(kg) Mủ miệng bát (kg) Mủ đông (kg) Đội 1 310 3 180 Đội 4 380 7 240 Đội 5 340 4 230 Đội 7 320 3 170 Đội 8 350 5 230 Tổng 1700 22 1050
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2015)
Tuy nhiên, trên đây là con số tắnh trung bình, không phải ngày nào cũng xác định được trước sản lượng mủ sẽ thu mua, vì còn phải phụ thuộc vào thời tiết, mùa mưa bão (vào khoảng tháng 7, 8) các hộ sẽ không cạo mủ thì khối lượng thu mua sẽ thấp hơn hoặc có ngày sẽ không có mủ.
Từ bảng 4.4 ta thấy rằng khối lượng mủ miệng bát thấp nhất (22kg/ngày), chỉ bằng 1,29% mủ nước và bằng 2,10% mủ đông. Đội 4 chiếm khối lượng mủ lớn nhất trong 5 đội sản xuất, đội 1 khối lượng chiếm tỉ lệ thấp nhất. Trong 5 đội, diện tắch vườn cây cũng tỉ lệ thuận với khối lượng mủ cạo được: đội 1 tổng diện tắch là 138,92 ha (17,74% tổng diện tắch); đội 4 tổng diện tắch là 175,86 ha (22,46% tổng diện tắch); đội 5 là 160,73 ha (chiếm 20,51% tổng diện tắch); đội 7 là 142,9 ha (chiếm 18,25% tổng diện tắch) và đội 8 là 164,52 ha (chiếm 21,01% tổng diện tắch) (Số liệu điều tra). Khối lượng mủ và diện tắch vườn cây của các đội chênh lệch nhau không quá lớn.
4.1.5 Công tác lập kế hoạch bảo quản mủ và cung cấp mủ cho Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa
Xưởng chế biến nông sản của Nông trường Vân Du có hệ thống kho chứa đảm bảo quy trình bảo quản. Đặc biệt, năm 2013 Nông trường vừa đầu tư xây một nhà kho mới với diện tắch lớn (460 m2), có quạt thông gió đảm bảo cho việc bảo quản mủ cho Công ty TNHH MTV cao su Thanh Hóa.
Hàng tháng thủ kho kết hợp với bảo vệ, lãnh đạo xưởng, cán bộ kiểm tra kho định kỳ 2 Ờ 3 lần/tháng (tùy thuộc vào thời tiết).
Sau khi sấy và ép bánh cao su sẽ bao gói và lưu kho:
- Bao gói: Bành cao su được dán nhãn và bao bọc lại túi PE. Sau khi bọc xong bao nhựa phải được hàn dắnh lại và không bị rách. Sau đó đưa vào palett, xếp lần lượt các bành cao su thành 5 lớp.
- Lưu kho: Kho bảo quản phải sạch sẽ,thoáng, không bị ẩm ướt; Nhiệt độ trong kho không quá 400C; Trong kho phải trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy đúng quy định của Nhà nước; Xếp các thùng chứa cao su theo lô, lô nọ cách lô kia 0,5m; Thùng chứa cao su trong kho không được chồng quá 3 lớp; Lô nào sản xuất trước thì xuất kho trước.
4.1.6 Tình hình giảm thiểu ô nhiễm môi trường sau khi thu mua mủ về xưởng của Nông trường Vân Du
Sau khi thu mua mủ về xưởng chế biến, Nông trường đã có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước tại khu vực.
- Với sản lượng 250 Ờ 300 tấn mủ thành phẩm/năm, tương ứng với lượng nước thải khoảng 10 Ờ 15m3/ngày đêm. Lượng nước thải này được Nông trường xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Quy trình xử lý nước thải tại xưởng chế biến cao su như sau:
- Toàn bộ nguồn nước phát sinh từ quá trình sản xuất sau khi qua các hố ga để giữ lại các chất thải rắn, nước thải theo đường ống kắn đến bể gạn mủ, sau khi qua bể gạn mủ nguồn nước thải sẽ được đưa sang bể kỵ khắ, thời gian lưu nước từ 7 Ờ 10 ngày. Tại đây các vi sinh vật dạng kỵ khắ sẽ phân huỷ các chất hữu cơ có trong nước thải thành các dạng chất vô cơ dạng đơn giản (CO, CH4, H2S, NH3 Ầ) theo các phản ứng sau:
Bể gạn bùn
Nước đầu vào Bể kỵ khắ Bể lắng Hồ tuỳ nghi Nước đầu ra
Làm phân bón Bùn hoạt tắnh sinh ra trong bể kỵ khắ sẽ được lắng trong bể lắng tiếp theo, sau đó nước thải được đưa sang hồ tuỳ nghi (hồ có thả bèo lục bình, cây than rỗng trước khi được thải ra suối làng Sắn). Bùn thải phát sinh từ các công đoạn xử lý ở trên, định kỳ được hút về bể nén bùn, bùn nén được đưa vào làm nguồn phân bón cho cây trồng. Trong quá trình xử lý nước thải sản xuất, để tăng tốc độ xử lý vi sinh vật trong các bể và khử mùi hôi thì Nông trường đã đưa chế phẩm Enchoise Solutions vào các công đoạn xử lý theo định kỳ.
Chế phẩm sinh học Enchoise Solutions
Sơ đồ 4.1: Quy trình xử lý nước thải sản xuất
- Nước thải sinh hoạt: Nông trường đã thu gom và xử lý bằng các nhà vệ sinh tự hoại.
- Nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy tràn có tuyến thoát riêng ra hệ thống thoát nước của vùng đô thị qua các song chắn.
Bảng 4.5: Kết quả phân tắch chất lượng nước ngầm