Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng là toàn bộ hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện chức năng quản lý, bảo vệ rừng trong đó Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách thực h
Trang 1PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, Việt Nam với hơn ¾ diện tích là rừng che phủ khắp chiều dài dải đất hình chữ S đã làm cho thế giới thực vật, động vật trong đó trở lên phong phú, đa dạng hơn so với các nước trên thế giới; đó còn là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà con người chúng ta được sở hữu
Ngày xưa rừng được ví như nguồn tài nguyên vô hạn: “Việt Nam rừng vàng biển bạc” nhưng ngày nay điều đó đã không còn phù hợp Từ nhận thức là một tài nguyên vô hạn con người đã chuyển dần sang nhận thức nó là một tài nguyên hữu hạn cần được bảo vệ tránh khỏi tình trạng rừng bị phá hoại, mất dần diện tích xanh trong tương lai
Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng là toàn bộ hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện chức năng quản lý, bảo vệ rừng trong đó Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách thực hiện chức năng này theo quy định tại Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 Xã hội phát triển thì công tác quản lý, bảo
vệ rừng càng gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân như: sự khai thác tài nguyên không theo quy hoạch, diện tích rừng bị lấy mất do các chương trình dự
án phát triển, mở đường thông xe; cháy rừng, thiên tai Ngoài những nguyên nhân khách kể trên còn có nguyên nhân chủ quan mà lực lượng kiểm lâm có thể hạn chế được thông qua công tác thực hiện nghiêm minh việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép chuyển trái phép
Xuất phát từ thực tế tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng đang diễn
ra trên khắp các tỉnh của đất nước cùng với thực tế ở cơ sở nơi công tác tôi xây
dựng tiểu luận với chuyên đề là: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản ở huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội”
Trang 2PHẦN II: NỘI DUNG
1 Mô tả tình huống
Vào hồi 12 giờ sáng ngày 07/10/2015 được tin từ quần chúng nhân dân và xác định nguồn thông tin có căn cứ, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động & PCCCR
số 2 đã giao nhiệm vụ cho Tổ công tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát và phát hiện một chiếc xe ô tô vận tải chạy từ Thái Nguyên theo hướng Quốc
lộ 3 về Hà Nội, xe được phủ bạt kín, in biển xe trên thành bạt Tổ công tác phát tín hiệu dừng xe và kiểm tra hành chính trên địa bàn Huyện Sóc Sơn Qua kiểm tra phát hiện trên xe có chở 1,03 m3
gỗ nghiến xẻ nhóm IIA không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc do Nguyễn Đức Tường sinh năm 1955, trú tại Tổ 2, Phường Đông Quan, TP Thái Nguyên điều khiển Kiểm tra phương tiện và đăng ký xe ô tô phát hiện ông Tường đã sử dụng biển số xe giả (22C- 03862) thay biển thật (20C-06158) và được in phủ biển số cả trên thành bạt; trước đó ông Tường đã từng vận chuyện lâm sản trái phép bằng hình thức biển giả và đã từng bị Hạt kiểm lâm Sóc Sơn xử phạt về hành vi này vào thời điểm năm 2012 Kiểm tra về lâm sản bà La Thị Ánh Tuyết, sinh năm 1970, trú tại xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương, TP Thái Nguyên là chủ lô hàng trên xe nhưng không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc Tổ công tác đã kịp thời lập biên bản vi phạm và áp giải xe chở hàng về trụ sở Đội kiểm lâm cơ động & PCCCR số 2 tại Thôn Nương Tụ - Xã Phú Sơn – Huyện Ba Vì – TP Hà Nội Hành vi vi phạm của lái xe và chủ lâm sản đã được tổ công tác kịp thời tham mưu cho Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động & PCCCR số 2
ra quyết định tạm giữ xe ô tô biển số thật 20C-06158, giấy phép lái xe, đăng ký phương tiện của ông Tường cùng toàn bộ số lâm sản không có giấy tờ trên xe để chờ cấp có thẩm quyền xử lý
2 Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Một là: Nhằm xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về mua bán lâm sản trái phép của bà La Thị Ánh Tuyết và hành vi vận chuyển lâm sản trái phép của ông Nguyễn Đức Tường một cách nhanh chóng, công minh, triệt
để, đúng tính chất mức độ vi phạm; tránh kéo dài gây sách nhiễu, phiền hà cho
Trang 3người vi phạm trên cơ sở quy định của pháp luật về việc xử lý vi phạm do người
có thẩm quyền tiến hành
Hai là: Giải quyết hợp tình, hợp lý vụ việc, không để xảy ra tình trạng oan sai trong khi xử lý Đảm bảo không có việc khiếu nại tố cáo về việc xử phạt theo quy định của pháp luật Tránh những suy nghĩ tiêu cực của người vi phạm trong việc thi hành các mức xử phạt của lực lượng có quyền
Ba là: Nâng cao vai trò, nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước về quản lý
và bảo vệ rừng, đồng thời nâng cao nhận thức cho mọi người về tầm quan trọng của bảo vệ rừng
Bốn là: Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, tránh tình trạng sâu mọt đục khoét hệ thống pháp luật Việt Nam
3 Phân tích nguyên nhân và hậu quả
Bất kỳ một sự việc nào xảy ra trong đời sống xã hội đều có những nguyên nhân của nó Việc phân tích nguyên nhân của tình huống này sẽ giúp cho chúng
ta xây dựng được các phương án giải quyết có hiệu quả, mang tính khoa học và đúng pháp luật
3.1 Nguyên nhân
Thứ nhất: Do nhận thức của một số người dân còn hạn chế, sự kém hiểu biết về pháp luật nên đã dẫn đến tình trạng phá rừng bừa bãi chỉ vì mục đích lợi nhuận trước mắt, tạo điều kiện cho những tay lâm tặc thực sự lợi dụng hoành hành ngang nhiên hơn
Thứ hai: Do sự thiếu tôn trọng pháp chế xã hội chủ nghĩa của người bán, người mua và người vận chuyển Mặc dù biết hành vi đó là vi phạm nhưng vì lợi ích kinh tế trước mắt nên vẫn cố tình thực hiện
Thứ ba: Do hoạt động quản lý Nhà nước các cấp còn thiếu xót, chưa hiệu quả; sự sa sút về phẩm chất đạo đức của một số cán bộ liên quan nên đã để cho
xe ô tô vận chuyển lâm sản từ Thái Nguyên về Hà Nội mới bị phát hiện tại
Trang 4huyện Sóc Sơn thuộc TP Hà Nội trong khi xe đi qua một số chốt kiểm lâm trên địa bàn Thái Nguyên mà không cơ quan nào hay biết
Thứ tư: Do sự mất đoàn kết giữa người dân địa phương nơi xảy ra vụ việc với cán bộ quản lý nơi đó nên họ có biết cũng không khai báo cho cơ quan quản
lý mà cứ để sự việc diễn ra
3.2 Hậu quả
Thứ nhất: Gây thiệt hại về môi trường Nếu không ngăn chặn và xử lý kịp thời sẽ dẫn đến việc rừng bị tàn phá, lâm sản khai thác bừa bãi, môi trường sinh thái bị phá hủy, chức năng phòng hộ không được đảm bảo
Thứ hai: Thiệt hại về kinh tế Rừng bị phá hoại khi không kịp thời ngăn chặn sẽ kéo theo những khoản kinh phí nhà Nước phải chi ra để giải quyết hậu quả của việc phá rừng như lũ lụt, hạn hán xảy ra hàng năm, chi phí trồng rừng mới để tái tạo rừng
Thứ ba: Thiệt hại về xã hội Rừng bị phá hoại nhiều sẽ làm giảm sự tín nhiệm của nhân dân đối với cán bộ, công chức có thẩm quyền; tình hình an ninh trật tự ngày một rắc rối do lâm tặc hoành hành, họ tự đưa ra những “luật rừng” riêng để xử lý nhau khi hợp tác không thuận lợi
4 Xây dựng phương án và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
a) Phương án 1
1 Đối với ông Nguyễn Đức Tường: Căn cứ điểm đ, khoản 3, Điều 22 -
Vận chuyển lâm sản trái pháp luật của Nghị định 157/2013/NĐ-CP
- Phạt tiền: 15.000.000đ đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật
2 Đối với bà La Thị Ánh Tuyết: Căn cứ điểm đ, khoản 3, Điều 23- Mua,
bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước của Nghị định 157/2013/NĐ-CP
- Phạt tiền: 15.000.000đ đối với hành vi mua lâm sản trái với các quy định của Nhà nước
Trang 5- Hình thức phạt bổ sung: Tịch thu toàn bộ tang vật vi phạm là 1,03 m3 gỗ nghiến xẻ nhóm IIA
3 Thẩm quyền xử phạt: Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động &PCCCR số 2
Phương án này thì có những ưu, nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
- Xử lý nhẹ với người vi phạm
Nhược điểm:
- Chưa đúng căn cứ pháp luật theo khoản 2 điều 5 Nghị định
157/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 quy định xử phạt vi phạm về quan lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thì Khối lượng gỗ tính bằng mét khối (m3); thực hiện xác định khối lượng gỗ theo quy định về quản lý và đóng búa bài cây, búa kiểm lâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khi xử phạt vi phạm hành chính phải quy thành gỗ tròn Quy đổi gỗ xẻ, gỗ đẽo thành gỗ tròn bằng cách nhân với hệ số 1,6 Như vậy chưa quy đổi 1,03 m3
gỗ nghiến xẻ
ra gỗ tròn để tính mức xử phạt đúng (quy tròn 1,03x1,6 = 1,648m3
)
- Theo Luật xử phạt vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 thì thẩm quyền xử lý ở phương án này sai, phải do chủ tịch UBND huyện Ba Vì hoặc Chị cục trưởng chi cục kiểm lâm Hà Nội ( Tại điểm b, khoản
3, Điều 43 luật xử vi phạm hành chính 2012 thì Đội trưởng đội kiểm lâm cơ động chỉ có thẩm quyền xử phạt đến 25.000.000đ trong khi đó cộng tổng tiền xử phạt 2 hành vi vi phạm trên là 30.000.000đ)
b) Phương án 2
1 Đối với ông Nguyễn Đức Tường: Căn cứ điểm đ, khoản 4, Điều 22 -
Vận chuyển lâm sản trái pháp luật của Nghị định 157/2013/NĐ-CP
- Phạt tiền: 25.000.000đ đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật
Trang 62 Đối với bà La Thị Ánh Tuyết: Căn cứ điểm đ, khoản 4, Điều 23- Mua,
bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước của Nghị định 157/2013/NĐ-CP
- Phạt tiền: 25.000.000đ đối với hành vi mua lâm sản trái với các quy định của Nhà nước
- Hình thức phạt bổ sung: Tịch thu toàn bộ tang vật vi phạm là 1,03 m3 gỗ nghiến xẻ nhóm IIA
3 Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND huyện Ba Vì hoặc Chi cục
trưởng chi cục kiểm lâm Hà Nội
Phương án này thì có những ưu, nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
- Áp dụng đúng theo nguyên tắc, theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam đã quy định
- Chưa thể hiện được tính răn đe đối với người vi phạm Lái xe Nguyễn Đức Tường có hành vi tái phạm lỗi cố tình dùng biển giả để gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong việc phát hiện và thực thi nhiệm vụ Do vậy căn cứ vào tình tiết tăng nặng này cần có hình phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn
c) Phương án 3
1 Đối với ông Nguyễn Đức Tường: Căn cứ điểm đ, khoản 4, Điều 22 -
Vận chuyển lâm sản trái pháp luật của Nghị định 157/2013/NĐ-CP và tình tiết tăng nặng (tái phạm hành vi vận chuyển lâm sản trái phép với biển giả)
- Phạt tiền: 25.000.000đ đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật
- Hình thức phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong thời hạn 06 tháng
Trang 72 Đối với bà La Thị Ánh Tuyết: Căn cứ điểm đ, khoản 4, Điều 23- Mua,
bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước của Nghị định 157/2013/NĐ-CP
- Phạt tiền: 25.000.000đ đối với hành vi mua bán lâm sản trái phép
- Hình thức phạt bổ sung: Tịch thu toàn bộ tang vật vi phạm là 1,03 m3 gỗ nghiến xẻ nhóm IIA
3 Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND huyện Ba Vì hoặc Chi cục
trưởng Chi cục kiểm lâm Hà Nội
Phương án này thì có những ưu điểm như sau:
Ưu điểm:
- Áp dụng đúng theo nguyên tắc, theo pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định
- Có tính răn đe cao, hạn chế việc vận chuyển lâm sản trái phép đối với lái
xe Nguyễn Đức Tường
d) Lựa chọn phương án giải quyết
Trong 03 phương án như đã nêu ở trên thì mỗi phương án đều có những ưu, nhược điểm khác nhau Sau khi cân nhắc những ưu nhược điểm của từng phương án cụ thể thì tôi lựa chọn việc xử lý theo phương án 3 bởi vì phương án này đồng thời thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật nhưng cũng đồng thời thể hiện tính răn đe cao, hạn chế vi phạm
5 Lập kế hoạch thực hiện phương án lựa chọn
Sau khi kiểm tra phát hiện ông Nguyễn Đức Tường và bà La Thị Ánh Tuyết có hành vi vận chuyển và mua bán lâm sản trái phép thì cần có kế hoạch biện pháp xử lý theo các bước chủ yếu như sau:
Bước thứ nhất: Đình chỉ ngay hành vi vi phạm của ông Nguyễn Đức
Tường, yêu cầu ông Tường cho kiểm tra xe, giấy phép lái xe, đăng ký xe và yêu
Trang 8cầu bà La Thị Ánh Tuyết xuất trình giấy tờ hợp pháp của 1,03 m3
gỗ nghiến xẻ nhóm IIA
Bước thứ hai: Khi kiểm tra và phát hiện ông Nguyễn Đức Tường vận
chuyển lâm sản trái phép, dùng xe ô tô biển giả để vận chuyển và bà La Thị Ánh Tuyết mua bán lâm sản trái phép, tổ công tác tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu lái xe về trụ sở cơ quan để chờ cấp có thẩm quyển xử lý
Bước thứ ba: Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính, Đội trưởng ra quyết
định tạm giữ xe ô tô, đăng ký, giấy phép lái xe và toàn bộ lâm sản trái phép Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động & PCCCR số 2 làm công văn báo cáo hành vi vi phạm và đề xuất mức xử phạt gửi Chủ tịch UBND Huyện Ba Vì xử lý (vụ việc này không thuộc thẩm quyền Đội trưởng)
Bước thứ tư: Ông Chủ tịch UBND Huyện Ba Vì sau khi xem xét, tính chất,
mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết tăng nặng được quy định tại Nghị định 157/NĐ-CP và đề xuất của Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động & PCCCR số 2 để ra quyết định hành chính với hình thức phạt tiền và các biện pháp khác như tịch thu tang vật sung công quỹ Nhà nước, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong thời hạn 06 tháng
Bước thứ năm: Sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực, ông Nguyễn Đức
Tường và bà La Thị Ánh Tuyết phải nộp tiền phạt tại nơi ghi trong quyết định
xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt Tiền nộp phạt vào ngân sách Nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước Ba Vì
Bước thứ sáu: Đối với 1,03 m3
gỗ nghiến xẻ nhóm IIA đã bị tịch thu, Đội kiểm lâm cơ động & PCCCR số 2 có trách nhiệm bảo quản và tiến hành làm hồ
sơ gửi cơ quan có chức năng tiến hành bán đấu giá để nộp tiền vào ngân sách Nhà nước
Bước thứ bảy: Nếu ông Nguyễn Đức Tường và bà La Thị Ánh Tuyết có
đơn khiếu nại thì thủ tục, thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật
Trang 96 Ý nghĩa của việc giải quyết phương án
Ý nghĩa về khoa học: Xử lý vụ việc đúng trình tự, đúng pháp luật, khách
quan, dân chủ, đúng người, đúng tội Đòi hỏi việc lập hồ sơ và củng cố hồ sơ phải chặt chẽ, chứng cứ, tang vật vi phạm phải chính xác, rõ ràng để khi xử lý không bị bỏ lọt hành vi của người vi phạm
Ý nghĩa nhận thức: Qua công tác đấu tranh phòng ngừa các hành vi vi
phạm hành chính, đối với đương sự đã nhận thấy mình đã vi phạm pháp luật của Nhà nước, tự giác chấp hành việc xử lý của cơ quan có thẩm quyền Từ đó có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng trong việc tuyên truyền, nhắc nhở người dân chấp hành tốt các quy định của Nhà nước về lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, góp phần nâng cao hiệu quả bảo v ệ rừng được tốt hơn
Ý nghĩa thực tiễn: Qua việc xử lý hành vi mua bán của bà La Thị Ánh
Tuyết và vận chuyển lâm sản trái phép của ông Nguyễn Đức Tường để thấy công tác xử lý được thuận lợi, bảo đảm quyền của người vi phạm và lợi ích của Nhà nước, xử lý đúng pháp luật thì cán bộ công chức được giao nhiệm vụ củng
cố hồ sơ, tham mưu xử lý phải chuẩn bị đầy đủ các văn bản Nhà nước quy định
về công tác quản lý bảo vệ rừng, đấu tranh làm rõ, giải thích cho đương sự thật
sự hiểu rõ hành vi vi phạm của mình và có thái độ chấp hành tốt
Ý nghĩa xã hội: Qua việc xử lý vi phạm hành chính trên, người dân tin và
hiểu hơn công việc của cán bộ kiểm lâm nói riêng và cán bộ công chức nói chung trong công tác thực thi quyền lực Nhà nước Củng cố lòng tin của người dân vào Nhà nước và sự nghiêm minh của pháp luật, tạo cơ sở để xã hội phát triển bền vững hơn
Trang 10PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Nhiệm vụ bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đã trở thành vấn đề cấp bách không chỉ của các cơ quan quản lý Nhà nước, các cấp ngành, các địa phương mà còn phải kể đến các tổ chức, cá nhân người dân
Ở nước ta đã áp dụng rất nhiều các biện pháp như biện pháp chính trị, kinh tế, hành chính, hình sự… tuy nhiên nạn phá rừng, vận chuyển lâm sản trái phép, săn bắt, buôn bán động vật hoang dã, tình trạng phá rừng làm nương rẫy, lấy gỗ vẫn diễn ra phức tạp, công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, gây bức xúc cho xã hội Vậy để công tác bảo vệ rừng và quản lý lâm sản hiệu quả cần làm tốt một số nội dung sau đây:
Thứ nhất, rà soát hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành
về bảo vệ và phát triển rừng; sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo hướng đảm bảo lợi ích của những người làm nghề rừng, những người trực tiếp tham gia bảo vệ rừng, tạo động lực thu hút đầu
tư cho công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng
Thứ hai, thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, phổ biến và triển khai ký
cam kết đến tận khu dân cư về việc thực hiện nghiêm chỉnh Luật bảo vệ và phát triển rừng đã được Quốc hội ban hành ngày 03/12/2004, Nghị định 157/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, Nghị định 40/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định 157/NĐ-CP
Thứ ba, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cùng với các cấp, các ngành
điều tra, xác định, phân rõ các loại rừng, lập kế hoạch quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng, giao rừng cho nhân dân quản lý và khai thác hợp lý Đồng thời thường xuyên thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết dứt điểm các tranh chấp về rừng, đất lâm nghiệp
Thứ tư, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản, xử lý đúng người, đúng tính chất vi phạm và xử lý phải