát); (4)
Trang 24tạo điều kiện và đánh giá sự phát triển chuyên môn và sự trưởng thành của nhà tham vấn (người được giám sát)
Các phẩm chất tâm lý cần có của người giám sát cũng tương tự như các phẩm chất tâm lý cần có của nhà tham vấn nhưng đòi hỏi ở mức độ cao hơn, bao gồm: giữ bí mật, thấu cảm, linh hoạt, trung thực, có kỹ năng thực hành, sẵn sàng giúp đỡ, cởi mở, có khả năng bày tỏ và khích lệ
Khi làm việc với người được giám sát, người giám sát sẽ sử dụng một
số kỹ năng chính như: lắng nghe, quan sát/chú ý một cách chính xác những cảm xúc và suy nghĩ của người được giám sát; đặt câu hỏi một cách phù hợp
để làm sâu sắc hơn nhận thức và định hướng về ca tham vấn và năng lực tham vấn của người được giám sát; kỹ năng phản hồi; kỹ năng quản lý và giải quyết mâu thuẫn; kỹ năng suy nghĩ tích cực; kỹ năng tự nhận thức bản thân… Trong
đó, kỹ năng đặt câu hỏi được coi là kỹ năng quan trọng nhất, then chốt nhất của người giám sát Để người được giám sát tránh rơi vào cảm giác bị chất vấn bởi người giám sát, E.D Neukrug cho rằng người làm công tác giám sát tham vấn có thể sử dụng các câu hỏi sau trong buổi giám sát:
• Bạn (nhà tham vấn được giám sát) ước là bạn đã nói được điều gì với khách hàng?
• Bạn nghĩ là khách hàng sẽ phản ứng lại như thế nào nếu bạn đã nói như thế?
• Liệu sẽ có những rủi ro gì trong việc nói những điều bạn muốn nói?
• Nếu bây giờ bạn có cơ hội, bạn có thể nói như thế nào với khách hàng
về những gì bạn đang nghĩ và đang cảm thấy?
• Những cảm xúc đó bạn có cảm nhận được trên một số bộ phận của cơ thể bạn không?
• Liệu có bất kỳ suy nghĩ nào khác chạy qua trong đầu bạn hiện nay?
• Bạn muốn người khác nhận thấy bạn như thế nào?
Trang 25• Bạn có nhận thức được bất kỳ cảm xúc nào của khách hàng? Cảm xúc
đó có ý nghĩa đặc biệt nào với bạn?
• Bạn muốn khách hàng nói gì với bạn?
• Tốt nghiệp đại học ngành tham vấn
• Có quá trình làm việc thành công (được chứng nhận) trong vai trò là nhà tham vấn
• Có chứng chỉ của một trong các tổ chức sau: chứng chỉ của bộ giáo dục, giấy phép hành nghề của nhà nước với vai trò nhà tham vấn, chứng chỉ nhà tham vấn quốc gia, chứng chỉ lâm sàng nhà tham vấn sức khỏe tâm thần, chứng chỉ nhà tham vấn nghề
• Tốt nghiệp các khóa đào tạo giám sát tham vấn, bao gồm các khóa đào tạo chuyên môn, hội thảo, khóa thực hành giám sát
• Tiếp tục học tập chuyên sâu về lý thuyết và thực hành giám sát, các
hoạt động nghiên cứu về lý thuyết và thực hành giám sát
Theo định nghĩa của Hiệp hội Giáo dục và Giám sát nhà tham vấn Hoa
Kỳ, người được giám sát là những nhà tham vấn đang được đào tạo trong các trường đại học ở bất kỳ trình độ nào, các nhà tham vấn đang làm việc với
Trang 26khách hàng trong môi trường thực hành và các nhà tham vấn đang làm việc trong môi trường trợ giúp tâm lý
Giáo sư Shoshana D.Kerewsky (ĐH Oregon, Mỹ) cho rằng “khi được giao làm việc với khách hàng, sinh viên thường rất lo lắng vì không biết mình phải làm thế nào, mình làm theo cách nào mới đúng, mình có làm tổn thương khách hàng không…Do đó sinh viên cần có người giám sát để đảm bảo họ giúp được khách hàng một cách đúng đắn, phù hợp với luật pháp và đạo đức hành nghề” Tuy nhiên, ngay cả các nhà tham vấn đã có kinh nghiệm thì nhu cầu giám sát vẫn là chính đáng để đảm bảo không làm hại khách hàng và có
sự trưởng thành về nghề nghiệp Họ thường tập trung chia sẻ với người giám sát về vấn đề của khách hàng, cách thức đã và đang tiếp cận với khách hàng hay cách họ cảm nhận về công việc và kết quả thu được của mình… Thông qua đó, họ được người giám sát hỗ trợ nâng cao kiến thức và năng lực tham vấn, đồng thời giải tỏa những vướng mắc trong công việc Người được giám sát chỉ có thể bộc lộ bản thân mình mà không sợ bị đánh giá khi họ cảm nhận được sự tin cậy, an toàn, kín đáo, thông cảm…từ phía người giám sát
Hiểu một cách khác, nhà tham vấn, đặc biệt là những người mới vào nghề, thường được người giám sát theo dõi và đánh giá công việc Vì vậy, các nhà tham vấn cũng có thể rơi vào hoàn cảnh dễ bị tổn thương, phòng vệ và có
sự chống đối ngấm ngầm hoặc công khai với người giám sát Điều này phụ thuộc vào các nhân tố như: (1) đặc điểm của người giám sát (phong cách giám sát, tuổi tác, chủng tộc, thái độ về vai trò giới và giới tính, các vấn đề về quyền lực và động lực của các mối quan hệ khác…); (2) đặc điểm cá nhân của người được giám sát; (3) sự phù hợp giữa phong cách của người giám sát và nhà tham vấn được giám sát; (4) các yếu tố phòng vệ mà người được giám sát mang theo khi tham gia vào mối quan hệ giám sát
Trang 271.2.3.5 M ối quan hệ nghề nghiệp giữa người giám sát và người được giám sát
Một người giám sát có kiến thức và kỹ năng giám sát tốt vẫn có thể làm việc không hiệu quả nếu không xây dựng được mối quan hệ tốt với người được giám sát Ở đây mối quan hệ giữa người giám sát và người được giám sát là mối quan hệ liên cá nhân sâu sắc, trong đó một người được chỉ định để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển năng lực tham vấn của một/ nhiều người hành nghề tham vấn Đây vừa là mối quan hệ trợ giúp, vừa là mối quan
hệ nghề nghiệp, trong đó, người giám sát được trang bị kiến thức, kỹ năng tham vấn, giám sát và có khả năng hỗ trợ người được giám sát phát triển năng lực tham vấn của mình Còn người được giám sát không phải là người có khó khăn về tâm lý cần được trợ giúp mà là người chủ động bộc lộ bản thân và chia sẻ những suy nghĩ, cảm nhận, kinh nghiệm và những vướng mắc của mình trong quá trình làm việc với khách hàng để nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía người giám sát nhằm cải thiện chất lượng ca tham vấn và nâng cao kiến thức, kỹ năng tham vấn của bản thân Trong mối quan hệ đó, người được giám sát đóng vai trò là chủ thể của sự trưởng thành về nghề nghiệp của
mình
Tùy theo đối tượng giám sát, đối tượng được giám sát, thời điểm giám sát, cách thức giám sát, công cụ giám sát, mức độ giám sát… chúng tôi phân
chia thành các loại hình giám sát khác nhau
• Theo đối tượng được giám sát:
- Giám sát cá nhân (một nhà giám sát làm việc với một nhà tham vấn)
- Giám sát nhóm (một nhà giám sát làm việc với một nhóm/ nhiều nhà tham
vấn)
• Theo thời điểm giám sát:
- Giám sát ca trực tiếp khi ca tham vấn đang diễn ra
Trang 28- Giám sát ca gián tiếp sau khi kết thúc ca tham vấn
• Theo đối tượng giám sát:
- Giám sát đồng đẳng bởi đồng nghiệp
- Tự giám sát bởi chính bản thân nhà tham vấn
- Giám sát bởi chuyên gia là người đã được đào tạo về giám sát, đã có kinh
nghiệm giám sát
• Theo công cụ giám sát:
- Giám sát qua gương một chiều, qua màn hình máy tính, qua điện thoại/ tai nghe
- Giám sát trên băng ghi âm, băng video, nhật ký tham vấn/ phúc trình ca tham vấn, theo lời kể của nhà tham vấn
- Giám sát theo bảng kiểm
- Giám sát không theo khuôn mẫu
• Theo mức độ giám sát:
- Giám sát cơ bản: Áp dụng đối với các nhà tham vấn mới thực hành, người giám sát hướng dẫn quy trình làm ca, các kỹ năng thực hành để giúp nhà tham vấn biết cần phải làm gì với khách hàng Khi giám sát, người giám sát tập trung phân tích kiến thức, kỹ năng và quy trình ca tham vấn để nâng cao chất lượng thực hiện ca tham vấn của nhà tham vấn
- Giám sát nâng cao: Áp dụng đối với các nhà tham vấn đã có kinh nghiệm tham vấn, người giám sát tập trung thảo luận về vấn đề của khách hàng, cách thức nhà tham vấn tiếp cận với khách hàng hay cách nhà tham vấn cảm nhận
về công việc và kết quả họ thu được
- Giám sát chuyên sâu: Áp dụng đối với các nhà tham vấn có năng lực tham vấn tốt, người giám sát không chỉ giúp đỡ nhà tham vấn tiếp tục nâng cao năng lực tham vấn mà quan trọng hơn, các phẩm chất của người giám sát như
sự tin cậy, an toàn, kín đáo, thấu cảm, quan điểm nhìn nhận vấn đề của khách
Trang 29hàng… được nhà tham vấn tiếp thu, học hỏi và qua đó truyền lại cho khách hàng của mình Điều này giúp khách hàng, nhà tham vấn và người giám sát bộc lộ bản thân mà không sợ bị đánh giá
Căn cứ vào những nghiên cứu lý luận và thực tiễn của các tác giả trên thế giới về các hình thức giám sát đang được thực hiện ở các nước có nghề trợ giúp tâm lý phát triển, dựa vào thực tế hoạt động tham vấn của các cơ sở thực hành tham vấn ở Việt Nam, dựa vào ý kiến và kinh nghiệm giám sát của các chuyên gia Việt Nam, dựa vào thực tế kinh nghiệm và hiểu biết của tác giả về lĩnh vực tham vấn và giám sát, luận văn tập trung đánh giá thực trạng hoạt động giám sát tham vấn theo các hình thức: Giám sát nhóm; Tự giám sát; Giám sát đồng đẳng; Giám sát bởi chuyên gia; Giám sát trực tiếp khi nhà tham vấn đang tham vấn qua điện thoại, tham vấn trực tuyến; Giám sát gián tiếp trên băng ghi âm cuộc tư vấn qua điện thoại, file lưu giữ thông tin cuộc tư
vấn trực tuyến, phúc trình ca tham vấn
Giám sát là một loại hình hoạt động trợ giúp, trong đó nhà tham vấn tham khảo ý kiến của người giám sát để nâng cao khả năng làm việc với khách hàng của mình, bởi vậy giám sát cũng được coi là một nghề, một công việc chuyên nghiệp nên cũng cần có các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp Đạo đức trong giám sát tham vấn cũng là thước đo quyết định xem hành vi của người giám sát trong quá trình giám sát có đúng, có tốt, có làm sai, có làm hại đến nhà tham vấn, từ đó gián tiếp làm hại đến khách hàng hay không, đồng thời là thước đo để biết người giám sát đã làm hết sức vì sự phát triển nghề nghiệp của nhà tham vấn hay chưa (tuy nhiên, nhà tham vấn luôn là chủ thể của sự phát triển nghề nghiệp của chính bản thân mình)
Các tiêu chuẩn đạo đức trong giám sát tham vấn được đề cập đến bao
gồm:
Trang 30• Trách nhiệm chuyên môn: Người giám sát phải được đào tạo và nắm
được các kỹ năng cần thiết để đảm nhận nhiệm vụ giám sát; Người
giám sát lựa chọn phương pháp và kỹ năng giám sát phù hợp
• Trách nhiệm với người được giám sát: Giữ bí mật; Tôn trọng cách thực
hành ca của người được giám sát; Tránh mọi mối quan hệ hai chiều (tình bạn, tình cảm, tình dục) với người được giám sát; Trong quá trình giám sát không được phép phê chuẩn bất kỳ giấy tờ nào cho người được giám sát
• Trách nhiệm với khách hàng của người được giám sát: Người giám sát
cần thông báo ngay từ đầu với người được giám sát về mọi trường hợp
dự kiến, thông tin bảo mật có thể được phép tiết lộ với người giám sát
Tiểu kết chương 1
Kết quả nghiên cứu lý luận cho thấy giám sát là một hoạt động cần thiết trong tham vấn Đó vừa là một hoạt động trợ giúp chuyên nghiệp, vừa là một loại hình tham vấn đặc biệt hay một mối quan hệ liên cá nhân sâu sắc, trong
đó người giám sát được chỉ định để giúp nhà tham vấn phát triển các kỹ năng
và phát huy năng lực của bản thân để giúp khách hàng tốt hơn, đồng thời giúp nâng cao chất lượng hoạt động tham vấn và bảo vệ quyền lợi của khách hàng, đảm bảo khách hàng nhận được dịch vụ tham vấn hiệu quả và phù hợp Có nhiều mức độ và hình thức giám sát khác nhau, tuy nhiên, dù giám sát ở mức
độ và hình thức nào thì hoạt động giám sát cũng cần tuân thủ các nguyên tắc đạo đức trong giám sát tham vấn
Trang 31Chương 2:
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU GIÁM SÁT TRONG
THỰC HÀNH THAM VẤN 2.1 Tổ chức nghiên cứu
Luận văn được tiến hành nghiên cứu từ tháng 11/2009 đến 10/2013
- Từ 11-12/2009: Đánh giá nhu cầu và xây dựng đề cương nghiên cứu
- Từ 01-03/2010: Hoàn thiện đề cương nghiên cứu
- Từ 04-12/2010: Xây dựng cơ sở lý luận của nghiên cứu
- Từ 01-05/2011: Xây dựng công cụ nghiên cứu
- Từ 01/2012-04/2013: Tiến hành nghiên cứu trên khách thể nghiên cứu và xây dựng chương trình thực nghiệm, theo dõi, đánh giá thực nghiệm
- Từ 05-07/2013: Xử lý số liệu và viết kết quả nghiên cứu
- Từ 08-09/2013: Viết kết luận, khuyến nghị, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu
- Từ 10-11/2013: Chỉnh sửa và bảo vệ khóa luận trước hội đồng khoa học
2.2 Nội dung và các phương pháp nghiên cứu
Bao gồm các phương pháp sau:
2.2.1 Nghiên cứu lý luận
- M ục đích của nghiên cứu lý luận:
+ Tổng quan những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến giám sát trong thực hành tham vấn
+ Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về giám sát trong thực hành tham vấn, các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát
- Nội dung nghiên cứu lý luận:
+ Thu thập tư liệu từ các công trình nghiên cứu, các tài liệu từ sách báo của các tác giả trong và ngoài nước về giám sát trong thực hành tham vấn, các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát
- Ph ương pháp nghiên cứu lý luận:
Trang 32+ Phương pháp chủ yếu để phục vụ nghiên cứu lý luận là phương pháp nghiên cứu các văn bản tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp chuyên gia để làm rõ thêm các
quan điểm khác nhau trong lý luận
2.2.2 Nghiên cứu thực tiễn
- Mục đích của nghiên cứu thực tiễn
+ Nghiên cứu thực trạng hoạt động giám sát tham vấn, tác động của hoạt động giám sát tham vấn, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát tham vấn
- N ội dung nghiên cứu thực tiễn
+ Xây dựng công cụ nghiên cứu: thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn sâu + Điều tra thực trạng hoạt động giám sát tham vấn, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát tham vấn và tác động của hoạt động giám sát tham vấn
+ Phân tích kết quả điều tra
Lĩnh vực nghiên cứu khá mới mẻ và cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ nên phương pháp nghiên cứu định tính được lựa chọn làm phương pháp nghiên cứu chính Trong đó các phương pháp thu thập thông tin được sử dụng chủ yếu là quan sát, phỏng vấn sâu
* Phương pháp quan sát: Được thực hiện tại 5 cơ sở cung cấp dịch vụ
tham vấn đồng ý tham gia nghiên cứu Trong quá trình quan sát, chỉ quan sát được bằng mắt và ghi chép lại các buổi giám sát ca tham vấn Trong đó tập trung tìm hiểu cách thức, nội dung giám sát, mối quan hệ giữa người giám sát
và người được giám sát, kỹ năng giám sát của người giám sát thông qua:
- Tần suất giám sát, cách thức lựa chọn ca tham vấn, yêu cầu đối với nhà tham vấn trước buổi giám sát ca, sự chuẩn bị của người giám sát
Trang 33- Phản hồi của người giám sát về ca tham vấn (tập trung vào những khía cạnh nào của ca tham vấn, những kỹ năng nào người giám sát sử dụng trong quá trình phản hồi ca)
- Thái độ và phản hồi của nhà tham vấn (người được giám sát)
* Phương pháp phỏng vấn sâu: nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động
giám sát hiện có tại 5 cơ sở cung cấp dịch vụ tham vấn đồng ý tham gia vào nghiên cứu Bộ câu hỏi hướng dẫn phỏng vấn sâu đã được thiết kế gồm 5 phần, tùy thuộc vào đối tượng phỏng vấn (là cán bộ quản lý, cán bộ giám sát hay cán bộ tham vấn) mà tập trung hỏi các nội dung phù hợp:
- Phần 1: Thông tin người được phỏng vấn (giới tính, tuổi, chức danh/
vị trí công tác, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, các khóa đào tạo liên quan đến tham vấn
- Phần 2: Thông tin về cơ sở cung cấp dịch vụ tham vấn: Mô hình, nguồn ngân sách, thời lượng tham vấn, nhân sự (số lượng, tuyển chọn, đào tạo, đánh giá năng lực/ chất lượng công việc), quy chế lương/ khen thưởng, đối tượng khách hàng (số lượng, đặc điểm khách hàng, đánh giá/ phản ánh của khách hàng về dịch vụ), mối quan hệ với các cơ sở, hiệp hội nghề tham vấn
- Phần 3: Đánh giá cá nhân về chất lượng hoạt động tham vấn tại cơ sở cung cấp dịch vụ tham vấn, các chiến lược/ hoạt động nâng cao chất lượng tham vấn
- Phần 4: Hiểu biết cá nhân về hoạt động giám sát (giám sát là gì, mục tiêu, nội dung, mức độ, hình thức giám sát, ý nghĩa và mức độ cần thiết của hoạt động giám sát, vai trò, phẩm chất và kỹ năng cần có của người giám sát, mối quan hệ giữa người giám sát và người được giám sát, khía cạnh đạo đức trong giám sát…)
Trang 34- Phần 5: Thực trạng hoạt động giám sát tại cơ sở cung cấp dịch vụ tham vấn (hoạt động giám sát được thực hiện như thế nào, tần suất, hình thức giám sát, những ai đảm nhận vai trò giám sát, những ai được giám sát, tác động của hoạt động giám sát đến chất lượng tham vấn và
sự trưởng thành nghề nghiệp của cán bộ tham vấn, sự tuân thủ các nguyên tắc đạo đức trong giám sát, những thuận lợi và khó khăn của hoạt động giám sát, những nguồn lực thúc đẩy và duy trì hoạt động
giám sát…)
2.3 Khách thể nghiên cứu của đề tài
Hà Nội hiện tại có khoảng 30-40 cơ sở cung cấp dịch vụ tham vấn, tuy nhiên đa số các cơ sở này vẫn đang gọi là “trung tâm tư vấn”, “dịch vụ tư vấn” bởi trên thực tế từ tư vấn đã được chấp nhận và trở nên quen thuộc đối với người dân Các hình thức tham vấn hiện có cũng rất đa dạng: tham vấn trực tiếp, tham vấn qua điện thoại, tham vấn trực tuyến, tham vấn qua email
Do những giới hạn về thời gian, nguồn lực và sự cởi mở trong việc chia sẻ thông tin từ những người quản lý tại các cơ sở cung cấp dịch vụ tham vấn/tư vấn nên nghiên cứu chỉ tiến hành tại 5 trung tâm tham vấn trên địa bàn TP Hà Nội, bao gồm:
- Tư vấn sức khỏe sinh sản và tâm lý tình cảm Tâm sự bạn trẻ (thuộc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số)
- Tư vấn tình cảm Link Tâm (thuộc Công ty TNHH Link Tâm)
- Tư vấn tâm lý Share (thuộc Công ty CP tham vấn, nghiên cứu và tâm lý học cuộc sống)
- Tư vấn hỗ trợ cho phụ nữ là nạn nhân của bạo hành gia đình, buôn bán người, lạm dụng tình dục hoặc các chị em phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong chương trình Nâng cao quyền năng cho phụ nữ (thuộc
Tổ chức Hagars Quốc tế ở Việt Nam)
Trang 35- Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567 (thuộc Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em – Bộ lao động thương binh xã hội)
Do yêu cầu của một số cán bộ quản lý của các trung tâm, những thông tin thu thập được và được phân tích, giới thiệu trong nghiên cứu này sẽ không công bố chính xác thuộc trung tâm nào hay do ai cung cấp Bởi vậy, nguồn cung cấp thông tin/ý kiến/dẫn chứng…sẽ được mã hóa, cụ thể: Các cán bộ quản lý (CBQL), cán bộ giám sát (CBGS), cán bộ tham vấn (CBTV) tham gia
phỏng vấn sâu được mã hóa bằng ký hiệu và số thứ tự, ví dụ: CBQL-01;
Nghiên cứu được thực hiện với 68 khách thể được phân bổ như sau:
Bảng 2.1: Phân bổ khách thể tham gia nghiên cứu (N=68)
Trang 36pháp này đã bổ sung và hoàn thiện kết quả nghiên cứu cho nhau ở nhiều góc
độ, từ quan niệm cá nhân tới việc thực hiện trên thực tế Các số liệu được xử
lý theo phương pháp định tính bước đầu đưa ra được các kết quả nghiên cứu
và các kết luận mang tính luận điểm
Trang 37Về lĩnh vực tư vấn, các trung tâm tham vấn nói trên đều cung cấp dịch
vụ tham vấn tâm lý tình cảm, ngoài ra có tham vấn các lĩnh vực chuyên biệt như sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giáo dục – học đường, rối nhiễu tâm lý, lạm dụng tình dục, hỗ trợ cai nghiện, bạo lực gia đình… thông qua các hình thức tham vấn trực tiếp, tham vấn qua điện thoại, tham vấn trực tuyến và tham vấn qua mail
Đối tượng khách hàng của mỗi trung tâm tập trung vào một hoặc vài nhóm cụ thể, ví dụ trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ bị bạo lực, phụ nữ bị lạm dụng tình dục, nam giới nghiện chất… với thời lượng tư vấn mà trung tâm cung cấp dao động trong khoảng từ 3 -21 giờ/ngày hoặc tùy theo nhu cầu hỗ trợ của khách hàng
Thời điểm 2005-2008 được coi là “thời điểm vàng” của hoạt động tham vấn, bởi số lượng khách hàng, số ca tham vấn cao và số lượng người theo đuổi, tìm kiếm cơ hội làm tham vấn đông đảo Từ năm 2010 đến nay, dường như nhu cầu tham vấn đã bão hòa, xu hướng tìm kiếm các dịch vụ tham vấn chuyên sâu, chất lượng cao, hoặc có kết hợp trị liệu được ưa chuộng trong khi
ít cơ sở tham vấn đáp ứng được yêu cầu này, điều này đã khiến cho số lượng khách hàng và sản lượng tham vấn của các trung tâm có xu hướng giảm Hiện