1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận xử lý vi phạm hành chính tại cửa hàng hóa mỹ phẩm thanh nga, địa chỉ số 21 đường cầu diễn, phường phúc diễn, quận bắc từ liêm, hà nội

27 1,5K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 638,82 KB

Nội dung

Trong khuôn khổ Tiểu luận này tôi xin đề cập đến tình huống: “Xử lý vi phạm hành chính tại Cửa hàng hóa mỹ phẩm Thanh Nga, địa chỉ: số 21 Đường Cầu Diễn, Phường Phúc Diễn, Quận Bắc Từ Li

Trang 1

LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN CVK2A – 2015

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TẠI CỬA HÀNG HÓA MỸ PHẨM THANH NGA, ĐỊA CHỈ: SỐ 21 ĐƯỜNG CẦU DIỄN, PHƯỜNG PHÚC DIỄN, QUẬN BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian hơn ba tháng học tập và rèn luyện tại trường đào tạo cán bộ

Lê Hồng Phong, tôi đã nhận được sự giảng dạy nhiệt huyết và quan tâm sâu sắc

từ phía các giáo viên và cán bộ nhà trường, hỗ trợ tích cực cho tôi trong quá trình học để vừa đảm bảo được tiến độ đào tạo, vừa hoàn thành tốt các nhiệm vụ công tác được giao

Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô đã không quản ngại vất vả, dành thời gian và công sức hướng dẫn cho tôi những kiến thức mới

vô cùng quan trọng, trợ giúp đắc lực cho hoạt động chuyên môn hiện tại và phát triển trong thời gian sắp tới Tôi tin rằng sự bổ sung này sẽ là hành trang đáng giá cho tôi, hoàn thiện các kĩ năng làm việc và nền tảng hiểu biết chung để các công tác về sau được hoàn thiện và chính xác hơn

Xin chúc các thầy cô và gia đình luôn mạnh khỏe, công tác tốt và đào tạo được thêm nhiều khóa chuyên viên có trình độ cao, năng lực hoàn thiện, sẵn sàng đóng góp cho sự phát triển hoàn thiện của hệ thống hành pháp nói chung và hoạt động Quản lý thị trường nói riêng

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !

Học viên

TRỊNH CÔNG QUÝ

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ TIỂU LUẬN 3

1.1 Lý do lựa chọn đề tài: 3

1.2 Mục tiêu đề tài: 4

1.3 Phương pháp nghiên cứu: 5

1.4 Phạm vi nghiên cứu: 6

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 7

2.1 Mô tả tình huống: 7

2.2 Xác định mục tiêu xử lý tình huống: 10

2.3 Nguyên nhân và hậu quả: 11

2.3.1 Phân tích nguyên nhân: 11

2.3.2 Phân tích hậu quả: 11

2.4 Xây dựng và phân tích phương án giải quyết tình huống: 12

2.4.1 Phương án 1: 12

2.4.2 Phương án 2: 14

2.4.3 Phương án 3 15

2.5 Lựa chọn phương án thích hợp nhất: 17

2.5.1 Mục tiêu đạt được 18

2.5.2 Tính khả thi: 19

2.6 Tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn: 19

PHẦN III: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 21

3.1 Kiến nghị: 21

3.2 Kết luận: 21

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Trong quá trình công tác của một chuyên viên Quản lý thị trường cần phải

có kiến thức và trình độ hiểu biết cơ bản để có thể thực hiện được công việc quản lý nhà nước của mình Trong thực tiễn làm việc đòi hỏi người Chuyên viên Quản lý thị trường không những hiểu biết được những kiến thức thuộc chuyên ngành, lĩnh vực của mình mà còn phải nắm bắt được những quy định, lĩnh vực khác để đáp ứng được nhu cầu công tác và giải quyết công việc được đúng đắn, nhanh chóng, có hiệu quả Qua hơn ba tháng tham gia học Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên CVK2A – 2015, do Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình gồm ba phần:

là mong muốn vận dụng những kiến thức và kinh nghiệm đã được học để đưa vào thực tiễn công tác

Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, bên cạnh những thành tựu vượt bậc thì còn không ít những mặt trái, hạn chế đã đặt ra cho những chúng ta trong công tác quản lý nhà nước ngày càng cần chặt chẽ, hoàn thiện và cấp bách hơn bao giờ hết Cụ thể, trong hoạt động thương mại: số lượng các công ty, doanh nghiệp, đơn vị kinh tế,… được thành lập mới ngày càng nhiều, các hộ

Trang 6

kinh doanh cá thể cũng phát triển mạnh; lượng hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng Tuy nhiên, việc thực hiện pháp luật của các đơn vị kinh doanh còn nhiều hạn chế, nhiều đơn vị cố tình lợi dụng kẽ hở của pháp luật để lách luật, trốn tránh trách nhiệm, nhằm đem lại lợi nhuận cao

Trong khuôn khổ Tiểu luận này tôi xin đề cập đến tình huống: “Xử lý vi phạm hành chính tại Cửa hàng hóa mỹ phẩm Thanh Nga, địa chỉ: số 21 Đường Cầu Diễn, Phường Phúc Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.” Do kiến thức và thời gian chuẩn bị có hạn, tài liệu tham khảo không nhiều nên Tiểu luận sẽ không tránh khỏi những tồn tại, thiếu sót Kính mong quý Thầy, Cô đóng góp ý kiến để ngày càng được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

PHẦN I TỔNG QUAN VỀ TIỂU LUẬN

1.1 Lý do lựa chọn đề tài:

Làm đẹp là nhu cầu muôn thuở và tất yếu của nhân loại Từ xa xưa, khi công nghệ còn chưa phát triển, con người đã biết sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên vào việc trang điểm, cải tạo nhan sắc Từ đất sét vàng, đất sét đỏ làm son, tro lá tre kẻ lông mày, cho đến đun nước lá cây nhuộm móng tay … tất cả đều vì mục tiêu đẹp hơn, phù hợp với chuẩn mực thẩm mỹ chung Cái đẹp không chỉ là hình thức trang trí, điều đó còn phần nào khẳng định địa vị và tầng lớp xã hội của mỗi người

Theo thời gian, kiến thức về hóa học, y học, công nghệ của con người tăng lên, cũng đồng nghĩa với các sản phẩm trang điểm ngày càng được sản xuất với

số lượng lớn hơn, chất lượng cao hơn, ngoại hình bắt mắt hơn Song song với

đó, các nhà cung cấp luôn tích cực cải tiến, cố gắng đưa ra các dòng mỹ phẩm

có lợi cho sức khỏe, chứa ít chất độc hại hơn nhưng không làm mất đi các đặc tính cơ bản của sản phẩm Thậm chí các đối tượng đặc biệt như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai … đều có dòng mỹ phẩm của riêng mình

Điều đó cho thấy, ngày nay việc sử dụng mỹ phẩm đã trở nên phổ biến, không hạn chế độ tuổi hay giới tính nữa Thị trường hóa mỹ phẩm đang là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh chóng và giàu tiềm năng trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, đem lại lợi nhuận khoảng 6 tỉ USD (số liệu năm 2012) và tăng trưởng đều đặn 10% mỗi năm

Tại Việt Nam, hình thức kinh doanh mặt hàng này có rất nhiều đặc điểm khác biệt so với thế giới Ngoài kênh phân phối chính thức của khoảng 430 doanh nghiệp lớn trong nước, các sản phẩm được bày bán chủ yếu ở cửa hàng, tiệm tạp hóa nhỏ trong chợ, ngay mặt đường hoặc hình thức online mới nở rộ gần đây

Trang 8

Ưu điểm của các hình thức bán hàng này là sự tiện dụng, nhanh chóng, khách hàng không phải đi xa, hàng hóa giá cả phải chăng, hợp túi tiền với người lao động thấp Chính vì vậy, tại các khu vực tập trung đông dân cư hoặc khu sinh viên như Đống Đa, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm …rất nhiều cửa hàng mỹ phẩm mọc lên như nấm và luôn tấp nập khách ra vào

Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của các cửa hàng này đó là luôn tìm mọi cách để luồn lách, tránh né luật pháp, làm ăn gian dối nhằm gia tăng lợi nhuận Điều này không chỉ ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh công bằng, lành mạnh, gây thất thu cho nhà nước mà quan trọng nhất, các sản phẩm không đảm bảo chất lượng sẽ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng

Là một chuyên viên Quản Lý Thị Trường, tôi có trách nhiệm phải bám sát tình hình thực hiện các quy định về kinh doanh nói chung và ngành hóa mỹ phẩm nói riêng trong phạm vi khu vực tôi quản lý Thời gian qua, nhận thấy các vấn đề của ngành hóa mỹ phẩm đang rất nhức nhối, nhận được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng, tôi đã lựa chọn nội dung này cho chủ đề tiểu luận kết thúc khóa học ngạch chuyên viên : “Xử lý vi phạm hành chính tại Cửa hàng hóa

mỹ phẩm Thanh Nga, địa chỉ: số 21 Đường Cầu Diễn, Phường Phúc Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.”

1.2 Mục tiêu đề tài:

Đề tài được thực hiện nhằm 3 mục tiêu chính:

- Áp dụng các kiến thức đã học trong thời gian được đào tạo ngạch chuyên viên tại trường Lê Hồng Phong;

- Nêu lên một trường hợp vi phạm điển hình và phổ biến trong lĩnh vực kinh tế nói chung và ngành hóa mỹ phẩm nói riêng;

- Đề xuất các phương án để thảo luận, trao đổi, làm căn cứ phục vụ cho hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm trong quá trình làm việc sau này;

Rất mong nhận được các đóng góp, gợi ý, nhận xét từ phía thầy cô giảng viên và các anh chị chuyên viên cùng khóa

Trang 9

1.3 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài được thực hiện bằng 5 phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp quan sát : phương pháp tri giác đối tượng một cách có hệ

thống để thu thập thông tin đối tượng Trong phạm vi nghiên cứu này và các hoạt động thực tiễn, tôi thực hiện phương pháp quan sát trực tiếp (bước Trinh Sát) Bước này có ý nghĩa hết sức quan trọng, đem lại cái nhìn ban đầu, có tác dụng định hướng nghiên cứu Nếu quan sát không chi tiết và chính xác sẽ dẫn tới những nhận định sai lầm, bỏ sót hoặc nhầm lẫn các kết quả, việc xử lý tình huống không chuẩn xác Phương pháp này được thực hiện nhiều lần, bằng nhiều cách thức khác nhau để tạo nên nền thông tin cơ bản về đối tượng

- Phương pháp điều tra : là phương pháp khảo sát các nhóm đối tượng

trên một diện rộng để phát hiện quy luật phân bố và đặc điểm của đối tượng Với tình huống này, tôi đặt cửa hàng trong bối cảnh thị trường hàng hóa mỹ phẩm khu vực Quận Bắc Từ Liêm với các đặc điểm:

+ Khu vực đông dân cư, đặc biệt là sinh viên và lao động thu nhập thấp, những người có nhu cầu làm đẹp nhưng bị hạn chế về kinh tế

+ Khu vực có nhiều cửa hàng, chợ kinh doanh các sản phẩm tương tự với giá bán tương đương, phải cạnh tranh gay gắt

+ Nguồn nhập hàng của các cửa hàng lân cận, kinh doanh cùng mặt hàng với giá bán sản phẩm tương đương

- Phương pháp phân tích tổng hợp : so sánh, phỏng vấn … Các khách

hàng đã từng mua sắm tại đây được mời cho ý kiến về chất lượng sản phẩm, so sánh với sản phẩm cùng loại tại cửa hàng khác Các phản hồi không tốt sẽ là một trong những căn cứ để tập trung điều tra về đối tượng

- Phương pháp lịch sử : Tìm kiếm, nghiên cứu và theo dõi hồ sơ của cửa

hàng được lưu lại qua văn bản Nếu cửa hàng vi phạm một lỗi nhiều lần hoặc vi phạm nhiều lỗi sẽ là một trong những căn cứ để tập trung điều tra về đối tượng

Trang 10

Ngược lại, nếu cửa hàng chưa từng bị lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính cũng không nên bỏ qua

- Phương pháp thống kê : tổng hợp về số lượng, mã hàng các sản phẩm vi

phạm để làm căn cứ đưa ra phương án xử lý

1.4 Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài được nghiên cứu theo các phạm vi sau :

- Phạm vi đối tượng chính được nghiên cứu: Cửa hàng hóa mỹ phẩm

Thanh Nga do Bà Phạm Thị Phương Trang là chủ cửa hàng, địa chỉ: số 21

Đường Cầu Diễn, Phường Phúc Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

- Phạm vi diện tích : khu vực Quận Bắc Từ Liêm, đặc biệt bán kính 3 km

quanh đối tượng chính

- Phạm vi độ tuổi đối tượng trả lời phỏng vấn : khách hàng từ 18 đến 35

tuổi của cửa hàng hoặc dân cư trong phạm vi diện tích đã định

1.5 Bố cục tiểu luận:

Tiểu luận được chia làm 3 phần:

Phần 1 : Tổng quan về tiểu luận (mục tiêu nghiên cứu, phương pháp

nghiên cứu …);

Phần 2 : Nội dung và hướng xử lý tình huống (3 phương án);

Phần 3 : Kiến nghị và kết luận

Trang 11

PHẦN II NỘI DỤNG VÀ HƯỚNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

2.1 Mô tả tình huống:

- Cửa hàng hóa mỹ phẩm Thanh Nga, địa chỉ: số 21 Đường Cầu Diễn, Phường Phúc Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội do bà Phạm Thị Phương Trang làm chủ cửa hàng, đang kinh doanh các mặt hàng mỹ phẩm như nước hoa, son, sản phẩm chăm sóc tóc …

- Ngày 15/4/2015 : Qua quá trình trinh sát, Công chức Đội Quản Lý Thị Trường số 33 phát hiện trong Cửa hàng hóa mỹ phẩm Thanh Nga đang bày bán các sản phẩm nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam Đồng thời, nhiều mặt hàng không được niêm yết giá hàng hóa

- Ngày 17/4/2015, Đội QLTT số 33 gửi Báo cáo Đề xuất kiểm tra tuần (từ ngày 20/04/2015 đến ngày 24/04/2015) lên phòng nghiệp vụ tổng hợp – Chi cục QLTT Hà Nội để thông qua phương án kiểm tra Cửa hàng hóa mỹ phẩm Thanh Nga, địa chỉ: số 21 Đường Cầu Diễn, Phường Phúc Diễn, Quận Bắc Từ Liêm,

Hà Nội

- Ngày 21/04/2015, sau khi được Lãnh đạo Chi cục QLTT Hà Nội thông qua Báo cáo Đề xuất kiểm tra tuần (từ ngày 20/04/2015 đến ngày 24/04/2015) Đội QLTT số 33 đã ra Quyết định kiểm tra số: 0246964/QĐ-KT ngày 22/04/2015 đối với Cửa hàng hóa mỹ phẩm Thanh Nga

- Ngày 22/04/2015, Tổ tác số 01 - Đội QLTT số 33 tiến hành kiểm tra "Cửa hàng hóa mỹ phẩm Thanh Nga do bà Phạm Thị Phương Trang là chủ cửa hàng, địa chỉ: số 21 Đường Cầu Diễn, Phường Phúc Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội" Tại thời điểm kiểm tra, Cửa hàng hóa mỹ phẩm Thanh Nga đang hoạt động kinh doanh bình thường

Trang 12

Bà Phạm Thị Phương Trang - Chủ cửa hàng xuất trình với Tổ kiểm tra: + Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số 01D - 3896234, cấp ngày 11/04/2013

+ Các hóa đơn, chứng từ số: 0000014; 0059407; 0000239; 0000340; 0058746; 0003711; 0058742; 0004712

Kiểm tra thực tế tại cửa hàng:

Cửa hàng hóa mỹ phẩm Thanh Nga đang kinh doanh các loại hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa do Việt Nam sản xuất Các mặt hàng do Việt Nam sản xuất gồm: Dầu gội đầu Xmen (loại gói, 5g/gói, 10 gói/ dây): 10 dây; Dầu gội

RO classic loại 180g/hộp: 03 hộp; Dầu gội RO classic loại 380g/hộp: 08 hộp; Lăn khử mùi RO classic loại 50ml: 02 lọ; Dầu gội En charming 650g/chai: 04 chai; Sữa tắm En charming 180g/chai: 07 chai; Nước xả Downy đam mê loại 900ml: 10 chai; Downy túi 400ml/túi: 03 túi; Khăn mặt Navirbo4: 15 chiếc; Khăn mặt Navirbo1: 10 chiếc; Khăn ướt Navi trà xanh: 25 túi (loại 20 tờ/túi); Khẩu trang Amon: 20 chiếc; Sữa uống Milo loại 180ml/hộp: 07 hộp; Nước giặt Ariel loại 2,7kg/chai: 02 chai; Ariel 1,5kg/túi: 02 túi; Bỉm trẻ em nhãn hiệu paper jumbo loại tã quần: 08 bịch (túi)

Toàn bộ số hàng hóa trên do Việt Nam sản xuất, có nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/08/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa

Đối chiếu hàng hóa thực tế kiểm tra với hàng hóa thể hiện trên các hóa đơn, chứng từ bà Trang đã xuất trình thấy phù hợp về chủng loại

- Kiểm tra về việc thực hiện niêm yết giá bán hàng hóa theo quy định: Hàng hóa bày bán tại cửa hàng không thực hiện niêm yết giá bán hàng hóa Tại thời điểm kiểm tra, Tổ kiểm tra còn phát hiện tại Cửa hàng hóa mỹ phẩm Thanh Nga đang bày bán một số loại mỹ phẩm do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa Trên hàng hóa có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ bằng tiếng

Trang 13

Việt Nam Cụ thể gồm: Dầu Oliu Extra virgin: 70 lọ (100ml/lọ, NSX: 13/02/2014, HSD: 13/02/2017); Sữa rửa mặt Whitening: 18 tuýp (100gr/tuýp,

NSX: 09/09/2013, HSD: 09/09/2016); Sữa dưỡng da Vitamin E: 20 hộp (80gr/hộp, NSX: 06/09/2013, HSD: 06/08/2016); Kem dưỡng da Caudalie: 20 tuýp (100gr/tuýp, NSX: 06/05/2013, HSD: 06/05/2016) Riêng sản phẩm sữa dê White Care (NSX: 06/03/2014, HSD: 06/03/2015; Số lượng: 46 lọ) đã hết hạn

sử dụng

Tổ kiểm tra đã thống nhất và đề xuất Lãnh đạo Đội Quản lý thị trường số

33 ra Quyết định tạm giữ số: 0122644/QĐ-TGTV ngày 22/4/2015; niêm phong toàn bộ toàn bộ số mỹ phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp trên, được kê chi tiết tại Biên bản tạm giữ số: 0111222/BB-TGTV và Bảng kê tang vật, phương tiện số: 0027414/BK-TVPTGT ngày 22/4/2015 của Đội Quản lý thị trường số 33, để xác minh làm rõ Đồng thời Tổ kiểm tra yêu cầu bà Trang - Chủ cửa hàng đúng 10 giờ sáng ngày 23/04/2015 đến tại trụ sở Đội QLTT số 33, để giải quyết tiếp việc kiểm tra

Ngoài ra, trong thời gian Cửa hàng bị kiểm tra, Bà Trang - chủ cửa hàng có thái độ bất hợp tác với Tổ kiểm tra, che giấu hành vi vi phạm hành chính Tại Biên bản kiểm tra số: 0127458/BB-KT ngày 22/04/2015, đã ghi nhận tất cả các chi tiết trên

- Ngày 23/04/2015, bà Phạm Thị Phương Trang đã có mặt tại trụ sở Đội QLTT số 33, Tổ kiểm tra đã tiến hành lập Biên bản xác minh hoặc làm việc số: 0156484/BB-XMLV ngày 23/04/2015 để ghi nhận lại toàn bộ kết quả của buổi làm việc

Tại buổi làm việc, bà Trang xuất trình hóa đơn GTGT số: 0002134; 0002547; 0007639 chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của số mỹ phẩm đang

bị tạm giữ theo Quyết định tạm giữ số: 0122644/QĐ-TGTV ngày 22/4/2015 của Đội QLTT số 33 (kèm theo Biên bản tạm giữ số: 0111222/BB-TGTV ngày 22/4/2015), đồng thời giải thích thời gian qua bản thân đang mang thai nên

Ngày đăng: 30/01/2016, 12:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Luật xử lý vi phạm hành chính số: 15/2012/QH13 ngày 20/06/2012 của Quốc Hội Khác
2. Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn Khác
3. Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/08/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa Khác
4. Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa Khác
5. Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế Khác
6. Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ y tế Quy định về quản lý mỹ phẩm Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w