Tuy nhiên, khi xã hội phát triển,giờ đây đã phát sinh nhiều vấn đề, có nhiều bất cập xảy ra như: chồng hoặc vợkhông chung thủy; chồng ngược đãi, đánh đập, hành hạ người vợ, có những hành
Trang 1A.Đặt vấn đề
Quyền nhân thân giữa vợ và chồng là một quyền tương đối quan trọng Quan
hệ nhân thân giữa vợ và chồng chỉ được phát sinh khi có sự kiện pháp lí là kết hôn.Cách thức xử sự giữa vợ và chồng trong pháp luật trong xã hội phong kiến chưađược chú trọng bởi bản chất của chế độ hôn nhân thời đó là chế độ gia trưởng Mọivấn đề phát sinh trong gia đình đều phải tôn trọng ý chí của người chồng – ngườichủ gia đình và nguyên tắc đạo đức truyền thống Tuy nhiên, khi xã hội phát triển,giờ đây đã phát sinh nhiều vấn đề, có nhiều bất cập xảy ra như: chồng hoặc vợkhông chung thủy; chồng ngược đãi, đánh đập, hành hạ người vợ, có những hành
vi bạo lực về thể chất, tinh thần… Do đó, nhà nước ta đã nâng các quy tắc đạo đứcgiữa vợ và chồng lên thành pháp luật để điều chỉnh nhằm mục đích đảm bảo chomối quan hệ đó được bền vững, vợ và chồng có thể cùng nhau xây dựng gia đình
no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc…
Để làm rõ hơn vấn đề về quyền nhân thân giữa vợ và chồng, nhóm em xin
chọn đề tài: “Thực hiện và bảo vệ quyền nhân của vợ chồng trong thực tế ”.
Trang 2Mục lục
Trang
A.Đặt vấn đề
B.Giải quyết vấn đề
I.Khái niệm và đặc điểm quyền nhân thân giữa vợ và chồng
1.Khái niệm quyền nhân thân giữ vợ và chồng……… 12.Đặc điểm quyền nhân thân giữa vợ và chồng……….….……1
II.Những nội dung cơ bản về quyền nhân thân giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
1. Quyền thể hiện mối quan hệ tình cảm giữa vợ và chồng……… 2
2. Quyền thể hiện quyền bình đẳng tự do, dân chủ của vợ chồng
2.1. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về mọi mặt trong gia đình…… ……3
2.2. Quyền lựa chọn nơi cư trú……….… 4
2.3. Quyền lựa chọn nghề nghiệp, học tập, tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội……….…….………5
2.4. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của vợ, chồng……… 4
2.5. Đại diện cho nhau giữa vợ và chồng……… … 5
III.Thực hiện quyền nhân thân giữa vợ và chồng trong thực tiễn
1.Những thành tựu trong việc thực hiện quyền nhân thân giữa vợ và chồng trongthực tiễn……….……… 62.Những hạn chế trong việc thực hiện quyền nhân thân giữa vợ và chồng trongthực tiễn……….8
IV.Bảo vệ quyền nhân thân của vợ chồng trong thực tiễn
Trang 31.Bảo vệ quyền nhân thân giữa vợ chồng trong thực tiễn thi hành Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2000
a. Cơ sở pháp lý về bảo vệ quyền nhân thân của vợ, chồng………… 10
b. Thực tiễn bảo về quyền nhân thân giữa vợ và chồng……….12
2.Một số giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả quyền nhân thân của vợ
và chồng
c. Đối với việc kiến nghị hoàn thiện pháp luật………14
d. Đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ chung thủy……….15
e. Đối với công tác phòng chống bạo lực gia đình……….15
C.Kết thúc vấn đề
Danh mục tài liệu tham khảo
Hình ảnh minh họa
Trang 4B.Giải quyết vấn đề
I.Khái niệm và đặc điểm quyền nhân thân giữa vợ và chồng
1.Khái niệm quyền nhân thân giữa vợ và chồng
Quyền nhân thân giữa vợ và chồng có thể được hiểu là quyền gắn liền vớiquan hệ vợ chồng phát sinh trên cơ sở kết hôn hợp pháp, liên quan đến lợi ích tinhthần của vợ chồng, không có kinh tế, không định giá được thành tiền và không thểchuyển giao cho người khác
2.Đặc điểm quyền nhân thân giữa vợ và chồng
Quyền nhân thân giữa vợ và chồng mang những đặc điểm cơ bản sau:
-Quyền nhân thân giữa vợ và chồng là quyền nhân thân đặc biệt
Bởi đây là mối quan hệ giữa 2 người khác giới trên cơ sở sự kiện kết hôn hợppháp Chỉ khi được công nhận là vợ chồng hợp pháp thì giữa hai bên nam – nữphát sinh những quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng đối với nhau Quan hệnhân thân đặc biệt giữa vợ và chồng nhằm thực hiện những thiên chức tự nhiên, cơbản của con người như chắc năng sinh đẻ, giáo dục, nuôi dưỡng… Từ đó, quan hệ
vợ chồng mới gắn bó hơn về mọi mặt, đảm bảo cuộc sống gia đình hạnh phúc, ấm
no và bền vững
-Quyền nhân thân giữa vợ và chồng luôn có tình cảm hai chiều, có sự tácđộng qua lại lẫn nhau giữa vợ và chồng Quyền đồng thời à nghĩa vụ và nghĩa vụbao hàm cả quyền Ví dụ hành vi chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống vợchồng vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của vợ chồng đối với nhau
- Quyền nhân thân giữa vợ và chồng là tình yêu thương, quý trọng, chăm sóc, giúp
đỡ lẫn nhau Trong quan hệ vợ chồng không chỉ phát sinh tình cảm thông thườngnhư yêu thương, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau mà còn phụ thuộc vào cả vềmặt tính giao Đây là một quyền đặc thù, riêng tư và thiêng liêng trong quan hệ vợ
Trang 5thân gắn bó với vợ, chồng một cách sâu sắc, có tính ổn định, bền vững và lâu dàitrong suốt thời lỳ hôn nhân.
- Quyền nhân thân giữa vợ và chồng chi phối đến quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa
vợ và chồng Đây là một quyền nhân thân đặc trưng của vợ, chồng Ví dụ nhưquyền đại diện cho nhau giữa vợ và chồng hay trách nhiệm liên đới của vợ chồngđối với một giao dịch do một bên thực hiện Các quyền nhân thân này sẽ làm phátsinh hay liên quan đến các quyền và nghĩa vụ khác về tài sản giữa vợ và chồng
Vợ, chồng sẽ phải thực hiện một giao dịch liên quan đến lợi ích chung của cả vợ vàchồng, có thể là lợi ích về vật chất Vì thế, các giao dịch đó thường có tính chất làtài sản chung của vợ chồng
II.Những nội dung cơ bản về quyền nhân thân giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
1 Quyền nhân thân thể hiện mối quan hệ tình cảm giữa vợ và chồng.
Điều này đã được quy định rất cụ thể tại Điều 18 của Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000: “Vợ chồng chung thủy, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.”
Gia đình là nơi hình thành và là môi trường quan trọng nuôi dưỡng nhân cáchcủa mỗi con người Để gia đình thực sự là tổ ấm, Điều 18 Luật hôn nhân và giađình năm 2000 quy định vợ chồng có nghĩa vụ chung thủy, yêu thương, chăm sóc,
giúp đỡ lẫn nhau Chung thủy trong quan hệ vợ chồng là “ là tình cảm trước sau như một, không thay đổi”, thương yêu “ là tình cảm gắn bó tha thiết, hết lòng quan
tâm chăm sóc”, quý trọng “ là sự tôn trọng, đánh giá cao vai trò” Cơ sở để xác lậphôn nhân là tình yêu và bản chất của tình yêu là không thể sẻ chia nên quyền đượcyêu thương giữa vợ và chồng không chỉ là những đòi hỏi về pháp luật mà nó còn lànhững yêu cầu về đạo đức Đây là những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết địnhhạnh phúc và sự bền vững của gia đình
Đồng thời, quy định này cũng góp phần tạo nền tảng cho việc xây dựng giađình, và nó còn bác bỏ những quan niệm phong kiến trước đây về gia đình như:
Trang 6Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng Việc xây dựng gia đình no
ấm, hạnh phúc là trách nhiệm chung của cả hai người, là quyền và nghĩa vụ mà vợ
và chồng cần chung sức, sẻ chia
Vì vậy, cuộc sống vợ chồng tự nhiên và cần thiết phải được xây đắp, duy trìtrên cơ sở sự gắn kết giữa tình yêu và trách nhiệm Trách nhiệm trong quan hệ vợchồng được thể hiện ở sự “ chăm sóc, giúp đỡ nhau”, là sự quan tâm, chia sẻ,tương trợ trong đời sống đời sống vật chất và tinh thần để cũng nhau đạt được mụcđích thực sự của hôn nhân là “ xây dựng một gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ,hạnh phúc và bền vững”, ngăn chặn mọi hành vi đánh đập, xâm phạm thân thểnhân phẩm của nhau…
2 Quyền nhân thân thể hiện quyền bình đẳng tự do, dân chủ của vợ và chồng
2.1 Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về mọi mặt trong gia đình.
Vấn đề này đã được Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đề cập đến ở điều
19: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”.
Bình đẳng là một trong những quyền quan trọng có tính chất dân chủ, tiến bộđược hầu hết các quốc gia trên thế giới ghi nhận Quy định này cũng chính là sự kếthừa Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986
Nếu như trước đây người phụ nữ không có vai trò gì trong gia đình và hoàntoàn phụ thuộc vào người cha, nguời chồng, hay con trai, thì ngày nay người phụ
nữ được xã hội nhìn nhận là có vai trò, địa vị bình đẳng như nam giới và đượcpháp luật bảo vệ Một lần nữa Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 khẳng định sựbình đẳng, bình quyền về mọi mặt trong mối quan hệ vợ chồng “ Vợ chồng bìnhđẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình” Kháiniệm bình đẳng ở đấy được hiểu theo hai khía cạnh Thứ nhất, bình đẳng là sựngang nhau về các quyền và nghĩa vụ trong gia đình Thứ hai, quyền bình đẳng cònthể hiện ở việc hôn nhân không làm cho vợ chồng hòa nhập về tư cách pháp lý
Trang 7Mỗi người với tư cách là cá thể độc lập đều có năng lực hành vi riêng, được giữ lailịch pháp lý riêng của mình, không phụ thuộc hay triệt tiêu về quyền và nghĩa vụhay tên họ
2.2 Quyền lựa chọn nơi cư trú
Trên cơ sở sự bình đẳng về mọi mặt trong quan hệ giữa vợ và chồng được quyđịnh ở Điều 19, 20 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã làm rõ hơn sự bìnhđẳng vợ, chồng trong các quan hệ về nhân thân Đó là sự tự do lựa chọn nơi cư trúcủa vợ, chồng Đây là quy định quan trọng thể hiện tư tưởng tiến bộ cũng như tưtưởng thực hiện chủ trương giải phóng người phụ nữ của Đảng và Nhà nước ta.Nơi cư trú phải do hai vợ chồng cùng thỏa thuận, lựa chọn Sự lựa chọn này không
bị phụ thuộc vào phong tục tập quán của địa phương, địa giới hành chính hoặc sựđịnh đoạt của người chồng Nơi cư trú là nơi diễn ra đời sống sinh hoạt của mõi canhân, là nơi sinh ra lớn lên và là địa điểm chủ yếu để xác lập, thực hiện các quyền
và nghĩa vụ dân sự của mỗi người Để đảm bảo sự bình đẳng, Luật Hôn nhân vàgia đình năm 2000 quy định việc lụa chọn nơi cư trú là quyền của vợ cũng như củachồng, không có sự áp đặt việc lựa chọn của người chồng với người vợ
2.3 Quyền lựa chọn nghề nghiệp, học tập, tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
Trên nguyên tắc vợ chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt (Điều 19 Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000) và nguyên tắc “công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình”( Điều 63 HP
1992) Vợ chồng có thể cùng bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau trong việcchọn nghề nghiệp, học tập hoặc tham gia các hoạt động khác theo nguyện vọng vàkhả năng của mỗi người và phù hợp với các quy định của pháp luật Quy định vợchồng có quyền được lựa chọn nghề nghiệp, học tập, tham gia các hoạt động kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội vừa khẳng định quyền bình đẳng giữa vợ và chồng,vừa đảm bảo khuyến khích vợ chồng phát huy khả năng của bản thân để cống hiếncho sự nghiệp phát triển chung của đất nước
Trang 8
2.4 Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của vợ, chồng
Tín ngưỡng ở đây được hiểu là niềm tin nội tâm thể hiện qua một số tập tụcnhư thờ cúng tổ tiên Quyền tự do tín ngưỡng được Đảng và Nhà nước ta rất quantâm và trở thành quyền công dân được các Hiến pháp của nước ta thừa nhận( Điều
36 HP 59, Điều 68 HP 1980, Điều 70 HP 1992) “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào” Quy định này chính là
sự đặc biệt của Nhà nước cho mỗi cá nhân được tự do ý chí trong công việc theohoặc không theo một tín ngưỡng hoặc tôn giáo Trong gia đình, vợ cũng như chồngkhông có quyền áp đặt, cưỡng chế nhau phải theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào đótrái với ý muốn của họ Nhà nước thừa nận quyền tự do tín ngưỡng Những ngườitheo tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau đều có địa vị pháp lí bình đẳng như nhau trướcpháp luật
2.5 Đại diện cho nhau giữa vợ và chồng
Đại diện cho nhau giữa vợ và chồng là quy định mới trong Luật Hôn nhân vàgia đình mà trước đây Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 chưa đề cập Khoản 1Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định quan hệ đại diện theo ủyquyền giũa vợ và chồng Quy định này thể hiện mối quan hệ bình đẳng giữa vợ vàchồng trong các giao dịch mà pháp luật quy định phải có sự đồng ý của cả hai vợ,chồng Địa vị pháp lí của vợ và chồng là hoàn toàn bình đẳng
Vấn đề đại diện theo pháp luật giữa vợ và chồng cũng được đặt ra tại khoản 2Điều 24 Việc quy định vợ, chồng có thể đại diện cho nhau cho thấy một lần nữapháp luật khẳng định vai trò, vị trí như nhau của người chồng và người vợ tronggia đình cũng như trong xã hội Quy định này hoàn toàn đúng đắn và phù hợp vìtrong gia đình, quan hệ vợ, chồng được xác lập trên cơ sở tình yêu, sự tự nguyện
và bình đẳng giữa hai bên Do vậy, họ có thể là chỗ dựa tin cậy cho nhau khi ngườikia không đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch
Trang 9III Thực hiện quyền nhân thân giữa vợ và chồng trong thực tiễn
1.Những thành tựu trong việc thực hiện quyền nhân thân giữa vợ và chồng trong thực tiễn
Luật HN & GĐ Việt Nam năm 2000, với việc cụ thể hóa các vấn đề về quyềnnhân thân, quyền tài sản giữa vợ và chồng, là cơ sở pháp lí quan trọng để chúng tabảo vệ quyền và lợi ích về nhân thân của vợ chồng trong hôn nhân nói chung, củaphụ nữ nói riêng Kể từ ngày Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực pháp lý, các quyđịnh của luật này đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề về quyềnnhân thân giữa vợ và chồng, đặc biệt là việc giải phóng người phụ nữ Càng ngày
vị trí của người phụ nữ trong gia đình càng được khẳng định và nâng cao Ngườiphụ nữ trong gia đình dần thoát khỏi tình trạng bị phân biệt đối xử Người phụ nữđược pháp luật bảo vệ, để tự do lựa chọn người bạn đời, quyền tự do kết hôn giữacác bên nam nữ theo đó được đảm bảo trên thực tế Một số dân tộc thiểu số cũngbắt đầu quen dần với các quy định thể hiện sự tiến bộ trong quan hệ hôn nhân
Trong các gia đình Việt Nam, người phụ nữ được đối xử bình đẳng: “Theo báo cáo của nhiều địa phương cho thấy, đại đa số các gia đình ở Việt Nam hiện nay vợ chồng đều bình đẳng, tôn trọng, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau, cùng thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái; vai trò quan trọng của người phụ nữ trong gia đình và xã hội càng được đề cao Đối với những vấn đề giải quyết, quyết định những công việc quan trọng của gia đình đều có sự tham gia, bàn bạc, nhất trí của cả vợ và chồng, nhất là các vấn đề liên quan đến quản lí, định đoạt tài sản, trông nom nuôi dưỡng con cái”.
Trong cuộc sống gia đình, người đàn ông đã biết chia sẻ những công việc giađình với vợ, cùng vợ lo toan gánh vác công việc chung, nuôi dạy con cái, xây dựnggia đình hạnh phúc Người phụ nữ được chăm sóc sức khỏe sinh sản, đặc biệt đượcbảo vệ để mang thai và làm mẹ an toàn Bên cạnh đó, việc áp dụng tập quán về hônnhân và gia đình đã tạo ra một môi trường lành mạnh, xóa bỏ những định kiến vềgiới để các quy phạm Luật Hôn nhân và gia đình phát huy tác dụng trong việc thựchiện và bảo vệ quyền nhân thân của vợ chồng trong thực tế Nhờ đó, vợ chồngtrong gia đình hiện nay đã được bình đẳng Bình đẳng trong gia đình là một cánh
Trang 10cửa được mở, đưa người phụ nữ hòa nhập với xã hội: Phụ nữ đã thực sự tham giavào đời sống chính trị, xã hội, được tham gia xây dựng các văn bản luật, chính sáchnhà nước, được tự do học tập, lựa chọn ngành nghề kinh doanh,…
Nhìn chung các quy định về quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ, chồngđược đảm bảo trên thực tế, người phụ nữ được bình đẳng với nam giới Người phụ
nữ Việt Nam, khi xác lập quan hệ hôn nhân đều giữ nguyên họ tên của mình,không phải mang họ chồng, có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, chỗ ở, việc làm
mà không phụ thuộc ý chí của người chồng Vợ chồng có sự giúp đỡ nhau trongviệc lựa chọn nghề nghiệp Đây cũng là sự ghi nhận quyền bình đẳng của vợ chồngtrong quan hệ hôn nhân, mở lối cho người phụ nữ trong gia đình để họ có thể pháthuy tài năng, năng lực của bản thân Trong gia đình Việt Nam ngày nay, nhất làcác gia đình ở thành phố, thị trấn, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng nhau, thương yêu
và giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái Nhờ vậy
mà cuộc sống của người phụ nữ ngày càng được cải thiện
Trong các gia đình ở nông thôn, việc chia sẻ công việc giữa vợ và chồng cũng
đã thể hiện rõ rệt: Theo điều tra của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam thì sự phâncông lao động trong các gia đình nông thôn, vùng dân tộc thiểu số những năm gầnđây tương đối hợp lý, quyền lợi của người phụ nữ được coi trọng Những công việcnặng nhọc do người đàn ông đảm nhận, người phụ nữ trong gia đình chỉ phải thựchiện những công việc phù hợp với giới tính của họ
Thực tiễn thi hành pháp luật Hôn nhân và gia đình trong thời gian qua chothấy về cơ bản phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới trong việc chăm sóc, nuôidưỡng, giáo dục con cái, nhất là con chưa thành niên Hầu hết các gia đình ViệtNam, việc sinh con, quyết định khoảng cách giữa các lần sinh do vợ chồng thốngnhất bàn bạc Người phụ nữ ngày càng giác ngộ, có nhận thức đầy đủ và đúng đắnhơn về vấn đề này Theo đó người phụ nữ đc đảm bảo về sức khỏe để làm mẹ antoàn
Trang 11
2.Những hạn chế trong việc thực hiện quyền nhân thân giữa vợ và chồng trong thực tiễn
Bên cạnh những điểm tích cực nói trên, trong thực tiễn, việc thực hiện quyềnnhân thân giữa vợ và chồng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế Đó là:
Thứ nhất, hiện tượng vi phạm nghĩa vụ không chung thủy giữa vợ và chồng
Trong tiếng Việt, chung thuỷ là vẫn một lòng trước sau như một, vẫn có tìnhcảm gắn bó không thay đổi Trong quan hệ vợ chồng thì chung thuỷ được hiểu là
vợ chồng phải luôn chung tình, gắn bó tình cảm yêu thương chỉ với nhau mà thôi.Chung thủy là nền tảng để duy trì hạnh phúc gia đình, đó không đơn thuần là nghĩa
vụ mang tính pháp lí mà còn là đạo đức, nhân cách của con người Điều 18 trongLuật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Vợ chồng chung thủy, thươngyêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bìnhđẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững” Tuy nhiên, trên thực tế, điều luật này đãkhông được thực hiện theo đúng như quy định
Hiện nay có một số dạng vi phạm nghĩa vụ chung thủy hay còn gọi là ngoạitình như sau:
-Vợ chồng có quan hệ tình cảm ngoài hôn nhân nhưng vẫn thực hiện đầy đủquyền và nghĩa vụ với gia đình Dạng vi phạm này thường không gây ra hậu quảnghiêm trọng về vật chất, bạo lực đối với gia đình Tuy vậy có thể gây ra sự tổnthất về mặt tinh thần khá nặng nề Sự vi phạm này có thể kéo dài liên tục, có thểcông khai hoặc bí mật
-Vợ hoặc chồng có quan hệ tình cảm ngoài hôn nhân và không thực hiện đầy
đủ quyền và nghĩa vụ với gia đình Quan hệ này có thể công khai hoặc bí mật và cóthể kéo dài hoặc nhất thời Trường hợp này rõ ràng là có thể có nguy cơ gây hậuquả nghiêm trọng hơn đối với trường hợp trên, do đó nên áp dụng hình thức xử líthích hợp
Một nghiên cứu được Viện nghiên cứu phát triển xã hội công bố vào năm
2010 cho thấy, tỷ lệ nam giới có vợ đã hoặc đang quan hệ tình dục ngoài hôn nhân