1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận ngạch chuyên viên xử lý tình huống khi doanh nghiệp cổ phần hoá bất hợp tác và không thống nhất với ý kiến thẩm định của cơ quan chuyên môn

17 929 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 399,64 KB

Nội dung

Mục tiêu cổ phần hoá là chuyển đổi những công ty 100% vốn nhà nước sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, huy động các nguồn vốn của cá nhân và các tổ chức trong và ngoài nước

Trang 1

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG

Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K4A-2015

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

Xử lý tình huống: Khi doanh nghiệp cổ phần hoá bất hợp

tác và không thống nhất với ý kiến thẩm định

của Cơ quan chuyên môn

Họ tên học viên: Nguyễn Ngọc Diệp

Chức vụ: Chuyên viên

Đơn vị công tác: Phòng Nông nghiệp - Giao thông - Nhà đất

Chi cục Tài chính doanh nghiệp - Sở Tài chính Hà Nội

Hà Nội, tháng 11 - 2015

Trang 2

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần; Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ;

- Công văn số 2252/TTg-ĐMDN ngày 29/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc UBND thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2015;

- Thông báo số 218/TB-VPCP ngày 09/7/2015 của Văn phòng Chính phủ

về kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại hội nghị giao ban công tác tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước 6 tháng đầu năm 2015;

- Báo cáo tình hình thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước 8 tháng đầu năm 2015 ngày 27/8/2015 của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp

Trang 3

1 LỜI NÓI ĐẦU

Năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện đường lối Đổi mới với ba mục tiêu: chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường; phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó khu vực dân doanh đóng vai trò ngày càng quan trọng; chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới

Cùng với việc xây dựng và ban hành luật như Luật đầu tư nước ngoài năm

1987, Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty năm 1991, Hiến pháp sửa đổi năm 1992, Luật Đất đai, Luật thuế, Luật lao động , các thể chế thị trường cũng dần được hình thành Chính phủ xóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp, nhấn mạnh quan hệ hàng hóa - tiền tệ, tập trung vào các biện pháp quản lý kinh tế, thành lập hàng loạt các tổ chức tài chính, ngân hàng, hình thành các thị trường cơ bản như thị trường: tiền tệ, lao động, hàng hóa, đất đai… Cải cách hành chính được thúc đẩy nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, tạo môi trường thuận lợi và đầy đủ hơn cho hoạt động kinh doanh, phát huy mọi nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế

Tuy nhiên, cơ chế kinh tế thị trường cũng là thách thức lớn với các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) Từ năm 2000, công cuộc tái cơ cấu DNNN đã được chú trọng, đẩy mạnh hơn và được gọi dưới tên khác là sắp xếp, đổi mới DNNN Các hình thức sắp xếp, đổi mới DNNN bao gồm sáp nhập, hợp nhất, chuyển giao doanh nghiệp, cổ phần hoá, giao, bán doanh nghiệp trong đó cổ phần hoá rất được coi trọng Mục tiêu cổ phần hoá là chuyển đổi những công ty 100% vốn nhà nước sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, huy động các nguồn vốn của cá nhân và các tổ chức trong và ngoài nước để tăng cường năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp và cả nền kinh tế

Tái cơ cấu DNNN hiện nay được tiến hành trong phạm vi rộng hơn, yêu cầu tái cơ cấu sâu hơn, giải quyết các vấn đề có tính cơ cấu đối với toàn bộ khu vực DNNN, hướng tới thay đổi về chất, tạo môi trường và điều kiện để DNNN

Trang 4

phát triển, khai thác hiệu quả hơn các nguồn lực và chuyển đổi mô hình tăng trưởng đối với nền kinh tế

Theo báo cáo tình hình thực hiện tái cơ cấu DNNN 8 tháng đầu năm 2015 ngày 27/8/2015 của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, trên cả nước có 289 doanh nghiệp được cổ phần hoá năm 2015 đều đã thành lập Ban Chỉ đạo, dự kiến hết năm 2015 cổ phần hoá được 200/289 doanh nghiệp Trong

đó, 95 doanh nghiệp đã được phê duyệt phương án cổ phần hoá, 65 doanh nghiệp đã có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, 129 doanh nghiệp đang tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp Thành phố Hà Nội được đánh giá là đơn

vị đạt kết quả cổ phần hoá tốt nhất

Để đạt được mục tiêu theo kế hoạch sắp xếp đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc UBND thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Công văn số 2252/TTg-ĐMDN ngày 29/12/2012, tiến độ cổ phần hoá DNNN đã được đẩy nhanh nhưng thực tế vẫn gặp nhiều khó khăn Một trong những nguyên nhân là do lãnh đạo doanh nghiệp chưa hiểu rõ chính sách, thể chế, dẫn đến chỉ đạo, triển khai thực hiện chưa sát sao, quyết liệt

Là một công chức đang công tác tại Chi cục Tài chính doanh nghiệp - Sở Tài chính Hà Nội, đơn vị giúp UBND thành phố Hà Nội trong việc sắp xếp, đổi mới DNNN trên địa bàn thành phố, em đang được tiếp xúc, tham gia vào quá trình

cổ phần hoá một số doanh nghiệp, vì vậy, em chọn đề tài tiểu luận xử lý tình huống: khi doanh nghiệp cổ phần hoá không hợp tác, không đồng ý với kiến của

Cơ quan chuyên môn Trên cơ sở phân tích tình huống, nguyên nhân, hậu quả, các phương án giải quyết, từ đó so sánh các phương án để chọn ra phương án phù hợp, xây dựng kế hoạch tổ chức phương án đó, và đề xuất một số kiến nghị nhằm giảm các trường hợp gây ảnh hưởng và đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá DNNN Với trình độ còn hạn chế, đề tài hoàn thành còn nhiều thiếu sót nhất định, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Bồi dưỡng cán bộ Lê Hồng Phong đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này

Trang 5

2 NỘI DUNG

2.1 Mô tả tình huống:

Xí nghiệp môi trường đô thị huyện A là đơn vị sự nghiệp công lập, được thành lập tháng 1/1998 trên cơ sở Đội cây xanh môi trường huyện A, thuộc quản

lý của UBND huyện, thực hiện nhiệm vụ công ích, phục vụ vệ sinh môi trường theo đơn đặt hàng của huyện và một số khu vực ngoài huỵện khác Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, bên cạnh các đơn đặt hàng từ trước, Xí nghiệp A gặp phải rất nhiều thách thức trong việc đấu thầu các đơn hàng công ích do phải cạnh tranh với các công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân có nguồn vốn lớn, khả năng tài chính cao, phương thức sản xuất kinh doanh hiện đại Do đó, thực hiện

kế hoạch sắp xếp đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc UBND thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 2252/TTg-ĐMDN ngày 29/12/2012, tháng 5/2013 UBND Thành phố

ra quyết định chỉ đạo UBND huyện A, Sở Nội vụ, Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) sáp nhập Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện A và Xí nghiệp Môi trường đô thị của 4 huyện khác vào Công ty URENCO và thực hiện cổ phần hoá sau sáp nhập Tuy nhiên, do cả 5 Xí nghiệp đều bày tỏ lo lắng sau khi chuyển sang Công ty cổ phần (CTCP) sẽ gặp khó khăn trong việc đấu thầu và gây hoang mang cho người lao động, tháng 5/2014, UBND TP tiếp tục ra văn bản yêu cầu 5 Xí nghiệp khẩn trương sáp nhập, tiến hành cổ phần hoá và yêu cầu các UBND huyện tiếp tục đặt hàng với các CTCP trong một đến hai năm để ổn định trước khi tự tham gia đấu thầu Sau đó, lần lượt các Xí nghiệp đều thực hiện theo chỉ đạo ngoại trừ Xí nghiệp huyện A với

lý do người lao động mong muốn được cổ phần hoá độc lập vì lo lắng khi sáp nhập, Xí nghiệp sẽ mất tính tự chủ, lợi ích của người lao động sẽ không được quan tâm, đảm bảo Để giải quyết vấn đề này, UBND TP và Sở Tài chính đã có rất nhiều văn bản đôn đốc và giải thích Công ty mẹ là đại diện quản lý phần vốn nhà nước tại Xí nghiệp A, có trách nhiệm bảo toàn, sử dụng có hiệu quả phần vốn nhà nước, không can thiệp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp cũng như Xí nghiệp A hoàn toàn hạch toán độc lập, lợi ích của người lao

Trang 6

động không bị ảnh hưởng UBND huyện A cũng đã tổ chức cuộc họp liên ngành các Sở Tài chính, Nội vụ, Lao động Thương binh và Xã hội, Tài nguyên Môi trường để giải đáp thắc mắc, khó khăn của Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện

A Tháng 5/2015, UBND TP ra văn bản yêu cầu Xí nghiệp huyện A nghiêm túc thực hiện sáp nhập và cổ phần hoá, không gây ảnh hưởng đến kế hoạch sắp xếp, đổi mới của toàn thành phố Thời gian hoàn thành phê duyệt giá trị doanh nghiệp và phương án cổ phần hoá trước 30/9/2015 Nếu gây chậm trễ, lãnh đạo của Xí nghiệp sẽ bị đình chỉ, thay thế và chịu toàn bộ trách nhiệm Đến cuối tháng 6/2015, gần hai năm kể từ khi UBND TP chỉ đạo, Xí nghiệp huyện A mới chấp hành thực hiện và trở thành Chi nhánh Xí nghiệp Môi trường đô thị A thuộc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội Mặc dù thời gian đến 30/9 chỉ còn hai tháng, Chi nhánh A vẫn có thể hoàn thành kịp tiến độ nếu chủ động, quyết tâm nhưng thực tế tốc độ thực hiện quá chậm trễ, bị động Bị động

từ việc phối hợp Công ty mẹ kiểm kê, bàn giao tài sản, giao vốn và đăng ký thành lập Chi nhánh đến việc phối hợp với công ty tư vấn khi thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp Sở Tài chính liên tục nhận được báo cáo về thái độ không hợp tác của Chi nhánh A từ Công ty mẹ, đơn vị tư vấn và Sở đã phải tiếp tục ra văn bản đôn đốc, nhắc nhở trách nhiệm của lãnh đạo Chi nhánh

Theo quy trình cổ phần hoá, các cuộc họp liên ngành phải tổ chức bao gồm: phê duyệt điều lệ của CTCP; phương án cổ phần hoá về sử dụng đất, sử dụng lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh sau cổ phần hoá; thẩm định giá trị doanh nghiệp và phương án cổ phần hoá (gồm: họp Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hoá, họp Ban Chỉ đạo cổ phần hoá, họp Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Thành phố) Khối lượng công việc là rất lớn nhưng do thái độ không hợp tác của lãnh đạo Chi nhánh A dẫn đến thời gian thực hiện toàn bộ các công việc

và các cuộc họp liên ngành chỉ còn hai tuần Các Sở ngành đều cố gắng tối đa tạo điều kiện và chủ động liên hệ với Chi nhánh A nhưng đều phản hồi về thái

độ không hợp tác của Giám đốc Chi nhánh Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo để thống nhất giá trị doanh nghiệp và phương án cổ phần hoá trước khi báo cáo Ban Đổi mới xem xét, phê duyệt, Giám đốc Chi nhánh không tham dự với lý do không đủ

Trang 7

sức khoẻ sau khi thực hiện quá nhiều công việc của quy trình cổ phần hoá, uỷ quyền cho Phó Giám đốc họp và gửi công văn đề nghị Ban Đổi mới cho lùi lại cuộc họp sắp tới đến tháng 10 Không những vậy, trong cuộc họp, Chi nhánh A báo cáo không đồng ý với ý kiến của Ban Chỉ đạo và Sở Xây dựng khi đánh giá

tỷ lệ chất lượng còn lại đối với trụ sở làm việc là 69% Chi nhánh A cho rằng tỷ

lệ 69% là quá cao, không đúng so với hiện trạng thực tế nên đề nghị giảm xuống còn 50% Vấn đề cần giải quyết là việc lựa chọn tỷ lệ chất lượng còn lại nào để hoàn thiện hồ sơ báo cáo tại cuộc họp Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Thành phố ngày hôm sau

2.2 Mục tiêu xử lý tình huống:

- Xử lý tình huống để giải quyết vấn đề do tình huống đặt ra, cụ thể là giải quyết bất đồng quan điểm giữa Chi nhánh Xí nghiệp Môi trường đô thị A và Ban Chỉ đạo, Sở Xây dựng về tỷ lệ chất lượng còn lại của tài sản là trụ sở làm việc Từ đó, thống nhất và hoàn thiện được hồ sơ trình Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Thành phố Phương án giải quyết phải phù hợp và đúng quy định hiện hành

- Việc xử lý thành công tình huống là xử lý khách quan, hợp lý và theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật Tại tình huống này là theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần Do đó, xử lý thành công còn làm tăng pháp quyền xã hội chủ nghĩa

- Bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước, xã hội và công dân Đồng thời, giải quyết hài hoà giữa tính pháp lý, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội

2.3 Phân tích nguyên nhân, hậu quả:

* Nguyên nhân:

- Trước khi sáp nhập, Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện A là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc quản lý của UBND huyện Giám đốc hiện tại là người thân của một cán bộ lãnh đạo đang công tác tại UBND huyện Khi UBND TP có

ý kiến chỉ đạo UBND huyện tổ chức bàn giao Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện A về Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội, UBND huyện chưa

Trang 8

sát sao, chủ động trong việc thực hiện, phối hợp và hướng dẫn Xí nghiệp Trong quá trình kéo dài gần hai năm thực hiện, mặc dù UBND TP và Sở Tài chính đã ban hành nhiều văn bản đôn đốc Xí nghiệp huyện A, UBND huyện hầu như không có động thái, tác động mạnh mẽ nào đến Xí nghiệp A mà mình trực tiếp quản lý Có thể thấy, mối quan hệ cá nhân giữa Giám đốc Xí nghiệp và cán bộ lãnh đạo của UBND huyện có tác động đến sự trì hoãn thực hiện bàn giao Như vậy, nguyên nhân đầu tiên là sự thiếu trách nhiệm, sa sút về phẩm chất đạo đức

khi thi hành công vụ của một số cán bộ và công chức

- Do trong Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ

về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần không đề cập đến các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phần đối tượng cổ phần hoá, dẫn đến việc bắt buộc sáp nhập Xí nghiệp môi trường đô thị huyện A vào Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội để chuyển thành Chi nhánh thuộc công ty 100% vốn nhà nước để được cổ phần hoá Cổ phần hoá độc lập đơn vị sự nghiệp công lập được hướng dẫn và quy định tại Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty

cổ phần còn chưa kịp thời Thời điểm Quyết định này có hiệu lực là 10/8/2015

- Trong Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của lãnh đạo các doanh nghiệp cổ phần hoá cũng như chưa có các biện pháp xử lý đối với trường hợp cá nhân thiếu trách nhiệm, gây ảnh hưởng đến quá trình cổ phần hoá

- Do đội ngũ lãnh đạo Chi nhánh A chưa hoàn toàn hiểu được chủ trương

và kế hoạch sắp xếp, đổi mới của UBND TP; chưa nắm bắt được mục tiêu, quy định và quy trình cổ phần hoá; hiểu sai về mục đích thực hiện sáp nhập Vì sự thiếu sót của lãnh đạo mà gây ra hiểu nhầm và lo lắng không đáng có của người lao động Không những vậy, nguyên nhân còn do việc thiếu tiếng nói, thiếu trách nhiệm của các Phó giám đốc khi không tự tìm hiểu, nghiên cứu để tham mưu, giải thích mà chỉ thụ động nghe chỉ đạo của Giám đốc

Trang 9

- Thái độ không thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của UBND TP và không hợp tác với các Sở ngành của Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện A còn là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng pháp chế xã hội chủ nghĩa

* Hậu quả:

- Sự thiếu trách nhiệm và thái độ thực hiện cổ phần hoá của Xí nghiệp môi trường đô thị huyện A (sau sáp nhập đổi thành Chi nhánh Xí nghiệp Môi trường đô thị A) gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện kế hoạch tái cơ cấu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt của UBND thành phố Hà Nội Trường hợp không đạt được mục tiêu đề ra thì sẽ làm mất uy tín của UBND TP nói riêng

và Thủ đô nói chung

- Nếu giải quyết tình huống không thoả đáng, phù hợp và đúng quy định

sẽ ảnh hưởng đến giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, có thể gây thất thoát vốn nhà nước Do đó ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của các Sở ngành tham mưu cho UBND TP, giảm sút lòng tin của nhân dân với các cơ quan nhà nước, gây ảnh hưởng xấu trong xã hội

- Khi chưa có các chế tài xử lý các trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vi không hợp tác và cố tình gây ảnh hưởng đến quá trình thực hiện cổ phần hoá sẽ làm giảm tính hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; không ngăn chặn được các trường hợp tương tự tiếp diễn trong tương lai

2.4 Xây dựng, phân tích, lựa chọn phương án giải quyết tình huống:

Nhằm tìm được phương án tối ưu xử lý tình huống này, ba phương án sẽ được xây dựng, phân tích theo các ưu điểm và hạn chế, sau đó so sánh để chọn

ra phương án phù hợp nhất

* Phương án 1: Áp dụng giá trị tỷ lệ chất lượng còn lại theo đánh giá của

Sở Xây dựng là 69% Theo đó, giá trị tại thời điểm 30/6/2015 của trụ sở làm việc được xây dựng từ năm 2004 như sau:

Trang 10

Đơn vị: đồng

Giá trị sổ sách Giá trị đánh giá lại Chênh lệch

Nguyên giá

% GT

CL

GTCL Nguyên giá

% GT

CL

GTCL

% GT

CL

GTCL

Giá trị thực tế doanh nghiệp, giá trị thực tế phần vốn nhà nước như sau:

Đơn vị: đồng

TT Chỉ tiêu

Theo sổ sách tại thời điểm 30/6/2015

Phương án 1 Chênh lệch

- Ưu điểm:

+ Đây là tỷ lệ chất lượng còn lại của tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc đã được cơ quan chuyên môn là Sở Xây dựng thẩm định, khảo sát hiện trạng theo

đúng quy trình và quy định Giá trị đánh giá căn cứ trên cơ sở pháp lý là Thông

tư số 13/LB-TT ngày 18/8/1994 của Liên Bộ Xây dựng - Tài chính - Vật giá Chính

phủ hướng dẫn phương pháp xác định giá trị còn lại của nhà ở trong bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê; Công văn số 1326/BXD-QLN ngày

08/8/2011 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản

cố định là nhà, vật kiến trúc; Quyết định số 95/2014/QĐ-UBND ngày 25/12/2014

của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội

+ Tỷ lệ chất lượng còn lại đánh giá lại của trụ sở làm việc Chi nhánh A là 69% đã thấp hơn so với tỷ lệ chất lượng còn lại ghi trên sổ sách kế toán là 77%

Ngày đăng: 30/01/2016, 12:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w