1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản ở huyện chương mỹ, thành phố hà nội

17 8,2K 88

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 274 KB

Nội dung

Nguyên nhân dẫn đến mất rừng là do tình trạng khai thác Rừng không hợp lý, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đặc biệt là do sức ép dân số ngày một tăng, xã hội ngày càng phát triển nên

Trang 1

I LỜI NÓI ĐẦU

1.1 Lý do lựa chọn đề tài

Như chúng ta đã biết, Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá Nó đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái Ngày nay diện tích rừng của nước ta đang bị suy giảm một cách nghiêm trọng, kéo theo đó là nhiều loài động vât, thực vật rừng quý, hiếm đang có nguy cơ đe dọa bị tuyệt chủng

Nguyên nhân dẫn đến mất rừng là do tình trạng khai thác Rừng không hợp

lý, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đặc biệt là do sức ép dân số ngày một tăng, xã hội ngày càng phát triển nên nhu cầu về đất ở và đất canh tác cũng như nhu cầu về gỗ và các loại lâm sản khác từ rừng ngày càng cao, dẫn đến diện tích rừng bị thu hẹp mạnh, chất lượng rừng thì suy giảm trầm trọng Chính vì vậy vấn đề bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hiện nay đang được nhà nước ta đặc biệt chú trọng

Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay, tình trạng vi phạm về các vấn đề quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt là nạn khai thác và buôn bán trái phép động vật, thực vật rừng quý hiếm đang diễn ra hầu như khắp cả nước với nhiều thủ đoạn tinh vi và phức tạp Các đối tượng không trừ một thủ đoạn nào, từ việc

sử dụng các phương tiện thô sơ, xe ô tô tải, xe ô tô chở khách ,thậm chí sử dụng

cả các loại xe đặc chủng của Công an, Quân đội, xe cứu thương để vận chuyển, buôn bán trái phép Nhiều loài động vật rừng, thực vật rừng quý hiếm đã tuyệt chủng và một số đang bên bờ tuyệt chủng Ý thức được vai trò vô cùng quan trọng của rừng đối với cuộc sống của con người, tôi mong muốn góp tiếng nói của mình nhằm cảnh báo nạn buôn bán và vận chuyển trái phép lâm sản nói chung và gỗ nói riêng đang diễn ra hàng ngày hầu như trên khắp cả nước, tôi

xây dựng đề tài: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng

và quản lý lâm sản ở huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội.

1.2 Mục tiêu đề tài

Trang 2

Ngăn chặn nạn chặt phá rừng trái pháp luật và xử lý triệt để các vụ việc vi phạm pháp luật về lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ và phát triển rừng; quản lý lâm sản góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sống của con người

1.3 Phương pháp nghiên cứu đề tài

- Phương pháp phân tích kẽ hở: tìm ra vi phạm của đối tượng vi phạm

- Phương pháp lý luận thực tiễn: căn cứ trên các văn bản quy phạm của Nhà nước

- Phương pháp so sánh: đưa ra các phương án tối ưu để lựa chọn cách giải quyết tốt nhất

1.4 Phạm vi nghiên cứu đề tài

- Phạm vi không gian: vụ việc mua, bán và vận chuyển gỗ trái pháp luật

từ tỉnh Yên Bái về địa bàn Thành phố Hà Nội qua thị trấn Xuân Mai do Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng số 1 (Đội KLCĐ&PCCCR số 1) quản lý

- Phạm vi thời gian: vụ việc xảy ra vào tháng 3 năm 2015

1.5 Bố cục của tiểu luận

Ngoài Lời nói đầu, Kiến nghị và kết luận, tài liệu tham khảo thì nội dung chính của tiểu luận gồm 5 phần:

1 Mô tả tình huống

2 Xác định mục tiêu, xử lý tình huống

3 Phân tích nguyên nhân và hậu quả

4 Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống

5 Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn

Do thời gian làm tiểu luận có hạn và năng lực của bản thân còn hạn chế nên bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các thầy cô góp ý cho bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn

Trang 3

II NỘI DUNG

2.1 Mô tả tình huống

Vào hồi 20h ngày 20/3/2015, KLCĐ&PCCCR số 1 nhận được thông tin mật báo gửi về với nội dung: “Có 1 chuyến xe mang biển kiểm soát 29C - 00546 đang chuyển lâm sản không rõ nguồn gốc theo hướng từ Yên Bái về Hà Nội vào khoảng thời gian từ 02 giờ đến 03 giờ ngày 21/3/2015 giờ sẽ đi qua địa phận thị trấn Xuân Mai” Sau khi nhận được tin báo đội trưởng đội KLCĐ&PCCCR số 1

đã huy động lực lượng mật phục tại Ngã ba Xuân Mai để tiếp cận và kiểm tra chiếc xe trên Vào lúc 03h ngày 21/3/2015 chiếc xe tải trọng 6500kg mang biển Kiểm soát trên di chuyển qua địa bàn thị trấn Xuân Mai, các Kiểm lâm viên (KLV) trong đội đã cho xe dừng lại và tiến hành kiểm tra Theo kiểm tra ban đầu của KLV Nguyễn Thanh Bình, trên xe mang biển kiểm soát 29C - 00546 đang chở 100 cục gỗ xẻ pơ mu thuộc nhóm IIA có tên khoa học là

Fokienniahodginsii (theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP quy định về danh mục

động, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm) Trong quá trình lấy thông tin về số lâm sản trên thì lái xe là anh Nguyễn Văn Nam sinh năm 1971 trú tại xã Long Phú – huyện Quốc Oai đã không xuất trình được giấy tờ hợp lệ về nguồn gốc của số lâm sản trên Cùng đi trên xe có anh Trần Thành Công sinh năm 1978 trú tại thị trấn Xuân Mai – Huyện Chương Mỹ là chủ của lô hàng, anh Công cũng không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của số gỗ trên Theo lời khai từ anh Nguyễn Văn Nam cung cấp thì anh Nam được anh Công thuê chở số lâm sản trên với giá 8 triệu đồng chở từ Yên Bái về Hà Nội tiêu thụ Anh Công nói với anh Nam số gỗ này đã có giấy tờ hợp pháp nên anh Nam an tâm di chuyển mà không kiểm tra lại

Theo lời khai từ anh Trần Thành Công thì số hàng trên anh mua của một người quen biết ở Yên Bái Anh Công cung cấp thêm hiện anh đang là giám đốc công ty TNHH Thành Công tại thị trấn Xuân Mai – Chương Mỹ – Hà Nội Anh

Trang 4

mua số gỗ trên về phục vụ mục đích chế biến thành sản phẩm đồ gỗ nội thất để kinh doanh

Tại thời điểm kiểm tra anh Công không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc của số gỗ trên nên KLV Nguyễn Thanh Bình đã tiến hành lập biên bản kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính (BBVPHC) và đưa đối tượng cùng với tang vật, phương tiện vi phạm vào trụ sở làm việc chính của Đội tại Phú La-

Hà Đông –Hà Nội để bàn giao lại cho Đội trưởng Đội KLCĐ&PCCCR số 1 tiến hành giải quyết theo đúng thẩm quyền

2.2 Xác định mục tiêu xử lý tình huống

Nhà nước Việt Nam là Nhà nước Xã hội chủ nghĩa, Nhà nước quản lý bằng pháp luật, thông qua pháp luật như là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước và là cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động của đời sống xã hội Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải được xem xét và xử lý trên cơ sở các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo tính công minh, khách quan, giũ vững an ninh trật tự,

an toàn xã hội và bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và nâng cao hiệu lực quản

lý nhà nước

Trong tình huống này cần xác định rõ mục tiêu xử lý là xác định nguồn gốc số lâm sản vận chuyển trái phép trên và hành vi cố tình vi phạm của các tổ chức, cá nhân liên quan trên cơ sở các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản Để giải quyết tình huống trên cho thấu tình đạt lý, không trái với những quy định của pháp luật, bảo vệ được quyền lợi của các bên thì cần đề cập đến các mục tiêu chính sau:

- Giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh, khách quan Tránh những suy nghĩ tiêu cực, không hợp tác của người vi phạm trong việc thi hành các mức xử phạt của cơ quan chức năng đưa ra

- Cần làm rõ tình huống trên là hành vi vi phạm do tổ chức thực hiện hay

do cá nhân để có hình thức xử phạt hợp lý Nếu là tổ chức vi phạm thì mức phạt

sẽ bằng 02 lần mức phạt do cá nhân vi phạm với cùng một hành vi vi phạm và

Trang 5

mức độ vi phạm (theo điều 7 trong Nghị định 157/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản

lý lâm sản)

- Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ gìn trật tự, kỷ cương phép nước;

- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và thực thi đúng pháp luật cho toàn

xã hội;

- Bảo vệ lợi ích chính đáng cho nhà nước, tổ chức xã hội và công dân;

- Giải quyết hài hòa giữa tính pháp lý, lợi ích kinh tế xã hội và của công dân thể hiện tính công bằng, dân chủ, văn minh trong mối quan hệ xã hội

- Để giải quyết vụ việc trên cần căn cứ các quy định sau của pháp luật: + Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03/12/2004;

+ Luật xử lý vi phạm hành chính 2012;

+ Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

+ Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định

xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

+ Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 về bán đấu giá tài sản

2.3 Phân tích nguyên nhân và hậu quả

Bất kỳ một sự việc nào xảy ra trong đời sống xã hội đều có những nguyên nhân của nó Việc phân tích nguyên nhân của tình huống này sẽ giúp cho chúng

ta xây dựng được các phương án giải quyết có hiệu quả, mang tính khoa học và đúng pháp luật

2.3.1 Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm trên trong đó phải kể đến một số nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau:

Trang 6

- Thứ nhất: Do sự phát triển của xã hội và sự tăng nhanh của dân số dẫn đến tăng nhu cầu về đất ở, đất canh tác cũng như nhu cầu về sử dụng lâm sản trong công nghiệp tăng mạnh

- Thứ hai: Do nguồn lợi nhuận lớn thu được từ việc buôn bán, vận chuyển lâm sản nên nhiều người dân đã bất chấp pháp luật để thực hiện hành vi buôn bán vận chuyển lâm sản trái pháp luật

- Thứ ba: Do nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, sự kém hiểu biết về pháp luật nên đã dẫn đến tình trạng phá rừng bừa bãi chỉ vì mục đích lợi nhuận trước mắt, tạo điều kiện cho lâm tặc thực sự lợi dụng hoành hành ngang nhiên hơn

- Thứ tư: Do sự thiếu tôn trọng pháp chế Xã hội chủ nghĩa của người bán lâm sản, người mua và người vận chuyển Mặc dù biết hành vi đó là vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện

- Thứ Năm: Do hoạt động quản lý Nhà nước các cấp còn thiếu sót và chưa thực sự hiệu quả nên đã để tình trạng này xảy ra mà không cơ quan nào hay biết nếu như không có nguồn thông tin mật do Đội KLCĐ&PCCCR số 1 cài đặt sẵn trên đó

- Thứ sáu: Do sự mất đoàn kết giữa người dân địa phương nơi xảy ra vụ việc với cán bộ quản lý địa bàn đó nên mặc dù biết nhưng họ cũng không khai báo cho cơ quan quản lý mà cứ để sự việc diễn ra

- Thứ bảy: Do sự sa sút về phẩm chất đạo đức của một số bộ phận cán bộ, công chức liên quan đến vụ việc đã dẫn đến tình trạng này

2.3.2 Hậu quả

Tình huống nêu trên đây là một trong số những vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng diễn ra hàng ngày, phổ biến trong nền kinh tế hiện nay Tình trạng này đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng không chỉ về kinh tế, xã hội mà còn thiệt hại cả về tinh thần đối với những người dân đang tin tưởng vào tính công bằng của pháp luật Khi một vụ việc phá rừng xảy

Trang 7

ra thì thiệt hại đầu tiên đó là nguồn tài nguyên rừng bị suy giảm, rừng bị tàn phá nặng nề mà không có cơ quan quản lý biết để phòng ngừa và ngăn chặn Đến khi phát hiện ra thì không còn khả năng ngăn chặn mà chỉ tốn tiền của xã hội vào đầu tư xây dựng lại những cây con, điều này không những tốn tiền mà còn tốn công trồng, chăm sóc, trông nom mới mong khôi phục được như hiện trạng cũ Bên cạnh thiệt hại về kinh tế, thiệt hại về mặt xã hội cũng không kém Khi lâm tặc hoành hành họ sẽ bất chấp mọi yếu tố để đạt được lợi ích trước mắt, khi những mâu thuẫn giữa người mua, người bán, người vận chuyển xảy ra thì không có ai biết để can thiệp, kéo theo đó là những nạn như đâm thuê, chém mướn, những vụ trả thù vì mục đích tư lợi cá nhân xảy ra thường xuyên Điều này làm cho tình hình an ninh trật tự ở những nơi đây diễn ra ngày càng xấu hơn Dân mất dần niềm tin vào cơ quan chức năng vì cuộc sống của họ cũng đang từng ngày bị ảnh hưởng bởi chính những sự mất trật tự xã hội này Điều đáng sợ nhất mà tình huống này gây ra đó chính là sự mất uy tín của pháp chế Nhà nước với người dân, dân không còn tin vào Đảng thì khó có thể chèo lái con thuyền Xã hội chủ nghĩa đi đến thành công

2.4 Xây dựng phương án và lựa chọn phương án giải quyết tình huống

Theo tình huống nêu trên thì số gỗ mà ông Trần Thành Công không chứng minh được nguồn gốc rõ ràng là 100 cục PơMu xẻ hộp, quy tròn ra là 1,850 m3

Căn cứ vào biên bản kiểm tra và dựa trên tình hình thực tế tôi xin đưa ra một số phương án xử lý như sau:

a) Phương án 1

1 Đối với anh Nguyễn Văn Nam: Căn cứ điểm đ, khoản 4, Điều 22 - Vận

chuyển lâm sản trái pháp luật của Nghị định 157/2013/NĐ-CP

- Hình thức phạt chính: Phạt anh Nguyễn Văn Nam 25.000.000đ về hành vi

vận chuyển lâm sản trái pháp luật

- Hình thức phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe ô tô của anh Nguyễn Văn Nam trong thời hạn 06 tháng

Trang 8

2 Đối với anh Trần Thành Công: Căn cứ điểm đ, khoản 4, Điều 23-

Mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước của Nghị định 157/2013/NĐ-CP

- Hình thức phạt chính: Phạt anh Trần Thành Công 25.000.000đ về hành vi mua lâm sản trái với các quy định của Nhà nước

- Hình thức phạt bổ sung: Tịch thu toàn bộ tang vật vi phạm là 1,850 m3 gỗ

Pơ Mu

Phương án này thì có những ưu, nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

- Áp dụng đúng theo nguyên tắc, theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam đã quy định

- Có tính răn đe cao từ đó sẽ hạn chế được những người có ý định vi phạm với những hành động tương tự

Nhược điểm:

- Chưa tính đến tình tiết vi phạm của anh Công là tổ chức vi phạm chứ không phải cá nhân vi phạm

- Chưa tính đến tình tiết giảm nhẹ của anh Nam

b) Phương án 2

1 Đối với anh Nguyễn Văn Nam: Căn cứ điểm đ, khoản 4, Điều 22 - Vận chuyển lâm sản trái pháp luật của Nghị định 157/2013/NĐ-CP

- Hình thức phạt chính: Phạt anh Nguyễn Văn Nam 25.000.000đ về hành vi

vận chuyển lâm sản trái pháp luật

- Hình thức phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe ô tô của anh Nguyễn Văn Nam trong thời hạn 06 tháng

Trang 9

2 Đối với anh Trần Thành Công: Căn cứ điểm đ, khoản 4, Điều 23-

Mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước của Nghị định 157/2013/NĐ-CP và khoản 1 điều 7- Áp dụng xử phạt vi phạm hành chính

- Hình thức phạt chính: Phạt anh Trần Thành Công 50.000.000đ về hành vi mua lâm sản trái với các quy định của Nhà nước dưới hình thức tổ chức vi phạm

- Hình thức phạt bổ sung: Tịch thu toàn bộ tang vật vi phạm là 1,850 m3 gỗ

PơMu

Phương án này thì có những ưu, nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

- Áp dụng đúng theo nguyên tắc, theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam đã quy định

- Có tính răn đe cao từ đó sẽ hạn chế được những người có ý định với những hành động tương tự

- Có tính đến tình tiết mua bán dưới hình thức tổ chức của công ty TNHH Thành Công ở thị trấn Xuân Mai- Chương Mỹ- Hà Nội

- Chưa tính đến tình tiết giảm nhẹ cho lái xe Nguyễn Văn Nam

c) Phương án 3

1 Đối với anh Nguyễn Văn Nam: Căn cứ điểm đ, khoản 4, Điều 22 - Vận

chuyển lâm sản trái pháp luật của Nghị định 157/2013/NĐ-CP

- Hình thức phạt chính: Phạt anh Nguyễn Văn Nam 25.000.000đ về hành

vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật

- Hình thức phạt bổ sung: Không áp dụng

Trang 10

2 Đối với anh Trần Thành Công: Căn cứ điểm đ, khoản 4, Điều 23-

Mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước của Nghị định 157/2013/NĐ-CP và khoản 1 điều 7- Áp dụng xử phạt vi phạm hành chính

- Hình thức phạt chính: Phạt anh Trần Thành Công 50.000.000đ về hành vi mua lâm sản trái với các quy định của Nhà nước dưới hình thức tổ chức vi phạm

- Hình thức phạt bổ sung: Tịch thu toàn bộ tang vật vi phạm là 1,850 m3 gỗ

Pơ Mu

Phương án này thì có những ưu điểm như sau:

Ưu điểm:

- Áp dụng đúng theo nguyên tắc, theo pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định

- Có tính răn đe cao từ đó sẽ hạn chế được những người có ý định với những hành động tương tự

- Có tính đến tình tiết mua bán dưới hình thức tổ chức của công ty TNHH Thành Công ở thị trấn xuân Mai- chương Mỹ- Hà Nội

- Có tính đến tình tiết giảm nhẹ đối với lái xe Nguyễn Văn Nam

d) Lựa chọn phương án giải quyết

Trong 03 phương án như đã nêu ở trên thì mỗi phương án đều có những ưu, nhược điểm khác nhau Sau khi cân nhắc những ưu nhược điểm của từng phương án cụ thể thì tôi lựa chọn việc xử lý theo phương án 3 bởi vì phương án này đồng thời thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật nhưng cũng đồng thời thể hiện tính giáo dục đối với các đối tượng vi phạm

Ngày đăng: 30/01/2016, 12:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Luật bảo vệ và phát triển rừng (2004) Khác
2. Luật xử phạt vi phạm hành chính (2012) Khác
3. Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Khác
4. Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản Khác
5. Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 về bán đấu giá tài sản Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w