1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

So sánh 2 mô hình kinh doanh starbucks và trung nguyên coffee

36 7,2K 88

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 7,46 MB

Nội dung

So sánh 2 mô hình kinh doanh starbucks và trung nguyên coffee

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH



Chủ đề thảo luận:

SO SÁNH 2 MÔ HÌNH KINH DOANH

STARBUCKS VÀ TRUNG NGUYÊN COFFEE

GVHD : TS.Phạm Xuân Lan LỚP : CAO HỌC ĐÊM 4 KHÓA : K22

Tp.HCM, Tháng 11 Năm 2013

Chủ đề thảo luận: SO SÁNH 2 MÔ HÌNH KINH DOANH STARBUCKS VÀ

Trang 2

Nhóm thực hiện: Nhóm 6

MỤC LỤC

Trang 3

I LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH KINH DOANH 4

1 Định nghĩa 4

2 Các mô hình kinh doanh phổ biến 4

3 Mô hình CANVAS 5

II MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA STARBUCKS 8

1 Phân khúc khách hàng (Customer Segments) 8

2 Định vị các giá trị (Values Proposition) 8

3 Phương thức tiếp cận (Channels) 15

4 Quan hệ khách hàng (Customer Relationships) 16

5 Đối tác chiến lược (Key Partnerships) 18

6 Nguồn lực chủ yếu (Key Resources) 20

III MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA TRUNG NGUYÊN 24

1 Phân khúc khách hàng (Customer Segments) 24

2 Định vị các giá trị (Values Proposition) 24

3 Phương thức tiếp cận (Channels) 28

4 Quan hệ khách hàng (Customer relationships) 29

5 Nguồn lực chủ yếu (Key Resources) 32

6 Nguồn thu (Revenue Streams): 33

IV SO SÁNH 2 MÔ HÌNH KINH DOANH STARBUCKS VÀ TRUNG NGUYÊN 33

V 5 NHÂN TỐ GIÚP STARBUCKS THÀNH CÔNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH CAFÉ 36

Trang 4

I LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH KINH DOANH

1 Định nghĩa

Thuật ngữ mô hình kinh doanh xuất hiện vào những năm của thập niên 1950 và chỉmới được phổ biến trong những năm của thập niên 1990

Đã có nhiều người ra nhiều cách định hình những mô hình kinh doanh:

 Theo Paul Timmers, 1998: “Mô hình kinh doanh là cách bố trí, sắp xếp các sảnphẩm dịch vụ và các dòng thông tin, bao gồm việc mô tả các yếu tố của quá trình kinhdoanh và vai trò của nó đối với kinh doanh Đồng thời mô tả các nguồn doanh thu, khảnăng thu lợi nhuận từ mỗi mô hình kinh doanh đó”

 Theo Ostenwalder, Pigneur and Tucci, 2005: “Một mô hình kinh doanh là mộtcông cụ quan niệm chứa một bộ có nhiều phần tử và các quan hệ của chúng và chophép thể hiện luận lý doanh nghiệp của một công ty nào đó Nó miêu tả giá trị khảnăng chào hàng của một công ty trong một hoặc nhiều loại khách hàng và nó cũngmiêu tả nghệ thuật kiến trúc của công ty và mạng lưới đối tác nó dùng để tạo lập, tiếpthị và giao hàng giá trị nói trên và vốn liếng quan hệ, nhằm phát sinh các dòng doanhthu có khả năng lợi nhuận và chống đỡ, kéo dài được”

 Theo Efraim Turban, 2006: “Mô hình kinh doanh là một phương pháp tiến hànhkinh doanh qua đó doanh nghiệp có được doanh thu, điều kiện cơ bản để tồn tại vàphát triển trên thị trường”

2 Các mô hình kinh doanh phổ biến

2.1 Mô hình kinh doanh của Johnson dựa trên 4 thành phần chính:

Trang 5

 Các quan hệ.

 Công thức tạo lợi nhuận

2.3 Cấu trúc mô hình kinh doanh Canvas của Osterwalder dựa trên 9 thành phần chính:

 Phân khúc khách hàng (Customer Segments)

 Định vị giá trị (Value Proposition)

 Phương thức tiếp cận (Channels)

 Quan hệ khách hàng (Customer Relationships)

 Đối tác chiến lược (Key Partnerships)

 Nguồn lực chủ yếu (Key Resources)

 Hoạt động chính (Key Activities)

 Nguồn thu (Revenue Streams)

 Cấu trúc chi phí (Cost Structure)

3 Mô hình CANVAS

Từ những định nghĩa ở trên, để thực hiện so sánh mô hình kinh doanh của Starbuck vàTrung Nguyên, nhóm dựa trên 9 yếu tố cơ bản của mô hình kinh doanh như sau:

3.1 Phân khúc khách hàng (Customer Segments):

Trong bất cứ một ngành kinh doanh nào, doanh nghiệp đều phải xác định nhóm kháchhàng riêng của mình Một xu hướng được nhiều người áp dụng là phân chia kháchhàng theo các yếu tố về nhân khẩu học, ví dụ như giới tính, độ tuổi, phân vùng địa lý.Bên cạnh những điều cần thiết này, khách hàng cũng cần phải được chia ra theo đặcđiểm tính cách, vì đặc điểm tính cách là điểm mấu chốt ảnh hưởng nhiều đến cách xâydựng sản phẩm cũng như thiết lập chiến lược marketing Ngay cả Facebook cũng nắmđược cá tính của nhóm đối tượng khách hàng mà họ hướng tới, đó là người thích chia

sẻ thông tin

3.2 Định vị giá trị (Value Proposition):

Đây có lẽ là phần khó nhất trong toàn bộ 9 phần của mô hình kinh doanh Giá trị của

sản phẩm thường hay bị nhầm lẫn với giá trị mà doanh nghiệp mang lại cho kháchhàng Chính xác thì Định vị giá trị chính là xác định giá trị mà doanh nghiệp mang lại

cho khách hàng và quan trọng nó phải làm cho doanh nghiệp khác biệt so với đối thủ 3.3 Phương thức tiếp cận (Channels):

Trang 6

Là những cách thức mà doanh nghiệp dùng để tiếp cận với Khách hàng và qua đómang đến khách hàng những giá trị mà doanh nghiệp mong muốn Về cơ bản, phươngthức tiếp cận sẽ phải trải qua 5 giai đoạn: Hiểu biết, Đánh giá, Mua hàng, Phân phối,

và Sau bán hàng Mỗi gian đoạn này cần được thiết lập cách tiếp cận riêng

3.4 Quan hệ Khách hàng (Customer Relationships):

Mô tả các loại quan hệ mà doanh nghiệp sử dụng để thiết lập với khách hàng, đó làmối quan hệ thân thiết, hay chỉ đơn giản là quan hệ xã hội…

3.5 Đối tác chiến lược (Key Partnerships):

Là những người có thể cung cấp nguồn lực và giúp cho hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp Đối tác là những người mà doanh nghiệp phải bỏ nguồn lực ra để làmviệc cùng với họ và doanh nghiệp sẽ nhận lại được các nguồn lực khác từ đối tác củamình Nói cách khác, mối quan hệ với đối tác là mối quan hệ 1 - 1, doanh nghiệp nhậnđược chính xác những gì mất đi, hoặc là mối quan hệ 0 - 1, tức là bạn đang là kháchhàng của chính đối tác của bạn, với khách hàng, bạn sẽ nhận được nhiều hơn những gì

bạn bỏ ra

3.6 Nguồn lực chủ yếu (Key Resources): Bao gồm nguồn lực hữu hình, nguồn lực vô

hình để tạo những lợi thế cạnh tranh, phân phối và thu về lợi nhuận cho doanh nghiệp

3.7 Hoạt động chính (Key Activities): Những gì Doanh nghiệp cần làm để hoạt động

kinh doanh được thực hiện tốt

3.8 Nguồn thu (Revenue Streams):

Cho thấy rõ làm thế nào doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận từ khách hàng Mỗimột công ty, sẽ có rất nhiều các hoạt động khác nhau, hiểu được nguồn thu chính giúp

họ phát triển những dịch vụ bổ trợ cho việc đó hiệu quả hơn Có thể phân ra một vàiloại “Nguồn thu” như sau: nguồn thu từ việc bán sản phẩm, từ phí sử dụng, từ việc chothuê, từ việc cấp phép sử dụng, từ việc làm đại lý hay là từ quảng cáo,…

3.9 Cấu trúc chi phí (Cost Structure):

Cấu trúc chi phí giúp doanh nghiệp hình dung ra được hàng tháng, hàng năm thì

doanh nghiệp phải chi trả những khoản phí gì cho các hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Hiểu được những khoản chí phí này sẽ giúp doanh nghiệp biết phải đầu tư chonhững hoạt động nào

Trang 8

II MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA STARBUCKS

1 Phân khúc khách hàng (Customer Segments)

1.1 Giới trẻ.

 Theo Starbucks, người Việt Nam vốn chỉ quen với 2 loại cà phê đen đá vàsữa đá, chắc sẽ thấy khó uống cà phê phong cách Ý của Starbucks Chỉ có giới trẻvốn chưa định hình được khẩu vị mới dễ dàng thay đổi và chấp nhận những cáimới Hơn nữa tại Việt Nam, ai tiêu dùng nhiều hơn giới trẻ? Và nếu như đốitượng khách hàng này trở nên quen thuộc với hương vị Starbucks, cũng chẳngkhó khăn gì cho hãng cà phê Mỹ tiếp cận những thị trường bảo thủ hơn như HàNội, hay thậm chí là thủ phủ của Trung Nguyên

 Về cơ bản, việc xác định giới trẻ có học thức, có thu nhập là đối tượngkhách hàng mục tiêu của Starbucks là đúng đắn, bất chấp những phân tích họ chỉ

có nhu cầu tò mò nhất thời và ít có khả năng lui tới thường xuyên

 Nhưng nếu ai biết tới Starbucks một cách rõ ràng nhất thì Starbucks là mộtthương hiệu phục vụ cà phê theo phong cách Ý Với việc chọn phân khúc kháchhàng là giới nhân viên văn phòng và những người không có nhiều thời gian Vìvới một ly espresso nóng để thưởng thức nhanh hoặc đem đến nơi làm việc hoặc

ở nhà Đó là thứ để đảm bảo việc Starbucks sẽ phục vụ được 220 khách hàng/giờ

2 Định vị các giá trị (Values Proposition)

2.1 Định vị giá trị về con người

Tạo ra con người năng động và cống hiến trong Starbucks

 Howard Schultz chia sẻ: “Chúng tôi không cần tuyển những người có nhiềukinh nghiệm Chúng tôi cũng không cần tuyển những người phải được đào tạochính quy Chúng tôi tuyển những người yêu thích công việc, yêu cà phê, thểhiện niềm đam mê với cà phê Việc đào tạo kỹ năng là phần việc sau này” Điềunày rất đáng để cho các doanh nghiệp Việt học hỏi Rất nhiều chủ doanh nghiệp

đó chỉ tin vào người trong gia đình, chỉ đưa những vị trí trọng yếu vào tay nhữngngười thân cận của mình khiến những người tài thực sự không tìm thấy đất pháttriển, mất đi động lực cống hiến khiến doanh nghiệp không thể vươn mình pháttriển mạnh mẽ được Starbucks làm được điều khác biệt đó Nhân viên được đàotạo kỹ năng tốt trong việc pha chế và am hiểu để có thể mang lại cho khách hàngmột ly café phù hợp với nhu cầu của họ

Trang 9

 Nhân viên được hưởng phúc lợi tốt Starbucks tăng trợ giúp y tế cho nhânviên bán thời gian với thời gian làm việc một tuần tối thiểu 20 tiếng Vì thế cóthể chiếm được lòng trung thành và cống hiến của nhân viên Vì theo Schultzhiệu quả của việc làm trên sẽ đem lại một khoản lợi ích bù đắp giúp giảm chi phíthuê và đào tạo một nhân công mới hiện đang ở mức 3.000$ một người.

 Ông Schultz muốn biến tất cả nhân viên trong Công ty trở thành đối tác,đem đến cho họ cơ hội để chia sẻ sự thành công của tổ chức và cho họ thấy rõđược mối liên kết giữa những cống hiến của họ và giá trị trên thị trường củaCông ty thể hiện qua việc các nhân viên được quyền mua cổ phần Công ty

2.2 Định hình phong cách thiết kế độc đáo

Với sự sáng tạo trong thiết kế không gian Starbucks đã tạo ra các không gian riêng

biệt theo nhiều phong cách Tuy nhiên, nó vẫn đảm bảo 03 phong cách thiết kế xuyênsuốt trên tất cả hơn 18,800 cửa hàng trên khắp thế giới, hầu hết các cửa hàng củaStarbucks sẽ được thiết kế theo 1 trong 3 phong cách sau:

Heritage: Cổ điển, ảnh hưởng từ phong cách truyền thống của cửa hàng

Starbucks đầu tiên tại Seattles với sàn gạch vuông, gỗ mòn, ghế kim loại và ánhsáng kiểu công nghiệp "Community board" đặc trưng có kích thước lớn, ghếsôfa với rèm gỗ gợi lên vẻ hoài cổ như đang "quay về những năm 70

Trang 11

Artisan: Mang dư âm của nền công nghiệp đô thị hoá trong quá khứ và lấy

cảm hứng từ phong cách "Modernism" 1930 Chủ đề này thường dùng các chấtliệu đơn giản với các bức tường xây gạch vữa, cửa kính khung kim loại và gỗđánh bóng Tất cả mọi thứ hoà trộn lại như 1 nơi dành cho không gian sáng tạovăn hoá và nghệ thuật

Trang 12

Regional modern: Mang vẻ hiện đại với lối bài trí tạo cho khách hàng cảm

giác được tiếp đón, tâm lý thoải mái, tự nhiên Tông màu sáng được sử dụng triệt

để, ánh sáng tự nhiên như đang ở trên gác lửng với cửa sổ áp mái Tất cả tạo racảm giác mọi thứ như 1 quãng ngắt, sự chững lại khi bước vào không gian trongcửa hàng

Trang 13

Starbucks ở Việt Nam: Nổi bật khi nhìn từ bên ngoài với logo và

brandname doanh nghiệp đều được đặc trên nền gỗ sang trọng Tầm nhìn baoquát đẹp nhất đối với chỗ ngồi trên tầng Starbucks Việt Nam có vẻ thiết kế theo

phong cách Regional modern với các bức tường gỗ mòn Nơi góc cầu thang là 1

Trang 14

bức tranh nàng tiên cá cách điệu từ logo với hoạ tiết màu sắc và dòng chữ "HồChí Minh, Việt Nam" Tay vịn cầu thang bằng kim loại với hoạ tiết tinh tế

Starbucks định vị chuỗi quán Starbucks là “nơi chốn thứ ba” Theo HowardSchultz giải thích: “Có hai nơi con người dành nhiều thời gian sống trong đónhất Thứ nhất, đó là ngôi nhà và thứ hai, nơi làm việc Starbucks là nơi chốn thứ

ba, nơi mọi người đến có thể thư giãn, có thể làm việc một chút, có thể suytưởng” Định vị đó cho đến ngày hôm nay vẫn được Starbucks gia cố vững chắc

và là nền tảng để Starbucks thu hút khách hàng Và hiện tại Starbucks vẫn đangtập trung vào củng cố bản sắc để giữ vững vị thế là “nơi chốn thứ ba” của mình

Trang 15

2.3 Định vị được chất lượng

Starbucks nhận thấy rằng tất cả chiêu thức marketing, những chiến dịch PR đều phảidựa trên nền tảng là sản phẩm ưu việt Vì thế, Starbucks đã, đang và sẽ luôn chú trọngvào chất lượng Họ tìm nguồn cung ứng cà phê hạt ngon nhất theo cách có đạo đức,rang chúng một cách cực kỳ cẩn thận với dây chuyền, máy móc thiết bị theo các tiêuchuẩn nghiêm ngặt để giữ lại đúng hương vị nguyên vẹn của hạt café rang Starbucks

là nhà bán lẻ hàng đầu, với thương hiệu và máy rang cafe đặc biệt với hơn 11.000 đại

lý bán lẻ trên toàn thế giới Hãng đã cam kết sẽ đưa ra loại cafe chất lượng cao nhất

Vì vậy, Starbucks phát triển theo chiều sâu (chất lượng sản phẩm, dịch vụ chủ lực) để

có nền tảng vững chắc cho việc mở rộng ngành nghề kinh doanh Họ không tham vọng

nở rộng bề ngang, bành trướng mà quên đi năng lực cốt lõi

2.4 Định vị được thương hiệu.

Nhờ vào chất lượng ưu việt mà Starbucks thông qua các kênh thông tin hay truyền

miệng để đi vào lòng người Starbucks không định vị thương hiệu qua hình thức quảngcáo mà nhờ vào sự tin tưởng và yêu thích của khách hàng để khẳng định được thươnghiệu của mình và có thể mở rộng thương hiệu ra thị trường quốc tế

2.5 Tạo ra đội ngũ phát triển kênh khách hàng.

Một đội ngũ nhân viên tinh nhuệ được tập hợp từ các chi nhánh trên thế giới và được

thiết lập thành Bộ phận phát triển kênh khách hàng (Channel Development Team) Độingũ này được xem như là “lực lượng Delta Force” nắm giữ vận mệnh tăng trưởng củacông ty Hàng loạt sản phẩm mới ra đời đáp ứng cho từng kênh khách hàng khác nhau,nhiều chiến dịch marketing được tung ra nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ tăngtrưởng nhanh chóng của công ty

(Đường link: http://www.youtube.com/watch?v=tTr-0PCDu_8#t=41)

3 Phương thức tiếp cận (Channels)

3.1 Tiếp cận qua truyền miệng

Starbucks dành ít tiền cho quảng cáo và dựa vào việc phát triển thương hiệu quaphương thức “truyền miệng”, khuyến khích khách hàng chia sẻ cảm nhận về hương vị

và nói lại cho những người khác

Trang 16

3.2 Tiếp cận qua chiến lược đa kênh

Tập đoàn có sử dụng chiến lược đa kênh để tiếp cận người tiêu dùng, sử dụng cácmạng truyền thông xã hội như Facebook với hơn 5 triệu người hâm mộ và hơn 5 trămngàn người “theo dõi” trên Twitter

3.3 Tiếp cận khách hàng qua website

Tập đoàn có một trang web www.mystarbucksidea.com và nhận được 88.000 ý tưởngsản phẩm, dịch vụ từ các thành viên, trong đó có 52 ý tưởng đã được triển khai Vì thế

“con bệnh Starbucks” đã được bốc đúng thuốc do tài nghệ cùng bản năng của người đãsinh ra nó Tất cả các cải tiến đều từ trải nghiệm của khách hàng và tối đa hóa nhu cầucủa chính bản thân khách hàng mà vẫn tối ưu hóa cấu trúc chi phí Khi dùng giải phápnày sẽ tăng trưởng lợi nhuận và liên tục nhờ đưa ra các sáng kiến phù hợp với năng lựccủa Tập đoàn và người tiêu dùng

3.4 Tiếp cận khách hàng qua kênh phân phối bán lẻ

Starbucks phân phối sản phẩm của mình qua hơn 18.800 kênh phân phối trên 62 quốcgia

3.5 Tiếp cận khách hàng qua chương trình xã hội

Shultz nỗ lực trong việc xây dựng một Công ty có hồn bằng cách thực hiện các chươngtrình như đóng góp cho CARE từ lợi nhuận của Công ty, xây dựng và quyên góp quốc

tế hay các chương trình trợ giúp về y tế, giáo dục và cải thiện đời sống tại hầu hết cácnước thuộc Thế giới thứ ba Hay là chương trình cải thiện tình trạng của công nhân tạicác nước trồng café,…

4 Quan hệ khách hàng (Customer Relationships)

4.1 Xây dựng “nơi thứ ba” cho khách hàng.

4.2 Huấn luyện đội ngũ nhân viên phục vụ chuyên nghiệp và có thể nhớ tên và thói quen dùng café của khách hàng.

4.3 Ngoài ra Starbucks còn có bí quyết huấn luyện khách hàng của mình.

“Ý nghĩa quan trọng của việc phục vụ khách hàng là không phụ thuộc vào những gì

chúng ta làm, mà nằm ở việc chúng ta phục vụ nhau như thế nào”, đó là theo quanđiểm của Starbucks Ở các nước tiên tiến, hơn 80% tổng sản phẩm quốc dân gắn liềnvới ngành công nghiệp dịch vụ Và theo các nhà tâm lý học, tham vọng cốt lỗi của mỗicon người khi được sinh ra là mong muốn giúp đỡ lẫn nhau Tuy nhiên, nếu chúng tachú ý kỹ các hoạt động kinh doanh cũng như những trải nghiệm trong cuộc sống sẽ

Trang 17

thấy có quá ít những dịch vụ tuyệt vời Frances Frei và Anne Morriss là những giáo sưtrường Đại học Harvard là đồng tác giả cuốn sách “Uncommon Service” (tạm dịch

“Những dịch vụ bất thường”) đã chỉ ra rằng, cho dù các cố gắng rất nhiều, nhưngnhiều công ty cũng không thể tạo ra các dịch vụ xuất sắc từ việc chỉ yêu cầu sự nổ lực

từ nhân viên mình, hay đầu tư thật nhiều tiền cho các chương trình dịch vụ kháchhàng Thay vào đó, họ cần thiết kế những cơ cấu tổ chức, văn hoá vận hành hiệu quảcho phép cung cấp dịch vụ khách hàng tuyệt vời một cách nhất quán bất kể doanhnghiệp hoạt động trong ngành gì, khách hàng là ai và định vị thương hiệu như thế nào.Dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt hảo không chỉ là lĩnh vực độc quyền cho nhữngcông ty có nhiều tiền hay những nhãn hiệu cao cấp, đó là một khoa học cần phải cócho tất cả các công ty muốn tồn tại Morriss cho biết “Một trong những yếu tố quantrọng để tạo ra một dịch vụ khách hàng tuyệt hảo là bạn phải quản lý khách hàng bởi

họ là thành phần quan trọng nhất trong chuỗi dịch vụ của công ty Họ là đối tượng mànhân viên của bạn tương tác hàng ngày, vì thế bạn cần có chiến lược quản lý kháchhàng, cũng giống như một chiến lược quản lý nhân viên của công ty Bạn và kháchhàng phải làm việc cùng nhau để tạo ra một dịch vụ tuyệt vời” Mặc dù khách hàng là

“thượng đế” nhưng họ có những lúc đúng là những lúc sai và như thế họ cần phải đượchuấn luyện Hãy thử tưởng tượng, nếu bạn có một cửa hàng bán lẻ chỉ có vài chụcnhân viên hay thậm chỉ cả trăm nhân viên thì cũng không thể phục vụ tốt hàng trămhay hàng ngàn khách hàng nếu họ không hiểu công ty và có nhiều yêu cầu bằng nhữngngôn ngữ khác nhau Là một nhà quản lý, bạn phải nghĩ đến chiến lược làm thế nào đểchọn lựa khách hàng, làm thế nào để đào tạo họ, làm thế nào để khách hàng thực hiệncông việc của mình là đặc biệt chiến lược gì để khuyến khích sự phấn khởi của họ khithực hiện công việc đó Một trong những công ty thành công trong chiến lược này đó

là Starbucks

 Từ rất sớm, Starbucks đã có vấn đề với khách hàng, khi họ xếp hàng rất dài

và yêu cầu nhiều loại cà phê hay đồ uống khác nhau Điều này đã làm mất rấtnhiều thời gian của khách hàng và nhân viên pha chế không thể phục vụ tốt được

 Starbucks quyết định tạo ra các từ vựng riêng cho chuỗi cửa hàng và buộccác khách hàng phải nhớ và sử dụng nó Khách hàng đã thực hiện nó một cáchthật thoả mãn và hạnh phúc

Trang 18

 Bạn hãy thử vào một quán Starbucks để xếp hàng và sau đó bạn thử gọi

“một ly cà phê nhỏ”, lúc đó người nhân viên pha chế sẽ tươi cười, lịch sự la tolên rằng “quý khách cần Pike cao phải không ạ”, sẽ có nhiều cặp mắt khác nhìnbạn lúc đó

 Do đó, để tránh những bất tiện tương tự vào lần sau, khách hàng có thểnhận được một tờ rơi rất đẹp và lịch sự để tự nghiên cứu các thức uống củaStarbucks ở nhà Nội dung được chia ra rất rõ ràng về kích cỡ cho thức uốngnóng hay lạnh như: short, tall, grande,…Các từ vựng này được áp dụng cho toànchuỗi trên toàn thế giới Morriss phân tích một bí quyết nhỏ “Nếu bạn là kháchhàng thì bạn hoàn toàn không muốn bị chỉnh sửa ở những công cộng, vì thế bạn

tự cảm thấy rất khuyến khích để nghiên cứu và trải nghiệm những danh từ riêngcủa Starbucks Điều đó giúp Starbucks vận hành đơn giản hơn, nhanh hơn và cónghĩa bạn cùng Starbucks nâng cao chất lượng dịch vụ tại chuỗi cửa hàng.”

5 Đối tác chiến lược (Key Partnerships)

5.1 Đối tác marketing

Đối tác được Starbucks lựa chọn để mở cửa hàng đầu tiên tại Tp.HCM là một Tậpđoàn đến từ Hong Kong - Maxim Group Không giống như nhiều thương hiệu fastfoodkhác khi đến Việt Nam thường áp dụng biện pháp nhượng quyền thương mại(franchise) hay liên kết, liên doanh với một đối tác trong nước, Starbucks đã lựa chọnmột công ty nước ngoài Tập đoàn Maxim’s Caterers (Hồng Kông) và đi đến một thỏathuận khổng lồ để mở rộng thương hiệu này SEO cho bài viết và PR tại thị trường.Điều này cho thấy chiến thuật của Công ty khi xâm nhập từng thị trường riêng lẻ Đốivới các quốc gia chưa có thói quen dùng cà phê như Trung Quốc, Ấn Độ, Starbuckslựa chọn liên kết với một số nhà cung cấp trong nước để dễ dàng xâm nhập vào thịtrường Với thị trường đã có nền văn hóa cà phê mạnh như Việt Nam, Starbucks lại lựachọn một đối tác nước ngoài Vì việc tìm kiếm đối tác tại Việt Nam là một doanhnghiệp có khả năng quản lý chuỗi - điều mà doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém Tậpđoàn Maxim được thành lập năm 1956, hiện có 760 cửa hàng, cung cấp dịch vụ rất đadạng, bao gồm các nhà hàng Trung Quốc, Âu, Á, chuỗi nhà hàng Nhật Bản Trungbình chuỗi cửa hàng của Maxim Hong Kong phục vụ 630.000 khách mỗi ngày.Starbucks lựa chọn đối tác này để thâm nhập vào Việt Nam cũng giống như trước đây

đã từng thâm nhập vào Hồng Kông và Macao.Việc chọn lựa Maxim là hợp lý vì đối

Ngày đăng: 30/01/2016, 10:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w