Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH VIC giai đoạn 2006 - 2010
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta hiện nay đã và đang phát triển theo hướng kinh tế thịtrường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mộtnền kinh tế chịu sự điều chỉnh gắt gao của các quy luật kinh tế như quy luậtcạnh tranh, quy luật giá trị, quy luật cung cầu
Với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường ngày càngmạnh mẽ, có những doanh nghiệp đã tự khẳng định mình bằng sự tồn tại vàphát triển mạnh mẽ nhưng cũng có không ít những doanh nghiệp không thểđứng vững trong nền kinh tế thị trường và phá sản
Đối với doanh nghiệp thì vấn đề sống còn bao giờ cũng thị trườngtiêu thụ hàng hoá Kẻ mạnh sẻ chiếm lĩnh thị trường và phát triển, kẻ yếu sẽmất thị phần và phá sản đó là quy lụât tất yếu của cạnh tranh Với nhữngkiến thức đã học và qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thương mạiVIC, được sự giúp đỡ của giảng viên Th.S.Đặng Thị Lệ Xuân và Ban lãnhđạo Công ty TNHH Thương mại VIC, các phòng ban nghiệp vụ, tôi quyết
định chọn đề tài: “Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH VIC giai đoạn 2006 - 2010”.
Với việc nghiên cứu chuyên đề này, tôi mong rằng bản thân mình sẽtổng hợp được tất cả những kiến thức đã học trong thời gian qua và áp dụngthực tế trong sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại VIC đểgóp một phần vào công cuộc phát triển của doanh nghiệp
Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Vai trò của tiêu thụ sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp
Chương II: Thực trang tiêu thụ của Công ty thức ăn chăn nuôi TNHH TMVIC ở Việt Nam Giai Đoạn 2001 - 2005
Chương III: Một số giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thức ănchăn nuôi của Công ty TNHH TM VIC trong giai đoạn 2006-2010
Trang 2CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1 CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG
1.1 Khái niệm về thị trường
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về thị trường Chúng ta có thể gặpmột số khái niệm sau:
a Là sự biểu thị ngắn gọn quá trình mà nhờ đó các quyết định của các
hộ gia đình về việc tiêu dùng các hàng hoá khác nhau, các quyết định củacác doanh nghiệp về việc sản xuất cái gì và như thế nào, các quyết định củacông nhân về làm việc bao lâu và cho ai được điều hoà bởi sự điều chỉnh giácả
b.Thị trường là một tập hợp các dàn xếp mà thông qua đó người bán vàngười mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ
c Thị trường là một khuôn khổ vô hình trong đó người này tiếp xúc vớingười kia để trao đổi một thứ gì đó khan hiếm và trong đó họ cùng xác địnhgiá và số lượng trao đổi
Các khái niệm trên đều xoay quanh khái niệm phổ biến sau: Thị trường
là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu, giữa người mua và người bán với mục đích
là trao đổi hàng hoá và dịch vụ
Qua các khái niệm trên ta thấy trong một số trường hợp người mua vàngười bán có thể tiếp xúc trực tiếp tại các địa điểm cố định như các thịtrường hàng tiêu dùng quần áo, rau quả… Trong nhiều trường hợp kháccông việc giao dịch diễn ra qua điện thoại, vô tuyến hoặc các phương tiện từ
xa khác như trong thị trường chứng khoán ở thị trường hàng thủ công mỹ
Trang 3nghệ cũng vậy công việc giao dịch có thể diễn ra ở một số địa điểm cố định,cũng có khi giao dịch từ xa Nhưng điều chung nhất đối với các thành viêntham gia thị trường (gồm cả thị trường thủ công mỹ nghệ) là họ đều tìm cáchtối đa hoá lợi ích của mình Người bán ( người sản xuất ) muốn tối đa hoá lợinhuận, người mua( người tiêu dùng) muốn tối đa hoá sự thoả mãn ( lợi ích )
từ sản phẩm họ mua
Về mặt nguyên lý, sự tác động qua lại giữa người bán và người muaxác định giá của từng loại hàng hoá, dịch vụ cụ thể, đồng thời xác định cả sốlượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm cần sản xuất và qua đó sẽ xác địnhviệc phân bổ và sử dụng tài nguyên khan hiếm của xã hội Đây chính lànguyên tắc hoạt động của cơ chế thị trường Tuy nhiên hoạt động của thực tếcủa thị trường rất phức tạp, phụ thuộc vào số lượng, quy mô, sức mạnh thịtrường của những người bán và những người mua
1.2.Các tiêu chí khi xem xét và phân loại thị trường
Khi xem xét về hành vi của thị trường( tức là xem xét trên giác độcạnh tranh hay độc quyền) các nhà kinh tế phân loại thị trường gồm: thịtrường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranhkhông hoàn hảo( gồm cạnh tranh độc quyền và độc quyền tập đoàn)
Khi nghiên cứu về thị trường các nhà kinh tế sử dụng một số tiêu thứcsau để phân loại thị trường:
- Dựa vào số lượng người bán và người mua : Là tiêu thức rất quan
trọng để xác định cấu trúc thị trường Trong thị trường cạnh tranhhoàn hảo và cạnh tranh độc quyền có rất nhiều người bán và ngườimua Mỗi người trong số họ chỉ bán ( hoặc mua) một phần rất nhỏtrong lượng cung thị trường Trong thị trường độc quyền bán thì mộtngành chỉ có một người bán( người sản xuất ) duy nhất Trong thị
Trang 4trường độc quyền mua chỉ có một người mua duy nhất Trong thịtrường độc quyền bán tập đoàn có một vài người bán, còn trong thịtrường độc quyền mua tập đoàn chỉ có một số người mua.
- Loại sản phẩm: Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, sản phẩm đồng
nhất Trong thị trường cạnh tranh độc quyền sản phẩm khác nhau.Trong thị trường độc quyền tập đoàn, sản phẩm có thể giống nhauhoặc khác nhau một ít Trong thị trường độc quyền sản phẩm là độcnhất
- Sức mạnh thị trường của người bán và người mua: Trong thị trường
cạnh tranh hoàn hảo, người bán và người mua đều không có ảnhhưởng gì đến giá thị trường của sản phẩm, nghĩa là họ không có sứcmạnh thị trường Trong thị trường độc quyền bán ( mua) người bán(mua) có ảnh hưởng rất lớn đến giá thị trường của sản phẩm Trongthị trường độc quyền bán (mua) tập đoàn, người bán ( mua) có ảnhhưởng đến giá trị thị trường của sản phẩm ở một mức độ nào đó
- Các trở ngại gia nhập thị trường: Trong thị trường cạnh tranh hoàn
hảo các trở ngại gia nhập thị trường là rất thấp Ngược lại, trong thịtrường độc quyền bán (mua) tập đoàn có những trở ngại đáng kể đốivới việc gia nhập thị trường Chẳng hạn, trong các ngành sản xuất ô
tô, luyện kim, việc xây dựng nhà máy mới là rất tốn kém Đó chính làtrở ngại lớn đối với việc gia nhập thị trường Còn trong điều kiện độcquyền thì việc gia nhập thị trường là cực kỳ khó khăn
- Hình thức cạnh tranh phi giá: Trong cạnh tranh hoàn hảo không có sự
cạnh tranh phi giá Trong cạnh tranh độc quyền cũng như trong độcquyền tập đoàn, các nhà sản xuất sử dụng nhiểu hình thức cạnh tranhphi giá như quảng cáo, phân biệt sản phẩm Các nhà độc quyền cũngquảng cáo để thu hút thêm khách hàng
Trang 5 Công nghệ
Công nghệ là một yếu tố quan trọng góp phần năng cao năng suất,giảm chi phí lao động trong qua trình chế tạo sản phẩm Sự cải tiến côngnghệ làm cho đường cung dịch chuyển về phía phải, nghĩa là làm tăng khảnăng cung lên Với công nghệ hiện đại - tự động hoá, năng suất lao độngtăng nhiều hơn so với lao động thủ công và cung tăng nhiều lên
Giá của các yếu tố đầu vào
Nếu giá của các yếu tố đầu vào giảm sẽ dẫn đến giá thành sản xuấtgiảm và cơ hội kiếm lợi nhuận sẽ cao lên do đó các nhà sản xuất có xuhướng sản xuất nhiều lên
Chính sách thuế
Chính sách thuế của Chính phủ có ảnh hưởng quan trọng đến quyếtđịnh sản xuất của các hãng do đó ảnh hưởng đến việc cung sản phẩm Mứcthuế cao sẽ làm cho phần thu nhập còn lại cho người sản xuất ít đi và họ
Trang 6không có ý muốn cung hàng hoá Ngược lại, nếu mức thuế thấp sẽ khuyếnkhích các hãng mở rộng sản xuất của mình.
Số lượng người sản xuất
Số lượng người sản xuất càng nhiều thì cung càng lớn
Cầu là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người mua có khả năng mua
và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định
Cầu thị trường: là tổng số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà mọi ngườisẵn sàng và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong khoảng thờigian đã cho Cầu thị trường là tổng hợp của các cầu cá nhân lại với nhau
Cầu thể hiện mức mua sắm của người tiêu dùng
b các yếu tố xác định cầu: Cầu không chỉ phụ thuộc vào giá của hàng hoá mà ngoài ra còn phụ thuộc vào rất nhiểu yếu tố khác (thu nhập của người tiêu dùng, giá của các hàng hoá liên quan)
Thu nhập của người tiêu dùng
Thu nhập là một yếu tố quan trọng xác định cầu Thu nhập ảnh hưởngtrực tiếp đến khả năng mua của người tiêu dùng
Khi thu nhập tăng lên thì người tiêu dùng cần nhiều hàng hoá hơn vàngược lại Tuy nhiên phụ thuộc vào từng loại hàng hoá cụ thể mà mức độ
Trang 7thay đổi cầu sẽ khác nhau Mặc dù sự tăng lên của thu nhập dẫn đến sự tăngcầu đối với hầu hết các hàng hoá, nó không dẫn đến sự tăng cầu đối với tất
cả các loại hàng hoá Những hàng hoá có cầu tăng lên khi thu nhập tăng lênđược gọi là các hàng hoá thông thường Còn các hàng hoá mà cầu giảm đikhi thu nhập tăng lên gọi là hàng hoá thứ cấp
Giá cả của các hàng hoá liên quan
Cầu đối với hàng hoá không chỉ phụ thuộc vào hàng hoá, nó còn phụthuộc vào giá của các hàng hoá liên quan Các hàng hoá liên quan này chialàm hai loại:
- Hàng hoá thay thế
- Hàng hoá bổ sung
Hàng hoá thay thế là hàng hoá có thể sử dụng thay cho hàng hoá khác.Khi giá của một loại hàng hoá thay đổi thì cầu đối với hàng hoá kia cũngthay đổi
Hàng hoá bổ sung là hàng hoá được sử dụng đồng thời với hàng hóakhác Đối với hàng hoá bổ sung khi giá của một hàng hoá tăng lên thì cầuđối với hàng hoá bổ sung sẽ giảm đi
Dân số
Dân cư của một thị trường đông thì nhu cầu về một mặt hàng nào đócũng sẽ lớn hơn Thị trường tiêu thụ của vùng đó là lớn nếu chúng ta biếtcách khai thác, kích cầu thì sẽ làm cho cầu tăng lên
2 TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM
2.1.Tiêu thụ sản phẩm.
Theo từ điển kinh tế học hiện đại thì tiêu thụ sản phẩm là hoạt độngkinh doanh nghiệp vụ của công ty thương mại đem hàng bán cho xí nghiệp
Trang 8sản xuất, dân cư ở thành phố, nông thôn Tiêu thụ hàng hóa là đưa hàng hóa
từ lĩnh vực lưu thông vào lĩnh vực tiêu thụ, là điểm cuối của quá trình tổchức lưu thông hàng hóa của ngành thương nghiệp Thông qua tiêu thụ hànghóa sản phẩm của công nông nghiệp trở thành hàng hóa vật tư tiêu dùng chosản xuất và tiêu thụ trong sinh hoạt Đồng thời thực hiện được giá trị hànghóa trong ngành sản xuất: từ đó tái sản xuất xã hội được tiến hành thuận lợi,tạo điều kiện tất yếu để mở rộng tái sản xuất Việc tiêu thụ hàng hóa phânchia theo đối tượng có tiêu thụ hàng hóa bán buôn và tiêu thụ hàng hóa bán
lẻ Tiêu thụ hàng hóa là khâu trung tâm của lưu thông hàng hóa Nó có tácdụng quan trọng đối với việc thỏa mãn nhu cầu xã hội, thực hiện thu nhập tàichính quốc gia, xí nghiệp và cá nhân
Như vậy có thể nói tiêu thụ hàng hóa là một khâu trong quá trình táisản xuất xã hội, trong đó mỗi khâu có vị trí chức năng riêng đồng thời cóảnh hưởng qua lại đối với các khâu khác Trong nền kinh tế thị trường, mốiliên hệ giữa sản xuất phân phối và tiêu dùng được thực hiện thông qua lưuthông hàng hóa Lưu thông hàng hóa là khâu trung gian giữa một bên sảnxuất và phân phối với một bên là tiêu dùng Trong mối liên hệ đó sản xuất làgốc là điểm xuất phát có vị trí quyết định đối với phân phối trao đổi và tiêudùng Lưu thông có ảnh hưởng trở lại sản xuất, tạo điều kiện cho sản xuất,đảm bảo cho sản xuất hoạt động bình thường liên tục, gắn các cơ sở sảnxuất, các ngành kinh tế trong một cơ cấu thống nhất, do đó nếu lưu thônghàng hóa bị ách tắc thì sớm hay muộn sản xuất sẽ bị gián đoạn hay ngừngtrệ
Các khâu lưu thông hàng hóa (còn gọi là vòng quay lưu thông hànghóa), hàng hoá được lưu chuyển từ khu vực sản xuất sang khu vực tiêu dùng.Trong điều kiện xã hội hóa sản xuất và lưu thông hàng hóa ngày một pháttriển, hàng hóa từ sản xuất tới tiêu dùng thường phải qua 4 khâu chủ yếu như
Trang 9sau: khâu thu mua, khâu vận tải, khâu tồn giữ, khâu tiêu thụ Sau khi qua 3khâu trên thì đến khâu cuối cùng là tiêu thụ ở khâu tiêu thụ, hàng hóa đượcchuyển từ lĩnh vực lưu thông vào lĩnh vực tiêu dùng, sản phẩm hàng hóa đóthỏa mãn nhu cầu sản xuất và cũng là điều kiện tất yếu của sản xuất.
Tiêu thụ sản phẩm với mục tiêu chủ yếu là bán hết các sản phẩm vớidoanh thu tối đa và chi phí kinh doanh cho hoạt đông tiêu thụ tối thiểu Vớimục tiêu đó tiêu thụ sản phẩm không phải là hoạt động thụ động, chờ hoạtđộng sản xuất tạo ra sản phẩm rồi mới tìm cách tiêu thụ chúng mà tiêu thụphải có nhiệm vụ chủ động từ việc nghiên cứu thị trường, xác định đúng đắnnhu cầu thị trường và cầu của bản thân doanh nghiệp đang hoặc sẽ có khảnăng sản xuất ra để quyết định đầu tư tối ưu; chủ động tiến hành hoạt độngquảng cáo cần thiết nhằm giới thiệu thu hút khách hàng; tổ chức công tácbán hàng cũng như các hoạt động yểm trợ nhằm bán được nhiều hàng hóavới chi phí kinh doanh cho hoạt động bán hàng thấp nhất cũng như đáp ứngtốt nhất các dịch vụ sau bán hàng
Trong quá trình lưu thông hàng hóa tiêu thụ hàng hóa được coi làkhâu trung tâm Công thức của lưu thông hàng hóa là H-T-H ở đây thể hiệnhai giai đoạn bán và mua Quá trình lưu thông hàng hóa chấm dứt khi cácgiá trị sử dụng đổi chỗ và đổi chủ, còn tiền thì đọng lại trong lưu thông vàchúng từ tay người này qua tay người khác Trong nền kinh tế thị trường lưuthông hàng hóa là sự trao đổi hàng hóa thông qua quan hệ tiền tệ trong nội
bộ các thành phần kinh tế, giữa các thành phần kinh tế, giữa các vùng, giữacác địa phương, giữa trong nước và nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu tiêudùng cho sản xuất và tiêu dùng cho cá nhân và toàn xã hội Như vậy lưuthông hàng hóa có chức năng cung cấp hàng hóa là một khâu trung gian nốisản xuất với sản xuất, nối sản xuất với tiêu dùng Thông qua lưu thông, tiêu
Trang 10thụ hàng hóa làm cho hàng hóa thực hiện được giá trị của nó, góp phần khôiphục và đẩy mạnh quá trình tái sản xuất xã hội.
Tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có thể thực hiện bằng nhiều cáchkhác nhau Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùngcuối cùng, người ta chia ra làm hai cách tiêu thụ trực tiếp và tiêu thụ giántiếp
- Tiêu thụ trực tiếp: Là hình thức người sản xuất bán thẳng sản phẩmcủa mình cho người tiêu dùng cuối cùng không qua các trung gian
- Tiêu thụ gián tiếp: Là hình thức người sản xuất bán sản phẩm củamình cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các trung gian, bao gồm:người bán buôn, người bán lẻ, đại lý
Mặc dù việc tiêu thụ sản phẩm được phân chia thành hai cách, songtrong thực tế hầu như không có doanh nghiệp nào lại sử dụng một cách duynhất Thông thường các doanh nghiệp đều sử dụng kết hợp cả hai cách tùyvào đặc điểm từng loại sản phẩm, hàng hóa và điều kiện cụ thể của doanhnghiệp mà doanh nghiệp lựa chọn cách tiêu thụ chủ yếu
Tóm lại trong nền kinh tế thị trường, một kế hoạch tiêu thụ sản phẩmđúng đắn luôn là cơ sở để xây dựng một kế hoạch sản xuất thích hợp, nhịp
độ cũng như diễn biến của hoạt động sản xuất phụ thuộc vào nhịp độ và diễnbiến của hoạt đông tiêu thụ trên thị trường Vậy tiêu thụ sản phẩm là hoạtđộng cực kỳ quan trọng, quyết định hoạt động sản xuất
2.2 Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
Phát triển thị trường có thể thực hiện về khía cạnh mặt hàng, theochiều rộng và theo chiều sâu Khi định hướng phát triển thị trường hàng hoá
có thể phát triển theo chiều rộng hay chiều sâu hoặc cùng một lúc phát triểntheo cả hai hướng này
Trang 11Phát triển về mặt hàng có thể thực hiện về lượng và về chất thể hiện:Thứ nhất, việc đưa ra ngày càng nhiều sản phẩm và dựa trên nhu cầu đadạng mong muốn thỏa mãn và khả năng thanh toán của con người trong một
xã hội phát triển Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã chophép doanh nghiệp ứng dụng vào sản xuất để tạo sản phẩm đa dạng đáp ứngnhu cầu con người Đây là việc phát triển mặt hàng thông qua tăng cườngchủng loại hàng trên thị trường để phục vụ nhiều loại nhu cầu của kháchàng Bất kỳ một doanh nghiệp nào hay một đất nước nào phát hiện, khơigợi, nắm bắt nhu cầu thoả mãn nhu cầu đó với chất lượng cao thì sẽ chiếnthắng trên thị trường Thứ hai, việc phát triển mặt hàng hiện thời, đó là quátrình không ngừng hoàn thiện cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tăngsức cạnh tranh của các mặt hàng đang được cung cấp trên thị trường Hìnhthức phát triển này là hình thức phát triển về chất của hàng hoá nhằm đápứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của con người
- Phát triển theo chiều rộng là việc thực hiện phát triển về số lượngkhách hàng có cùng nhu cầu để bán nhiều hơn các loại sản phẩm dịch vụ nào
đó Đồng thời việc phát triển theo chiều rộng còn bao gồm cả phát triển vềmặt không gian và phạm vi địa lý Đó là việc đòi hỏi không ngừng nghiêncứu xu thế biến động của thế giới, các thị trường nước ngoài và trong nước
để tiến hành thâm nhập vào các thị trường đó
-Phát triển theo chiều sâu về thực chất là phát triển thị trường về chấtbao gồm việc như nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đưa ra thị trườngnhững sản phẩm dịch vụ có hàm lượng chất xám cao Phát triển thị trườngtheo chiều sâu có thể thực hiện theo cách cắt lớp, phân đoạn thị trường đểthoả mãn nhu cầu muôn hình muôn vẻ của khách hàng
Trang 12Theo nội dung này, phát triển thị trường hàng hóa đó là việc tăngcường được số lượng thị trường, tăng cường tiêu thụ về chất lượng cũng như
số lượng, thay đổi tích cực cơ cấu mặt hàng tiêu thụ
3 VAI TRÒ CỦA thị trường tiêu THỤ SẢN PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.
3.1 Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiêu thụ sảnphẩm có vị trí cực kỳ quan trọng Tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định sựthành bại của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh Mục đíchcủa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là nhằm thu lợi nhuận thông quabán hàng, vì vậy hoạt động tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng nhất, nó chiphối các nghiệp vụ khác
Tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm cũng như hoàn thiện công tác tiêuthụ sản phẩm sẽ là biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh Tổchức tốt hoạt động tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng vòngquay của vốn, rút ngắn chu kỳ sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng vốn cũng nhưgóp phần tạo lợi nhuận cao
Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các sản phẩm doanh nghiệp sảnxuất ra để bán, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng Tiêu thụ sản phẩm đem lại doanhthu giúp doanh nghiệp bù đắp được chi phí bỏ ra, có lợi nhuận đáp ứng nhucầu mở rộng sản xuất và phát triển doanh nghiệp Một doanh nghiệp nếukhông tiêu thụ được sản phẩm của mình sản xuất thì toàn bộ quá trình sảnxuất kinh doanh sẽ bị đình đốn, nguồn lực không được tái tạo Do đó tiêu thụsản phẩm là khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất
Tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì phát triển
mở rộng thị trường Doanh nghiệp hiện nay không chỉ thu hẹp công việckinh doanh của mình trong phạm vi thị trường cố định mà luôn cố gắng mở
Trang 13rộng thị trường mới Chỉ có như vậy doanh nghiệp mới có thể tổn tại và pháttriển được Việc tìm kiếm, phát triển thị trường mới, đưa sản phẩm củadoanh nghiệp tới đáp ứng nhu cầu thị trường là một hoạt động của công táctiêu thụ sản phẩm.
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn có một vị thế cao trên thị trường,
có rất nhiều cách xác định vị thế doanh nghiệp trên thị trường Thị phần haydoanh số hàng hóa bán ra so với thị trường là một chỉ tiêu cơ bản để đánhgiá vị thế doanh nghiệp Một doanh nghiệp có vị thế cao khi chiếm được thịphần lớn và ngược lại Để có được thị phần cao thì công tác tiêu thụ sảnphẩm là vô cùng quan trọng, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng Ngoài ra,tiêu thụ sản phẩm còn mang lại thông tin rộng rãi về thị trường giúp doanhnghiệp đưa ra quyết định đúng đắn trong đầu tư vào sản xuất kinh doanh,đảm bảo an toàn
3.2 Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Trong quy luật phát triển chung kẻ đứng lại hoặc đi chậm hơn kẻ khác
sẽ trở thành người thụt lùi đối với xã hội và theo quy luật tât yếu sẽ bị đàothải Chính vì vậy mà muốn tồn tại được thì không những phải phát triển màcòn phải là phát triển nhanh
Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt thì một doanhnghiệp muốn tồn tại được thì tất yếu phải liên tục đổi mới, không ngừngnâng cao vị thế của mình ở trong thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ Chỉkhi làm được như vậy thì doanh nghiệp mới không ngừng lớn mạnh mới đủkhả năng đứng vững trước sự phát triển của thời đại:
- Sự phát triển thị trường tiêu thụ giúp doanh nghiệp khẳng định tên
tuổi vị thế của mình trong cạnh tranh và nó còn tạo tiền đề về nguồnlực cho quá trình đổi mới Thị trường tiêu thụ cũng đồng nghĩa với
Trang 14doanh thu và đi cùng với lợi nhuận - từ đó mà doanh nghiệp có nguồnlực đầu tư cho tái sản xuất, đầu tư mở rộng – nâng cao cả số và chấtsản phẩm của doanh nghiệp mình - khi chất lượng và số lượng đềuđươc nâng lên thì tất yếu khách hàng sẽ gia tăng và thị trường tiêu thụ
sẽ mở rộng
- Một yếu không thể thiếu của bất kỳ quy luật phát triển nào đó là yếu
tố con người Con người là động lưc tất yếu để tạo lên phát triển.Muốn phát triển trước tiên phải phát triển con người Vì vậy mà khidoanh nghiệp muốn phát triển được thì phát triển con người phải thựchiện đầu tiên.Và câu hỏi được đặt ra là nguồn lực lấy ở đâu – câu trảlời duy nhất của doanh nghiệp đó là từ lợi nhuận, điều đó cũng cónghĩa là doanh nghiệp muốn phát triển được thì việc cần làm đầu tiênlà: ”làm thế nào để mở rộng thị trường”
4.CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT CƠ BẢN SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG.
4.1.Mô hình năm áp lực cạnh tranh của M.Porter.
Michael E Porter của trường quản trị kinh doanh Harvard đã đưa ranhững vấn đề cốt lõi nhất để giúp cho các nhà quản lý sử dụng phân tích môitrường nghành Porter đưa ra mô hình năm lực tác động vào nghành:
* Mức độ cạnh tranh giữa các Công ty đang hoạt động trong nghành
* Khả năng cạnh tranh của các đối thu tiềm ẩn
* Mức độ cạnh tranh của các sản phẩm thay thế
* Sức ép về giá của người mua
* Sức ép về giá của người cung ứng
Lập luận của Porter là mỗi tác động ngày càng lớn mạnh của nhữnglực đó có thể coi là một sự đe doạ khi mà nó làm giảm lợi nhuận Một tácđộng cạnh tranh yếu tố có thể được coi là cơ hội khi nó cho phép Công ty
Trang 15kiểm được lợi nhuận nhiều hơn Ví dụ, số Công ty đang hoạt động trongnghành tăng lên sẽ hạn chế khả năng của chúng trong việc nâng giá để kiếmnhiều lợi nhuận hơn Cường độ của năm lực tác động này thường thay đổitheo thời gian, đòi hỏi các nhà quản lý chiến lược phải nhận biết được những
cơ hội và các đe doạ chúng xuất hiện và phải đưa ra những đối sách chíênlược phù hợp
4.1.1 Sự cạnh tranh của các đôí thủ tiềm ẩn:
Đối thủ tiềm ẩn là các Công ty hiện không ở trong nghành nhưng cókhả năng nhày vào hoạt động kinh doanh trong nghành đó Ví dụ, vào nhữngnăm 80 Công ty điện tín Hoa Kỳ được xem là đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn củamáy vi tính, bởi vì nó có công nghệ, đội ngũ nhân viên bán hàng để sản xuất
và bán sản phẩm máy vi tính Năm 1985, Công ty điện tín Hoa Kỳ (AT&T)thực sự đã nhảy vào kinh doanh máy vi tính
Đối thủ mới tham gia trong nghành có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuậncủa Công ty do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới với mongmuốn dành được 1 phần thị trường Do đó những Công ty đang hoạt độngtìm mọi cách để hạn chế các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn nhảy vào lĩnh vựckinh doanh của họ Bởi vì hiển nhiên là nhiều Công ty nhảy vào kinh doanhtrong một ngành, nó sẽ trở nên khó khăn hơn đối với các Công ty đang hoạtđộng trong ngành đó Vì vậy phải bảo vệ vị trí cạnh tranh của mình Công tythường quan tâm đến việc duy trì hàng rào hợp pháp ngăn cản sự xâm nhập
từ bên ngoài Ví dụ, các Công ty Xeros và General Electric từng nhận thấyrằng lợi thế của sản xuất, nghiên cứu, marketing và dịch vụ trên quy mô lớn
là hàng rào ngăn cản sự xâm nhập vào ngành công nghiệp sản xuất máy tính.Một nghiên cứu có tính kinh điển về những trở ngại cho việc nhảy vàomột ngành kinh doanh cho được nhà kinh tế học Joe Bain đưa ra Ông ta xácđịnh 3 yếu tố trở ngại chủ yếu đối với việc nhảy vào một ngành kinh doanh:
Trang 16- Sự ưa chuộng sản phẩm: Đó là sự ưa thích của người mua đối sảnphẩm của Công ty hiện đang hoạt động, những Công ty này có thể thiết lậplên sự ưa chuộng của khách hàng đối với sản phẩm mình bằng cách: Quảngcáo thường xuyên tên Công ty và nhãn hiệu Đối với sản phẩm thông quacác chương nghiên cứu và phát triển, nhấn mạnh ưu thế về chất lượng hànghoá cao và dịch vụ sau bán hàng.
Như vậy sự ưa chuộng sản phẩm làm giảm bớt sự đe doạ thâm nhậpvào ngành của các đối thủ tiềm ẩn, làm cho họ thấy rằng việc phá vỡ sự ưathích của người tiêu dùng đối với sản phẩm của các Công ty trong ngành làkhó khăn và tốn kém
- Các ưu thế về chi phí thấp: Đây chính là khó khăn đối với các đối thủtiềm ẩn khi mới nhảy vào ngành Những lợi thế về chi phí thường bắt nguồntừ: Phương pháp sản xuất tốt do kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệmlâu dài, sự quản lý có hiệu quả đầu vào của sản xuất như lao động, nguyênvật liệu, máy móc thiết bị có nguồn vốn kinh doanh ổn định với lãi suất thấp
do hoạt động của Công ty chứa đựng ít rủi ro hơn các Công ty khác
- Tính hiệu quả của sản xuất lớn: Đây là ưu thế về chi phí của các Công
ty có quy mô lớn Ưu thế của sản xuất lớn bao gồm: Giảm chi phí thông quasản xuất hàng loạt đã đầu ra đã được tiêu chuẩn hoá, giảm giá cho việc muacác nguyên liệu đầu vào và các bộ phận máy móc thiết bị với khối lượnglớn, sự phân bổ đều những chi phí cố định cho một khối lượng sản xuất lớnhơn và cả tính hiệu quả của sản xuất lớn trong quảng cáo
Nếu Công ty có được những lợi thế này sẽ buộc các Công ty mới thâmnhập vào đương đầu với những khó khăn về quy mô sản xuất nhỏ và phảiđương đầu với những bất lợi về chi phí lớn
4.1.2 Sự cạnh tranh của sản phẩm thay thế
Trang 17Sản phẩm thay thế là những sản phẩm của các Công ty trong nhữngngành khác nhưng thoả mãn những nhu cầu của người tiêu dùng giống nhưcác Công ty trong ngành Những Công ty này thường cạnh tranh gián tiếpvới nhau Ví dụ, các Công ty trong ngành Càfê cạnh tranh một cách gián tiếpvới các Công ty trong ngành chè và những ngành nước giải khát không cồn.Nếu giá của cà phê tăng quá lớn so với giá chè thì người uống cà phê sẽchuyển sang uống chè Hiện tượng này đã từng sảy ra khi thời tiết lạnh bấtthường đã phá hoại phần lớn vụ thu hoạch cà phê ở Braxin trong năm 1975– 1976 Giá cà phê đã tăng đến mức kỷ lục, phản ánh sự thiếu cà phê nghiêmtrọng và phần lớn người tiêu dùng đã chuyển sang tiêu dùng chè hàng ngày.Như vậy, sự tồn tại những sản phẩm thay thế hình thành một sức épcạnh tranh rất lớn, nó giới hạn một mức giá Công ty có thể định ra và do đógiới hạn mức lợi nhuận của Công ty Ngược lại nếu sản phẩm của một Công
ty có rất ít các sản phẩm thay thế, Công ty có cơ hội để tăng giá và kíêmđược lợi nhuận tăng thêm
4.1.3 Sức ép về giá về giá của người mua
Người mua được xem như là sự đe doạ mang tính cạnh tranh khi họ đẩygiá cả xuống hoặc khi họ yêu cầu chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơnlàm cho chi phí hoạt động của Công ty tăng lên ngược lại nếu người mua cónhững yếu thế sẽ tạo cho Công ty cơ hội để tăng giá và kiếm nhiều lợi nhuậnhơn người mua có thể gây áp lực đối với Công ty đến mức nào phụ thuộcvào thế mạnh của họ trong mối quan hệ với Công ty Theo Porter, những yếu
tố tạo áp lực cho người mua là:
Khi ngành cung cấp gồm nhiều Công ty nhỏ còn người mua chỉ là số ítCông ty nhưng có quy mô lớn
Khi người mua mua với số lượng lớn, họ có thể sử dụng sức mua củamình như một đòn bẩy để yêu cầu được giảm giá
Trang 18Khi người mua có thể lựa chọn đơn đặt hàng giữa các Công ty cungứng cùng loại sản phẩm.
Ví dụ: Về một ngành người mua rất ít ưu thế là ngành cung cấp các linhphụ kiện ôtô
Các cơ sở cung cấp linh phụ kiện ôtôt rất nhiều và quy mô lại nhỏ.Khách hàng của họ là các nhà sản xuất ô tô, quy mô rất lớn, số lượng lại ít
Ví dụ hãng Chrysler quan hệ thường xuyên với 2000 các cơ sở cung cấp cáclinh phụ kiện khác nhau và thường hợp đồng với nhiều Công ty khác nhau
để cung cấp một chi tiết Họ có thể sử dụng sự đe doạ về các hợp đồng làm
ăn như là vũ khí để thoả thuận mua bán
4.1.4 Sức ép về giá của người cung cấp
Người cung cấp được coi là sự đe doạ với Công ty khi họ có thể đẩymức giá hàng cung cấp cho Công ty lên, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công
ty Các Công ty thường phải quan hệ với các tổ chức cung cấp các nguồnhàng khác nhau như vật tư thiết bị, nguồn lao động và tài chính Yếu tố làmtăng thế mạnh của các tổ chức cung ứng cũng tương tự như các yếu tố làmtăng thế mạnh của người mua sản phẩm
- Số lượng tổ chức cung cấp ít, người mua khó lựa chọn cơ sở cung cấp
- Sản phẩm Công ty cần mua có rất ít loại sản phẩm có thể thay thếđược
Ví dụ, Công ty Xerox với tư cách là người phát minh ra máy phô tôcoppy, đã có sự độc quyền 25 năm trong việc sản xuất máy này Người muaphụ thuộc vào Xerox bởi vì họ là người cung cấp duy nhất Lợi thế nàymang lại cho Xerox cơ hội nâng giá cao hơn mức giá sẽ được định ra trongnhững điều kiện cạnh tranh, như mức giá phổ biến trong ngành hiện nay.Một ví dụ khác, trong ngành hàng không, một thời gian dài các nghiệpđoàn của phi công và thợ máy là cơ sở cung cấp lao động cho ngành đã tạo
Trang 19được những sức ép lớn Do các hợp đồng thoả thuận về lao động và về cácđiều kiện ngăn chặn được đình công mà lao động không nằm trong cácnghiệp đoàn không được coi là lao động thay thế khả thi Các nghiệp đoàn
đã sử dụng lợi thế này để đưa ra các yếu tố sách về nâng mức lương cả phicông và thợ máy lên cao hơn mức có thể đạt được trong điều kiện cạnhtranh Tình trạng này đã được duy trì cho đến đầu những năm 80, khi hậuquả của chi phí hoạt động quá cao đã đẩy nhiều công ty đến chỗ phá sản.Các Công ty khác đã lợi dụng nguy cơ của sự phá sản để phá bỏ hợp đồnglao động và giảm mức tiền công của thợ máy và phi công
4.1.5 Sự cạnh tranh giữa các Công ty đang hoạt động trong ngành
Sự cạnh tranh giữa các Công ty trong ngành là yếu tố quan trọng tạo ra
cơ hội hoặc mối đe doạ cho các Công ty Nếu sự cạnh tranh này là yếu cácCông ty có cơ hội để nâng giá nhằm thu được lợi nhuận cao hơn Nếu sựcạnh tranh này là gay gắt sẽ dẫn tới sự cạnh tranh quyết liệt về giá cả, cónguy cơ làm giảm lợi nhuận của các Công ty Sự cạnh tranh giữa các Công
ty trong ngành thường chịu sự tác động tổng hợp của 3 yếu tố: Cơ cấungành, mức độ của cầu và những trở ngại ra khỏi ngành
- Cơ cấu cạnh tranh ngành: Đó là sự phân bố về số lượng và quy môcủa các Công ty trong ngành Có thể phân biệt 2 loại cơ cấu chính Thứ nhất,ngành phân tán, bao gồm số lượng lớn các Công ty có quy mô vừa và nhỏ,không có Công ty nào chi phối toàn ngành, như ngành sản xuất lương thựctrong nông nghiệp, ngành kinh doanh khách sạn, du lịch Thứ 2, ngành hợpnhất, bao gồm số lượng ít, các Công ty có quy mô lớn hoặc trường hợp đặcbiệt, chỉ có một công ty độc quyền, như ngành sản xuất ô tô, sản xuất điện.Cũng cần chú ý rằng mức độ phân tán hoặc hợp nhất của các ngành khônggiống nhau
Trang 20Đặc trưng của những ngành phân tán là: Các công ty nhỏ bé, không cósức mạnh chi phối thị trường và thường phải chấp nhận mức giá của thịtrường Khi đó mức lợi nhuận của Công ty phụ thuộc vào khả năng giảm chiphí hoạt động, nhưng về mặt này các công ty có nhiều mặt hạn chế, do quy
mô nhỏ, sản phẩm của công ty thường phải chịu tỷ lệ lớn hơn chi phí vềmarketing hoặc chi phí nghiên cứu và phát triển để tạo sự khác biệt hoá vềsản phẩm
Đặc trưng của những ngành hợp nhất là các Công ty hoạt động phụthuộc vào nhau Điều này có nghĩa là các hoạt động cạnh tranh của mộtCông ty sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức lợi nhuận của công ty khác trongngành Ví dụ, một hãng ô tô chào hàng với phương thức bán ưu đãi về tàichính lập tức gây tác động tiêu cực đến doanh số bán và lợi nhuận của cácCông ty khác, buộc những công ty này phải có ưu đãi tương tự nhằm bảo vệthị trường của họ Như vậy, trong ngành hợp nhất, hoạt động mang tính cạnhtranh của một công ty tác động trực tiếp đến thị trường của đối thủ cạnhtranh và buộc chúng phải đối phó lại Hiệu quả là sự xoáy chôn ốc tăng lên
về mức độ của cạnh tranh, làm giảm dần mức lợ nhuận của ngành Do đóphải điều rõ ràng là trong ngành hợp nhất, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa cáccông ty và khả năng sảy ra chiến tranh về giá cả tạo ra sự đe doạ chủ yếu.Các Công ty cố gắng làm giảm hậu quả của sự đe doạ này bằng cách theosau các mức giá được định bởi các Công ty đầu đàn trong ngành Việc nàygọi là hình thức thoả thuận ngầm, bởi vì thoả thuận một cách rõ ràng là tráipháp luật Do đó, đứng trước nguy cơ đe dọa của cuộc chíên tranh giá cả,các Công ty trong ngành hợp nhất có xu hướng cạnh tranh về chất lượnghoặc mẫu mã của sản phẩm và việc né tránh các cuộc chiến tranh giá cả chín
là xu hướng đặc trưng của ngành hợp nhất
Trang 21- Mức độ yêu cầu: Tình trạng về cầu trong ngành cũng là một yếu tố tác
động mạnh đến sự cạnh tranh Tăng nhu cầu tạo ra cơ hội cho việc mở rộngsản xuất, làm dịu bớt sự cạnh tranh Cầu tăng lên khi trên thị trường có thêmngười tiêu dùng mới, hoặc tăng sức mua của những người tiêu dùng hiện tại.Các công ty có thể tăng doanh thu mà khong làm ảnh hưởng đến thị trườngcủa các công ty khác Như vậy, việc tăng cầu đưa đến cơ hội mở rộng hoạtđộng cho các công ty
Ngược lại, cầu giảm khi có người tiêu dùng rời bỏ thị trường củangành, hoặc sức mua của những người tiêu dùng hiện tại giảm Khi đó sựcạnh tranh giữa các công ty trở nên mạnh mẽ hơn, một công ty chỉ có thể đạttới sự tăng trưởng bằng cách lấy đi thị phần của những công ty khác Sự biếnđộng của mức cầu phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của ngành, mối quan hệnày chúng ta sẽ có dịp nghiên cứu ở phần sau:
Những trở ngại ra khỏi ngành: Những trở ngại ra khỏi ngành đe doạ
khi cầu đang có xu hướng giảm Nếu như những trở ngại này rất khó vượtqua thì các công ty có thể bị buộc chặt vào nhau, mặc dù hoạt động kinhdoanh không có hứa hẹn gì tốt đẹp cả, và nó sẽ làm cho sự cạnh tranh trở
nên gay gắt Các trở ngại chính ra khỏi ngành thường là: Thứ nhất, các máy
móc thiết bị khó có thể sử dụng vào ngành khác, do vậy công ty không thểbán được, nếu công ty muốn ra khỏi ngành buộc phải bỏ đi toàn bộ tài sản
này Thứ hai, những chi phí cố định rất lớn khi ra khỏi ngành, như trả lương
cho công nhân khi chưa hết hợp đồng Thứ 3, đó là sự gắn bó về tình cảmđối với ngành, như những công ty thuộc gia đình, dòng họ
Ví dụ: Việc giảm nhu cầu về thép trên toàn thế giới vào cuối nhữngnăm 70 đã làm cho công ty luyện thép bị thiệt hại nặng nề Nhưng các công
ty không thể ra khỏi ngành được vì chi phí này rất cao, làm cho sự cạnhtranh giữa các công ty trở lên quyết liệt
Trang 22Phân loại mức
độ tác động (từ 0 đến 3)
Xác định tính chất tác động tích cực(+) tiêu cực(-)
Nhân trị số (cột 2) với (cột 3) và đặt dấu (-) vào kết quả
*Mức độ quan trọng của yếu tố đối với ngành: cao = 3l , trung bình = 2,thấp = 1
*Mức độ tác động đối với công ty: nhiều = 3, trung bình = 2, ít = 1,không tác động = 0
*Tính chất tác động tốt = (+), xấu = (-)
4.2 Mô hình phân loại thứ tự ưu tiên.
Lãnh đạo công ty cần phải xác định rõ cơ hội nào cần theo đuổi và cácbiện pháp nào cần thực hiện nhằm tránh các nguy cơ chính Do nguồn lực
có hạn công ty không thể khai thác hết mọi cơ hội và cũng không thể cùngmột thời gian khắc phục hết mọi nguy cơ tiềm ẩn Có thể sử dụng phươngpháp mô hình để phân loại thứ tự ưu tiên khác nhau để khai thác cơ hội hoặckhắc phục nguy cơ
Sử dụng ma trận cơ hội để phân loại cơ hội theo thứ tự ưu tiên trên cơ
sở xác định mức độ tác động của một cơ hội đối với công ty và xác suất màcông ty có thể tranh thủ được cơ hội đó Nếu xác suất mà công ty có thểtranh thủ cơ hội tính toán được và tác động tài chính của cơ hội đó có thể dựbáo được thì có thể lập được ma trận cơ hội như sau:
Trang 23Nguy cơ ở mức khẩn cấp thường do lãnh đạo tối cao xử lý Các công
ty ít khi có đủ thời gian để thu thập nhiều thông tin bổ sung về nguy cơ khẩncấp, vì thông thường phải có biện pháp tức thì, để tránh các nguy cơ đó ngaysau khi nhận ra chúng Đối với nguy cơ ở mức cao công ty còn có thời gian
để thu thập các thông tin bổ sung Đối với các nguy cơ ở mức thấp hơnthường chỉ cần theo dõi, tích luỹ thông tin để sử dụng khi cần thiết
Cũng cần chú ý là nguy cơ của một công ty có thể là vấn đề khôngđáng quan tâm đối với các công ty khác Ví dụ, khi chính phủ đưa ra quyđịnh mới về mức độ cho phép số lượng chất ô nhiễm của nhà máy Đối vớinhững công ty có phương tiện sản xuất tương đối cũ, lạc hậu thì các quy
Trung bình
Ưu tiên cao
Thấp
Mức cao Mức khẩn cấp
Mức nhẹ Mức trung bình
Trang 24định trên là nguy hiểm, nếu như phí tổn cần thiết để thoả mãn các quy định
đó đe doạ khả năng tồn tại của công ty Còn đối với những công ty cóphương tiện mới, hiện đại, thoả mãn các quy định của chính phủ thì các quyđịnh này không phải là vấn đề đáng quan tâm
Ma trận SWOT (mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ)
Để phân tích một cách tổng hợp các mặt mạnh, mặt yếu với các cơ hội
và nguy cơ có thể sử dụng ma trận SWOT
S/O
Phối hợp S/T
W/O
Phối hợp W/T
S(Strengths): Các mặt mạnh
O (ổpptunitíe): Các cơ hội
T (Theats): Các nguy cơ
W (Weaknesses): Các mặt yếu
Để xây dựng ma trận SWOT , trước tiên cần kể ra các mặt mạnh, mặtyếu, cơ hội và nguy cơ được xác lập bằng ma trận phân loại theo thứ tự ưutiên Tiếp đó tiến hành so sánh một cách có hệ thống từng cấp tương ứnggiữa các yếu tố để tạo ra cấp phối hợp Có bốn nhóm phối hợp cơ bản, tươngứng với các nhóm này là các phương án chiến lược cần được xem xét
Phối hợp S/O thu được từ sự kết hợp giữa các mặt mạnh chủ yếu vớicác cơ hội của công ty, cần chú ý đến việc sử dụng các mặt mạnh để đối phócác nguy cơ
Trang 25Phối hợp W/O là sự kết hợp giữa các mặt yếu của công ty với các cơhội Sự kết hợp này mở ra cho công ty khả năng vượt qua mặt yếu bằngtranh thủ các cơ hội.
Phối hợp W/T là sự kết hợp giữa các mặt yếu và nguy cơ của công ty
Sự kết hợp này đặt ra yêu cầu công ty cần phảI tìm các biện pháp để giảmbớt mặt yếu và tránh được nguy cơ bằng cách đề ra các chiến lược phòngthủ
Điều cần chú ý là các cách phối hợp trên không nên cứng nhắc, có thểđưa ra những chiến lược phối hợp một cách tổng hợp cả các mặt mạnh, mặtyếu, cơ hội và nguy cơ, làm cho công ty vừa có thể phát huy được mặtmạnh, tận dụng được cơ hội lại vừa có thể khắc phục được mặt yếu và hạnchế được nguy cơ
5.SẢN XUẤT THỨC ĂN GIA SÚC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG NỀN KINH
TẾ VIỆT NAM
Đất nước ta, nông nghiệp đóng góp một phần hết sức to lớn vào đờisống kinh tế xã hội Trong những năm gần đây với chính sách của Đảng vàNhà nước về đổi mới cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp – nâng cao tỷ trọngcủa ngành chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiêp Việt Nam, thì sản xuất thức
ăn chăn nuôi đã trở thành một khâu quan trọng không thể thiếu trong quátrình chuyển đổi
Trước đây trong nền nông nghiệp lạc hậu, thức ăn chủ yếu cho vật nuôi
là các phế phẩm thừa trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp Vì thế màhiệu quả cuả sản xuất chăn nuôi là rất thấp Ngày nay bằng những nghiêncứu khoa học ,chúng ta đã biết để có hiệu quả cao trong sản xuất chăn nuôithì cần phải cung cấp cho vật nuôi những chất dinh dưỡng cần thiết cho từnggiai đoạn phát triển của chúng, và để đáp ứng được những nhu cầu cần thiết
đó cho vật nuôi thì thức ăn từ sản phẩm thừa trong trồng trọt là không đủ Và
Trang 26ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đã ra đời để giải đáp cho câu hỏi của quátrình phát triển đó Thức ăn chăn nuôi sản xuất công nghiệp có đầy đủ cácdưỡng chất để vật nuôi phát triển, với từng thời kỳ phát triển của vật nuôi thìlại có các loại thức ăn phù hợp.Trong những năm qua sản xuất thức ăn chănnuôi đã đưa năng xuất của nghành chăn nuôi Việt Nam lên một tầm cao mới.
Có thể nhận thấy dễ dàng sự phát triển đó của ngành chăn nuôi thông quađời sống của nhân dân (Các mặt hàng như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, các sảnphẩm chế biến như sữa tươi … luôn đáp ứng được nhu cầu của nhân dân).Việc tỷ trọng của nghành chăn nuôi Việt Nam tăng vẫn còn chậm trongnhững năm qua nguyên nhân là môt số dịch bệnh lớn đã làm suy giảmnghiêm trọng nghành chăn nuôi, mặt khác thị trường thức ăn chăn nuôi cònchưa thực sự phát triển kịp với đòi hỏi của đất nươc Tuy nhiên với tình hìnhbiến đổi hết sức sôi động hiên nay của thị trường sản xuất thức ăn chăn nuôi(khoảng hơn 200 nhà máy sản xuất trên thị trường) có thể hứa hẹn mộttương lai tươi sáng đối với nghành chăn nuôi nước ta
Mặt khác lĩnh vực sản xuất thưc ăn chăn nuôi hàng năm còn đóng góptrực tiếp khoảng 6 nghìn tỷ đồng vào GNP cuả cả nước Giải quyết công ănviệc làm cho hàng chục nghìn lao động Ngoài ra, sự phát triển sôi động củalĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi trong những năm qua cũng góp phầnkhông nhỏ vào kim ngạch xuất nhập khẩu và phát triển của các ngành phụtrợ như sản xuất bao bì, giao thông vận tải
Có thể nói sản xuất thức ăn chăn nuôi đã đóng góp một phần công sứckhông hề nhỏ bé vào quá trình chuyển mình của đất nước trước ngưỡng củacủa thời đại
6.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG TIÊU THỤ THỨC ĂN GIA SÚC
Trang 27- Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vậnchuyển hàng hoá của các doanh nghiệp Khi cơ sở hạ tầng giao thông thuậnlợi việc vận chuyển hàng tới địa bàn tiêu thụ sẽ dễ dàng và kịp thời hơn, cònnếu cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém thì ngược lại.
- Điều kiện tự nhiên: Khi điều kiện tự nhiên thuận lợi người chăn nuôi
sẽ chăn nuôi nhiều hơn bởi họ kỳ vọng cao vào tương lai, từ đó hàng hoá sẽbán chạy hơn Ngược lại khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi, bệnh dịchhay sảy ra người chăn nuôi sẽ lo sợ thua lỗ vì thế hàng hoá sẽ khó tiêu thụ
- Lợi nhuận của người chăn nuôi cũng là một ảnh hưởng không nhỏ đếnkhả năng tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp Khi người chăn nuôi nhậnthấy việc sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp trong chăn nuôi là có hiệuquả thì họ sẽ sử dụng nhiều hơn và ngược lại
- Nhận thức của người chăn nuôi cũng là một nhân tố ảnh hưởng tớikhả năng tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp Những vùng nhận thứccủa người dân thấp họ sẽ chỉ quen với việc sử dụng phương thức chăn nuôitruyền thống, và việc thuyết phục họ chuyển sang dùng thức ăn chăn nuôicông nghiệp vào chăn nuôi là rất khó khăn Ngược lại, những vùng có dân trícao, người chăn nuôi sẽ hiểu được việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào chănnuôi là rất cần thiết và họ sẽ dễ dàng chấp nhận sản phẩm của các doanhnghiệp nếu nó đem lại hiệu quả
- Các chính sách khuyến nông cũng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năngtiêu thụ sản phẩm của các hãng sản xuất thức ăn chăn nuôi Khi Chính phủ
có những chính sách khuyến nông, người chăn nuôi sẽ có nhiều vốn hơn đểđầu tư vào chuồng trại, giống và thức ăn Như vậy họ sẽ sử dụng nhiều thức
ăn chăn nuôi hơn và các doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiêu thụ sản phẩm củamình hơn
Trang 28CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY TNHH TM VIC
Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2005
I TỔNG QUAN VỀ NGHÀNH CHĂN NUÔI VÀ SẢN XUẤT THỨC ĂN chăn nuôi TẠI VIỆT NAM
1.Tổng quan về ngành chăn nuôi
Trong lịch sử ,nền nông nghiệp nước ta vốn đã là nền nông nghiệptrồng lúa nước, chăn nuôi chưa được chú trọng phát triển như là môt ngànhsản xuất độc lập, mà mới được coi là một hoạt động sản xuất phụ nhằm hỗtrợ cho ngành trồng trọt Mục đích chính của chăn nuôi lấy thịt, trứng,sữakhông được người sản xuất nhắc đến mà người ta chỉ hướng muc tiêu vềcung cấp sức kéo làm đất và cung cấp phân bón cho cây trồng
Sau ngày hoà bình thống nhất đất nước, nền kinh tế bước vào giâi đoạnphục hồi và phát triển-vị trí và vai trò của ngành chăn nuôi đã dược nhìnnhận và đánh giá đúng với mục tiêu phấn đấu đưa chăn nuôi thành mộtngành sản xuất chính trong nông nghiệp Nhờ đó, ngành chăn nuôi ở nước ta
đã có bước chuyển biến tích cực so với năm 1975 Gía trị sản xuất ngànhchăn nuôi (tính theo giá cố định năm 1994) năm 2000 tăng gấp 3,93 lầntrong khi đó giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng 3,08 lần
Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong
giá trị sản xuất nông nghiệp.
Trang 29Điều đáng ghi nhận là, trước đây chăn nuôi trâu, bò chủ yếu để lấy sứckéo, thì đến nay đang chuyển sang mục tiêu là chăn nuôi lấy thit, sữa, theo
mô hình chăn nuôi theo phương thức công nghiệp đã phát triển mạnh Năm
2004 cả nước có 2.869.802 con trâu, 1.558.360 con bò, 26.143.727 con lợn,218.152.800 con gia cầm(1) Nhìn chung đàn vật nuôi không chỉ phát triển về
số lượng mà đã có sự biến đổi tích cực trong việc đưa các giống mới có năngxuất chất lượng cao, sản xuất theo phương thức thâm canh, xoá bỏ dầnphương thức chăn nuôi tự nhiên theo kiểu tận dụng
2.TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT NAM
Năm 1989 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi đầu tiên của Viêt Nam rađời, đó là công ty liên doanh GUIOMARCH-VCN của trung tâm nghiêncứu Thụy Phương Hà Nội trực thuộc Viện chăn nuôi liên doanh với CHPháp Đến nay cả nước đã có trên 200 nhà máy sản xuất thứ ăn chăn nuôi,hàng năm cho ra đời hàng chăm nghìn tấn thức ăn chăn nuôi góp phần thúcđẩy phương thức chăn nuôi công nghiệp phát triển mạnh trong những nămgần đây Đóng góp trực tiếp hàng nghìn tỷ đồng vào GNP
2.1.Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi.
2.1.1 Nhóm các yếu tố chính sách.
- Yếu tố luật pháp: Bất kỳ một ngành nghề nào cũng cần một khungpháp lý Hành lang pháp lý có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của ngành.Hiện nay hành lang pháp lý đang là một vấn đề của ngành sản xuất thức ănchăn nuôi ở nước ta hiện nay Ví dụ: “Nghị định 15 Chính phủ ra đời năm
1996 thì giám đốc Sở có thể ra quyết định đình chỉ sản xuất DN làm ăn saiquy định so với chất lượng đã công bố Thế nhưng, Pháp lệnh xử lý hành
(1)(1) (1) Sè liÖu Tæng côc thèng kª 1/8/2004
Trang 30chính ra đời năm 2002 thì Chánh thanh tra chuyên ngành là người quyếtđịnh Nói vậy, nhưng các Sở NN-PTNT có thanh tra chuyên ngành vẫn còn
là ước mơ” Như vậy ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay giống nhưmột sân chơi mà chưa có luật rõ dàng Mà kết cục một chò chơi không luậtthì ai cũng biết đó là vô cùng hỗn loạn Như vậy để cho ngành sản xuất thức
ăn chăn nuôi phát triển thành một ngành độc lập xứng đáng là đòn bẩy đưangành chăn nuôi Việt Nam lên thành trở một ngành sản xuất hàng hoá lớnthì cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống luật doanh nghiệp,luật cạnh tranh…nóichung và các luật sử lý của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi nói riêng
- Các chính sách phát nông nghiệp nông thôn: Có thể nói các chính pháttriển nông nghiệp nông thôn có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến quá trình pháttriển của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việc định hướng của Đảng vàNhà nước cho phát triển ngành chăn nuôi thành một ngành sản xuất chính,độc lập mang tính công nghiệp cao thì song song với nó cũng cần một ngànhsản xuất thức ăn chăn nuôi được quy hoạch phát triển xứng tầm là đòn bẩycho ngành chăn nuôi phát triển Mặt khác các chính sách khuyến nông cũngảnh hưởng mạnh đến ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Ví dụ, Năm 2006 dựtính cho khuyến nông là 110 tỷ(website Bộ nông nghiệp) Như vậy ngườichăn nuôi sẽ được vay vốn ưu đãi, có tiền để đầu tư vào thức ăn và giống
Có thể nhận ngay ra lợi ích của các doanh nghiệp chăn nuôi qua chươngtrình khuyến nông này
- Các chính sách tài chính: Chính sách tài chính tác động đến ngành sảnxuất thức ăn chăn nuôi thể hiện rõ dàng nhất qua đầu tư phát triển và chi trợcấp Việc đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là cơ sở hạ tầng nôngnghiệp nông thôn sẽ giúp cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi
Trang 31dễ dàng hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm Mặt khác sự trợ cấp của nhà nướcđối với các doanh nghiệp cũng là rất cần thiết trong một số trường hợp
- Chính sách ngoại thương: Cũng như nhiều ngành kinh tế khác, ngànhsản xuất thức ăn chăn nuôi cũng chịu sự tác động của chính sách ngoạithương của chính phủ Việc bảo hộ hay không bảo hộ của nhà nước vớingành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước có ảnh hưởng tới tương lai củangành Ngoài ra, các nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay củacác doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi ở nước ta chủ yếu được nhậpkhẩu từ nước ngoài vì thế chính sách ngoại thương của chính phủ có ảnhhương rất lớn đến đầu vào của sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước
- Chính sách công nghiệp và công nghiệp hoá: Tác dụng, vai trò củacông nghiệp hoá đối với việc phát triển kinh tế nói chung bao gồm quá trình
đô thị hoá, thúc đẩy các mối liên kết trong kinh tế, là con đường cơ bản nângcao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Còn đối với riêng ngành sản xuấtthức ăn chăn nuôi thì công nghiệp và công nghiệp hoá tác động trực tiếptrong hai chính sách đó là: Chính sách phát triển các doanh nghiệp vừa vànhỏ - chính sách này sẽ giúp đa phần các doanh nghiệp sản xuất thức ănchăn nuôi trong nước (đa phần la các doanh nghiệp vừa và nhỏ) đứng vững
và phát triển Chính sách phát triển chăn nuôi (theo hướng công nghiệp chủyếu theo hình thức trang trại với quy mô phù hợp, hình thành các vùng sảnxuất hàng hoá tập trung, an toàn dịch bệnh)-chính sách này sẽ ảnh hưởngđến cơ cấu sản phẩm của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi từ đó đòi hỏi cácdoanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có sự chuẩn bị sẵn sàng chobước chuyển mình Mặt khác việc khuyến khích áp dụng công nghệ hiện đạitrong sản xuất giống, thức ăn công nghiệp, thú y và kiểm tra chất lượng sản
Trang 32phẩm sẽ là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chănnuôi đổi mới công nghệ, đưa vào các sản phẩm mới, nâng cao năng xuất…
2.1.2 Ảnh hưởng của quá trình hội nhập
- Ảnh hưởng đến đầu vào: Việc gia nhập vào khối thương mại tự dothế giới WTO và quá trình hội nhập AFTA là điều kiện để các doanh nghiệpnhập khẩu những công nghệ sản xuất mới với giá thành ưu đãi Mặt khác saukhi gia nhập WTO trong tương lai thì giá của các nguyên liệu đầu vào sẽgiảm xuống giúp các doanh nghiệp sản xuất giảm được chi phí đầu vào, tăngđầu tư, nâng cao lợi nhuận Năm 2013, thuế của tất cả các mặt hàng nôngsản sẽ giảm xuống dưới 5% Đây là điều kiện rất thuận lợi cho các doanhnghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi giảm chi phí sản xuất bởi các nguyên liệuchính để sản xuất thức ăn chăn nuôi của các doanh nghiệp sản xuất thức ănchăn nuôi Việt Nam hiện nay như: đậu tương, bột cá, bột thịt… chủ yếu lànhập từ nước ngoài ( Trung Quốc, Argentina, Hoa Kỳ, Ấn Độ )
- Ảnh hưởng đến đầu ra: Quá trình hội nhập sẽ giúp các doanh nghiệpsản xuất thức ăn gia súc trong nước được tiếp cận với các thị trường lớn vớihàng trăm triệu khách hàng Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất thức ănchăn nuôi trong nước cũng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt củacác công ty nước ngoài với tiềm lực tài chính và công nghệ hơn hẳn Có thểnói đây vừa là thách thức vừa là cơ hội đối với ngành sản xuất thức ăn chănnuôi
2.1.3 Sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá nông thôn
- Ảnh hưởng về tổng cầu: Công nghiệp hoá nông thôn trong những nămqua đã ghi nhận rất nhiều thành tựu Cơ sở hạ tầng liên tục được nâng cấp,thu nhập của người dân gia tăng đáng kể, đời sống vật chất và đời sống tinhthần của nhân dân được cải thiện, dân trí được nâng cao Từ đó có thể thấyđiều kiện thuận lợi cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi phát triển Việc thu
Trang 33nhập của người dân nông thôn tăng lên sẽ giúp họ có điều kiện sử dụng đầu
tư vào giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi, mặt khác dân trí được nâng lênngười dân sẽ hiểu được cần phải từ bỏ phương thức chăn nuôi truyền thống
là sử dụng các phế phẩm thừa trong sản xuất và sinh hoạt nông nghiệp, ápdụng phương pháp chăn nuôi bằng sản phẩm thức ăn chăn nuôi công nghiệp.Như vậy, có thể dự báo sự gia tăng của tổng cầu thức ăn chăn nuôi trongthời gian tới là rất lớn
- Ảnh hưởng tới cơ cấu sản phẩm: Cùng với quá trình công nghiệp hoánông thôn thì phương thức chăn nuôi trong nông nghiệp cũng dần chuyểnsang hình thức chăn nuôi công nghiệp – chăn nuôi theo trang trại lớn, vừa vànhỏ Từ đó có thể thấy cơ cấu sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất thức
ăn chăn nuôi sẽ phải dần chuyển từ sản phẩm thức ăn đậm đặc (thức ăn đượccho vật nuôi ăn cùng với các phế phẩm trong sản xuất và sinh hoạt trongnông nghiệp) như hiện nay sang sản phẩm thức ăn chăn nuôi hỗn hợp (chovật nuôi ăn trực tiếp không cần phụ phẩm)
2.1.4 Một số yếu tố cơ bản khác
- Các dịch vụ thú y: Trước đây các dịch vụ thú y như: thuốc thú y, các ybác sỹ chuyên khoa thú y… là rất hiếm và chủ yếu chỉ tập trung ở các vùngđồng bằng gần các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng (Đồng bằng SôngHồng), Thành phố Hồ Chí Minh (Đồng bằng Sông Cửu Long) Vì vậy, việcchăm sóc sức khoẻ cho vật nuôi là rất hạn chế đối với các địa phương khác.Trong khi đó các loại gia súc lớn như: Trâu, Bò, Dê… lại chủ yếu được nuôi
ở các vùng cao nguyên và trung du miền núi Tuy nhiên với sự quan tâm củaĐảng và Nhà nước trong những năm qua dịch vụ thú y ở các tỉnh miền núitrung du phía Bắc và các tỉnh Tây Nguyên, Trung bộ đã phát triển mạnh mẽđáp ứng được phần nào nhu cầu chăm sóc cho vật nuôi Như vậy rủi ro trongchăn nuôi sẽ được giảm đi, từ đó các hộ chăn nuôi sẽ mạnh dạn đầu tư vào
Trang 34chăn nuôi dẫn đến sự phát triển tất yếu của ngành sản xuất thức ăn chănnuôi.
- Các yếu tố về thiên tai: Trong một vài năm vừa qua các đại dịch lớn đãlàm ảnh hưởng không nhỏ đến ngành chăn nuôi Việt Nam (lở mồm longmóng, cúm gia cầm), điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến các doanhnghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, thậm chí có những doanh nghiệp phải đốimặt với nguy cơ phá sản do không thể tiêu thụ sản phẩm Vì vậy để bảo vệcho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi còn non trẻ trong nước- để xứng tầm
là đòn bẩy cho chăn nuôi Việt Nam đi lên công nghiệp, thì Đảng và Nhànước cần có biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chănnuôi
2.2.Đôi nét về ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay
*Tiềm năng cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi.
- Trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại nhiều hệ thống canh tác đa dạng, chonên nguồn thức ăn gia súc cũng rất phong phú Hệ thống canh tác lúa nước
và hệ thống canh tác cây trồng cạn là 2 hệ thống chính sản xuất các nguồnthức ăn giàu tinh bột Với trên 30 triệu tấn thóc từ hệ thống canh tác cây lúanước, hàng năm đã có gần 4,5 triệu tấn cám và tấm vốn là nguồn thức ănnăng lượng cổ truyền cung cấp cho đàn lợn và gia cầm Hệ thống canh táccây trồng cạn trồng các loại hoa màu như ngô, sắn, khoai lang, khoai sọ,kê, Ngô là loại cây trồng lâu đời hiện có nhiều khả năng về mở rộng diệntích gieo trồng và tăng năng suất Đầu thế kỷ 20 các nước Đông Dương đãtừng xuất khẩu ngô qua Pháp làm thức ăn gia súc, thời gian 10 năm qua diệntích trồng ngô tăng gần gấp 2 lần, hiện đã đạt xấp xỉ 700.000 ha Việc sửdụng rộng rãi các giống ngô lai, với 6 vùng ngô tập trung, cùng với sắn vàkhoai lang, chăn nuôi sẽ có cơ sở thức ăn mới khả dĩ tạo được bước ngoặt
Trang 35chuyển từ chăn nuôi tự túc sang chăn nuôi hàng hoá Hệ thống canh tác câytrồng cạn, không chỉ sản xuất nguồn thức ăn giàu tinh bột mà còn sản xuấtđậu đỗ, đậu tương, lạc, vừng, bông Hạt cây có dầu ngắn ngày là nguồn thức
ăn giàu protein đa dạng của chăn nuôi Hệ thống canh tác cây công nghiệpdài ngày có liên quan đến nguồn thức ăn giàu protein còn có dừa và cao su.Việt Nam hiện đã có 500.000 ha trồng dừa và trên 400.000 ha cao su (Niêngiám thống kê, 2000)
Trong hệ thống canh tác cây công nghiệp còn phải đề cập đến cây mía.Cây mía đã từng trồng ở Việt Nam từ lâu đời, hiện nay sản xuất mía đườngđang được khuyến khích phát triển Các vùng trồng mía tập trung ở Duyênhải miền Trung, miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long sẽ là chỗdựa lớn của chăn nuôi về thức ăn thô xanh và rỉ đường
Hệ thống canh tác vườn ao có năng suất rất cao, tạo ra nguồn rau xanh
đủ loại thích hợp với mọi mùa vụ Việt Nam có 1 triệu km2 lãnh hải, 314.000
ha mặt nước và 56.000 ha đầm hồ Với tài nguyên mặt nước như vậy, chănnuôi lại có thêm nguồn thức ăn dạng thực vật thủy sinh trong đó đáng giánhất là nguồn thức ăn protein động vật Để vượt qua sự hạn chế về đất,người nông dân Việt Nam cần cù và sáng tạo đã tích luỹ được nhiều kỹ thuậtphong phú về tăng vụ, gối vụ, trồng xen Do kết quả của quá trình lao động
và sáng tạo này mà vừa tăng được nguồn lương thực, thực phẩm cho ngườivừa tạo cho chăn nuôi nhiều nguồn lớn về phụ phẩm làm thức ăn gia súc.Ước tính hàng năm có 25 triệu tấn rơm và gần 10 triệu tấn thân cây ngô già,ngọn mía, dây lang, dây lạc, cây đậu tương.v.v Với việc mở rộng các nhàmáy chế biến hoa quả, sẽ lại có thêm nguồn phụ phẩm lớn làm thức ăn giasúc có giá trị như bã dứa, bã cam chanh Thiên nhiên Việt Nam thuận lợicho việc sản xuất thức ăn gia súc, nhưng hình như bao giờ cũng vậy, cùng