Trong khuôn khổ của bài tiểu luận cuối khóa tôi xin chọn tình huống “Xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đối với nhà hàng khơng đủ điều kiện An tồn thực phẩm” làm tiểu luận c
Trang 1TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG
LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN
K2A-2015 -*** -
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: “Xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đối với
nhà hàng không đủ điều kiện An toàn thực phẩm”
vệ sinh thực phẩm Hà Nội- Sở Y tế
Hà Nội, tháng 11 năm 2015
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
1 Lý do lựa chọn tình huống 1
2 Mục tiêu của tình huống 2
3 Phương pháp nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu: 2
5 Bố cục của tiểu luận gồm 2
PHẦN I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG 3
PHẦN II XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 6
PHẦN III PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG, NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ 7
1 Phân tích tình huống 7
2 Nguyên nhân của tình huống 8
3 Hậu quả của tình huống .10
PHẦN IV XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU 12
1 Xây dựng phương án xử lý tình huống .12
2 Lựa chọn phương án tối ưu .14
PHẦN V LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC PHƯƠNG ÁN ĐÃ LỰA CHỌN 15 1 Bộ phận thanh tra Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội .15
2 Phòng Y tế và Trung tâm Y tế Tây Hồ 15
3 Những kết quả đạt được .15
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 17
1 Kết luận .17
2 Kiến nghị .17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do lựa chọn tình huống
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, một trong năm thành phố lớn của đất nước Đây cũng là nơi có nhiều văn hóa ẩm thực độc đáo với những đặc sản rất riêng Không chỉ người Hà Nội, người dân các tỉnh thành khác cũng rất yêu thích những món ăn nơi đây Không những vậy món ngon Hà Nội cũng thu hút
sự khám phá và nhận được nhiều lời khen tặng từ thực khách nước ngoài
Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có hàng nghìn nhà hàng phục vụ những món ẩm thực đặc sắc của ba miền Bắc-Trung-Nam, các nhà hàng này được thiết kế sang trọng đầy đủ tiện nghi như các nhà hàng của khách sạn Bên cạnh đó không giống các nhà hàng cao cấp hay dịch vụ ăn uống tại các khách
sạn năm sao, các nhà hàng bình dân phổ biến hơn, đáp ứng thu nhập trung bình của phần lớn dân số sống trên địa bàn Hà Nội Đây có thể là những quán vỉa hè hoặc những quán ăn bình dân dọc trên các con đường Khách hàng đến ăn thường chú ý đến giá thành của món ăn và sự tiện lợi hơn là nhà hàng đó, món
ăn đó có đảm bảo các quy định về an toàn thực phẩm không? Đánh vào tâm lý của khách hàng thì các cơ sở nhà hàng mọc lên như nấm với tình trạng hoạt
động không có giấy phép, điều kiện vệ không đảm bảo, không có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho việc chế biên thực phẩm, sử dụng hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ Đó là nguyên nhân gây mất
an toàn thực phẩm và lan truyền dịch bệnh trong cộng đồng Do đó, hơn bao giờ hết công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phải được các ngành, các cấp, các cơ quan chức năng quan hàng đầu
Trong bối cảnh hiện nay số lượng các cơ sở trên toàn địa bàn thành phố
rất lớn nên việc quản lý còn nhiều lỏng lẻo Mặt khác số lượng cán bộ làm công tác về an toàn thực phẩm chưa nhiều, trình độ chuyên môn còn hạn chế, một số cán bộ quản lý còn nể nang, thiếu kiến thức không kiên quyết xử lý vi phạm
hoặc tiếp tay cho doanh nghiệp làm sai pháp luật
Qua thời gian học tập lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên tại Trường đào
tào cán bộ Lê Hồng Phong, tôi đã hiểu rõ hơn nhiều vấn đề trong công tác quản
Trang 4lý Nhà nước nói chung và quản lý ngành nói riêng Trong khuôn khổ của bài
tiểu luận cuối khóa tôi xin chọn tình huống “Xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đối với nhà hàng không đủ điều kiện An toàn thực phẩm” làm tiểu luận cuối khóa học
2 Mục tiêu của tình huống
- Rà soát các hành vi vi phạm về điều kiện an toàn thực phẩm để xử lý
4 Phạm vi nghiên cứu: diễn tại một buổi kiểm tra nhà hàng ăn uống của Bộ
phận thanh tra Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội
5 Bố cục của tiểu luận gồm:
- Lời mở đầu
- Nội dung
- Kết luận và kiến nghị
Trang 5PHẦN I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
9h ngày 25/12/2014 đoàn kiểm tra của Chi cục ATVSTP thành phố Hà
Nội đã tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định của nhà nước về an toàn thực phẩm tại Nhà hàng Thu Hằng của Hộ kinh doanh Nguyễn Thu Hằng, địa
chỉ 90 Lạc Long Quân- Tây Hồ- Hà Nội đúng lúc nhà hàng có 100 khách đang
dự lễ tổ chức sinh nhật;
Đoàn kiểm tra gồm có 05 người trong đó: Trưởng đoàn là Bác sỹ Nguyễn Ngọc Hùng – Phụ trách thanh tra Chi cục và 04 chuyên viên của Bộ phận thanh tra Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội
Ông Hùng trưởng đoàn đọc quyết định của Chi cục trưởng Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội về việc thành lập đoàn kiểm tra việc chấp hành các quy định của nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch
vụ ăn uống trên địa bàn thành phố Hà Nội Sau đó Ông Hùng nêu rõ đoàn sẽ
kiểm tra theo hai nội dung gồm: thủ tục pháp lý và kiểm tra vệ sinh thực tế:
* Về thủ tục pháp lý bà Hằng đã xuất trình đƣợc những giấy tờ nhƣ sau:
- Giấy đăng ký kinh doanh nhà hàng do phòng kinh tế quận Tấy Hồ cấp
trong đó ghi rõ ngành nghề kinh doanh là nhà hàng;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm do phòng Y tế Tây Hồ cấp ngày 25 tháng 6 năm 2011 (hết hiệu lực);
- Giấy khám sức khỏe và giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực
phẩm của 15 nhân viên do Trung tâm Y tế quận Tây Hồ cấp ngày 10 tháng 7
năm 2014;
- Hợp đồng, hóa đơn mua bán các loại nguyên liệu thực phẩm: thịt lợn,
thịt bò, thịt gà, rau củ quả, nước đá dùng liền, gia vị, gạo bún, bánh phở
* Về điều kiện vệ sinh thực tế tại nhà hàng:
- Vệ sinh cơ sở: theo nguyên tắc một chiều, phân khu riêng biệt sống chín Khu vực cống rãnh còn để hở bốc mùi Theo bà Hằng thì trưa ngày hôm nay có tiệc sinh nhật nên nhân viên chưa kịp dọn dẹp
Trang 6- Vệ sinh trang thiết bị dụng cụ: nhà hàng sử dụng thớt sống và thớt chín lẫn lộn không riêng biệt, các dụng cụ còn để lộn xộn không theo nguyên tắc
- Số lượng nhân viên ở thời điểm hiện tại trong bếp là 18 người; đã có
trang phục riêng của từng bộ phận; Khi được hỏi tại sao chỉ có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và giấy khám sức khỏe của 15/18 nhân viên thì bà Hằng nói rằng 3 người kia mới bắt đầu thử việc từ chiều hôm qua nên
chưa đi tập huấn và khám sức khỏe
- Đoàn kiểm tra dụng cụ lưu mẫu thức ăn lưu thì không có, khi hỏi bếp
trưởng về lưu mẫu thức ăn thì bếp trưởng cho biết là chưa thấy ai nói phải lưu
mẫu thức ăn và cũng không biết phải lưu như thế nào?
- Thực hành vệ sinh cá nhân: các nhân viên có trang phục bảo hộ lao động, không có ai mắc các bệnh ngoài da
- Kiểm tra sổ kiểm thực 3 bước cơ sở đã ghi chép đủ 3 bước gồm: bước
nhập thực phẩm, bước sơ chế, bước chế biến
Sau khi kiểm tra thủ tục pháp lý và kiểm tra vệ sinh thực tế của nhà hàng thì Ông Hùng – trưởng đoàn kiểm tra đưa ra nhận xét nhà hàng còn một số tồn tại như sau:
+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hiệu lực;
+ Không có giấy Khám sức khỏe và giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của 03 nhân viên mới tuyển dụng
+ Khu vực cống rãnh còn để hở bốc mùi
+ Không lưu mẫu thức ăn
+ Sử dụng thớt sống, chín lẫn lộn
Sau khi nghe nhận xét của đoàn kiểm tra bà Hằng đã xin đoàn kiểm tra
cho bà khắc phục các lỗi trên Đồng thời bà Hằng hứa sẽ cho nhân viên đi khám sức khỏe và đăng ký tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm ngay trong chiều
nay, về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hiệu lực thì
cơ sở của bà đã làm hồ sơ và nộp phòng một cửa quận Tây Hồ ngày 20/12/2014 hiện cơ sở đang chờ lịch thẩm định của Phòng Y tế Tây Hồ Đồng thời bà Hằng
sẽ mời đơn vị thi công và thiết kế đến bếp để sửa chữa và trang bị thêm các
Trang 7trang thiết bị, dụng cụ Bà Hằng nói có chút quà cảm ơn đoàn và đưa vào tay ông Hùng nhưng ông Hùng nhất định không nhận Lúc này bà Hằng tỏ rõ thái độ không đồng tình với đoàn kiểm tra và nói nhà hàng của bà nằm trên địa phận quận Tây Hồ và được phòng Y tế Tây Hồ cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện thì Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm không được phép vào kiểm tra Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội làm việc không đúng thẩm quyền, gây khó khăn cho doanh nghiệp Đồng thời bà Hằng khăng khăng nói sẽ không ký biên bản kiểm tra Ông Hùng thấy tình hình có vẻ nghiêm trọng nên đã hội ý đoàn kiểm tra để đưa ra phương án giải quyết
Trang 8PHẦN II XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Tình huống trên đặt ra yêu cầu phải xử lý chính xác, dứt điểm đảm bảo giữ vững kỷ cương phép nước Việc xử lý nghiêm giúp doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của các quy định, từ đó có thái độ đúng đắn và tích cực để tuân thủ các quy định của nhà nước về an toàn thực phẩm, đồng thời làm giảm bớt các vi phạm không đáng có xẩy ra Xử lý vi phạm hành chính đối với cơ sở vi phạm sẽ làm gương cho các cơ sở khác và cũng là hồi chuông cảnh tỉnh các cơ
sở đang hoạt động trái phép hoặc đang vi phạm Trên quan điểm ấy mục tiêu xử
lý tình huống được xác định như sau:
- Thông qua giải quyết tình huống để góp phần tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa
- Xác định đúng mức độ sai phạm của cơ sở để có biện pháp xử lý đúng người, đúng tội
- Tạo ra môi trường công bằng và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho các nhà hàng đã nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của nhà nước
- Bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng khi ăn uống tại các nhà hàng
- Phối hợp với các cơ quan chức năng cùng quản lý cơ sở trên địa bàn để hạn chế tối đa những hậu quả mà vi phạm đó gây ra
Trang 9PHẦN III PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG, NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ
1 Phân tích tình huống
Đây là tình huống rất hay gặp trong quản lý nhà nước về ATTP Doanh
nghiệp sau khi có giấy phép và đi vào hoạt động một gian thì điều kiện về cơ sở vật chất bị hao mòn trong khi cơ sở không có kế hoạch tu bổ, sửa chữa dẫn đến các sai phạm không đáng có; Việc thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết của nhiều nhà hàng cũng dẫn đến tình trạng các vi phạm về an toàn thực phẩm ngày càng gia tăng Chính vì vậy, cần phải xử lý nghiêm các sai phạm của nhà hàng
Trong tình huống này nhà hàng Thu Hằng đã phạm phải những sai lầm
như sau:
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hiệu lực trên
3 tháng Theo Khoản 2 Điều 37 Luật ATTP số 55/2010/QH12 có hiệu lực từ
ngày 01/07/2011 thì trước khi hết hiệu lực 6 tháng cơ sở phải tiến hành làm các thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận cơ sở điều kiện ATTP Tuy nhiên cơ sở đã
nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ trước khi đoàn đến kiểm tra 05 ngày
- Không khám sức khỏe và không có giấy xác nhận kiến thức ATTP cho
03 nguời trực tiếp chế biến thực phẩm: Căn cứ Khoản 1,2 Điều 3 thông tư 15/2012/TT – BYT ngày 12/9/2012 của Bộ Y tế quy định về “Quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm” thì chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải:
+ Được khám sức khỏe và cấp giấy xác nhận đủ sức khỏe
+ Được tập huấn và cấp giấy xác nhận tập huấn ATTP
- Khu vực cống rãnh còn để hở bốc mùi Căn cứ Điểm d Khoản 2 Điều 1 thông tư 15/2012/TT – BYT ngày 12/9/2012 của Bộ y tế quy định về “Quy định
về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm” thì: cống rãnh thoát nước thải pha ̉•i được che kín và vệ sinh khai thông thường xuyên;
- Không lưu mẫu thức ăn: Căn cứ Khoản 7 Điều 4 thông tư 30/2012/TT – BYT ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế quy định về “Quy định về điều kiện an toàn
Trang 10thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố” thì nhà hàng phải có đủ dụng cụ lưu mẫu thức ăn, tủ bảo quản mẫu thức ăn lưu và bảo đảm chế độ lưu mẫu thực phẩm tại cơ sở ít nhất là 24 giờ
- Sử dụng thớt sống, chín lẫn lộn: Căn cứ Khoản 3 Điều 4 thông tư 30/2012/TT – BYT ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế quy định về “Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố” thì có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã qua chế biến; có đủ dụng cụ chia, gắp, chứa đựng thức ăn, dụng cụ ăn uống bảo đảm sạch sẽ, thực hiện chế độ vệ sinh hàng ngày;
- Việc bà Hằng nói "nhà hàng của bà nằm trên địa phận quận Tây Hồ và được phòng Y tế Tây Hồ cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện thì Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội không được phép vào kiểm tra Chi cục an toàn
vệ sinh thực phẩm Hà Nội làm việc không đúng thẩm quyền, gây khó khăn cho doanh nghiệp" là sai Vì căn cứ Điều 9 thông tư 30/2012/TT – BYT ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế quy định về “Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống , kinh doanh thức ăn đường phố” thì Sở• Y tế tỉnh , thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan có thẩm quyền co ̉• trách nhiệm kiểm tra các cơ sở ki nh doanh di ̉•ch vủ• ăn uống vả‘ kinh doanh thử•c
ăn đưở‘ng phố trên đi ̉•a bả‘n quả•n lỷ• Vì vậy Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
Hà Nội là cơ quan hành chính trực thuộc Sở Y tế Hà Nội kiểm tra tại nhà hàng Thu Hằng là đúng thẩm quyền
2 Nguyên nhân của tình huống
Qua phân tích tình huống xảy ra trên, nguyên nhân chính là:
- Thời điểm cơ sở làm giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm lần đầu thì Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 chưa ra đời dẫn đến tình trạng trên giấy giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không ghi thời hạn của giấy Vì vậy có thể dẫn đến hiểu lầm cho doanh nghiệp tưởng giấy có giá trị mãi mãi
Trang 11- Do nhận thức của doanh nghiệp về các văn bản pháp luật chưa cao, thiết hiểu biết và coi thường pháp luật Chủ nhà hàng cũng như người quản lý không
tự tìm hiểu các quy định liên quan đến hoạt động, lĩnh vực của mình Điều đó
được thể hiện là bà Hằng trả lời "rằng 3 người mới bắt đầu thử việc từ chiều
hôm qua nên chưa đi tập huấn và khám sức khỏe"
- Mặc dù bếp trưởng của nhà hàng đã được tập huấn kiến thức an toàn
thực phẩm và được cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm tuy nhiên khi được hỏi về lưu mẫu thức ăn thì lại trả lời "chưa thấy ai nói phải lưu mẫu thức
ăn và cũng không biết phải lưu như thế nào?" Điều này có thể do nhân viên có
đi tập huấn nhưng không chú ý lắng nghe giảng viên, trong khi đó giảng viên thì
cứ giảng mà không cần quan tâm là học viên có tiếp thu hay không? hoặc tập
huấn cũng chỉ là hình thức để cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm
Việc cấp giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không phản ánh
đúng kiến thức của người được tập huấn nên mới dẫn đến tình trạng có giấy xác nhận tập huấn nhưng người được tập huấn lại không có kiến thức Điều này cũng đặt ra tình huống cần phải thay đổi phương pháp tập huấn và cần phải kiểm tra kiến thức của người được tập huấn nếu đạt mới cấp giấy xác nhận tập huấn
kiến thức an toàn thực phẩm
- Khi người chế biến thực phẩm không có kiến thức về an toàn thực phẩm nên mới dẫn đến tình trạng thực hành sai Cụ thể trong tình huống này là nhân
viên đã sử dụng thớt sống để thái đồ chín Họ không hiểu được việc làm đó của
họ sẽ gây ra hậu quả như thế nào? Và tại sao phải sử dụng riêng hai loại thớt
này?
- Nhận thức của chủ cơ sở và người quản lý còn thấp, xem nhẹ các quy
định của nhà nước về an toàn thực phẩm dẫn đến thực tế là nhà hàng phục vụ
cho 100 khách nhưng lại không có dụng cụ lưu mẫu thức ăn Cũng chính vì hạn chế về nhận thức nên họ không hiểu được tầm quan trọng của việc lưu mẫu thức
ăn Và việc lưu mẫu có tác dụng như thế nào? Trên thực tế thì việc lưu mẫu có vai trò vô cùng quan trọng Mẫu thức ăn lưu sẽ là bằng chứng để chứng minh
người bị ngộ độc thức ăn có phải do đồ ăn của nhà hàng hay không? Trên thực