Bảng 4.9: Xuất kho thành phẩm của Nông trường

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý hoạt động thu mua mủ cao su tại nông trường vân du, huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 69 - 73)

Tổng sản lượng (kg) Thành tiền (đồng) Tổng sản lượng (kg) Thành tiền (đồng) Tổng sản lượng (kg) Thành tiền (đồng) 349.105, 8 15.720.032.02 1 366.344, 1 13.586.467.14 0 195.500, 2 4.314.935.080

(Nguồn: Phòng QLSX)

Qua bảng trên ta thấy tổng doanh thu mà Nông trường thu về giảm lần lượt qua 3 năm (2012 Ờ 2014): năm 2013 chỉ bằng 86,43% năm 2012 (mặc dù thành phẩm xuất đi của năm 2013 cao hơn năm 2012 là 17.238,35 kg); năm 2014 chỉ bằng 31,80% năm 2013. Tuy tổng doanh thu giảm nhưng Nông trường vẫn kinh doanh có lời khi đã trừ chi phắ.

Vậy tại sao giá cao su lại sụt giảm một cách nhanh chóng như thế?

Giai đoạn từ năm 2011 đến đầu năm 2012 là thời kỳ thịnh vượng nhất của ngành cao su. Sau đó, bắt đầu từ cuối năm 2012 sang đến năm 2013 giá cả bị lũng đoạn.

Giá cao su sau khi phục hồi trong tháng 8 năm 2013 và nửa đầu tháng 9 năm 2013 thì từ tuần cuối tháng 9 năm 2013 giá đã bắt đầu có xu hướng quay đầu và đi xuống trước thông tin tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại trong quý 3 và giá dầu giảm.Thị trường Trung Quốc nghỉ lễ trong 7 ngày đầu tháng 10 cũng kéo giá cao su thế giới đi xuống. Không những thế giá vàng, đồng, dầu thô và một số hàng hóa khác giảm mạnh trong những ngày đầu tháng 10 sau khi chắnh phủ Mỹ bị đóng cửa một phần khiến các nhà đầu tư lo ngại bán tháo hàng hóa trong khi rất ắt người mua mới. Thị trường sau đó có một vài phiên tăng điểm trở lại do triển vọng dư cung cao su trên thị trường sẽ giảm và do sản lượng giảm ở Ấn Độ và Malaysia. Nhập khẩu cao su của Ấn Độ tăng lên 179.292 tấn từ tháng 4 đến tháng 9, cao hơn nhiều so với 112.641 tấn một năm trước đó. Trung bình 10 ngày đầu tháng 10, giá cao su kỳ hạn tháng 10 tại sàn Tocom giảm 19,6 yên/kg xuống mức 246,5 yên/kg so với trung bình tháng 9.

Như vậy trung bình quý 3 năm 2013 giá cao su kỳ hạn tháng 10 và tháng 11 tại sàn Thượng Hải đã tăng 8,05% và 7,01% so với quý 2 lên mức 18.020 NDT/tấn và 18.123 NDT/tấn. Tại sàn Tocom giá cao su kỳ hạn tháng 9 và tháng 10 trung bình quý 3 năm 2013 cũng tăng 1,48% và 1,04% so với quý 2 lên mức 254 yên/kg và 255 yên/kg. Còn so với quý 3 năm 2012 giá cao su RSS3 tại Thái Lan trung bình quý 3 năm 2013 đã suy giảm khoảng 12,6%; RSS2 giảm 12,7%.

Đồ thị 4.1: Diễn biến giá cao su kỳ hạn tháng gần nhất trên sàn giao dịch Tocom, yên/kg

Đồ thị 4.2: Diễn biến giá cao su thiên nhiên kỳ hạn tháng 10; tháng 11/2013; tháng 1/2014 tại sàn giao dịch Thượng Hải, NDT/tấn

(Nguồn: Agromonitor tổng hợp)

4.2.2 Thực trạng tiêu thụ mủ cao su của các hộ nông dân cung cấp mủ cho Nông trường

Tình hình thu nhập chắnh và tiêu thụ mủ cao su cho Nông trường Vân Du từ các hộ điều tra:

Thu nhập chắnh của hộ là từ trồng trọt (100%) và chăn nuôi (75%), kinh doanh (10%) và lương hưu (15%). Trong đó: trồng trọt thu nhập là 100% từ cao su, 36,67% từ lúa (chỉ có Đội 1 và Đội 4 có diện tắch đất trồng lúa), 41,67% từ mắa và 31,67% từ dứa.

Khi tiêu thụ mủ cao su cho Nông trường, bà con có điều kiện thuận lợi nhất đó là có xe chở mủ đến tận đội thu mủ về xưởng, tuy nhiên bà con cũng có ý kiến về hình thức thanh toán tiền mủ vì có nhiều tháng Nông trường thanh toán chậm không đúng thời hạn (mùng 10 hàng tháng), cùng với đó là sự chênh lệch giá bán với thương lái ngoài làm bà con dao động. Các hộ cũng cho biết, trong năm 2014 vừa qua Nông trường cũng đầu tư phân bón, kỹ thuật, đặc biệt cây cao su thời kỳ KTCB được đầu tư giống và vốn. Bà con được tập huấn kỹ thuật 2 lần kể từ khi được giao khoán đất trồng cây cao su, đây còn là con số hạn chế. Để chi phắ cho sản xuất cao su, các hộ chủ yếu là lao động gia đình không tắnh vào chi phắ sản xuất, lao động đi thuê với giá thuê 1,5 triệu đồng/tháng/người (số lao động đi thuê chiếm 11,67% tổng số 60 hộ điều tra).

Qua điều tra cũng như Nông trường Vân Du cho biết các hộ gia đình nhận khoán trồng cây cao su đang trong quá trình khai thác lấy mủ, có khoảng 80% hộ dân nhập mủ về Nông trường, 20% bán cho thương lái ngoài. Nguyên nhân chủ yếu là do giá cả mủ trong thời gian hiện nay xuống quá thấp, ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ.

Trong khi tư thương ngoài thu mua với giá cao hơn Nông trường và các hộ sẽ không phải trắch phần trăm chi phắ, các hộ sẽ theo hướng nào có lợi cho mình hơn mà tự ý phá bỏ hợp đồng. Tuy nhiên, bên cạnh đó có hộ suy nghĩ rất tắch cực, họ tạm ngừng cạo mủ hay cạo với số lượng ắt hơn mà không bán ra cho lái buôn ngoài.

Bảng 4.10: Giá cả mủ cao su qua 3 năm (2012 Ờ 2014)

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý hoạt động thu mua mủ cao su tại nông trường vân du, huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 69 - 73)

w