1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn kinh nghiệm nâng cao chất lượng phân môn tập làm văn lớp 3

25 613 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 492,5 KB

Nội dung

Từ thực tế vận dụng, tôi tổng hợp thành kinh nghiệm : "Một số biện pháp hỗ trợ học sinh nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn lớp 3" với dạng bài “Kể hay nói, viết về một chủ đề”

Trang 1

I Phần mở đầu

I.1 Lí do chọn đề tài

Phân môn Tập làm văn là một phân môn có vai trò quan trọng trong việc giúphọc sinh hình thành văn bản nói và viết Đây là một phân môn mang tính trừu tượngtrong chương trình Tiếng Việt tiểu học Dạy phân môn Tập làm văn có hiệu quả caotức là người giáo viên đã xâu chuỗi kiến thức từ các phân môn: Tập đọc, Kể chuyện,Luyện từ và câu Chính vì thế mà phân môn tập làm văn có tính chất tổng hợp, là kếtquả lĩnh hội các kiến thức của môn Tiếng Việt Trong chương trình tiểu học hiệnnay, mục tiêu chính của môn Tiếng Việt là hình thành và phát triển cho học sinh các

kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết Đặc biệt ở lớp 3, phân môn tập làm văn rèn cả bốn kỹnăng: nói, nghe, đọc và viết Trong giờ tập làm văn học sinh được cung cấp kiếnthức về cách làm bài và làm các bài tập (nói, viết); xây dựng các loại văn bản và các

bộ phận cấu thành văn bản Bên cạnh đó học sinh còn tập kể lại những mẩu chuyệnđược nghe thầy, cô kể trên lớp Bên canh đó qua từng nội dung bài dạy, phân môntập làm văn còn bồi dưỡng thái độ ứng xử có văn hoá, tinh thần trách nhiệm trongcông việc, bồi dưỡng tình cảm lành mạnh tốt đẹp cho học sinh

Nói và viết là những hình thức giao tiếp rất quan trọng, thôngqua đó con người thực hiện quá trình tư duy – chiếm lĩnh tri thức,trao đổi tư tưởng, tình cảm, quan điểm, giúp mọi người hiểu nhau,cùng hợp tác trong cuộc sống lao động Ngôn ngữ (dưới dạng nói -ngôn bản và dưới dạng viết - văn bản) giữ vai trò quan trọng trong

sự phát triển xã hội Chính vì vậy hướng dẫn học sinh nói đúng vàviết đúng là hết sức cần thiết Nhiệm vụ nặng nề đó phụ thuộc rấtlớn vào việc giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tậplàm văn nói riêng

Để thực hiện tốt mục tiêu của môn học, đòi hỏi người thầy phải biết vận dụng

Trang 2

với khả năng sử dụng ngôn ngữ và tâm lí lứa tuổi học sinh (HS) để giờ học diễn ra tựnhiên, nhẹ nhàng và có hiệu quả Trong giảng dạy giáo viên phải có nghệ thuật sưphạm, biết dẫn dắt, gợi mở đưa học sinh giải quyết các tình huống và thông qua việc

xử lí các tình huống đó học sinh lĩnh hội được kiến thức bài học Đối với phân mônTập làm văn, để thực hiện được điều đó càng khó hơn Qua thực tế giảng dạy họcsinh lớp 3, tôi thấy hầu như học sinh rất lúng túng, chưa biết cách vận dụng để làmcác dạng bài Tập làm văn Từ đó, tôi đã tìm cách để hướng dẫn học sinh phươngpháp học tập để học tốt phân môn Tập làm văn với dạng bài: “Kể hay nói, viết về

một chủ đề” Từ thực tế vận dụng, tôi tổng hợp thành kinh nghiệm : "Một số biện

pháp hỗ trợ học sinh nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn lớp 3"

với dạng bài “Kể hay nói, viết về một chủ đề” với hi vọng trao đổi với đồng nghiệp

về các phương pháp giảng dạy phân môn Tập làm văn dạng bài “Kể hay nói, viết về

một chủ đề”, nhằm làm tốt hơn vai trò giảng dạy, giúp học sinh dễ dàng hơn trongkhi làm các bài tập dạng này

I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

* Mục tiêu

Việc dạy cho học sinh nắm được cách kể hay nói, viết về một chủ đè có hiệuquả trong phân môn Tập làm văn ở lớp Ba là rất quan trọng Dạy tốt vấn đề này giúphọc sinh rèn luyện các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết một cách linh hoạt để biết làmbài văn kể hay nói, viết về một chủ đề cho trước có hiệu quả Giúp học sinh mạnhdạn, tự tin và ham thích học văn Vậy mục tiêu nghiên cứu trong đề tài này tập trungvào các nội dung chủ yếu sau:

- Tìm hiểu các bài nói, viết về một chủ đề có trong chương trình tập làm vănlớp 3

Trang 3

- Thực trạng việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh về phân môn Tậplàm văn lớp 3 ở trường tiểu học hiện nay.

- Một số biện pháp hỗ trợ học sinh khi lam các bài tập dạng bài Kể hay nói,viết về một chủ đề

* Nhiệm vụ

Nghiên cứu tìm ra một số giải pháp hợp lí nhằm nâng cao hiệu quả giờ học Tậplàm văn ở lớp 3 với dạng bài: Kể hay nói, viết về một chủ đề

I.3 Đối tượng nghiên cứu

Học sinh lớp 3 năm học 2011 – 2012 đến năm học 2014 – 2015

I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu một số biện pháp giúp học sinh có thể làm tốt các bài tập dạng bài

Kể hay nói, viết về một chủ đề trong phân môn Tập làm văn lớp 3

Thời gian thực hiện đề tài bắt đầu thực hiện từ tháng 8 năm 2011 đến nay

I.5 Phương pháp nghiên cứu

1 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, lí luận

2 - Phương pháp phân tích, tổng hợp

3 - Phương pháp điều tra, khảo sát

4 - Phương pháp luyện tập, thực hành

5 - Phương pháp trao đổi, tranh luận

II Phần nội dung

II.1 Cơ sở lí luận

Tiếng Việt lớp 3 được học trong 35 tuần, học kì I có 18 tuần, học kì II có 17tuần, mỗi tuần học 8 tiết, riêng phân môn Tập làm văn mỗi tuần học sinh được học 1

Trang 4

tiết Các tiết Tập làm văn đều được sắp xếp ở cuối mỗi tuần học, bởi vì đây là phânmôn tích hợp của các phân môn khác trong môn Tiếng Việt.

Tập làm văn là một trong những phân môn có vị trí quan trọngcủa môn Tiếng Việt Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụngnhững kiến thức, kĩ năng tổng hợp từ nhiều phân môn khác như: HọcVần, Tâp viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu… Để làm được mộtbài văn học sinh phải sử dụng cả bốn kĩ năng: “ Nghe, nói, đọc, viết “.Phải vận dụng những kiến thức về tiếng Việt, về cuộc sống thực tiễn.Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng tạo lập vănbản, trong quá trình lĩnh hội các kiến thức khoa học, góp phần dạyhọc sinh sử dụng tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt Bài tập làm văn

là nơi thể hiện rõ nhất năng lực, kĩ năng, kiến thức của học sinh Vìvậy, Tập làm văn được coi là phân môn có tính tổng hợp, toàn diện,sáng tạo có liên quan mật thiết đến các môn học khác Trên cơ sở nộidung, chương trình phân môn Tập làm văn có rất nhiều đổi mới, nênđòi hỏi tiết dạy Tập làm văn phải đạt được mục đích cụ thể hơn, rõnét hơn Ngoài phương pháp của thầy, học sinh cần có vốn kiến thứcngôn ngữ về đời sống thực tế Điều này đòi hỏi phân môn Tập làmvăn phải có nhiệm vụ cơ bản sau: Thứ nhất là giúp cho học sinh sauquá trình luyện tập lâu dài có ý thức nắm được cách viết và cách nóisáng tạo các văn bản theo nhiều phong cách khác nhau Thứ hai làphân môn này góp phần bổ sung kiến thức, rèn luyện tư duy, trau dồithái độ ứng xử có văn hóa, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồidưỡng những tình cảm tốt đẹp; qua nội dung bài dạy, hình thànhnhân cách cho học sinh Còn nhiều nhiêm vụ khác nữa nhưng tôi chỉnêu hai nhiệm vụ tôi coi là quan trọng nhất Tóm lại: Dạy phân mônTập làm văn theo hướng đổi mới phải khích lệ học sinh tích cực, sáng

Trang 5

tạo, chủ động học tập, biết diễn đạt suy nghĩ của mình thành ngônbản, văn bản

II.2 Thực trạng

a Thuận lợi, khó khăn

* Thuận lợi về phía giáo viên

- Đặc trưng phân môn Tập làm văn là hình thành và rèn luyện cho học sinh khảnăng trình bày văn bản nói (viết) ở nhiều thể loại khác nhau Để thực hiện mục tiêu

đó, mỗi giáo viên không ngừng học hỏi, cải tiến phương pháp và hình thức tổ chứcdạy học để giúp học sinh nắm được kiến thức, nói (viết) được đoạn văn theo yêucầu

- Giáo viên luôn quan tâm chăm sóc học sinh trong từng tiết học, nghiên cứunội dung bài dạy, lựa chọn các phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với mỗi đốitượng học sinh

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua bồi dưỡng chuyên môn thườngxuyên, giáo viên luôn được tiếp cận với những phương pháp day học đổi mới, phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh

* Thuận lợi về phía học sinh

- Ở lứa tuổi học sinh lớp 3, các em rất thích tìm tòi, học hỏi

- Nội dung chương trình môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm vănnói riêng rất phong phú Sách giáo khoa kênh chữ rõ ràng, các câu hỏi sát thực; kênhhình được trình bày đẹp phù hợp tâm lí lứa tuổi

- Học sinh đã được làm quen kĩ năng tạo lập văn bản ở các lớp dưới Đây là cơ

sở giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn ở lớp 3

* Khó khăn về phía giáo viên

Trang 6

- Trong giảng dạy phân môn Tập làm văn, khi rèn kĩ năng nói, viết cho học sinhgiáo viên có đầu tư nghiên cứu mục tiêu từng bài dạy, lựa chọn các phương phápphù hợp với đối tượng học sinh nhưng sự đầu tư chưa sâu, hầu hết chỉ dựa vào sáchgiáo viên nên hiệu quả môn dạy chưa cao.

- Một số đề bài chưa thực sự gần gũi với học sinh như kể về một ngày hội, viếttin thể thao… thiếu thực tế nếu giáo viên chỉ nói suông thì học sinh không hiểu,không nắm bắt được nên hiệu quả chưa cao

- Việc tổ chức giờ học trên lớp của giáo viên chưa phát huy dược vốn ngônngữ vốn có của các em cũng như chưa khơi dậy ở học sinh sự mạnh dạn tự tin tronghọc tập

* Khó khăn về phía học sinh

- Môn tập làm văn là một môn khó, nhiều em còn ngại làm văn, lười suy nghĩnên ở các giờ học các em còn ngại phát biểu, viết bài sơ sài Cách dùng từ đặt câuchưa đúng, viết đoạn văn còn nghèo ý, chưa có sự sáng tạo Hầu hết học sinh chỉ trảlời hay viết đúng theo câu hỏi gợi ý

Đây là những vấn đề nan giải đòi hỏi người giáo viên phải có biện pháp thíchhợp để từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Tập làm văn

b Thành công, hạn chế

b.1 Đối với học sinh

Khi tôi vận dụng các biện pháp này trong giờ dạy Tập làm văn, học sinh buộcphải có sự tư duy động não suy nghĩ vấn đề mà giáo viên nêu ra, tìm tòi các từ ngữ,hình ảnh phù hợp với chủ đề trong bài nói, viết Học sinh phải sắp xếp ý, hình ảnhphù hợp sau đó sắp xếp câu để thành đoạn văn phù hợp chủ đề Tóm lại biện phápnày giúp học sinh học tập rất tích cực, hiệu quả

- Tiết học diễn ra nhẹ nhàng, tạo hứng thú học tập cho học sinh Qua kiểm tra,chất lượng các bài văn của học sinh nâng lên rõ rệt Bài Tập làm văn dạng Kể hay

Trang 7

nói, viết về một chủ đề đã có những ý tưởng độc lập, sáng tạo, có màu sắc riêng; một

số em còn có những ý tưởng độc đáo, mới lạ Hầu hết học sinh đã biết nói (viết) mộtđoạn văn ngắn theo chủ đề, diễn đạt khá lưu loát, trôi chảy

- Ở các tiết học Tập làm văn, khi đã làm quen với cách học này, học sinh mạnhdạn, tự tin hơn trong học tập cũng như giao tiếp nhất là đối với những học sinh trungbình và yếu

- Khi vận dụng các giải pháp trên vào dạy Tập làm văn ở lớp 3, giờ học khôngtrầm như trước mà học sinh chú ý học hơn nhiều, qua thực hành giao tiếp cho thấykhả năng hoạt động học tập của học sinh rất tích cực, hiệu quả, chất lượng phân mônTập làm văn và môn Tiếng Việt nói chung được nâng lên rõ rệt

b.2 Đối với giáo viên

Khi dạy các bài tập dạng này, giáo viên hoàn thành mục tiêu bài dạy, không còncảm thấy áp lực vì học sinh đã viết được đoạn văn theo yêu cầu dễ dàng hơn

b.3 Hạn chế

Phương pháp này yêu cầu người giáo viên phải tổng hợp được kiến thức từ cácphân môn khác trong môn Tiếng Việt, đòi hỏi giáo viên phải có kĩ năng phân tích,tổng hợp, tóm lại phải nắm chắc nội dung chương trình của môn Tiếng Việt lớp 3

Trang 8

quan tâm của đồng nghiệp, của lãnh đạo nhà trường trong việc giúp đỡ bản thântrong công tác chuyên môn.

- Nguyên nhân hạn chế: Một số giáo viên chưa tổng hợp được kiến thức trongquá trình giảng dạy, chưa thực sự quan tâm đến chất lượng học sinh nói chung vàchất lượng phân môn Tập làm văn nói riêng

e Phân tích, đánh giá về các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra

Vậy làm thế nào để thực hiện được mục tiêu dạy học của môn Tập làm văn,khắc phục thực trạng học Tập làm văn như đã nói trên? Nhà xuất bản Giáo dục ViệtNam đã phát hành bộ sách Hướng dẫn dạy Tiếng Việt lớp 3 dành cho giáo viên.Người giáo viên có thể lấy đó làm cơ sở để tham khảo, tiến hành thiết kế bài giảngTập làm văn của lớp mình phụ trách Tuy nhiên, sách giáo viên (SGV) khi hướng dẫndạy dạng bài Kể hay nói, viết về một chủ đề hầu hết chỉ hướng dẫn theo một cách,dẫn đến GV thụ động kiến thức ở SGK, SGV mà ít tìm tòi đọc thêm tài liệu khácliên quan đến giảng dạy đặc biệt là khi dạy Tiếng Việt nên ngôn ngữ của giáo viêncòn hạn hẹp, bí từ Khi tổ chức các hoạt động trong giờ học, một số giáo viên chưaphân định được hoạt động nào là trọng tâm nên hình thức tổ chức dạy còn dàn trải,chưa có sự liên kết giữa các hoạt động Một số giáo viên chưa chịu khó suy nghĩ, tìmtòi, vận dụng các phương pháp dạy học và hình thức dạy học khác nhau vào các tiếtdạy mà chỉ giảng dạy theo một quy trình áp đặt rập khuôn đã hướng dẫn trong SGV.Một số đề bài trong Sách giáo khoa còn thiếu thực tế, xa rời vốn sống của họcsinh Khi làm bài, các em chỉ dựa vào các hình ảnh, tư liệu mà giáo viên cung cấpnên bài viết còn sơ sài, chưa có sự sáng tạo

Do cách tổ chức giờ học còn nhàm chám, rập khuôn nên trong giờ Tập làm văn,

đa số học sinh chỉ trả lời câu hỏi theo gợi ý mà ít chịu tìm tòi các chi tiết, hình ảnhphù hợp chủ đề, dẫn đến nói, viết bài Tập làm văn cho có, lấy lệ

II.3 Giải pháp, biện pháp

Trang 9

a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

Sử dụng mạng ý nghĩa, bản đồ tư duy để giúp học sinh tìm kiếm và phát triểndiễn đạt ý tưởng, giúp cho các em khi làm bài tập làm văn dạng “Kể hay nói, viết vềmột chủ đề” có thêm vốn từ ngữ, tạo cho các em có sự liên tưởng các chi tiết hìnhảnh trong cùng một chủ đề, biết sắp xếp các chi tiết hình ảnh ấy tạo thành một ngônbản (nói) hay văn bản (viết) Từ đó, có sự mạnh dạn tự tin trong học tập cũng nhưtrong giao tiếp

b Nội dung, cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

b.1 Nội dung các bài tập làm văn trong Chương trình Lớp 3 dạng “Kể hay nói, viết theo chủ đề”.

16 Nói về thành thị, nông thôn Thành thị và

nông thôn

17 Viết về thành thị, nông thôn Thành thị và

nông thôn

22 Nói, viết về người lao động trí óc Sáng tạo

23 Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật Nghệ thuật

Trang 10

29 Viết về một trận thi đấu thể thao Thể thao

31 Thảo luận về bảo vệ môi trường Bầu trời và

mặt đất

32 Nói, viết về bảo vệ môi trường Bầu trời và

mặt đấtNội dung các bài tập thuộc dạng bài này nhằm rèn cho học sinh kỹ năng diễnđạt bằng lời nói (viết) về một chủ đề thuộc các chủ điểm của môn học: Nói, viết vềthành thị hoặc nông thôn thuộc chủ điểm Thành thị và Nông thôn; Kể về gia đìnhthuộc chủ điểm Mái ấm; Kể về một buổi thi đấu, kể về lễ hội, …

Xem xét cách triển khai câu hỏi gợi ý ở mỗi đề, chúng ta có thể thấy dạng đềnày hầu như là sự kết hợp của nhiều thể loại: miêu tả, tường thuật, thuyết minh vàphát biểu cảm nghĩ Trong sách giáo viên, các kiểu đề này chủ yếu được tiến hànhtheo một trình tự như sau:

- Giáo viên giới thiệu bài:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài:

+ Học sinh đọc và xác định yêu cầu của bài tập

+ GV cho học sinh tìm ý theo hệ thống câu hỏi trong SGK hay hệ thống câu hỏitrong SGV hoặc giải thích cho học sinh cách làm bài

+ Một học sinh kể mẫu và giáo viên nhận xét

- Học sinh tập nói theo tổ (nhóm)

- Đại diện một số nhóm nói trước lớp Cả lớp và giáo viên nhận xét

- Cả lớp viết bài vào vở nếu bài yêu cầu cả nói và viết

Trình tự dạy học như vậy bài nào cũng giống bài nào, dẫn đến sự nhàm chán,thiếu sự sáng tạo và không tích hợp được các phân môn học khác của môn TiếngViệt

Khi dạy dạng đề này, ngoài phương án được nêu trên (trong sách giáo viên),tôi đã tham khảo một số kinh nghiệm trên mạng internet của đồng nghiệp và của

Trang 11

chính bản thân, trước hết là nghiên cứu dạy thật tốt các phân môn khác trong mônTiếng Việt, sau đó sử dụng mạng ý nghĩa và bản đồ tư duy để giúp học sinh tìmkiếm và phát triển diễn đạt ý tưởng, giúp cho các em khi làm bài tập làm văn dạng

“Kể hay nói, viết về một chủ đề” có thêm vốn từ ngữ, giúp cho các em dựa vàomạng ý nghĩa hay bản đồ tư duy, có thể nói (viết) thành đoạn văn theo yêu cầu đềbài một cách dễ dàng hơn, tạo sự mạnh dạn tự tin trong học tập

b.2 Cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

b.2.1 Hình thành và phát triển “môi trường tư liệu ở lớp học”

Trước tiên tôi thực hiện hình thành “môi trường tư liệu ở lớp học” để giúp họcsinh có điều kiện dễ dàng sử dụng từ ngữ khi sử dung mạng ý nghĩa hay bản đồ tưduy mà tôi trình bày ở phần sau

+ Thu thập và trưng bày các bài văn mẫu của học sinh khá giỏi năm trước.+ Phân tích điểm hay của các bài đọc tiêu biểu cho các thể loại văn bản, giớithiệu thành bộ sưu tập và trưng bày

+ Xây dựng từ điển lớp: Giáo viên đưa ra hoặc hướng dẫn học sinh thu thậpdanh mục các từ mà các em đã biết theo chủ đề Tập làm văn trong sách giáo khoa.+ Tập cho học sinh có thói quen quan tâm đến các trường hợp sử dụng từ haytrong khi đọc, kể chuyện hay luyện từ và câu

b.2.2 Sử dụng “Mạng ý nghĩa”:

Sử dụng “Mạng ý nghĩa” như là sử dụng một đồ dùng dạy học, một biện phápdạy học cụ thể Sử dụng mạng ý nghĩa là cách thức giáo viên tổ chức cho học sinhsuy nghĩ diễn đạt một cách chủ động và sáng tạo trong dạy học Tập làm văn Phươngpháp này hướng đến việc cá thể hoá tối đa hoạt động nói và viết của học sinh saocho sản phẩm làm văn của các em vừa bảo đảm được chuẩn mực cơ bản của một thểloại văn bản, vừa thể hiện bản chất cái tôi của mỗi học sinh trên cơ sở khai thác kháiniệm và hiểu biết có trước của các em cũng như những ý tưởng và ngôn từ trong cácbài đọc theo chủ đề mà các em đã được học trong SGK

Trang 12

*Tiến trình thực hiện phương pháp mạng ý nghĩa:

Hoạt động 1: Tìm hiểu đề

Trong hoạt động này, học sinh định hình cụ thể đối tượng nói hay viết trong trínhớ để xác định đối tượng đó là ai? Là gì? ở đâu? Lúc nào? vào khung chủ đề Trong trường hợp dùng vật thật hay tranh ảnh thì khung chủ đề cũng chính là chúng

Để thực hiện hoạt động này tôi sử dụng một trong các hình thức sau:

- GV trò chuyện khơi gợi rồi đề nghị học sinh nhắm mắt nghĩ về đối tượng,

- Tạo tình huống khơi gợi rồi đề nghị học sinh nghĩ đến chủ đề hay đề tài

- Kể một mẩu chuyện nhỏ liên quan đến đề bài, kết hợp đặt câu hỏi hướng họcsinh đến đề tài

- Dùng tranh ảnh hoăc mẫu vật thật do giáo viên mang đến lớp hay do học sinh

Học sinh tập trung động não nghĩ về đối tượng đã xác định trong khung chủ

đề và viết ra bất kì những từ ngữ nào liên quan đến đối tượng ấy

Khi tiến hành hoạt động này tôi thực hiện theo các bước sau:

- Sử dụng hệ thống câu hỏi để kích thích và định hướng cho học sinh pháttriển ý Cần lưu ý câu hỏi phải có tính chất mở, hướng đến việc khơi gợi kinhnghiệm riêng, vốn sống thực tế của các em Ví dụ đối với văn miêu tả, câu hỏi cóthể được triển khai theo hướng mở sau: Em thấy gì? Em nghe gì? Em nghĩ gì? Emcảm thấy gì?

Ngày đăng: 31/01/2016, 18:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w