1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường quản lý hoạt động thu mua mủ cao su tại nông trường vân du, huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa

102 745 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 457 KB

Nội dung

Việc hoạch định sẽ đưa ra các mục tiêu cho hệ thống bởi vì toàn bôcông việc hoạch định là nhằm vào các mục tiêu của hệ thống, cho nên chínhhoạt động hoạch định sẽ tập trung sự chú ý của

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:

Số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là hoàn toàn trungthực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nàokhác

Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn vàcác thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được ghi rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Tác giả khóa luận

Bùi Thị Chi

Trang 2

sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình của thầy TS Lê Ngọc Hướng đã trực tiếp hướngdẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Giám đốc Nông trường Vân Du,các phòng đơn vị của Nông trường Vân Du đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trongquá trình nghiên cứu và thu thập số liệu phục vụ cho khóa luận

Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình và bạn

bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin gửi lời chúc sức khỏe và chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Tác giả khóa luận

Bùi Thị Chi

Trang 3

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Cao su là cây công nghiệp dài ngày, với chu kỳ kinh tế trên 32 nămtrong đó có 25 năm khai thác, giữ vị trí quan trọng trong nền nông nghiệpViệt Nam Sản phẩm chính của cây cao su là mủ, còn được gọi là “vàngtrắng” vì nó nguyên liệu chủ lực của nhiều ngành công nghệ Cây cao su làcây trồng mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài và phù hợp với đặc điểm nhiềuvùng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Thạch Thành nói riêng.Nông trường Vân Du (chi nhánh trực thuộc Công ty TNHH MTV Cao suThanh Hóa thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) có diện tích trồngcây cao su lớn nhất huyện Thạch Thành Nông trường thu mua toàn bộ lượng

mủ đến thời kỳ khai thác các hộ nông dân nhận khoán trong khu vực huyệnThạch Thành Hiện tượng ép giá, trong tình trạng giá cả mủ cao su xuống dốckhông phanh hiện nay rất khó kiểm soát, gian lận vẫn xảy ra, một số hộ giađình tự phá vỡ hợp đồng khi có lợi hơn, quan hệ giữa các hộ gia đình trồngcây cao su với công ty chế biến mủ vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết Diệntích vườn cây tăng dần qua các năm, năng lực thu mua của Nông trường Vân

Du gặp phải rất nhiều khó khăn Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài:

“Tăng cường quản lý hoạt động thu mua mủ cao su tại Nông trường Vân

Du, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa” Mục tiêu của bài khóa luận là

trên cơ sở đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lýhoạt động thu mua mủ cao su tại Nông trường Vân Du, huyện Thạch Thành,tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới

Bài viết đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luậnvà thực tiễn về quản lýhoạt động thu mua mủ cao su Đánh giá thực trạng và phân tích yếu tố ảnhhưởng đến quản lý hoạt động thu mua mủ cao su tại Nông trường Vân Dunhững năm qua Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động thumua mủ cao su tại Nông trường Vân Du trong thời gian tới

Dựa trên những đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, rất thuận

Trang 4

lợi cho sự phát triển và sinh trưởng của cây cao su như nhiệt độ, mưa, sương,

…đặc trưng cơ bản của Nông trường Vân Du, giao thông, thông tin liên lạc làđiều kiện giúp cho quá trình tiêu thụ sản phẩm của các hộ dân và thu mua củaNông trường trở nên dễ dàng Tuy nhiên, ý thức của người dân còn là một vấn

đề nan giải đối với hoạt động thu mua sản phẩm của Nông trường Vân Du

Do hạn chế về nguồn lực nên bài khóa luận chỉ có thể điều tra 60 hộnông dân trồng cây cao su trong thời kỳ kinh doanh và 5 đội trưởng đội trồngcây cao su của Nông trường Vân Du, đó là các đội: đội 1, đội 4, đội 5, đội 7,đội 8 Từ đó suy rộng cho cả Nông trường nhờ sử dụng các phương phápnghiên cứu như chọn điểm, chọn mẫu điều tra, phỏng vấn, phương pháp xử lý

và phân tích dữ liệu để đánh giá thực trạng thu mua mủ cảu Nông trường Vân

Du qua 3 năm (2012 – 2014) Qua quá trình nghiên cứu, tôi thu được kết quảnhư sau: Hộ trồng cây cao su đượcNông trường Vân Du cung cấp phân bón,con giống, vốn, kỹ thuật, kể từ khi được giao khoán đất trồng cây cao su có 2lần tập huấn kỹ thuật.Sản lượng mủ (bao gồm mủ nước, mủ miệng bát, mủđông) Nông trường thu mua giảm dần qua 3 năm (2012 – 2014), năm 2013 sovới năm 2012 thì mủ nước giảm 0,48%, mủ miệng bát bằng 85,48% năm

2012, riêng mủ đông tăng 34,18%; năm 2014 giảm mạnh hơn năm 2013 rấtlớn, mủ nước chỉ bằng 34,22% năm 2013, mủ miệng bát bằng 57,98% năm

2013 và mủ đông bằng 63,37% năm 2013 Nông trường có công tác xác địnhchỉ tiêu mủ đảm bảo và kế hoạch thu mua mủ cao su để đảm bảo cung cấp mủcho Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa Khi thu mua mủ về xưởngNông trường có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, không khí vàtiếng ồn tại khu vực

Tổng diện tích vườn cây giao khoán cho các hộ nông dân thời kỳ kinhdoanh giảm qua 3 năm nhưng vườn cây KTCB tăng dần qua 3 năm, tuy nhiêntăng không đáng kể, tổng diện tích vườn cây kinh doanh năm 2014 là 782,93

ha và thời kỳ KTCB là 90,01 ha Đó là vì ảnh hưởng của thời tiết (mùa mưa

Trang 5

bão gây quật gãy cây), sự phá hoại của gia súc chăn thả trong vườn cây, bệnhhại cây và cây trồng lâu năm cho sản lượng mủ kém Do tình hình giá cả mủcao su toàn chung thị trường thế giới giảm mạnh nên các hộ dân không còn

“mặn mà” với cây cao su, thời gian cạo mủ trung bình chỉ còn 5,42 tháng trênnăm, có 20% hộ phá hợp đồng mà bán cho thương lái ngoài với mức giá caohơn nhưng mức chênh lệch này cũng không quá lớn, mủ nước hơn 2.000 đồng,

mủ miệng bát hơn 3.000 đồng và mủ đông hơn 2.000 đồng so với Nông trườngthu mua, nhưng người dân theo tinh thần nơi nào giá đắt hơn thì họ sẽ chuộngnơi đó hơn Có những hộ vì lợi ích cá nhân mà pha phèn, thêm dăm cạo nhằmtăng khối lượng mủ

Hoạt độngthu mua mủ cao su của nông trường chịu ảnh hưởng của cácyếu tố: mối quan hệ liên kết giữa nhà nông và doanh nghiệp, chất lượng mủ,công tác quản lý mủ cao su nguyên liệu lưu kho, kiến thức và ý thức củangười dân còn hạn chế Từ những yếu tố đó mà đưa ra giải pháp nhằm tăngcường quản lý hoạt động thu mua mủ cao su tại Nông trường Vân Du nhưsau: nâng cao năng lực hoạt động của Nông trường Vân Du, tăng cường phâncấp quản lý vườn cây,tăng cường mối quan hệ hợp tác trực tiếp giữa Nôngtrường với người nông dân trồng cao su, nâng cao chất lượng mủ cao su ởkhâu trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản, nâng cao công tác thông tin thịtrường Để các giải pháp trên có thể thực hiện đề xuất một số kiến nghị đốivới: Nhà nước, chính quyền địa phương, doanh nghiệp thu mua cao su và các

hộ nông dân trồng cây cao su

Trang 6

MỤC LỤC

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Yêu cầu kỹ thuật mủ nước chế biến SVR 3L và SVR 5 33

Bảng 2.2: Yêu cầu kỹ thuật của mủ nước khi đánh đông 35

Bảng 3.1: Các loại đất ở huyện Thạch Thành theo FAO – UNESCO năm 2000 45

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của toàn Nông trường qua 3 năm 2012-2014 47

Bảng 3.3: Trang thiết bị xưởng chế biến 52

Bảng 4.1: Tình hình thu mua mủ của Nông trường Vân Du qua 3 năm (2012 – 2014) 56

Bảng 4.2: Chi phí thu mua mủ nước qua 3 năm (2012 -2014) 57

Bảng 4.3: Chi phí thu mua mủ miệng bát, mủ đông qua 3 năm (2012 – 2014) 57

Bảng 4.4: Khối lượng mủ Nông trường thu mua bình quân trong một ngày từ các đội sản xuất 62

Bảng 4.5: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm 64

Bảng 4.6: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý 65

Bảng 4.7: Kết quả phân tích và đánh giá chất lượng môi trường không khí khu vực sản xuất 66

Bảng 4.8: Kết quả phân tích và đánh giá chất lượng không khí cách xưởng 50m về phía Đông Nam 66

Bảng 4.9: Xuất kho thành phẩm của Nông trường 69

Bảng 4.10: Giá cả mủ cao su qua 3 năm (2012 – 2014) 73

Bảng 4.11: Chênh lệch giá giữa Nông trường và tư thương ngoài năm 2014 74

Bảng 4.12: Diện tích vườn cây giao khoán của Nông trường thời kỳ kinh doanh và KTCB qua 3 năm (2012 – 2014) 75

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HỘP

Sơ đồ 2.1: Nội dung của hoạch định chiến lược 20

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến SVR 3L, SVR 5 31

Sơ đồ 3.1: Dây truyền công nghệ chế biến mủ 51

Sơ đồ 4.1: Quy trình xử lý nước thải sản xuất 64

Đồ thị 3.1: Các loại đất ở huyện Thạch Thành theo FAO – UNESCO 45

năm 2000 45

Đồ thị 4.1: Diễn biến giá cao su kỳ hạn tháng gần nhất trên 71

sàn giao dịch Tocom, yên/kg 71

Đồ thị 4.2: Diễn biến giá cao su thiên nhiên kỳ hạn tháng 10; tháng 11/2013; tháng 1/2014 tại sàn giao dịch Thượng Hải, NDT/tấn 72

Hộp 5.1: Ý kiến hộ dân trồng cây cao su 90

Trang 9

DRC Hàm lượng cao su khô

KTCB Kiến thiết cơ bản

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

QLSX Quản lý sản xuất

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TSC Tổng hàm lượng chất rắn của mủ cao su

VRG Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Trang 10

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Vị thế của ngành cao su Việt Nam trên thế giới ngày càng được khẳngđịnh Theo thống kê của Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên(ANRPC) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), năm 2012 sảnlượng khai thác của Việt Nam đạt 863.600 tấn xếp hạng thứ năm thế giới.Đồng thời Việt Nam xếp hạng thứ tư về sản lượng xuất khẩu cao su thiênnhiên (1,02 triệu tấn năm 2012)và đứng thứ hai thế giới về năng suất khaithác cao su Năm 2012, năng suất bình quân cả nước đạt mức 1,71 tấn/ha,đứng sau Ấn Độ (1,82 tấn/ha), vượt xa so với bình quân toàn cầu là 1,1tấn/ha

Cao su là cây công nghiệp dài ngày, với chu kỳ kinh tế trên 32 nămtrong đó có 25 năm khai thác, giữ vị trí quan trọng trong nền nông nghiệpViệt Nam.Thân phận của cây cao su Việt Nam sau nhiều thăng trầm nay đãđược khẳng định là một nhân tố quan trọng, tiền đề cho nhiều giải pháp xóađói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái và an sinh xã hội Sản phẩmchính của cây cao su là mủ, còn được gọi là “vàng trắng” vì đó là nguyên liệuchủ lực của nhiều ngành công nghệ

Trang 11

Cây cao su là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài và phù hợpvới đặc điểm nhiều vùng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyệnThạch Thành nói riêng Nông trường Vân Du (chi nhánh trực thuộc Công tyTNHH MTV Cao su Thanh Hóa thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su ViệtNam) là đơn vị có diện tích trồng cây cao su lớn nhất huyện Thạch Thành,tỉnh Thanh Hóa Nông trường Vân Du thu mua toàn bộ lượng mủ đến thời kỳthu hoạch của các hộ nông dân trong khu vực huyện Thạch Thành Cũng nhưbao vùng trồng cao su khác, ở huyện Thạch Thành, cao su đã mang lại hiệuquả kinh tế giúp các hộ nông dân có thêm thu nhập Cây cao su đã lấy đượclòng tin của người dân và trở thành cây trồng chủ lực của vùng.

Mặc dù có nhiều thành công trong sản xuất, thu mua, bảo quản, chếbiến mủ nhưng ngành cao su của nước ta cũng không tránh khỏi những khókhăn và thách thức Ngoài rủi ro về thiên tai gió bão, tình trạng dịch bệnhcũng tác động tới sản lượng của ngành Bên cạnh đó, việc tổ chức hệ thốngkênh tiêu thụ và thu mua mủ còn hạn chế Nhiều hộ nông dân và doanhnghiệp còn lao đao theo sự biến đổi của thị trường

Trong tình hình chung của cả nước, ngành cao su ở huyện Thạch Thành

mà cụ thể là Nông trường Vân Du cũng không tránh khỏi những khó khăn.Diện tích trồng cây cao su tăng nhanh, quy mô trồng của các hộ gia đình nhỏ,phân tán trong toàn huyện nên rất khó khăn trong việc kiểm soát tiêu thụ vàcông tác thu mua mủ Cùng với sự gia tăng về diện tích vườn cây trồng, sảnlượng mủ cao su hàng năm đến thời kỳ thu hoạch cũng tăng không ngừng,năng lực thu mua của một mình Nông trường Vân Du là rất khó khăn Hiệntượng ép giá, trong tình trạng giá cả mủ cao su xuống dốc không phanhhiệnnay rất khó kiểm soát, gian lận vẫn xảy ra, một số hộ gia đình tự phá vỡ hợpđồng khi có lợi hơn, quan hệ giữa các hộ gia đình trồng cây cao su với công tychế biến mủ vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết

Trang 12

Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài:“Tăng cường quản lý hoạt động thu mua mủ cao su tại Nông trường Vân Du, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cườngquản lý hoạt động thu mua mủ cao su tại Nông trường Vân Du, huyện ThạchThành, tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới

Trang 13

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động thu mua mủ cao su.Đánh giá thực trạng và phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạtđộng thu mua mủ cao su tại Nông trường Vân Du những năm qua

Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động thu mua mủ cao

su tại Nông trường Vân Du trong thời gian tới

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý hoạt động thumua mủ cao su

● Đối tượng khảo sát

Các hộ nông dân trồng cây cao su có lượng cao su đến thời kỳ thu hoạch mủ.Nông trường Vân Du có trách nhiệm thu mua mủ cao su từ các hộ nôngdân trồng cây cao su có lượng cao su đến thời kỳ thu hoạch mủ đảm bảo cungcấp mủ nguyên liệu cho Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa, phù hợpvới chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian:

+ Các đội trồng cây cao su trong Nông trường

+ Nông trường cao su thu mua mủ cao su

- Phạm vi thời gian:

+ Thông tin thứ cấp nghiên cứu trong khoảng thời gian 3 năm, từ năm

2012 đến năm 2014

+ Thông tin sơ cấp được nghiên cứu trong năm 2015

+ Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 05 năm 2015

- Phạm vi nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu về công tác quản lý hoạt độngthu mua mủ cao su của Nông trường Vân Du

Trang 14

PHẦN II

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THU MUA MỦ CAO SU 2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

a Quản lý

Khái niệm quản lý:

Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giảtrong và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý Chođến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý Đặc biệt là kể từthế kỷ XXI, các quan niệm về quản lý lại càng phong phú Các trường pháiquản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:

- Tailor: “Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì

và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm”

- Fayel: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanhnghiệp, Chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức,chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổchức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”

- Hard Koont: “Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúpcon người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định”

- Peter F Druker: “Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn Bản chất của nókhông nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sựlogic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích”

- Peter F Dalark: “Định nghĩa quản lý phải được giới hạn bởi môitrường bên ngoài nó Theo đó, quản lý bao gồm 3 chức năng chính là: Quản

lý doanh nghiệp, quản lý giám đốc, quản lý công việc và nhân công”

Trang 15

Chủ trương của Peter F Dalark là giới hạn doanh nghiệp từ góc độ xãhội, lấy quản lý làm chức năng chính của doanh nghiệp Vì thế, quản lý trởthành chức năng và vai trò của tổ chức xã hội, nó cũng sẽ thông qua cácdoanh nghiệp góp phần xây dụng chế độ xã hội mới để đạt được mục tiêu lýtưởng là “một xã hội tự do và phát triển” Nếu không có quản lý hiệu quả thìdoanh nghiệp không thể tồn tại và từ đó không thể xây dựng một xã hội tự do

và phát triển

Từ đó có thể thấy, cơ sở chính trong giải quyết độ khó của vấn đề là

“quan điểm về hệ thống”, cơ sở chính trong giải quyết độ khó về thời gian là

“quan điểm về sự chuyển động” Như vậy, đặc điểm lớn nhất trong lý luậncủa Peter F Dalark là cách nhìn hệ thống mở và chuyển động” Đây cũng làquan niệm cốt lõi trong tư tưởng triết học về quản lý của ông

Mục tiêu của quản lý:

Mục tiêu là những tiêu chí mang tính hướng đích mà con người (cánhân, tổ chức, giai cấp, cộng đồng người) vạch ra nhằm tập trung mọi hoạtđộng, điều kiện, yếu tố,…hướng tới

Mục tiêu quản lý là tiêu chí định hướng và chi phối toàn bộ sự vậnđộng của hệ thống quản lý

Căn cứ vào các tiêu chí sau mà phân loại mục tiêu quản lý:

Căn cứ thứ bậc của quản lý: Mục tiêu cấp cao; Mục tiêu cấp trung; Mụctiêu cấp thấp

Căn cứ nội dung hoạt động quản lý: Mục tiêu quản lý hoạt động kinhtế; Mục tiêu quản lý hoạt động xã hội; Mục tiêu quản lý hoạt động chính trị

Căn cứ lĩnh vực quản lý: Mục tiêu quản lý công nghệ; Mục tiêu quản lýtài nguyên; Mục tiêu quản lý giáo dục; Mục tiêu quản lý dân số

Căn cứ thời gian: Mục tiêu quản lý trước mắt; Mục tiêu quản lý lâu dài

Trang 16

Căn cứ tính chất: Mục tiêu chiến lược gắn với quá trình lâu dài, chiphối và khẳng định bản chất, trình độ, chất lượng của hệ thống trong tươnglai; Mục tiêu sách lược phù hợp với từng thời điểm cụ thể và hướng tới thựchiện mục tiêu chiến lược.

Mục tiêu đối với quản lý có vai trò:

- Định hướng toàn bộ hoạt động của hệ thống quản lý Dẫn dắt cả chủthể và đối tượng trong toàn bộ quá trình quản lý

- Chi phối toàn bộ chức năng của quản lý từ dự báo, lập kế hoạch, tổchức thực hiện, động viên, kiểm tra, đánh giá

- Góp phần thúc đẩy việc đạt hiệu quả cao trong quản lý

Đối tượng của quản lý:

Bí quyết thành công trong hoạt động của con người là nắm vững tâmhồn của con người như Xô-cơ-rát đã nói: “Ai tự biết mình sẽ sống hạnhphúc”, hoặc Tôn Tân trong binh thư yếu lược có ghi: “Biết mình, biết ngườithì trăm trận đánh thắng cả trăm” Vậy đối tượng quản lý chính là con người.Con người đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống quản lý Cần xem xét quản lýtheo quan điểm con người và những hoạt động của họ trên 3 phương diện:

- Con người với tư cách là chủ thể quản lý;

- Con người với tư cách là đối tượng quản lý;

- Quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quản lý

Đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, con người luôn luôn

là nhân tố quyết định Trong hoạt động quản lý nói riêng, trong sự phát triểnkinh tế - xã hội nói chung con người có đức, có tài là yếu tố cơ bản cho sựphát triển nhanh và bền vững của đất nước

Muốn quản lý xã hội khoa học thì trước hết phải quản lý con người mộtcách khoa học

Trang 17

Nếu tác động tốt, hợp quy luật thì con người sẽ trở thành kỳ diệu, mọitiềm năng của con người được phát huy Nếu tác động xấu, trái quy luật thì tàinăng con người sẽ bị thui chột, tính sáng tạo sẽ bị tiêu diệt, con người sẽ pháttriển theo chiều hướng lệch lạc làm tiêu cực hóa nhân tố con người gây nênnhững hậu quả xã hội hết sức nặng nề.

Trong lãnh đạo quản lý sai lầm nào cũng trả giá, nhưng sai lầm về conngười thì lịch sử đã cho những bài học khắc nghiệt Vậy cái gì đã thúc đẩycon người hành động Điều đó phụ thuộc vào ý thức trong định hướng giá trịcủa mình mà thể hiện bằng hành vi động cơ thúc đẩy có ở mỗi người

Công việc của người quản lý là phải nắm được động cơ thúc đẩy côngviệc của người dưới quyền

Chức năng của quản lý:

(i) Chức năng hoạch định

Hoạch định là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng quản lý vì nógắn liền với việc lựa chọn chương trình hành động trong tương lai Nhờ côngtác hoạch định, các thủ lĩnh của các hệ thống sẽ tổ chức điều khiển và kiểmtra nhằm đảm bảo được tất cả các mục tiêu thông qua trong hoạch định đã có

để đạt được mục tiêu đó Hoạch định là một phương pháp tiếp cận hợp lý để đạtđược tới các mục tiêu định trước Vì phương pháp tiếp cận này không tách rờikhỏi môi trường, nên việc hoạch định tốt phải xét tới bản chất của môi trường

mà các quyết định và hành động của việc hoạch định được dự kiến để hoạt độngtrong đó

Hoạch định là một quá trình ấn định những nhiệm vụ, những mục tiêu

và phương pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ đó Hoạchđịnh có tầm quan trọng trong quản lý:

Trang 18

Việc hoạch định một hệ thống giúp cho hệ thống đối phó với mọi sựkhông ổn định và thay đổi trong nội bộ hệ thống của mình cũng như ngoàimôi trường Bởi vì việc hoạch định là việc đòi hỏi phải thực hiện trong mộtthời gian dài và kết quả của nó là ở trong tương lai, mà tương lai lại rất ít xảy

ra chắc chắn; tương lai càng xa thì kết quả hoạch định xảy ra lại càng kémchính xác Nhiều biến cố xảy ra ở cả hai phía bên trong hệ thống cũng nhưbên ngoài môi trường khiến cho các nhà lãnh đạo hệ thống khó mà lườngtrước được, thậm chí ngay cả khi tương lai có độ chắc chắn cao, thì việchoạch định vẫn là cần thiết Đó là vì: Thứ nhất do thủ lĩnh các các hệ thốngvẫn phải tìm cách tốt nhất để đạt được các mục tiêu đề ra cho hệ thống Thứhai, cần phải đưa ra các hoạch định để sao cho mỗi bộ phận của hệ thống phảibiết đóng góp như thế nào vào các công việc phải làm

Việc hoạch định sẽ đưa ra các mục tiêu cho hệ thống bởi vì toàn bôcông việc hoạch định là nhằm vào các mục tiêu của hệ thống, cho nên chínhhoạt động hoạch định sẽ tập trung sự chú ý của cả hệ thống vào mục tiêu này.Việc hoạch định được xem xét toàn diện sẽ thống nhất được những hoạt độngtương tác giữa các bộ phận trong cả hệ thống

Việc hoạch định sẽ tạo ra khả năng cho việc điều hành tác nghiệp của

cả hệ thống Nó thay sự hoạt động manh mún, không được phối hợp của các

cá nhân, của mỗi bộ phận trong hệ thống bằng sự nỗ lực theo định hướng vớinhững quyết định được cân nhắc kỹ lưỡng

Việc hoạch định làm cho việc kiểm tra được dễ dàng bởi vì các nhàlãnh đạo hệ thống sẽ không thể kiểm tra công việc của các cấp dưới nếukhông có các mục tiêu đã được xác định làm chuẩn mực để đo lường

Có hai loại hoạch định cơ bản:

Trang 19

Hoạch định chiến lược: Là nghệ thuât xây dựng và thực hiện thànhcông các chiến lược của hệ thống Hoạch định chiến lược là một quá trìnhphức tạp mà các thủ lĩnh của hệ thống phải thực hiện để qua đó lãnh đạo hệthống từng bước tiến lên Nó bao hàm hang loạt các mục tiêu lớn, các giảipháp chính sách phải thực hiện và các chiến thuật phải tiến hành.

Nội dung của công tác hoạch định chiến lược bao gồm: các mục đích,các mục tiêu, các chính sách, các chương trình, các ngân sách

Trang 20

Hoạch định chiến lược

Các mục đích

Các chương trìnhCác mục tiêu

Các ngân sách

Các chính sách

Các kế hoạch

Sơ đồ 2.1: Nội dung của hoạch định chiến lược

Hoạch định chiến thuật: Là việc lựa chọn các giải pháp, các thủ đoạn để

đạt được các mục tiêu của chiến lược Vì chiến thuật là một bước cụ thể hóa

chiến lược; cho nên nội dung của hoạch định chiến thuật tương tự như với

chiến lược, nhưng phạm vi hẹp hơn, cụ thể hơn và thời gian thực hiện ngắn

hơn Nó bao gồm: các mục tiêu, các giải pháp, các kế hoạch và ngân sách

(ii) Chức năng tổ chức

Chức năng tổ chức là chức năng hình thành cơ cấu tổ chức quản lý

cùng các mối quan hệ giữa chúng Đây là nhiệm vụ quan trọng thứ hai của thủ

lĩnh hệ thống sau chức năng hoạch định

Cơ cấu tổ chức quản lý là hình thức phân công nhiệm vụ trong lĩnh vực

quản lý, có tác động đến quá trình hoạt động của hệ thống quản lý Cơ cấu tổ

chức quản lý, một mặt phản ánh cơ cấu trách nhiệm của mỗi người trong hệ

thống, mặt khác có tác động tích cực trở lại đến việc phát triển của hệ thống

Trang 21

Những yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức quản lý, việc xây dựng và hoànthiện cơ cấu tổ chức quản lý phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Tính tối ưu: cơ cấu chức năng quản lý phải đảm bảo mối quan hệ tốt

nhất giữa các khâu và các cấp quản lý phải được thiết lập nên những mối quan

hệ hợp lý với số lượng cấp quản lý ít nhất trong hệ thống nhờ đó cơ cấu tổchức quản lý sẽ mang tính năng động cao, luôn luôn đi sát và phục vụ mụcđích đề ra của hệ thống;

Tính linh hoạt: cơ cấu tổ chức quản lý phải có khả năng thích ứng linh hoạt

với bất kỳ tình huống nào xảy ra trong hệ thống cũng như ngoài môi trường;

Tính tin cậy: cơ cấu tổ chức quản lý phải đảm bảo tính chính xác của

tất cả các thông tin được sử dụng trong hệ thống nhờ đó đảm bảo sự phối hợpvới các hoạt động và nhiệm vụ của tất cả các bộ phận hệ thống;

Tính kinh tế:cơ cấu tổ chức quản lý phải sử dụng chi phí quản lý đạt

hiệu quả cao nhất Tiêu chuẩn xem xét yêu cầu này là mối tương quan giữachi phí dự định bỏ ra và kết quả sẽ thu về;

Tính bí mật: đòi hỏi giữ gìn nội dung hoạt động của mỗi phân hệ và của

cả hệ thống, chống sự rò rỉ thông tin cho các hệ thống ngoài, sự thường xuyêntheo dõi của các hệ thống khác

Các nguyên tắc tổ chức quản lý:

Nguyên tắc cơ cấu tổ chức quản lý phải gắn với phương hướng, mục đích của hệ thống: phương hướng và mục đích của một hệ thống sẽ chi phối

cơ cấu hệ thống;

Nguyên tắc chuyên môn hóa và cân đối: đòi hỏi cơ cấu tổ chức quản lý

phải được phân công phân nhiệm các phân hệ trong hệ thống chuyên ngành,với những con người được đào luyện tương ứng và có đủ quyền hạn;

Trang 22

Nguyên tắc linh hoạt và thích nghi với môi trường:đòi hỏi việc hình

thành cơ cấu tổ chức phải đảm bảo cho mỗi phân hệ một mức độ tự do sángtạo tương xứng để mọi thủ lĩnh các cấp phân hệ bên dưới phát triển được tàinăng, chuẩn bị cho việc thay thế vị trí của các thủ lĩnh cấp trên khi cần thiết;

Nguyên tắc hiệu lực và hiệu quả: đòi hỏi cơ cấu tổ chức quản lý phải

thu được kết quả hoạt động cao nhất so với chi phí mà hệ thống đã bỏ ra,đồng thời bảo đảm hiệu lực hoạt động của các phân hệ và tác động điều khiểncủa các nhà lãnh đạo

Các kiểu cơ cấu tổ chức quản lý:

Cơ cấu tổ chức trực tuyến (đường thẳng): đây là cơ cấu tổ chức đơn

giản nhất, trong đó có một cấp trên và một số cấp dưới Toàn bộ vấn đề đượcgiải quyết theo một kênh liên hệ đường thẳng Cấp lãnh đạo trực tiếp điềuhành và chịu toàn bộ trách nhiệm về sự hoạt động của hệ thống Thuận lợi chochế độ một thủ trưởng, người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về kếtquả công việc của người dưới quyền Đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thứctoàn diện, tổng hợp, hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ cao vềtừng mặt quản lý;

Cơ cấu chức năng: thu hút được các chuyên gia chức năng vào công tác

lãnh đạo, giải quyết các vấn đề các vấn đề chuyên môn một cách thành thạo hơn,đồng thời giảm bớt gánh nặng về quản lý cho người lãnh đạo cao nhất của hệthống Người lãnh đạo hệ thống phải phối hợp hoạt động của những người lãnhđạo chức năng, nhưng do khối lượng công tác quản lý, người lãnh đạo hệ thốngkhó có thể phối hợp được tất cả các mệnh lệnh của họ Đây là cơ cấu kém hiệuquả nhất;

Cơ cấu trực tuyến – chức năng: người lãnh đạo cấp cao của hệ thống

được sự giúp sức của các thủ lĩnh chức năng để chuẩn bị các quyết định,hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quyết định;

Trang 23

Cơ cấu chính thức và không chính thức: cơ cấu chính thức gắn liền với

cơ cấu vai trò nhiệm vụ trong một hệ thống được tổ chức một cách chính thứctheo quy chế của hệ thống, cơ cấu chính thức là cơ cấu bao gồm những conngười, những phân hệ là thành viên chính thức của hệ thống Cơ cấu khôngchính thức là cơ cấu ngoài các cá nhân bộ phận là thành viên chính thức chịu

sự kiểm soát của hệ thống, còn bao gồm các thành viên, các phân hệ tham dựkhông chính thức vào hệ thống, là toàn bộ những cuộc tiếp xúc cá nhân, sựtác động qua lại các nhân cũng như sự tác động theo nhóm người phạm vi cơcấu đã được phê chuẩn của hệ thống;

Cơ cấu ma trận: có đặc điểm là ngoài những người lãnh đạo theo tuyến

và các bộ phận chức năng, còn có những người lãnh đạo đề án hay sản phẩm,phối hợp hoạt động của các bộ phận để thực hiện một dự thảo nào đó Baogồm có hai dạng: cơ cấu đề án – ma trận và cơ cấu chức năng – ma trận;

Cơ cấu tổ chức chương trình – mục tiêu: được thực hiện trên cơ sở

phân chia rõ rang theo thời gian và theo nội dung các công việc xác định, cầnthiết để đạt được những mục tiêu đã xác định;

Cơ cấu “vệ tinh”: là cơ cấu tổ chức quản lý mang tính phi hình thức,

được hình thành từ một trung tâm đầu não;

Cơ cấu tạm thời: là cơ cấu tổ chức quản lý được thành lập để thực hiện

các nhiệm vụ đột xuất, nhất thời, cơ cấu tạm thời sẽ hết nhiệm vụ và tự độnggiải tán sau khi mục tiêu đặt ra đã được thực hiện

(iii) Chức năng điều khiển

Điều khiển là một trong những chức năng của quản lý, đó là quá trìnhchủ thể điều khiển sử dụng quyền lực quản lý của mình để tác động lên hành

vi của các con người (trong phân hệ) một cách có chủ đích để họ tự nguyện vànhiệt tình phấn đấu đat được của các mục tiêu đề ra của phân hệ

Trang 24

Trong chức năng điều khiển của mình, chủ thể điều khiển phải thựchiện nhiệm vụ chính là ra quyết định và tổ chức thực hiện nó Trong hoạtđộng của hệ thống việc ra quyết định là công việc có tính chất hàng ngày củangười lãnh đạo Muốn điều khiển thì họ phải ra quyết định, không ra quyếtđịnh tức là tự tước bỏ vai trò điều khiển của mình Công việc ra quyết định làcông việc thường xuyên nhưng không phải bao giờ cũng thực hiện được mộtcách dễ dàng, vì nó liên quan trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của hệ thống,thậm chí sự tồn tại phá sản của hệ thống.

Quyết định có hai loại: các quyết định trực giác và các quyết định lý giải Các nguyên tắc cơ bản khi ra quyết định:

Nguyên tắc về định nghĩa: người ta chỉ có thể đạt được quyết định logic

khi vấn đề đã được định nghĩa;

Nguyên tắc về sự xác minh đầy đủ: một quyết định logic phải được bảo

vệ bằng các lý do xác minh đúng đắn;

Nguyên tắc về sự đồng nhất: cần phải xác định một cách rõ ràng những

sự việc và để làm việc đó, cần phải tin chắc chắn rằng đã nghĩ tới những sựkhác nhau có thể có do các sự thay đổi về địa điểm hay về thời đại gây ra

Yêu cầu đối với các quyết định:

Tính khách quan và khoa học: là sự thể hiện của những cơ sở, căn cứ,

thông tin, nhận thức, kinh nghiệm của các nhà quản lý trong việc xử lý, giảiquyết những tình huống cụ thể xuất hiện đòi hỏi có sự can thiệp bằng cácquyết định của họ, nó phải tuân thủ đòi hỏi của các quy luật khách quan;

Tính định hướng: giúp cho người thực hiện thấy được phương hướng

công việc cần làm, các mục tiêu phải đạt;

Tính hệ thống: yêu cầu tính hệ thống đối với các quyết định trong quản lý đòi

hỏi mỗi một quyết định đưa ra phải nhằm đạt được một nhiệm vụ nhất định, nằmtrong một tổng thể các quyết định đã có và sẽ có nhằm đạt tới mục đích chung;

Trang 25

Tính tối ưu: quyết định có phương án tốt hơn những phương án quyết

định khác và trong trường hợp có thể được thì nó là phương án quyết định tốtnhất;

Tính cô đọng dễ hiểu: các quyết định đều phải ngắn gọn, dễ hiểu để

một mặt tiết kiệm được thông tin, tiện lợi cho việc bảo mật và di chuyển, mặtkhác các quyết định có tính cô đọng dễ hiểu sẽ khó làm cho người thực hiện

có thể hiểu sai lệch về mục tiêu, phương tiện và cách thức thực hiện;

Tính hợp pháp: đòi hỏi các quyết định đưa ra phải hợp pháp và các cấp

thực hiện phải thực hiện nghiêm chỉnh;

Tính đa dạng hợp lý: các quyết định quá cứng nhắc sẽ khó thực hiện và

khi có biến động của môi trường sẽ khó điều chỉnh được;

Tính cụ thể về thời gian và không gian thực hiện: trong mỗi quyết định

cần bảo đảm những quy định về mặt thời gian triển khai, địa điểm thực hiện

và hoàn thành để cấp thực hiện không được kéo dài thời gian

(iv) Chức năng kiểm tra

Để hoàn thành chức năng điều khiển của người lãnh đạo hệ thống cầnthiết và phải thực hiện chức năng kiểm tra của quản lý

Kiểm tra là nhằm chủ động ngăn chặn các nhầm lẫn, sai phạm có thểxảy ra trong quá trình quản lý hệ thống

Kiểm tra còn là nhu cầu của mọi thành viên đúng mực trong hệ thống.Kiểm tra là nhu cầu để đảm bảo gắn hệ thống với môi trường thông quacác quan hệ đối ngoại với các hệ thống khác

Kiểm tra là nhu cầu nhằm hoàn thiện các quyết định về nhiều mặt, nhiềulĩnh vực của hệ thống phải kiểm tra để được khẳng định được sự đúng sai củađường lối, sự phù hợp hay không của mục đích của hệ thống,… Kiểm tra là nhucầu đảm bảo thực thi quyền lực quản lý của người lãnh đạo hệ thống

Trang 26

Các nguyên tắc kiểm tra: chính xác, khách quan; có chuẩn mực; côngkhai và tôn trọng người bị kiểm tra; có độ đa dạng hợp lý; kinh tế; có trọngtâm trọng điểm.

Nội dung kiểm tra: quy chế hoạt động của hệ thống; nghĩa vụ đượcphân giao của các tập thể, các phân hệ; đường lối, mục đích của hệ thống; kếtquả hoạt động của hệ thống về từng lĩnh vực; các điển hình của hệ thống

Với các hình thức kiểm tra: tự kiểm tra; kiểm tra nghiệp vụ; tự kiểm tracủa người lãnh đạo; kiểm tra qua các ý kiến đánh giá của các hệ thống khác;kiểm tra tự động

(v) Chức năng quản lý rủi ro

Rủi ro là điều mà mọi nhà lãnh đạo, mọi hệ thống quản lý không baogiờ mong muốn; đó là các tai họa, các phản động lực, các tác động xấu củanhiễu do nội bộ hệ thống và do các hệ thống bên ngoài gây ra Để chống lạirủi ro đảm bảo cho hệ thống luôn phát triển với tốc độ cao, nhanh chóng và ổnđịnh các nhà quản lý phải biến rủi ro thành bộ điều chỉnh của hệ thống với tưcách là bộ phanh đảm bảo cho hệ thống luôn được ở trong giới hạn an toàn

b Thu mua

Mua hàng là một trong những chức năng cơ bản, không thể thiếu củadoanh nghiệp Mua hàng gồm những hoạt động có liên quan đến việc muanguyên vật liệu, máy móc, trang thiết bị, các dịch vụ để phục vụ cho hoạtđộng của doanh nghiệp Các hoạt động đó bao gồm:

+Phối hợp với các phòng ban, bộ phận để xác định nhu cầu nguyên vậtliệu, máy móc…cần cung cấp;

+Tổng hợp nhu cầu của toàn bộ doanh nghiệp, xác định lượng hàng hóathực sự cần mua;

+Xác định các nhà cung cấp tiềm năng;

Trang 27

+Thực hiện các nghiên cứu thị trường cho những nguyên vật liệu quantrọng;

+Đàm phán với các nhà cung cấp tiềm năng;

+Phân tích các đề nghị;

+Lựa chọn các nhà cung cấp;

+Soạn thảo đơn đặt hàng, hợp đồng;

+Thực hiện các hợp đồng và giải quyết các vướng mắc;

+Thống kê theo dõi các số liệu mua hàng

Thu mua là hoạt động thiết yếu của tổ chức, là sự phát triển, mở rộngchức năng mua hàng So với mua hàng người ta chú trọng nhiều hơn đến cácvấn đề mang tính chiến lược Cụ thể, thu mua bao gồm các hoạt động:

+ Tham gia vào việc phát triển các nhu cầu nguyên vật liệu, dịch vụ,các chi tiết kỹ thuật;

+ Thực hiện các nghiên cứu về nguyên vật liệu và quản lý các hoạtđộng phân tích có giá trị;

+ Thực hiện các hoạt động của chức năng mua hàng;

+ Quản trị chất lượng của các nhà cung cấp;

+ Quản lý quá trình vận chuyển;

+ Quản trị các hoạt động mang tính đầu tư như: tận dụng, sử dụng lạicác nguyên liệu

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật cây cao su

a Đặc điểm sinh vật học của cây cao su

- Cao su là một loại cây cây công nghiệp dài ngày, có chu kỳ kinh tếtương đối dài gồm thời kỳ KTCB và thời kỳ kinh doanh

Trang 28

- Chu kỳ kinh tế dài, từ 25–32 năm (Indonesia 25 năm, trong đó 18 nămkhai thác, Việt Nam là 30 năm, trong đó 25 năm khai thác), chia làm 2 thời

kỳ, thời kỳ KTCB từ 5-7 năm, chi phí đầu tư thời kỳ KTCB lớn hơn một sốcây trồng khác và đạt khoảng trên 50 triệu đồng/ha

- Khi được đưa vào trồng cây cao su trong sản xuất thì với mật độ 450–

555 cây/ha Trung bình cây cao su 25–30m, cây phát triển ở nhiệt độ trungbình, thích hợp nhất từ 25-300C, trên 400C và dưới 100C đều ảnh hưởng tớiquá trình sinh trưởng và năng suất mủ Ở nhiệt độ 25-270C là nhiệt độ cây cao

su sinh trưởng và cho năng suất cao nhất, số ngày mưa thích hợp cho cao su làkhoảng 100-150 ngày mưa mỗi năm

- Cây cao su phát triển bình thường ở nơi tối thiểu 1.600 giờ nắng/năm

là cây ưa sáng, thời gian và cường độ chiếu sang càng nhiều giúp cho quátrình quang hợp cây càng nhiều, ánh sáng còn ảnh hưởng đến khả năng chốngchịu của cây, tăng sức đề kháng của cây

- Tốc độ gió sẽ ảnh hưởng cây cao su, nếu tốc độ lớn hơn 8m/s-13,8m/s

sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng, nếu lớn hơn 17,2m/s sẽ làm gốc đổ và dẫn đếngiảm năng suất mủ Đặc biệt, gió khô kéo dài còn gây ra những vụ cháy rừng

Vì vậy, để hạn chế tốc độ của những vùng có bão thì cần chọn những giốngcao su vô tình có khả năng chống gió, đồng thời trồng vành đai chắn gió

- Độ ẩm không khí bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng của cây cao

su là trên 75%, độ ẩm không khí còn thể hiện tương quan với dòng chảy của

mủ khi khai thác

-Về khả năng chịu hạn, cây cao su có khả năng chịu hạn tốt hơn nhiềucây công nghiệp dài hạn khác (trừ cây điều) nên nó rất được ưu tiên chonhững vùng thiếu nước và những nơi điều kiện tưới tiêu không có sẵn

- Thời gian thu hoạch liên tục 8 tháng trong năm (từ 25/4 – 15/12), sảnphẩm có thể bán ngay được sau khi thu hoạch Sản phẩm sơ chế được tiêu thụchủ yếu trên thị trường thế giới Cây cao su có mủ liên tục khoảng 8 tháng

Trang 29

trong năm, trừ thời gian rụng lá nghỉ đông vào khoảng giữa tháng 1 đến tháng

4 dương lịch hàng năm Thời gian cạo mủ hiệu quả nhất trong ngày từ lúc 20hhôm trước đến 7h hôm sau, sau đó giảm dần Sau khi cạo 3-5h cây sẽ ngưngtiết mủ

b Đặc tính của mủ cao su

Mủ nước là sản phẩm chính thu được từ cây cao su Mủ nước là mộtdung dịch dạng keo, màu trắng đục như sữa hoặc có màu hơi vàng hoặc hơiđồng tùy theo cây Mủ nước có tỷ trọng từ 0,974 (khi mủ có độ DRC = 40%)đến 0,991 (khi DRC = 25%)

Trang 30

Thành phần mủ nước trung bình gồm:

- Cao su = 30 – 40% - Nhựa (resine) = 1,5 – 2%

- Nước =55 – 60% - Đường (inositol) = 1%

Trong đó, Mg và P có ảnh hưởng đến sự ổn định của mủ nước

c Các giai đoạn sinh trưởng của cây cao su

Cây cao su sau một thời gian trồng từ 3 – 5 năm tùy theo giống, loạicây non và điều kiện ngoại cảnh chúng có thể ra hoa lần đầu và cứ thế hằngnăm có thể cho hoa từ 1 đến 2 lần Tuy nhiên, trong sản suất vì sản phẩmchính của cao su là mủ nên người trồng thường không quan tâm đến quá trìnhphát dục của cây, mà thường căn cứ vào các giai đoạn cho sản lượng mủ khácnhau của cây Từ đó, nắm bắt các đặc tính sinh học của chúng trong từng giaiđoạn để thuận tiện cho quản lý sản xuất Trong suốt chu kỳ sống, chăm sóccây cao su tại vườn ươm, giai đoạn KTCB, giai đoạn khai thác cao su non,giai đoạn khai thác cao su trung niên, giai đoạn khai thác già Khi cây cao sunăng suất mủ kém, không còn hiệu quả kinh tế, họ thường cưa để phục vụmục đích gỗ, củi

- Giai đoạn cây non vườn ươm:

Giai đoạn này bắt đầu từ khi gieo hạt đến lúc xuất khỏi vườn, có thể kéo dài

6 tháng (bầu non không tầng lá) đến 24 tháng Đặc điểm của giai đoạn này là câynon chủ yếu tăng trưởng theo chiều cao, sự sinh trưởng các tầng lá theo chu kỳ vàmọc ra trên thân chính Đường kính thân tăng trưởng chậm hơn chiều cao rấtnhiều

Trang 31

Mủ nước Giao nhận Phân hạng Lọc

thô Pha trộn Đánh đông Cân 1,2

Băm tinh Sấy Phân loại

dự kiến ép bánhCân và Bao bì Nhập kho

- Giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB):

Là thời gian từ 5 – 7 năm đầu tiên của cây cao su tính từ khi trồng cây.Đây là khoảng tời gian cần thiết để canh thân cây cao su đạt 50cm do cáchmặt đất 1m Tùy điều kiện sinh thái, chăm sóc và giống ở điều kiện sinh tháiđặc thù của vùng duyên hải miền Trung, thời gian KTCB phổ biến từ 5 – 7năm Tuy nhiên, với điều kiện chăm sóc, quản lý vườn cây đúng quy trìnhchọn giống và vật liệu trồng thích hợp thì có thể rút ngắn thời gian KTCB

- Giai đoạn khai thác mủ (hay là giai đoạn kinh doanh):

Đây là giai đoạn dài nhất, bắt đầu từ khi cây có thể khai thác mủ đếnlúc cây bị thanh lý Căn cứ vào sự biến thiên về năng suất hằng năm, người tachia làm 3 thời kỳ: thời kỳ khai thác cao su non, thời kỳ khai thác cao sutrung niên, thời kỳ khai thác cao su già

+ Thời kỳ khai thác cao su non: Cây vẫn tiếp tục sinh trưởng mạnh Sốlượng cành nhánh, chu vi thân (vanh), độ dày vỏ, sản lượng mủ tăng nhanh theo cácnăm

d Quy trình chế biến mủ cao su

Quy trình công nghệ, kỹ thuật chế biến cao su SVR 3L, SVR 5:

Trang 32

phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sau đây:

Trang 33

Bảng 2.1: Yêu cầu kỹ thuật mủ nước chế biến SVR 3L và SVR 5

2 Màu sắc Trắng như sữa

Tẹc chứa mủ phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi tiếp nhận mủ từ các

hộ bán mủ; mỗi xe chở mủ về xưởng phải được xác định khối lượng và chấtlượng của mủ nước, người nhận mủ và vận chuyển phải chịu trách nhiệm vềkhối lượng và chất lượng mủ nhận về

Mủ nước chuyển từ tẹc xuống bể lọc phải qua lưới lọc, khi đủ khốilượng khuấy đều mủ trong thời gian 5 đến 10 phút và để lắng từ 10 đến 20phút (chiều cao cột mủ 01 mét để lắng 10 phút)

Phương pháp xác định chất khô TSC theo đốt hàm lượng truyền thống:+ Cho khoảng 10g mủ nước vào lọ (đã cân trước) và cân chính xác đến 0,01g;+ Trút mủ và nước tráng lọ vào khay sấy sạch, tráng đều lượng mủ trênmặt khay sấy, đưa vào lò sấy cho bốc hết hơi nước đến khi mủ có màu vàngđều, lấy khay sấy ra khỏi lò sấy, để nguội, gỡ hết cao su, cân cao su khô trêncân kỹ thuật đã cân lọ và mủ nước, độ chính xác đến 0,01g;

+ Cách tính kết quả theo công thức:

Trang 34

TSC (%) = m2/(m0 – m1) x 100%

Trong đó: m0: là khối lượng mủ và lọ, tính bằng gram;

m1: là khối lượng lọ, tính bằng gram;

m2: là khối lượng cao su khô, tính bằng gram;

Để xác định hàm lượng cao su (DRC) sản phẩm mủ quy khô loại I, theotruyền thống hợp đồng thu mua của các hộ bán mủ phải nhân với hệ số K từ

80 – 90% tùy theo mùa vụ Nay thống nhất sử dụng bảng quy đổi giữa TSCsang DRC theo quy định của Tổng công ty cao su Việt Nam (Bảng phụ lụckèm theo Quy chế này)

- Mủ được pha loãng bằng nước sạch để hàm lượng cao su (DRC) vàokhoảng 20% đến 28% Tính lượng nước pha loãng theo công thức:

VN = VM x (DRC1/DRC2 – 1)Trong đó:

VN: Thể tích mủ nước chưa pha loãng (lít);

VM: Thể tích nước phải thêm vào (lít);

DRC1: Hàm lượng cao su trước khi pha loãng;

DRC2: Hàm lượng cao su sau khi pha loãng

- Sau khi pha loãng và khuấy đều, lấy mẫu mủ để xác định hàm lượngcao su khô của bể để tính lượng axit để đánh đông Lượng axit tính theo côngthức sau:

V (lít) = V1 x V0 /100Trong đó: V1 = Thể tích dung dịch axit tiêu tốn để hạ pH của 100ml

mủ xuống điểm cân bằng đánh đông;

Phương pháp tính V1: Dùng ống lường lấy 100ml mủ cho vào lọ thủytinh; cho từ từ axit vào và khuấy đều; dung giấy quỳ nhúng sâu 0,5 cm, saukhi hiện màu 10 giây, độ pH chỉ từ 5,2 đến 5,5 thì ngưng và ghi lại thể tíchaxit đã dùng Làm nhiều lần sẽ thành kinh nghiệm

V0 = Thể tích mủ cao su cần đánh đông

Trang 35

Bảng 2.2: Yêu cầu kỹ thuật của mủ nước khi đánh đông

1 Hàm lượng cao su khô (DRC) Không nhỏ hơn 20%

2 Độ pH đánh đông Từ 5,2 đến 5,6 (*)

3 Axit đánh đông Axit axetic (CH3COOH) nồng độ 2% - 3%

Axit formic (HCOOH) nồng độ 1% - 2%

4 Thời gian ổn định mủ đông Không nhỏ hơn 6 giờ

(Nguồn: Phòng QLSX)

(*) Những ngày có sản lượng lớn có thể hạ pH đến 4,8 để đông nhanh

Mủ sau khi đánh đông 6 giờ tiến hành chế biến, trường hợp khách quan kéodài không quá 24 giờ kể từ khi đánh đông

Cán và băm mủ:

- Saukhi đánh đông 6 giờ vận chuyển mủ đã đông đến máy cán số 1 đểcán thành tờ mủ, sau khi cán thành tờ mủ chuyển đến máy cán số 2 cán tinh,sau khi cán tinh chuyển tờ mủ vào máy băm Trong khi cán và băm mủ phảiluôn đủ nước cho chảy vào trục cán băm và bể nước của máy băm

- Thường xuyên kiểm tra trước và trong khi cán, băm về khe hở trụccán, dao băm, hệ thống nước rửa

- Tờ mủ sau khi cán chuyển đến máy băm phải đồng đều, không lẫn cácđốm đen, chiều dày tờ mủ từ 4mm – 6mm; hạt cốm sau khi băm có kíchthước 5mm x 5mm

- Nước trong bể máy băm phải được bổ sung liên tục và sạch, dùng tianước có áp suất đẩy bọt ra khỏi bể nước băm

- Hàng ngày phải vệ sinh bể nước và thay nước mới trước khi chạy máy băm

Sấy và ép bánh cao su:

- Các thùng sấy đã chứa cao su để ráo ít nhất được 30 phút và khôngquá 30 phút trước khi vào lò, mủ đã băm phải sấy hết không để sang ngày sau,

xe sấy phải được vệ sinh thường xuyên, không để cao su cũ bám dính lại

- Thời gian sấy tùy thuộc vào tình trạng của hạt cao su, độ ẩm môitrường, nhiệt độ sấy và tùy theo từng loại máy sấy mà vận hành cho phù hợp

Trang 36

- Trong khi sấy thường xuyên kiểm tra và ghi lại:

+ Nhiệt độ và thời gian sấy của từng xe sấy mủ ra lò;

+ Các hoạt động bất thường của lò, máy sấy;

+ Thường xuyên kiểm tra nhiệt kế, đồ thị nhiệt của lò sấy;

+ Lưu lại toàn bộ tài liệu này trong thời gian ít nhất là 12 tháng

- Ép bánh cao su khi nhiệt độ nhỏ hơn hoặc bằng 400C, nơi đặt cân phảikhô ráo, sạch sẽ, bằng phẳng Khối lượng bánh cao su là 33 x 1/3kg, cao su épthành bánh thành hình khối chữ nhật có kích thước:

+ Dài: 670mm; Rộng: 330mm; Cao: 170mm

- Bánh cao su được bao gói trong túi Polyethylen có kích thước:

+ Dài: 950 – 1050mm; Rộng: 500 – 550mm; Dầy: 0,03 – 0,05mm Baogói xong phải hàn kín và không bị rách

2.1.3 Ý nghĩa của công tác quản lý hoạt động thu mua mủ cao su

Công tác quản lý hoạt động kinh doanh trong một doanh nghiệp đó làhoạt động quan trọng và cũng rất khó để thực hiện một cách dễ dàng Đối vớiNông trường Vân Du trong khâu quản lý hoạt động thu mua mủ cao su từ các

hộ nông dân trồng cây cao su cũng không tránh khỏi tình trạng này Vì có rấtnhiều yếu tố chi phối đặc biệt là trong thời giá thị trường mủ như hiện nay lạicàng nan giải hơn để có thể gom tất cả mủ nguyên liệu từ các hộ nông dân vềxưởng mủ

Lập kế hoạch thu mua mà doanh nghiệp có thể nắm bắt tình hình thực

tế và đưa ra được những định hướng trong tương lai Quản lý được diện tíchvườn cây mà doanh nghiệp giao khoán cho hộ nông dân Từ đó góp phần thúcđẩy quá trình hoạt động của doanh nghiệp được đi vào một khuôn khổ có trật

Trang 37

sạch Tình trạng mủ nước bị nhiễm vi khuẩn trong không khí là rất quantrọng Mảnh vỏ, lá cây, cành cây và các chất được lấy đi trước khi cạo.

Thùng phải làm bằng vật liệu được chấp nhận

Trạm thu mủ thông thường là một chỗ trú và có mái che nhưng không cótường, nền nhà phải được tráng xi măng và phải dốc về các phía xung quanh

Chuyên chở mủ

Mủ nước từ các bồn gần nhà máy được bố trí hợp lư, vườn cao su lớn,hoặc khúc khuỷu bố trí sao cho mủ nước được các thợ cạo đưa về các điểmthu mủ một cách thuận tiện để vào bồn chuyển đi

Các bồn này được chuyển bằng xe tải, máy cày hoặc máy kéo

Thợ cạo đổ mủ nước vào bồn tiếp nhận mủ tại các trạm thu mủ, mủnước đổ vào các bồn vận chuyển di động và đưa về nhà máy

Các bồn vận chuyển được giao và để lại các trạm thu mủ từ sáng sớm

và được thu về các bồn này đã đổ đầy

2.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thu mua mủ cao su

Trong quá trình quản lý hoạt động thu mua mủ sẽ không tránh khỏi

Trang 38

những yếu tố khó khăn, bao gồm một số nhân tố chính sau:

Mối quan hệ liên kết giữa nhà nông với doanh nghiệp; Chất lượng mủ;Công tác quản lý mủ cao su nguyên liệu lưu kho; Kiến thức và ý thức củangười dân còn hạn chế

Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này tại mục 4.5 của phần IV

Theo Điều 9 Nghĩa vụ và quyền của bên giao khoán chỉ rõ bên giaokhoán tiêu thụ sản phẩm cho bên nhận khoán theo hợp đồng đã ký Tức làNông trường phải có trách nhiệm thu mua sản phẩm cho các hộ nông dân đãnhận khoán theo đúng điều khoản này

Tại Điều 10 của Nghị định, nghĩa vụ và quyền của bên nhận khoán: Sửdụng đất, rừng nhận khoán đúng mục đích, đúng quy hoạch; chịu sự hướngdẫn, kiểm tra, giám sát của bên giao khoán về kế hoạch sản xuất, quy trình kỹthuật và chất lượng sản phẩm trong quá trình nhận khoán

Cả hai bên giao khoán và nhận khoán đều phải thực hiện tròn tráchnhiệm và nghĩa vụ của mình theo Nghị định này

Quy định chế biến mủ thu mua và gia công do VRG ban hành, gồm 6chương với 26 điều, kèm theo các biểu mẫu, bảng hướng dẫn các phương phápxác định chất độn trong mủ cao su thiên nhiên và hướng dẫn đo TSC bằngmáy “phân tích độ ẩm” AMD (Analysis Moisture Device) Các quy định cụ thểnhư sau:

Trang 39

Quy định quá trình xác định TSC/DRC và công bố kết quả với 3 điều mục: mọi thông tin về khách hàng của mẫu đã mã hóa phải được bộ phận mã hóa phòng quản lý chất lượng bảo mật trước khi có kết quả xác định TSC/DRC được công bố Phải có hướng xử lý phù hợp với những hiện tượng bất thường trong quá trình xác định hàm lượng TSC/DRC, như: mủ khó chín, có khói, mùi hôi, lẫn cát, mẫu đang sấy bị mất điện… Trong quá trình giải mã so khớp, nếu có sự sai biệt kết quả đo TSC/DRC giữa nhà máy chế biến và Ban Thu mua lớn hơn 0,7, cả hai phải phối hợp và mời khách hàng cùng mở niêm phong 1 mẫu để xác định lại TSC/DRC.

Quy định cũng hướng dẫn ký hiệu quy định mã lô nhằm tiện theo dõi trong quá trình quản lý sản xuất trong nhà máy.Quy định cho phép đo TSC hay DRCtùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng Để đảm bảo tính khách quan, hạn chếtối đa sự chủ quan, tác động của yếu tố bên ngoài Các phương pháp đoTSC/DRC phải theo thứ tự sau: sử dụng thiết bị phân tích độ ẩm AMD theohướng dẫn của VRG hoặc dùng lò vi sóng có đối chứng kết quả bằng thiết bịAMD hay xác định thủ công bằng phương pháp nướng mẫu trên chảo theoTCCS:01

Trước khi xuất bán lô hàng và cấp chứng chỉ kiểm phẩm, phải xóa bỏ

kí hiệu nhận biết, khi đó sản phẩm được quản lý trên pallet Quy định cũnghướng dẫn ký hiệu quy định mã lô nhằm tiện theo dõi trong quá trình quản lýsản xuất trong nhà máy

Công tác tổ chức thu mua, chế biến và quản lý cần được tiêu chuẩn hóatheo tiêu chuẩn ISO nhằm quản lý và cải tiến hệ thống thu mua từ các tổ đến thànhphẩm Quy định công tác thu mua và gia công mủ cao su là căn cử để công ty tổchức và xây dựng bộ máy thu mua, gia công hiệu quả Tùy thuộc vào quy mô vàcách thức tổ chức, công ty có thể xây dựng thêm các quy định phù hợp với đặcđiểm và điều kiện công ty, nhưng không được trái với quy định này

Trang 40

2.2.2 Kinh nghiệm của một số Nông trường về công tác quản lý hoạt động thu mua mủ cao su

Nông trường Hưng Hòa là chi nhánh trực thuộc Công ty TNHH MTVCao su Phước Hoà, hiện nay quản lý 2.592,38 ha cao su, bao gồm 2.086,11 hacao su kinh doanh và 502,27 ha cao su kiến thiết cơ bản Nông trường đã vượtđược kế hoạch công ty giao, vượt sản lượng tính trong năm 2012 lên đến107,55%, Nông trường đã tổ chức tốt việc thu mua 2.082,026 tấn mủ quy khô

từ vườn cây hộ khoán

Trong thời gian hiện nay, giá mủ giảm liên tục nhưng Nông trường vẫntạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng, thực hiện tốt các biện pháp quản lýgiá thành sản phẩm, hạn chế những chi phí không cần thiết trong sản xuất, mặc

dù giá bán thấp hơn nhiều so với năm 2011 trở về trước nhưng Nông trường vẫnchủ động được nguồn tiền chi trả lương kịp thời cho người lao động, nộp thuếđầy đủ, chi trả cổ tức, đầu tư cho sản xuất và đầu tư cho các dự án

Trong 3 năm trở lại đây tình hình giá có nhiều biến động, Nông trườngđiều chỉnh kịp thời giá thu mua mủ cao su theo thị trường, có chính sách giáthu mua linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng nên gắn bó được vớinhiều khách hàng, ổn định được lượng mủ thu mua hàng ngày, bảo đảm côngtác thu mua có hiệu quả Kiểm tra chặt chẽ hoạt động thu mua nhất là chấtlượng mủ nguyên liệu Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra các tổ thu mua

và chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót của các bộ phận, nhất là bộ phận lấymẫu và nghiệm thu độ TSC

Định kỳ kiểm tra đối chứng việc đánh giá kết quả xác định độ TSC theophương pháp vi sóng để tạo lòng tin với khách hàng

Ngày đăng: 02/02/2016, 20:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Văn Bình, Mai Văn Sơn (2004). “Quy trình kỹ thuật cây cao su”, Tổng Công ty Cao su Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quy trình kỹ thuật cây cao su”
Tác giả: Lê Văn Bình, Mai Văn Sơn
Năm: 2004
2. Phan Thành Dũng (2011). “Tài liệu tập huấn kỹ thuật bảo vệ thực cây cao su”, Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn kỹ thuật bảo vệ thực câycao su
Tác giả: Phan Thành Dũng
Năm: 2011
3. Đỗ Hoàng Toàn (2001). “Giáo trình khoa học quản lý tập I”, NXB trường Đại học Kinh tế quốc dân.Các bài báo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình khoa học quản lý tập I
Tác giả: Đỗ Hoàng Toàn
Nhà XB: NXBtrường Đại học Kinh tế quốc dân.Các bài báo
Năm: 2001
4. Vũ Trọng Khải (2003), “Liên kết 4 nhà năng lực phát triển nông nghiệp hàng hóa”, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 1/2003.Khóa luận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liên kết 4 nhà năng lực phát triển nông nghiệphàng hóa
Tác giả: Vũ Trọng Khải
Năm: 2003
5. Trịnh Văn Chất (2010). “Nghiên cứu khả năng phát triển cây cao su tiểu điền tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa”, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu khả năng phát triển cây cao su tiểuđiền tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa”
Tác giả: Trịnh Văn Chất
Năm: 2010
6. Nguyễn Thị Tuyết Ngân (2013). “Phát triển bền vững sản xuất cây cao su trên địa bàn xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An”, Luận văn tốt nghiệp Đại học trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.Báo cáo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển bền vững sản xuất cây caosu trên địa bàn xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An”
Tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Ngân
Năm: 2013
7. Nông trường Vân Du (2014). “Báo cáo kết quả giám sát chất lượng môi trường xưởng chế biến nông sản”, ngày 25/08/ 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả giám sát chất lượng môitrường xưởng chế biến nông sản
Tác giả: Nông trường Vân Du
Năm: 2014
9. Ngành cao su thiên nhiên (2013). “Báo cáo ngành cao su thiên nhiên năm 2013”, tháng 05/2013.Tài liệu tham khảo từ hệ thống internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo ngành cao su thiên nhiênnăm 2013
Tác giả: Ngành cao su thiên nhiên
Năm: 2013
10. Ngọc Cẩm (2014). “Quy định cách phát hiện tạp chất với mủ thu mua”, Tạp chí Cao su Việt Nam ngày 05/12/2014. Nguồn < http://tapchicaosu.vn/tin- tuc/ky-thuat-cao-su/quy-dinh-cach-phat-hien-tap-chat-voi-mu-thu-mua.html>, ngày truy cập 12/03/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định cách phát hiện tạp chất với mủ thu mua
Tác giả: Ngọc Cẩm
Năm: 2014
11. Sĩ Chức (2014). “Xuất khẩu mủ cao su tại Thanh Hóa đình trệ vì giá thấp”, Báo Đầu tư Chứng khoán ngày 01/08/2014. Nguồn<http://tinnhanhchungkhoan.vn/thuong-truong/xuat-khau-mu-cao-su-tai-thanh-hoa-dinh-tre-vi-gia-thap-99906.html>, ngày truy cập 14/04/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuất khẩu mủ cao su tại Thanh Hóa đình trệ vì giá thấp
Tác giả: Sĩ Chức
Năm: 2014
12. Nhóm phóng viên kinh tế (2014). “Kiên định phát triển cây cao su”, Báo Thanh Hóa ngày 24/09/2014, nguồn <http://baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n129336/Kien-dinh-phat-trien-cay-cao-su>, ngày truy cập 10/04/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiên định phát triển cây cao su
Tác giả: Nhóm phóng viên kinh tế
Năm: 2014
14. Phạm Phong (2014). “Thực trạng trồng, khai thác và thu mua mủ cao su trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế”. Có thể download tại< http://123doc.org/document/1712748-tieu-luan-thuc-trang-trong-khai-thac-va-thu-mua-mu-cao-su-tren-dia-ban-tinh-thua-thien-hue-pptx.htm?page=7>, ngày truy cập 07/02/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng trồng, khai thác và thu mua mủ cao su trênđịa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế
Tác giả: Phạm Phong
Năm: 2014
15. Tài liệu – EBOOK (2013). “Tình hình tiêu thụ mủ cao su của các hộ nông dân tỉnh Thừa Thiên – Huế”. Có thể download tại < http://doc.edu.vn/tai-lieu/luan-van-tinh-hinh-tieu-thu-mu-cao-su-cua-cac-ho-nong-dan-tinh-thua-thien-hue-21477/>, ngày truy cập07/02/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình tiêu thụ mủ cao su của các hộ nông dân tỉnh Thừa Thiên – Huế
Tác giả: Tài liệu – EBOOK
Năm: 2013
13. Nghị định Chính phủ số 135/2005/NĐ-CP, Về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w