Sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá nông thôn

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH VIC giai đoạn 2006 - 2010.docx (Trang 32 - 33)

I. TỔNG QUAN VỀ NGHÀNH CHĂN NUÔI VÀ SẢN XUẤT THỨC ĂN chăn nuôi TẠI VIỆT NAM.

2.1.3Sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá nông thôn

- Ảnh hưởng về tổng cầu: Công nghiệp hoá nông thôn trong những năm qua đã ghi nhận rất nhiều thành tựu. Cơ sở hạ tầng liên tục được nâng cấp, thu nhập của người dân gia tăng đáng kể, đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân được cải thiện, dân trí được nâng cao. Từ đó có thể thấy điều kiện thuận lợi cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi phát triển. Việc thu nhập của người dân nông thôn tăng lên sẽ giúp họ có điều kiện sử dụng đầu tư vào giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi, mặt khác dân trí được nâng lên người dân sẽ hiểu được cần phải từ bỏ phương thức chăn nuôi truyền thống

là sử dụng các phế phẩm thừa trong sản xuất và sinh hoạt nông nghiệp, áp dụng phương pháp chăn nuôi bằng sản phẩm thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Như vậy, có thể dự báo sự gia tăng của tổng cầu thức ăn chăn nuôi trong thời gian tới là rất lớn.

- Ảnh hưởng tới cơ cấu sản phẩm: Cùng với quá trình công nghiệp hoá nông thôn thì phương thức chăn nuôi trong nông nghiệp cũng dần chuyển sang hình thức chăn nuôi công nghiệp – chăn nuôi theo trang trại lớn, vừa và nhỏ. Từ đó có thể thấy cơ cấu sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi sẽ phải dần chuyển từ sản phẩm thức ăn đậm đặc (thức ăn được cho vật nuôi ăn cùng với các phế phẩm trong sản xuất và sinh hoạt trong nông nghiệp) như hiện nay sang sản phẩm thức ăn chăn nuôi hỗn hợp (cho vật nuôi ăn trực tiếp không cần phụ phẩm).

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH VIC giai đoạn 2006 - 2010.docx (Trang 32 - 33)