TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG THÀNH PHỐ HÀ NỘI Lớp bồi dưỡng ngạch Chuyên viên K4A - 2015 TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: Xác định thẩm quyền ban hành văn bản quy định việc đi
Trang 1TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG THÀNH PHỐ HÀ
NỘI Lớp bồi dưỡng ngạch Chuyên viên K4A - 2015
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
Xác định thẩm quyền ban hành văn bản quy định việc điều chỉnh, bổ sung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ sở y tế
của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội
Họ và tên: Vũ Thị Hạnh Chức vụ: Chuyên viên Đơn vị công tác: Phòng Văn bản pháp quy
Sở Tư pháp TP Hà Nội
Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2015
Trang 2Phần I MỞ ĐẦU 1) Lý do lựa chọn đề tài
Cùng với sự phát triển nền kinh tế - xã hội các loại hình khám chữa bệnh ngày càng trở nên phong phú và đa dạng giúp cho người dân thành phố Hà Nội
có nhiều cơ hội lựa chọn các loại hình dịch vụ khám chữa bệnh phù hợp với khả năng chi trả của mình Phấn đấu đạt đến sự công bằng hơn trong việc tiếp cận sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh là một vấn đề quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội đối với lĩnh vực y tế, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã xem xét và nghiên cứu việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc điều chỉnh, bổ sung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ sở y tế của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội
Tôi là một công chức làm việc tại phòng Văn bản pháp quy – Sở Tư pháp thành phố Hà Nội, chức năng nhiệm vụ của phòng nơi tôi làm việc là tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội do các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân Thành phố chủ trì, soạn thảo Do đó, tiểu luận tình huống của tôi lựa chọn đó là việc góp ý cho Sở Y tế - cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân trong việc xác định thẩm quyền ban hành việc điều chỉnh, bổ sung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ sở y tế của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội mà Sở Y tế là cơ quan được Ủy ban nhân dân giao chủ trì, soạn thảo dự thảo
2) Mục tiêu lựa chọn đề tài
Văn bản quy phạm pháp luật do thành phố Hà Nội ban hành muốn đảm bảo được chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào việc tuân thủ chặt chẽ quy trình soạn thảo và ban hành văn bản theo quy định của Luật ban hành văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004; một trong những khâu quan trọng nhất của quy trình ban hành văn bản là góp ý, thẩm định văn bản Do đó, tôi tham gia góp ý vào việc xác định thẩm quyền ban hành văn bản quy định về việc điều chỉnh giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ sở y tế của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội giúp Sở Y tế xác định chính xác thẩm
Trang 3quyền ban hành văn bản để xây dựng dự thảo báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố
có ý nghĩa rất quan trọng Việc xác định đúng thẩm quyền ban hành sẽ đảm bảo cho văn bản của thành phố Hà Nội ban hành có hiệu lực pháp lý cao, không trái với các quy định pháp luật của văn bản Trung ương, làm tăng sự tin tưởng và làm theo pháp luật của người dân, giúp cho hoạt động quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội đạt được hiệu quả cao góp phần ổn định trật tự an ninh, an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế của Thủ đô
3) Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết tình huống này, tôi sử dụng các phương pháp: thu thập thông tin (tìm hiểu các văn bản liên quan đến việc quy định thẩm quyền về giá); phân tích; và phương pháp đánh giá
4) Phạm vi nghiên cứu
Xung quan nội dung công văn của Sở Y tế về việc yêu cầu Sở Tư pháp tham gia ý kiến đối với việc xác định thẩm quyền ban hành văn bản quy định về việc điều chỉnh, bổ sung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ sở y tế của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội
5) Bố cục của tiểu luận
Bố cục của tiểu luận gồm ba phần:
Phần I Mở đầu
1) Lý do lựa chọn đề tài
2) Mục tiêu chọn đề tài
3) Phương pháp nghiên cứu
4) Phạm vi nghiên cứu
5) Bố cục
Phần II Nội dung
1) Mô tả tình huống
2) Xác định mục tiêu xử lý tình huống
3) Phân tích nguyên nhân và hậu quả
4) Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
5) Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã chọn
Phần III Kết luận và kiến nghị
Trang 4Phần II NỘI DUNG
Ngày 22/5/2014, Sở Y tế thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 1713/SYT-TCKT đề nghị Sở Tư pháp tham gia ý kiến về việc xác định thẩm quyền ban hành quy định về việc điều chỉnh, bổ sung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ sở y tế của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội Nội dung công văn như sau:
Thực hiện Công văn số 3306/UBND–TH ngày 13/5/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc giao Sở Y tế căn cứ vào các quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ trì, soạn thảo
dự thảo Quyết định ban hành Quy định về việc điều chỉnh, bổ sung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ sở y tế của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội trình Ủy ban nhân dân thành phố
Tại Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2008 có quy định “Căn cứ vào khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 3 Điều này, Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế và các bộ khác; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương theo đề nghị của
Ủy ban nhân dân cùng cấp.”
Tuy nhiên, tại Luật giá năm 2012 lại quy định “ Bộ trưởng Bộ Tài chính,
các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định giá hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 19 của Luật này theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ.” (Điều 19 Nhà nước định khung giá và mức giá cụ
thể đối với: Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và dịch vụ giáo dục, đào tạo tại cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở giáo dục, đào tạo của Nhà nước;)
Cùng quy định về việc định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước nhưng lại có quy định khác nhau về thẩm quyền ban hành Để soạn thảo dự thảo Quyết định ban hành quy định về việc điều chỉnh, bổ sung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với các
cơ sở y tế của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội phù hợp và không trái với các
Trang 5quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2008 vả Luật Giá năm 2012 về thẩm quyền ban hành đề nghị Sở Tư pháp tham gia ý kiến về việc xác định thẩm quyền ban hành văn bản trên để Sở Y tế soạn thảo dự thảo và trình Ủy ban nhân dân thành phố cho đúng tiến độ
2) Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Theo yêu cầu tại công văn số 1713/SYT-TCKT của Sở Y tế, để xác định được thẩm quyền ban hành về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ
sở y tế của nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội chính xác không trái với quy định của pháp luật cần phải tìm được các văn bản hướng dẫn có liên quan đến vấn đề này
Việc xác định chính xác thẩm quyền ban hành thuộc về Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội hay Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội góp phần làm cho văn bản của thành phố khi được ban hành không vi phạm các quy định của pháp luật cấp trên và có hiệu lực áp dụng ngay vào thực tiễn, đáp ứng được nhu cầu quản lý nhà nước về vấn đề khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội Bảo
vệ được lợi ích chính đáng không chỉ của các cơ sở y tế của Nhà nước mà còn bảo vệ được quyền và lợi ích của người khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thành phố
3) Phân tích nguyên nhân và hậu quả
3.1 Nguyên nhân dẫn đến tình huống trên
Một số nguyên nhân dẫn đến việc có sự quy định khác nhau về thẩm quyền ban hành văn bản quy định về cùng một lĩnh vực dẫn đến sự lúng túng, khó khăn trong việc áp dụng văn bản để xây dựng dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố đối với cơ quan chủ trì, soạn thảo
Thứ nhất: khi tham gia góp ý dự thảo Luật Giá năm 2012 cơ quan xây dựng dự thảo Luật đã chưa chú trọng việc việc rà soát, đối chiếu và so sánh các quy định về thẩm quyền ban hành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2008 dẫn đến tình trạng khi góp ý dự thảo Luật Giá lại quy định thẩm quyền ban hành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khác với
Trang 6thẩm quyền ban hành được quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh dẫn đến sự chồng chéo và mâu thuẫn nhau
Thứ hai: khi ở giai đoạn soạn thảo dự thảo Luật cơ chế đặt ra là phát huy trí tuệ của từng nhà chuyên môn cũng như cơ quan ban hành phải lấy ý kiến đóng góp và phải có sự phản biện của cơ quan, tổ chức và xã hội Nhưng thực tế khâu này làm chưa tốt thậm chí cẩu thả dẫn đến tình trạng cùng quy định về vấn
đề giá dịch vụ y tế nhưng lại quy định khác nhau về thẩm quyền ban hành
Thứ ba: các văn bản của Trung ương chỉ quy định chung chung về giá và giao cho các cơ quan quản lý căn cứ vào nhu cầu thực tiễn quản lý tại địa phương để ban hành mà chưa có văn bản chung hướng dẫn thống nhất về thẩm quyền ban hành giá theo Luật Khám chữa bệnh hay theo Luật Giá
Thứ tư: công việc chính của cán bộ, công chức trong cơ quan thiên về công tác chuyên môn, kỹ thuật, vì thế khả năng tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cán bộ, công chức trong ngành y tế còn hạn chế Do đó, khi bắt tay vào việc soạn thảo văn bản đọc các quy định của Luật có sự mâu thuẫn nhau dẫn đến việc lúng túng trong việc xác định thẩm quyền ban hành là điều rất dễ hiểu
Thứ năm: do hiện nay chưa có phòng pháp chế tại Sở Y tế để tư vấn, tham mưu và giúp Sở về công tác xây dựng văn bản Do đó, khi được Ủy ban nhân dân thành phố giao chủ trì, soạn thảo lãnh đạo sẽ phân về các phòng chuyên môn phụ trách lĩnh vực đó để soạn thảo Dẫn đến tình trạng nội dung dự thảo thì nắm rất rõ và chính xác nhưng xác định hình thức để thể hiện nội dung văn bản
là Nghị quyết của Hội đồng nhân dân hay Quyết định của Ủy ban nhân dân thì lại rất mơ hồ và lúng túng
3.2 Hậu quả
Việc xác định không đúng thẩm quyền ban hành sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng:
Thứ nhất: Văn bản ban hành không đúng thẩm quyền không có giá trị về mặt pháp lý trong thực tiễn làm cho văn bản khi ban hành ra không thực hiện được
Trang 7Thứ hai: việc ban hành sai thẩm quyền sẽ làm tốn kém thời gian, công sức trong quá trình xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện việc soạn thảo dự thảo,
tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị để lấy ý kiến các chuyên gia, cơ quan chuyên môn và tổ chức, cá nhân có liên quan; tốn kém ngân sách nhà nước trong việc trích một phần kinh phí vào quá trình xây dựng, soạn thảo văn bản
Thứ ba: ban hành văn bản không đúng thẩm quyền ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác quản lý của thành phố đối với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân Ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các cơ sở khám chữa bệnh và lợi ích của người bệnh Làm giảm lòng tin của nhân dân đối với hệ thống pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước
4) Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
Qua việc phân tích, xác định mục tiêu của tình huống đặt ra tôi có thể đưa
ra các phương án xác định thẩm quyền ban hành quy định điều chỉnh, bổ sung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ sở y tế của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội
4.1 Phương án 1: Ủy ban nhân dân ban hành Quyết định quy định về việc điều chỉnh, bổ sung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ sở y tế của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội
Nếu cơ quan chủ trì, soạn thảo dự thảo ban hành thuộc thẩm quyền của
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có những ưu điểm và nhược điểm sau:
a) Ưu điểm:
Thứ nhất: Phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Giá năm 2012
và phù hợp với quy định tại điểm i khoản 4 Điều 8 Nghị định 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá Theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật này thì “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định giá hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 19 của Luật này theo
sự phân công, phân cấp của Chính phủ.”; điểm i khoản 4 Điều 8 Nghị định 177/2013/NĐ-CP có quy định “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương”
Trang 8Thứ hai: vì Ủy ban nhân dân thành phố là cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế…đối với mọi đối tượng sinh sống
và cư trú trên địa bàn thành phố nên việc Ủy ban nhân dân ban hành Quyết định quy định điều chỉnh giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ sở
y tế của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội là phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình
Thứ ba: Ủy ban nhân dân hoạt động thường xuyên, thống nhất và liên tục nên việc Ủy ban nhân dân ban hành Quyết định này sẽ giúp cho các cơ sở y tế của Nhà nước đều phải áp dụng chung và thống nhất mức giá được Ủy ban nhân dân thành phố quy định, đảm bảo được quyền và lợi ích không những của người dân đi khám chữa bệnh mà còn đảm bảo được nguồn thu của các cơ sở khám chữa bệnh
Thứ tư: hình thức hoạt động chủ yếu của Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2003 là phiên họp mỗi tháng một lần Thông qua phiên họp Ủy ban nhân dân nắm bắt được tình hình khám chữa bệnh của người dân để có thể điều chỉnh và đưa ra được mức giá quy định về khám chữa bệnh dịch vụ một cách nhanh chóng và phù hợp đáp ứng được tình hình quản lý khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố
Thứ năm: thành phần tham dự phiên họp của Ủy ban nhân dân thành phố ngoài các thành viên của Ủy ban nhân dân còn có sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể xã hội và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân nên khi họp bàn về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực y tế thì các đại biểu tham dự cuộc họp sẽ có những ý kiến của mình xung quanh việc điều chỉnh giá để Ủy ban nhân dân nắm vững được tình hình thực tiễn và đưa ra được quyết định phù hợp
b) Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì còn tồn tại những nhược điểm sau:
Thứ nhất: Giá dịch vụ khám chữa bệnh là một trong những vấn đề rất nhạy cảm bởi nó ảnh hưởng và tác động rất lớn đến người dân đi khám chữa
Trang 9bệnh nên nếu để Ủy ban nhân dân ban hành Quyết định sẽ không thể hiện được
ý chí của đối tượng chịu sự tác động - người dân khám bệnh, chữa bệnh mà chỉ thể hiện được ý chí chủ quan của người quản lý vào trong Quyết định
Thứ hai: Ủy ban nhân dân thành phố quản lý hoạt động trên tất cả các lĩnh vực nên chỉ có thể quản lý một cách bao quát, chung chung chứ không quản lý một cách cụ thể tới từng lĩnh vực do đó không thể đưa ra được mức giá phù hợp nhất về vấn đề giá dịch vụ khám chữa bệnh
4.2 Phương án 2: Hội đồng nhân dân thành phố ban hành Nghị quyết
về việc điều chỉnh, bổ sung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ sở y tế của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội
a) Ưu điểm:
Thứ nhất: Hội đồng nhân dân ban hành Nghị quyết phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 88 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2008 Tại khoản 4 Điều
88 Luật này quy định “Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc phạm
vi quản lý của địa phương theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cùng cấp.”
Thứ hai: Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước của Thành phố Hà Nội, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân nên khi Hội đồng nhân dân ban hành Nghị quyết về việc điều chỉnh, bổ sung một số giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ sở y tế của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội sẽ thể hiện được ý chí và nguyện vọng của đối tượng chịu sự tác động – người dân khám bệnh, chữa bệnh, đảm bảo được việc tham gia của người dân trong việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với vấn đề này
Thứ ba: Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội có chức năng giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và của nhân dân thành phố Do đó, khi Nghị quyết Hội đồng nhân dân ban hành có hiệu lực thi hành thì Hội đồng nhân dân thực hiện chức năng của mình là giám sát việc chấp hành theo quy định pháp luật đối với các cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh của thành phố để đảm bảo quyền và lợi ích của người
Trang 10dân đi khám bệnh, chữa bệnh; đồng thời đánh giá được tính hợp lý của quy định khi triển khai vào thực tiễn
b) Nhược điểm
Thứ nhất: nếu Hội đồng nhân dân ban hành theo hình thức Nghị quyết sẽ không phù hợp với Luật ban hành văn bản năm 2008 về xác định thẩm quyền ban hành khi có sự mâu thuẫn trong cùng một lĩnh vực Tại Khoản 3 Điều 83 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 có quy định: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà
có các quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.”
Thứ hai: Theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2003 thì Hội đồng nhân dân họp mỗi năm 02 kỳ, thời gian mỗi kỳ họp lại rất ít có từ 03 – 04 ngày mà nội dung mỗi kỳ họp thường có rất nhiều vấn
đề cần đưa ra để ban hành Nghị quyết Do đó dẫn tới việc các vấn đề cần thảo luận, quyết định sẽ không có đủ thời gian nhất là vấn đề về quy định giá khám chữa bệnh lại là một vấn đề rất nhạy cảm ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích và quyền lợi của người khám chữa bệnh Khi đưa nội dung này ra kỳ họp của Hội đồng nhân dân để thông qua ban hành sẽ dẫn đến tình trạng thảo luận qua loa và ban hành sẽ không đi sâu, đi sát với thực tiễn dẫn tới việc khi ban hành văn bản không có tính khả thi cao
Thứ ba: đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố là những người do nhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân tham dự các kỳ họp của Hội đồng nhân dân và tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến và biểu quyết các vấn đề thuộc chức năng nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân Tuy nhiên, đa số đại biểu Hội đồng nhân dân lại hoạt động kiêm nhiệm, không có nhiều thời gian giành cho công tác đại biểu trong khi đó các đại biểu chuyên trách lại rất ít nên không thể tổ chức nhiều cuộc giám sát, điều tra tình hình khám chữa bệnh của người dân nên không nắm bắt được bức xúc của người dân trong việc khám chữa bệnh để đưa ra các kiến nghị trong phiên họp nhằm nâng cao chất lượng