Tháng 1/2014 tại sàn giao dịch Thượng Hải, NDT/tấn

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý hoạt động thu mua mủ cao su tại nông trường vân du, huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 72 - 102)

4.2.2 Thực trạng tiêu thụ mủ cao su của các hộ nông dân cung cấp mủ cho Nông trường

Tình hình thu nhập chắnh và tiêu thụ mủ cao su cho Nông trường Vân Du từ các hộ điều tra:

Thu nhập chắnh của hộ là từ trồng trọt (100%) và chăn nuôi (75%), kinh doanh (10%) và lương hưu (15%). Trong đó: trồng trọt thu nhập là 100% từ cao su, 36,67% từ lúa (chỉ có Đội 1 và Đội 4 có diện tắch đất trồng lúa), 41,67% từ mắa và 31,67% từ dứa.

Khi tiêu thụ mủ cao su cho Nông trường, bà con có điều kiện thuận lợi nhất đó là có xe chở mủ đến tận đội thu mủ về xưởng, tuy nhiên bà con cũng có ý kiến về hình thức thanh toán tiền mủ vì có nhiều tháng Nông trường thanh toán chậm không đúng thời hạn (mùng 10 hàng tháng), cùng với đó là sự chênh lệch giá bán với thương lái ngoài làm bà con dao động. Các hộ cũng cho biết, trong năm 2014 vừa qua Nông trường cũng đầu tư phân bón, kỹ thuật, đặc biệt cây cao su thời kỳ KTCB được đầu tư giống và vốn. Bà con được tập huấn kỹ thuật 2 lần kể từ khi được giao khoán đất trồng cây cao su, đây còn là con số hạn chế. Để chi phắ cho sản xuất cao su, các hộ chủ yếu là lao động gia đình không tắnh vào chi phắ sản xuất, lao động đi thuê với giá thuê 1,5 triệu đồng/tháng/người (số lao động đi thuê chiếm 11,67% tổng số 60 hộ điều tra).

Qua điều tra cũng như Nông trường Vân Du cho biết các hộ gia đình nhận khoán trồng cây cao su đang trong quá trình khai thác lấy mủ, có khoảng 80% hộ dân nhập mủ về Nông trường, 20% bán cho thương lái ngoài. Nguyên nhân chủ yếu là do giá cả mủ trong thời gian hiện nay xuống quá thấp, ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ.

Trong khi tư thương ngoài thu mua với giá cao hơn Nông trường và các hộ sẽ không phải trắch phần trăm chi phắ, các hộ sẽ theo hướng nào có lợi cho mình hơn mà tự ý phá bỏ hợp đồng. Tuy nhiên, bên cạnh đó có hộ suy nghĩ rất tắch cực, họ tạm ngừng cạo mủ hay cạo với số lượng ắt hơn mà không bán ra cho lái buôn ngoài.

Bảng 4.10: Giá cả mủ cao su qua 3 năm (2012 Ờ 2014)

ĐVT: nghìn đồng/kg

Mủ nước Mủ miệng bát Mủ đông Năm 2012 80.000 36.000 Ờ 54.000 33.000 Ờ 35.000 Năm 2013 32.000 Ờ 35.000 12.000 9.000

(Nguồn: Phòng QLSX)

Qua bảng trên ta thấy rằng giá cả mủ sụt giảm một cách mạnh mẽ qua 3 năm (2012 -2014). Mủ nước năm 2014 chỉ bằng 28,75% giá của năm 2012; giá mủ miệng bát năm 2014 thấp hơn 27.000 Ờ 45.000 đồng so với năm 2012; giá mủ đông giảm 26.000 Ờ 28.000 đồng so với năm 2012.

Chắnh vì giá cả xuống nhanh như thế nên bà con nông dân có xu hướng không muốn bán cho Nông trường, hay tạm ngưng thời gian cạo mủ.

Bảng 4.11: Chênh lệch giá giữa Nông trường và tư thương ngoài nãm 2014

ĐVT: Đồng/kg

Nông trường Vân Du Tư thương ngoài Chênh lệch

Mủ nước 23.000 25.000 2.000

Mủ miệng bát 9.000 12.000 3.000

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2015)

Bảng 4.11 là sự chênh lệch giá cả giữa Nông trường và tư thương ngoài, tư thương ngoài mua với giá cao hơn Nông trường 2.000 đồng cho mủ nước và mủ đông, cao hơn 3.000 đồng đối với mủ miệng bát, sự chênh lệch này cũng không quá lớn nhưng tinh thần của người dân là nơi nào giá bán ra đắt hơn thì sẽ chuộng nơi đó. Sự chênh lệch giá cả này làm cho họ mất lòng tin trong tương lai vào cây Ộvàng trắngỢ đem lại thu nhập chắnh cho các hộ gia đình hơn chục năm nay.

Bảng 4.12: Diện tắch vườn cây giao khoán của Nông trường thời kỳ kinh doanh và KTCB qua 3 năm (2012 Ờ 2014)

ĐVT: Ha

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Thời kỳ kinh doanh 838,42 800,83 782,93

(Nguồn: Phòng QLSX)

Từ bảng 4.12, nhận thấy rằng tổng diện tắch vườn cây cao su qua 3 năm (2012 Ờ 2014) như sau:

- Thời kỳ kinh doanh: Diện tắch giảm dần qua các năm, năm 2013 giảm 37,59 ha so với năm 2012, giảm 4,48% diện tắch so với năm 2012. Diện tắch năm 2014 giảm 17,9 ha so với năm 2013, giảm 2,24% diện tắch so với năm 2013.

- Thời kỳ KTCB: Diện tắch tăng dần qua các năm, cụ thể là: diện tắch năm 2013 tăng 17,06 ha so với năm 2012, tăng 23,07% diện tắch so với năm 2012; Diện tắch năm 2014 tăng 16,07 ha so với năm 2013, tăng 17,85% diện tắch so với năm 2013.

Nguyên nhân dẫn đến diện tắch cây cao su thời kỳ kinh doanh giảm là do: - Ảnh hưởng của thời tiết (bão gây quật đổ cây làm giảm diện tắch khai thác); - Sự phá hoại của gia súc chăn thả trong vườn cây (nguyên nhân chủ quan của

con người không trông nom), sẽ gây tổn thương cho cây, gây hư hỏng mặt cạo, mặt cạo tái tạo trong thời gian dài hoặc có thể sẽ chết cây;

- Bệnh hại gia tăng đáng kể do công tác tạo tuyển giống thường chú trọng vào chỉ tiêu sinh trưởng và sản lượng. Các loại bệnh chủ yếu thường gặp ở cây cao su gồm: bệnh lá có bệnh phấn trắng gây rụng lá nhiều lần làm chậm thời gian khai thác, giảm sản lượng 10 Ờ 50% vườn cao su kinh doanh, chậm sinh trưởng và chết cây vườn KTCB, bệnh héo đen đầu lá gây hại chồi và lá non, bệnh rụng lá mùa mưa xuất hiện những tháng mưa dầm, làm giảm 30 Ờ 56% sản lượng vườn cao su khai thác khi nhiễm nặng, bệnh corynespora ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng đôi khi gây chết toàn vườn cây. Bệnh thân cành xuất hiện vào mùa mưa (tháng 6 đến tháng 11) ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và sản lượng. Bệnh mặt cạo có bệnh loét mặt cạo (tại miền Trung xuất hiện vào tháng 9 đến tháng 1 năm sau) hủy hoại mặt cạo làm giảm sản lượng cũng như khó khăn trong việc khai thác sau này, bệnh khô mủ làm mất sản lượng trước mắt và lâu dài trong suốt quá trình kinh tế. Bệnh rễ mức độ thiệt hại bằng tổng tất cả các bệnh trên.

- Và nguyên nhân nữa là cây đã được trồng lâu năm cho sản lượng mủ kém chất lượng. Cây cao su thời kỳ KTCB tăng nhưng không tăng đủ bù đắp vào số diện tắch cây thời kỳ kinh doanh giảm, một phần do giá mủ giảm mạnh các hộ không còn Ộmặn màỢ với cây su nên không chú trọng đầu tư chăm sóc, cải tạo vườn cây, một phần là do phắa Nông trường cũng chưa có chắnh sách quy hoạch vườn cây mới một cách triệt để.

Vì vậy mà tổng sản lượng mủ Nông trường thu mua về hay tổng sản lượng mủ các hộ dân tiêu thụ giảm.

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu mua mủ của Nông trường

Trong thời kỳ mở cửa và hội nhập, yêu cầu cơ bản để nông sản có sức cạnh tranh là sản phẩm phải sạch, ngon, số lượng lớn, giá rẻ và có chiến lược thị trường tốt. Cái gốc rễ của vấn đề là từ khâu quy hoạch, nơi nào trồng cây gì cho phù hợp, ai đảm trách cung ứng giống tốt, liên kết và hỗ trợ nhau giữa nông dân và doanh nghiệp như thế nào? ỘLiên kết 4 nhàỢ gồm: Nhà nông - Nhà nước - Nhà khoa học -Nhà doanh nghiệp.

Đối với nhà nông, đa số nông dân vẫn còn quen với phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chậm tiếp cận thông tin thị trường, chưa hoàn toàn gạt bỏ được tư tưởng ham lợi trước mắt và khó tắnh toán được chiến lược lâu dài. Đồng thời một bộ phận nông dân còn hạn chế trong nhận thức về trách nhiệm tuân thủ các quy định của Pháp luật nên họ rất dễ vi phạm hợp đồng trong quá trình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nhiều hộ nông dân mặc dù ký hợp đồng nhận đầu tư ứng trước của doanh nghiệp, nhưng khi giá nông sản trên thị trường lên cao thì lại sẵn sàng bán cho tư thương hoặc doanh nghiệp khác để hưởng giá cao hơn.

Đối với doanh nghiệp, là Ộđầu tàuỢ, là động cơ của mối liên kết. Doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng liên kết Ộ3 nhàỢ còn lại để hình thành vùng nguyên liệu sản xuất; hỗ trợ đầu vào và thu mua sản phẩm cho nông dân; từng bước tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp đang còn ngần ngại đầu tư cho sản xuất, kinh doanh nông - lâm - ngư nghiệp do vốn đầu tư lớn nhưng lại rủi ro cao và thu hồi chậm. Khi gặp rủi ro do thiên tai hay các nguyên nhân bất khả kháng khác, nông dân không trả được nợ cho doanh nghiệp, nếu các doanh nghiệp phải vay vốn sẽ kéo dài thời gian nợ ngân hàng làm tăng lãi suất vốn vay, giá thành sản phẩm chế biến tăng, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động và tài chắnh. Mặt khác khi xảy ra tranh chấp, chưa có hành lang pháp lý phù hợp để hỗ trợ giải quyết rõ ràng, phân minh trách nhiệm và quyền lợi.

Các nhà khoa học có vai trò quan trọng trong việc tạo Ộđầu vàoỢ có chất lượng cao, giảm giá thành nhờ công nghệẦnhưng hiện nay việc liên kết với các ỘnhàỢ còn lại còn lúng túng và hiệu quả chưa cao. Nhất là việc liên kết với người nông dân để Ộxã hội hóaỢ các công nghệ hiệu quả.

Còn Nhà nước, là Ộnhạc trưởngỢ để tạo ra một hành lang pháp lý phù hợp, đảm bảo cho sự liên kết 3 nhà còn lại chặt chẽ và hiệu quả. Cần có những cơ chế hợp lý trong việc giải quyết tranh chấp trong liên kết giữa các nhà, đặc biệt là hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa nhà doanh nghiệp và nhà nông. Cần có một chế tài phù hợp để hỗ trợ giải quyết tranh chấp hợp đồng thu mua giữa doanh nghiệp và người sản xuất. Đối với những trường hợp thiệt hại do các nguyên nhân bất khả kháng, cần có chắnh sách cụ thể để hỗ trợ thiệt hại cho các bên tham gia liên kết.

Hiện nay với nông sản, nếu có sự liên kết tốt thì thay vì bán sản phẩm thô dưới dạng nguyên liệu chúng ta nên tìm cách chế biến và bảo quản để tạo thế quân bình giữa cung - cầu, đồng thời điều chỉnh được giá bán. Ngược lại, khi sức mua giảm, phải có những biện pháp tiếp thị để kắch cầu thị trường. Để mô hình liên kết 4 nhà hiệu quả, thời gian tới cần có các chắnh sách miễn thuế kết hợp lồng ghép các dự án, chương trình phát triển, hoặc vay vốn với nhiều ưu đãi, đào tạo cán bộ nguồn có chất lượng, sản xuất nông nghiệp hướng tới ứng dụng công nghệ cao và bền vững. Có thể khẳng định: Có bốn điều kiện tiên quyết để làm nên cuộc cách mạng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp: thứ nhất là phải có doanh nghiệp có đủ ba yếu tố tâm - trắ - lực, xác định không tối ưu hóa lợi nhuận mà phải hợp lý hóa lợi ắch; thứ hai, phải có nguồn lực đất đai đủ lớn; Thứ ba, phải lựa chọn công nghệ đúng; thứ tư, phải có sự ủng hộ và vào cuộc tắch cực của nhân dân.

Như vậy, xu thế phát triển tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại và bền vững là xây dựng thành công mô hình liên kết 4 nhà ỘNhà nông - Nhà nước - Nhà khoa học và nhà doanh nghiệpỢ. Bởi suy cho cùng, nếu liên kết chặt chẽ, tất cả các bên đều có lợi.

4.3.2 Chất lượng mủ

Nâng cao chất lượng mủ cao su luôn là mối quan tâm hàng đầu của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung và ngành cao su nói riêng. Chất lượng cao su Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề đáng lo ngại như hội thảo nâng cao chất lượng mủ cao su Việt Nam đã nhận định: ỘNhững năm gần đây, diện tắch, sản lượng cây cao su Việt Nam ngày càng mở rộng và tăng nhanh. Năm 2008, đạt gần 663.000 tấn, đứng thứ 5 về sản lượng và thứ 4 về xuất khẩu cao su trên toàn thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một thực tế đáng buồn: chất lượng mủ hạn chế đã dẫn đến giá cả thấp khi xuất khẩu ra thị trường thế giới. Nguyên nhân được xác định do chất lượng mủ nguyên liệu hiện nay chưa đảm bảo, không đồng đều; thiếu hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ, một lượng lớn cao su xuất khẩu không được kiểm phẩm; sự cạnh tranh không lành mạnh giữa nhiều doanh nghiệp trong nước,Ầđã làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tắn cũng như thương hiệu cao su Việt NamỢ.

Qua điều tra tình hình sản xuất, tiêu thụ mủ của hộ nông dân và công tác thu mua mủ cao su của Nông trường Vân Du đã nhận thấy rằng hiện nay vấn đề về chất lượng mủ cao su vẫn là một vấn đề vô cùng phức tạp. Tình trạng chăm sóc, bón phân cho vườn cây của các hộ nông dân vẫn chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật; quy trình kỹ thuật cạo mủ chưa đạt chuẩn yêu cầu, do nhiều hộ nông dân trong gia đình thiếu lao động thuê thêm lao động ngoài, các hộ cũng chỉ nắm bắt được kỹ thuật một cách cơ bản hay nói cách khác do lâu năm trồng cây cao su nên tắch lũy được kinh nghiệm chứ không chuẩn với yêu cầu kỹ thuật của VRG, chắnh vì điều này mà quá trình tiến hành cạo mủ chưa đúng kỹ thuật; việc khai thác mủ bừa bãi vẫn thường xuyên xảy ra; hay là khi cao su được thu hoạch về, một số hộ còn cho thêm dăm cạo, đất đá, phèn chua đánh đông nhằm làm tăng trọng lượng mủ cao su. Thực trạng này đã làm chất lượng mủ cao su giảm đi đáng kể, không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường xuất khẩu cũng như thị trường trong nước.

4.3.3 Công tác quản lý mủ cao su nguyên liệu lưu kho

Tuy Nông trường đã có kế hoạch cụ thể cho công tác bảo quản lưu kho mủ nguyên liệu nhưng cũng không tránh khỏi ảnh hưởng của thời tiết.

Do chất lượng mủ của các hộ không đồng đều, nhất là một số hộ còn chạy theo lợi nhuận đã cho thêm vào mủ nhiều tạp chất nhằm tăng khối lượng và độ mủ nên chất lượng nguyên liệu đầu vào để chế biến ra sản phẩm là không tốt. Công tác quản lý mủ lưu kho chắnh vì thế mà cũng trở nên khó khăn hơn, trong khi kỹ thuật kiểm tra mủ chưa được chắnh xác.

Theo kết quả điều tra cho biết, đại đa số hộ gia đình nhận khoán đều nắm bắt được quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch mủ cao su. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có hộ gia đình thiếu lực lượng lao động tham gia vào sản xuất cao su phải đi thuê nhân công lao động ngoài. Đa phần nhân công được thuê ngoài này không nắm rõ quy trình kỹ thuật cạo mủ.

Nhiều hộ còn vì lợi ắch riêng mà trong quá trình cung cấp mủ cho Nông trường còn cho thêm dăm cạo, đất đá, phèn chua đánh đông để làm tăng trọng lượng của mủ.

Vì lợi ắch cá nhân, mà còn nhiều hộ gia đình tự ý phá vỡ hợp đồng, bán cho Ộcon buônỢ ngoài với mức giá cao hơn của Nông trường thu mua, nhất là với tình hình giá cả thị trường cao su hạ xuống mức thấp như hiện nay.

Cũng vì giá cả không ổn định mà nhiều hộ còn có ý định phá bỏ vườn cây để chuyển đổi cây trồng. Vấn đề này cũng cần sự vào cuộc của các cấp chắnh quyền địa phương cũng như đơn vị giao khoán đất.

4.4 Một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động thu mua mủ cao su của Nông trường Vân Du

4.4.1 Nâng cao năng lực hoạt động của Nông trường Vân Du

Một là: Phải xây dựng tốt mối quan hệ phối hợp công tác giữa từng cá

nhân trong cơ quan với nhau, giữa các phòng chuyên môn với nhau, giữa phòng với đội, xưởng, nhằm tăng cường hơn nữa tắnh cộng đồng trách nhiệm vì mục tiêu chung của Nông trường.

Hai là: Tổ chức đánh giá phân loại cán bộ hàng năm cần phải sâu sắc

hơn, thẳng thắn hơn, thông qua đánh giá gắn với kết quả công việc với trách

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý hoạt động thu mua mủ cao su tại nông trường vân du, huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 72 - 102)