Bảng 2.2: Yêu cầu kỹ thuật của mủ nước khi đánh đông

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý hoạt động thu mua mủ cao su tại nông trường vân du, huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 47)

1 Hàm lượng cao su khô (DRC) Không nhỏ hơn 20% 2 Độ pH đánh đông Từ 5,2 đến 5,6 (*)

3 Axit đánh đông Axit axetic (CH3COOH) nồng độ 2% - 3% Axit formic (HCOOH) nồng độ 1% - 2% 4 Thời gian ổn định mủ đông Không nhỏ hơn 6 giờ

(Nguồn: Phòng QLSX)

(*) Những ngày có sản lượng lớn có thể hạ pH đến 4,8 để đông nhanh. Mủ sau khi đánh đông 6 giờ tiến hành chế biến, trường hợp khách quan kéo dài không quá 24 giờ kể từ khi đánh đông.

Cán và băm mủ:

- Saukhi đánh đông 6 giờ vận chuyển mủ đã đông đến máy cán số 1 để cán thành tờ mủ, sau khi cán thành tờ mủ chuyển đến máy cán số 2 cán tinh, sau khi cán tinh chuyển tờ mủ vào máy băm. Trong khi cán và băm mủ phải luôn đủ nước cho chảy vào trục cán băm và bể nước của máy băm.

- Thường xuyên kiểm tra trước và trong khi cán, băm về khe hở trục cán, dao băm, hệ thống nước rửa.

- Tờ mủ sau khi cán chuyển đến máy băm phải đồng đều, không lẫn các đốm đen, chiều dày tờ mủ từ 4mm Ờ 6mm; hạt cốm sau khi băm có kắch thước 5mm x 5mm.

- Nước trong bể máy băm phải được bổ sung liên tục và sạch, dùng tia nước có áp suất đẩy bọt ra khỏi bể nước băm.

- Hàng ngày phải vệ sinh bể nước và thay nước mới trước khi chạy máy băm.

Sấy và ép bánh cao su:

- Các thùng sấy đã chứa cao su để ráo ắt nhất được 30 phút và không quá 30 phút trước khi vào lò, mủ đã băm phải sấy hết không để sang ngày sau, xe sấy phải được vệ sinh thường xuyên, không để cao su cũ bám dắnh lại.

- Thời gian sấy tùy thuộc vào tình trạng của hạt cao su, độ ẩm môi trường, nhiệt độ sấy và tùy theo từng loại máy sấy mà vận hành cho phù hợp.

- Trong khi sấy thường xuyên kiểm tra và ghi lại: + Nhiệt độ và thời gian sấy của từng xe sấy mủ ra lò; + Các hoạt động bất thường của lò, máy sấy;

+ Thường xuyên kiểm tra nhiệt kế, đồ thị nhiệt của lò sấy; + Lưu lại toàn bộ tài liệu này trong thời gian ắt nhất là 12 tháng.

- Ép bánh cao su khi nhiệt độ nhỏ hơn hoặc bằng 400C, nơi đặt cân phải khô ráo, sạch sẽ, bằng phẳng. Khối lượng bánh cao su là 33 x 1/3kg, cao su ép thành bánh thành hình khối chữ nhật có kắch thước:

+ Dài: 670mm; Rộng: 330mm; Cao: 170mm

- Bánh cao su được bao gói trong túi Polyethylen có kắch thước:

+ Dài: 950 Ờ 1050mm; Rộng: 500 Ờ 550mm; Dầy: 0,03 Ờ 0,05mm. Bao gói xong phải hàn kắn và không bị rách.

2.1.3 Ý nghĩa của công tác quản lý hoạt động thu mua mủ cao su

Công tác quản lý hoạt động kinh doanh trong một doanh nghiệp đó là hoạt động quan trọng và cũng rất khó để thực hiện một cách dễ dàng. Đối với Nông trường Vân Du trong khâu quản lý hoạt động thu mua mủ cao su từ các hộ nông dân trồng cây cao su cũng không tránh khỏi tình trạng này. Vì có rất nhiều yếu tố chi phối đặc biệt là trong thời giá thị trường mủ như hiện nay lại càng nan giải hơn để có thể gom tất cả mủ nguyên liệu từ các hộ nông dân về xưởng mủ.

Lập kế hoạch thu mua mà doanh nghiệp có thể nắm bắt tình hình thực tế và đưa ra được những định hướng trong tương lai. Quản lý được diện tắch vườn cây mà doanh nghiệp giao khoán cho hộ nông dân. Từ đó góp phần thúc đẩy quá trình hoạt động của doanh nghiệp được đi vào một khuôn khổ có trật tự, thống nhất.

2.1.4 Nội dung quản lý hoạt động thu mua mủ cao su

Thu mủ

sạch. Tình trạng mủ nước bị nhiễm vi khuẩn trong không khắ là rất quan trọng. Mảnh vỏ, lá cây, cành cây và các chất được lấy đi trước khi cạo.

Thùng phải làm bằng vật liệu được chấp nhận.

Trạm thu mủ thông thường là một chỗ trú và có mái che nhưng không có tường, nền nhà phải được tráng xi măng và phải dốc về các phắa xung quanh.

Chuyên chở mủ

Mủ nước từ các bồn gần nhà máy được bố trắ hợp lư, vườn cao su lớn, hoặc khúc khuỷu bố trắ sao cho mủ nước được các thợ cạo đưa về các điểm thu mủ một cách thuận tiện để vào bồn chuyển đi.

Các bồn này được chuyển bằng xe tải, máy cày hoặc máy kéo.

Thợ cạo đổ mủ nước vào bồn tiếp nhận mủ tại các trạm thu mủ, mủ nước đổ vào các bồn vận chuyển di động và đưa về nhà máy.

Các bồn vận chuyển được giao và để lại các trạm thu mủ từ sáng sớm và được thu về các bồn này đã đổ đầy.

Nhận mủ tại nhà máy:

Tiếp nhận mủ: khi mủ nước từ vườn cây được thu về phải vận chuyển càng sớm càng tốt, trong vòng một giờ với cự ly ngắn 3 Ờ 5km.

Trước khi tiếp nhận mủ trong nhà máy để trộn và sơ chế không cần cho hóa chất bảo vệ vào hoặc là cho với nồng độ thấp. Vắ dụ: amoniac (NH3) 0,05%

Mủ nước được thu nhận từ các cự ly xa hoặc được giữ trong các trạm tại vườn cây trong một thời gian dài vì điều kiện chuyên chở, đường xá, Ầ.Amoniac được xem là hữu hiệu nhất 0,01% - 0,15% thêm amoniac càng sớm càng tốt vào mủ nước.

Khi đến trung tâm thu nhận tại chỗ hoặc đến trạm thu nhận của nhà máy, mủ được lọc qua rây thép không gỉ 40 Ờ 60m hoặc rây kim loại giữ hai rây song song và dùng thay đổi nhau, không được chà và vỗ vỗ vào rây,Ầ

2.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thu mua mủ cao su

những yếu tố khó khăn, bao gồm một số nhân tố chắnh sau:

Mối quan hệ liên kết giữa nhà nông với doanh nghiệp; Chất lượng mủ; Công tác quản lý mủ cao su nguyên liệu lưu kho; Kiến thức và ý thức của người dân còn hạn chế.

Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này tại mục 4.5 của phần IV.

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Chủ trương, chắnh sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến quản lý hoạt động thu mua mủ cao su

Nghị định của Thủ tướng Chắnh phủ số 135/2005/NĐ-CP về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh (ngày 08 tháng 11 năm 2005) đã quy định rõ trách nhiệm đối với cả bên giao khoán và bên nhận khoán.

Theo Điều 9 Nghĩa vụ và quyền của bên giao khoán chỉ rõ bên giao khoán tiêu thụ sản phẩm cho bên nhận khoán theo hợp đồng đã ký. Tức là Nông trường phải có trách nhiệm thu mua sản phẩm cho các hộ nông dân đã nhận khoán theo đúng điều khoản này.

Tại Điều 10 của Nghị định, nghĩa vụ và quyền của bên nhận khoán: Sử dụng đất, rừng nhận khoán đúng mục đắch, đúng quy hoạch; chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của bên giao khoán về kế hoạch sản xuất, quy trình kỹ thuật và chất lượng sản phẩm trong quá trình nhận khoán.

Cả hai bên giao khoán và nhận khoán đều phải thực hiện tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình theo Nghị định này.

Quy định chế biến mủ thu mua và gia công do VRG ban hành, gồm 6 chương với 26 điều, kèm theo các biểu mẫu, bảng hướng dẫn các phương pháp xác định chất độn trong mủ cao su thiên nhiên và hướng dẫn đo TSC bằng máy Ộphân tắch độ ẩmỢ AMD (Analysis Moisture Device). Các quy định cụ thể như sau:

Quy định quá trình xác định TSC/DRC và công bố kết quả với 3 điều mục: mọi thông tin về khách hàng của mẫu đã mã hóa phải được bộ phận mã hóa phòng quản lý chất lượng bảo mật trước khi có kết quả xác định TSC/DRC được công bố. Phải có hướng xử lý phù hợp với những hiện tượng bất thường trong quá trình xác định hàm lượng TSC/DRC, như: mủ khó chắn, có khói, mùi hôi, lẫn cát, mẫu đang sấy bị mất điệnẦ Trong quá trình giải mã so khớp, nếu có sự sai biệt kết quả đo TSC/DRC giữa nhà máy chế biến và Ban Thu mua lớn hơn 0,7, cả hai phải phối hợp và mời khách hàng cùng mở niêm phong 1 mẫu để xác định lại TSC/DRC.

Quy định cũng hướng dẫn ký hiệu quy định mã lô nhằm tiện theo dõi trong quá trình quản lý sản xuất trong nhà máy.Quy định cho phép đo TSC hay DRC tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Để đảm bảo tắnh khách quan, hạn chế tối đa sự chủ quan, tác động của yếu tố bên ngoài. Các phương pháp đo TSC/DRC phải theo thứ tự sau: sử dụng thiết bị phân tắch độ ẩm AMD theo hướng dẫn của VRG hoặc dùng lò vi sóng có đối chứng kết quả bằng thiết bị AMD hay xác định thủ công bằng phương pháp nướng mẫu trên chảo theo TCCS:01

Trước khi xuất bán lô hàng và cấp chứng chỉ kiểm phẩm, phải xóa bỏ kắ hiệu nhận biết, khi đó sản phẩm được quản lý trên pallet. Quy định cũng hướng dẫn ký hiệu quy định mã lô nhằm tiện theo dõi trong quá trình quản lý sản xuất trong nhà máy.

Công tác tổ chức thu mua, chế biến và quản lý cần được tiêu chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO nhằm quản lý và cải tiến hệ thống thu mua từ các tổ đến thành phẩm. Quy định công tác thu mua và gia công mủ cao su là căn cử để công ty tổ chức và xây dựng bộ máy thu mua, gia công hiệu quả. Tùy thuộc vào quy mô và cách thức tổ chức, công ty có thể xây dựng thêm các quy định phù hợp với đặc điểm và điều kiện công ty, nhưng không được trái với quy định này.

2.2.2 Kinh nghiệm của một số Nông trường về công tác quản lý hoạt động thu mua mủ cao su

Nông trường Hưng Hòa là chi nhánh trực thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Phước Hoà, hiện nay quản lý 2.592,38 ha cao su, bao gồm 2.086,11 ha cao su kinh doanh và 502,27 ha cao su kiến thiết cơ bản. Nông trường đã vượt được kế hoạch công ty giao, vượt sản lượng tắnh trong năm 2012 lên đến 107,55%, Nông trường đã tổ chức tốt việc thu mua 2.082,026 tấn mủ quy khô từ vườn cây hộ khoán.

Trong thời gian hiện nay, giá mủ giảm liên tục nhưng Nông trường vẫn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng, thực hiện tốt các biện pháp quản lý giá thành sản phẩm, hạn chế những chi phắ không cần thiết trong sản xuất, mặc dù giá bán thấp hơn nhiều so với năm 2011 trở về trước nhưng Nông trường vẫn chủ động được nguồn tiền chi trả lương kịp thời cho người lao động, nộp thuế đầy đủ, chi trả cổ tức, đầu tư cho sản xuất và đầu tư cho các dự án.

Trong 3 năm trở lại đây tình hình giá có nhiều biến động, Nông trường điều chỉnh kịp thời giá thu mua mủ cao su theo thị trường, có chắnh sách giá thu mua linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng nên gắn bó được với nhiều khách hàng, ổn định được lượng mủ thu mua hàng ngày, bảo đảm công tác thu mua có hiệu quả. Kiểm tra chặt chẽ hoạt động thu mua nhất là chất lượng mủ nguyên liệu. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra các tổ thu mua và chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót của các bộ phận, nhất là bộ phận lấy mẫu và nghiệm thu độ TSC.

Định kỳ kiểm tra đối chứng việc đánh giá kết quả xác định độ TSC theo phương pháp vi sóng để tạo lòng tin với khách hàng.

PHẦN III

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

a. Vị trắ địa lý

Giới thiệu về đơn vị.

- Cơ quan chủ quản: Nông trường Vân Du.

- Cơ sở thực hiện giám sát: Xưởng chế biến mủ cao su.

- Địa chỉ: Khu phố 2, Thị trấn Vân Du, Huyện Thạch Thành, Tỉnh Thanh Hoá.

Xưởng chế biến nông sản của Nông trường đã hình thành và phát triển từ những năm 1980. Hiện nay, xưởng có vị trắ thuộc khu công nghiệp thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá. Xưởng sản xuất có các hướng tiếp giáp như sau:

- Phắa Tây:Giáp nhà máy mắa đường Việt Nam Ờ Đài Loan.

- Phắa Đông: Giáp mương thoát nước của khu phố 1 thị trấn Vân Du. - Phắa Nam: Giáp suối làng Sắn, xã Thành Vân, huyện Thạch Thành. - Phắa Bắc: Giáp sân vận động thị trấn Vân Du.

b. Địa hình

Là một bộ phận của huyện miền núi Thạch Thành, Nông trường Vân Du có đầy đủ đặc điểm của địa hình Thạch Thành, với địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt nhiều, đất đai chủ yếu được hình thành tại chỗ. Tổng quan địa hình có hướng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những dãy núi còn có nhiều thung lũng bằng phẳng rất thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt.

Độ cao trung bình từ 200m Ờ 400m (cao nhất là 825m thấp nhất là 15m). Phân vùng địa hình có thể chia thành hai vùng: vùng đồi núi cao và vùng đồi núi thấp.

c. Khắ hậu, thủy văn

- Nhiệt độ:

Nông trường Vân Du nằm ở phắa Bắc tỉnh Thanh Hóa, giáp với tỉnh Ninh Bình nên thời tiết khắ hậu chịu ảnh hưởng của vùng Bắc trung bộ, hàng năm có hai mùa rõ rệt: mùa nóng ẩm mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ không khắ bình quân hàng năm là 22,90C; trong đó: + Nhiệt độ không khắ bình quân mùa Đông là: 17,10C

+ Nhiệt độ không khắ bình quân mùa Hè là: 28,70C Biên độ nhiệt bình quân ngày đêm: 8,40C

Tổng tắch ổn hàng năm từ 8.200 Ờ 8.4000C

Những tháng có nhiệt độ bình quân cao tập trung vào tháng 4 đến tháng 10.

- Lượng mưa:

Khu vực điều tra nằm trong quy luật chung của khắ hậu nóng và ẩm: + Lượng mưa bình quân năm: 1.775mm;

+ Lượng mưa năm cao nhất: 2.462,5mm; + Lượng mưa năm thấp nhất: 1.233,2mm;

Mưa thường tập trung theo mùa, kéo dài vào các tháng 6 đến tháng 10. Tháng có lương mưa lớn nhất là tháng 9 (đạt tới 396,9mm), trong các tháng của mùa mưa có những trận kéo dài 3 đến 7 ngày liền. Tháng có lượng mưa lớn nhất chiếm 22,35% tổng lượng mưa bình quân năm. Số ngày mưa bình quân 118 ngày trong năm.

- Độ ẩm không khắ:

+ Độ ẩm bình quân trong năm: 86,5%; + Độ ẩm cao tuyệt đối: 90%;

+ Độ ẩm thấp tuyệt đối: 65%; - Lượng bốc hơi:

+ Lượng bốc hơi bình quân trong năm: 750mm;

+ Lượng bốc hơi năm lớn nhất: 850mm, thường vào tháng 11 đến tháng 3 năm sau;

+ Lượng bốc hơi năm nhỏ nhất: 650mm, thường vào tháng 4 đến tháng 10;

- Gió:

Hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc và Đông Nam, tốc độ gió bình quân 1,4m/s đến 2,1m/s. Thời gian xuất hiện:

+ Gió Đông Bắc: từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Có những trận kéo dài đến tháng 3;

+ Gió Đông Nam: từ tháng 3 đến tháng 8;

Ngoài ra còn có gió Tây Nam xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 7, số ngày có gió Tây Nam từ 15 đến 20 ngày trong năm.

Gió Đông và gió Đông Đông Nam chịu ảnh hưởng của quy luật gió mùa, mùa hạ thường gây ra trời nóng, mưa lớn, nhiều khi còn mang theo bão, mưa lớn kéo dài.

Gió Bắc và Đông Bắc gây ra trời lạnh, ắt mưa, khô hanh. - Sương:

Sương mù và sương muối ắt xuất hiện. Trong năm thường xuất hiện vào tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Riêng sương muối thường 2 Ờ 3 năm mới xuất hiện một lần, số ngày có sương muối từ 2 -5 ngày.

- Bão:

Thường 4 đến 5 năm thì xuất hiện một năm có bão, thời gian xuất hiện khoảng giữa tháng 7 trở đi, sức gió mạnh cấp 7 đến cấp 9, cá biệt có năm gió

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý hoạt động thu mua mủ cao su tại nông trường vân du, huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 47)