Tuy nhiên, trong thực tế xã hội, không phải các chuẩn mực pháp luật luôn luôn được tôn trọng, tuân thủ ở mọi lúc, mọi nơi; mà thường xảy ra các hành vi của cá nhân, nhóm xã hội vi phạm,
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống xã hội do nhu cầu điều chỉnh các loại quan hệ xã hội khác nhau nên đã xuất hiện và tồn tại nhiều loại chuẩn mực xã hội khác nhau (chuẩn mực pháp luật, chuẩn mực chính trị, chuẩn mực đạo đức…) Nếu mọi
cá nhân, cơ quan, tổ chức xã hội đều nghiêm chỉnh tuân thủ theo các quy tắc, yêu cầu của các loại chuẩn mực xã hội nói chung và chuẩn mực pháp luật nói riêng thì đó là nền tảng của một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Tuy nhiên, trong thực tế xã hội, không phải các chuẩn mực pháp luật luôn luôn được tôn trọng, tuân thủ ở mọi lúc, mọi nơi; mà thường xảy ra các hành vi của cá nhân, nhóm xã hội vi phạm, phá vỡ hiệu lực, tính ổn định, sự tác động của các loại chuẩn mực pháp luật Đó chính là các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật
NỘI DUNG
I.Khái niệm sai lệch chuẩn mực pháp luật
1 Định nghĩa sai lệch chuẩn pháp luật
Chuẩn mực pháp luật là những quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành
và đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, định hướng cho hành vi ứng xử của các cá nhân và các nhóm xã hội Việc một cá nhân hay nhóm xã hội nào đó thực hiện một hành vi xâm hại tới các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực pháp luật gọi là sai lệch chuẩn mực pháp luật
Sai lệch chuẩn mực pháp luật là hành vi của một cá nhân hay một nhóm xã
hội vi phạm các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực pháp luật ( hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật).
Trang 2Dưới góc độ luật học, hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật chính là hành vi
vi phạm pháp luật Hành vi này có các dấu hiệu cơ bản là: là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi của chủ thể và chủ thể năng lực trách mhiệm pháp lí
2 Phân loại hành vi sai lệch chuẩn pháp luật
Hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật thường được xã hội học pháp luật phân loại theo các tiêu chí sau:
Thứ nhất, căn cứ vào dung, tính chất của các chuẩn mực pháp luật bị xâm
hại, hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật được chia thành hành vi sai lệch tích cực và hành vi sai lệch tiêu cực
- Hành vi sai lệch tích cực là những hành vi (có thể là cố ý hoặc vô ý) vi
phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời không còn phù hợp với thực tế xã hội hoặc không còn được nhà nước và
xã hội thừa nhận
Có hai khả năng xảy ra ở đây Một là, các quy phạm pháp luật do các chế độ
xã hội cũ ban hành không còn phù hợp trong điều kiện xã hội mới do tính chất hà khắc, lạc hậu, lỗi thời của nó Hành vi vi phạm phá bỏ các quy tắc pháp luật đó mang ý nghĩa tích cực về mặt xã hội nên đó là hành vi sai lệch
tích cực Hai là, các quy phạm pháp luật do nhà nước hiện nay ban hành, đã
hết hoặc vẫn còn hiệu lực thực thi, nhưng chúng không còn phù hợp với yêu cầu của thực tế cuộc sống, đòi hỏi nhà nước phải sửa đổi hoặc bãi bỏ Việc một cá nhân, nhóm xã hội chống lại các quy phạm pháp luật hiện hành nhưng không còn phù hợp đó là sự “gióng lên hồi chuông” để nhà nước sửa đổi chúng, nghĩa là nó mang ý nghĩa tích cực
- Hành vi sai lệch tiêu cực là hành vi (có thể cố ý hoặc vô ý) vi phạm, phá
vỡ hiệu lực, sự tác động của các chuẩn mực pháp luật hiện hành, có nội
Trang 3dung, tính chất phù hợp, tiến bộ, đang phổ biến, thịnh hành và được nhà nước, các cộng đồng người thừa nhận rộng rãi trong xã hội
Thứ hai, căn cứ vào thái độ, tâm lí chủ quan (lỗi) của người thực hiện hành
vi sai lệch gồm có hành vi sai lệch chủ động và hành vi sai lệch thụ động
- Hành vi sai lệch chủ động là hành vi có ý thức, có tính toán, cố ý (trực tiếp
hay gián tiếp) vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật, dù chuẩn mực pháp luật đó đã lạc hậu, lỗi thời hay còn đang tiến bộ
- Hành vi sai lệch thụ động là hành vi vô tình, vô ý, không mong muốn vi
phạm, phá vỡ tính ổn định, sự tác động của các chuẩn mực pháp luật
Thứ ba, nếu căn cứ và xem xét đồng thời cả hai tiêu chí phân loại nêu trên
trong một hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật thì chúng ta có thể thêm bốn loại hành vi sau đây:
- Hành vi sai lệch chủ động – tích cực là hành vi cố ý vi phạm, phá vỡ sự tác
động của các chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với yêu cầu của đời sống xã hội hiện tại
- Hành vi sai lệch chủ động – tiêu cực là hành vi cố ý vi phạm, phá vỡ hiệu
lực của các chuẩn mực pháp luật hiện hành mang tính chất tiến bộ, phù hợp, đang phổ biến, thịnh hành và được nhà nước, xã hôi thừa nhận rộng rãi
- Hành vi sai lệch thụ động – tích cực là hành vi vô ý vi phạm, phá vỡ sự tác
động của chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với yêu cầu của đời sống xã hội
- Hành vi sai lệch thụ động - tiêu cực là hành vi cố ý vi phạm, phá vỡ hiệu lực
của các chuẩn mực pháp luật tiến bộ, phù hợp, đang phổ biến, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội
3.Hậu quả của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật
Khi xem xét hậu quả của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật nào đó, chúng ta cần phải căn cứ vào một số yếu tố sau:
Trang 4- Căn cứ vào tính chất, khuynh hướng và sự phổ biến tương đối của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật đó
- Căn cứ vào các điều kiện lịch sử - địa lý, hoàn cảnh xã hội cụ thể
- Căn cứ vào địa điểm và thời gian thực hiện hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật đó
Những căn cứ trên đây cho phép chúng ta nhận thức và đánh giá đúng đắn hậu quả của một hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật Hậu quả của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật có thể được nhìn nhận trên hai phương diện sau:
Thứ nhất, hậu quả của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật có thể mang nội
dung, tính chất tích cực, tiến bộ, cách tân nếu như nó vi phạm, phá vỡ hiệu lực, sự tri phối của các chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, phản động đang kìm hãm sự phát triển của các cá nhân và xã hội Khi đó hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật có thể góp phần làm thay đổi nhận thức chung của cộng đồng xã hội và thúc đẩy sự tiến bộ xã hội trong cộng đồng
Thứ hai, ngược lại, hậu quả của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật có thể
mang nội dung và tính chất tiêu cực, ảnh hưởng xấu hoặc nguy hiểm cho xã hội nếu như nó vi phạm, phá hoại tính ổn định, sự tác động của những chuẩn mực xã hội phù hợp, tiến bộ, đang phổ biến, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội Trong trường hợp này, hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật đó phải bị dư luận xã hội phê phán, lên án hoặc đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp trừng phạt theo các nguyên tắc, quy định của pháp luật
II.Các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội
1.Sự không hiểu biết, hiểu biết không đúng, không chính xác các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực pháp luật.
Trong trường hợp này đa số các hành vi sai lệch xảy ra chủ yếu là do các cá nhân, tập thể thiếu thông tin, kiến thức hiểu biết về các chuẩn mực pháp luật, thiếu kinh nghiệm thực thực tế; do họ không hiểu hoặc hiểu không đúng các
Trang 5quy tắc, yêu cầu của các chuẩn mực pháp luật Từ chỗ thiếu hiểu biết pháp luật mà họ đã thực hiện những hành vi sai lệch nhất định
2.Tư duy diễn dịch không đúng, sự suy diễn các chuẩn mực pháp luật thiếu căn cứ logic cùng với việc sử dụng các phán đoán phi logic.
Điều đó có nghĩa là khi tham gia vào các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội, do thói quen suy diễn sai lầm, sử dụng các phán đoán thiếu căn cứ logic nên các cá nhân và nhóm xã hội thường nhầm lẫn hoặc cố ý áp dụng các chuẩn mực xã hội khác vào chuẩn mực pháp luật, do đó, đã vi phạm một số chuẩn mực pháp luậtnào đó, tức là đã thực hiện những hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật
3.Việc củng cố, tiếp thu các quy tắc, yêu cầu của các chuẩn mực pháp
luật đã lạc hậu, lỗi thời không còn phù hợp, không còn được cộng đồng xã hội thừa nhận hoặc không ăn khớp với các nguyên tắc, quy định của pháp luật hiện hành.
Trong thực tế xã hội có những chuẩn mực pháp luật đã được hình thành do nhu cầu điều chỉnh, điều hoà các quan hệ xã hội nhất định; đã thể hiện được vai trò, hiệu lực của nó Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi của các mối quan hệ
xã hội, của các điều kiện lịch sử - xã hội, các chuẩn mực pháp luật đó dần dần
tỏ ra lạc hậu, lỗi thời, không còn đáp ứng được các yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn xã hội hiện nay, đã bị nhà nước bãi bỏ hoặc thay thế bằng văn bản pháp luật khác Mặc dù vậy, vẫn có những cá nhân, tập thể nào đó do không biết, hoặc biết nhưng vẫn cố ý thực hiện, áp dụng các chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời đó, dẫn tới vi phạm chuẩn mực pháp luật hiện hành trong xã hội
Ví dụ: Trong xã hội phong kiến, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” rất phổ
biến, thậm chí còn rất được coi trọng nhưng trong xã hội ngày nay mặc dù nam nữ bình đẳng nhưng vẫn có một số cá nhân vẫn còn tư tưởng “ trọng nam khinh nữ”
Trang 64.Cơ chế đi từ quan niệm sai lệch tới việc thực hiện hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật.
Trong quá trình vận động, phát triển của xã hội, có những quan điểm, quan niệm chỉ có ý nghĩa thực tiễn, được coi là đúng trong các xã hội cũ trước đây; còn trong xã hội hiện nay chúng tỏ ra không còn phù hợp, bị coi như là quan niệm sai lệch cả về nội dung và tính chất Mặc dù vậy, vẫn có những cá nhân, nhóm xã hội nào đó làm theo các quan niệm sai lệch đó nên dẫn đến vi phạm chuẩn mực pháp luật hiện hành, tức là đã thực hiện hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật
Ví dụ: Trong xã hội nông thôn truyền thống có các quan niệm “phép vua thua lệ làng” Quan niệm này chỉ phù hợp trong điều kiện xã hội phong kiến trước đây Còn trong xã hội hiện nay, quan niệm này bị coi là quan niệm sai lệch cả về nội dung và tính chất Một mặt, quan niệm này đề cao vị trí của “lệ làng” (trong khi nhiều quy định của “lệ làng” không phù hợp với đạo đức hiện nay Trái với quy định của pháp luật hiện hành).Mặt khác, quan niệm
“phép vua thua lệ làng” hạ thấp uy tín, vai trò của hệ thống pháp luật do nhà nước ban hành; cản trở công tác thực thi, đưa pháp luật vào đời sống xã hội nông thôn, ảnh hưởng tiêu cực tới ý thức pháp luật của người dân nông thôn Nếu cộng đồng làng xã nào đó vận dụng quan niệm “phép vua thua lệ làng” trong giải quyết các vấn đề xã hội hiện nay thì rất có thể điều đó sẽ đưa họ tới hành vi vi phạm pháp luật
5.Những khuyết tật về tâm - sinh lí của con người là cơ chế dẫn tới hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội.
Trong xã hội có những cá nhân do dị tật bẩm sinh hoặc các tai nạn mắc phải (tai nạn giao thông, tai nạn lao động…) khiến cho họ phải mang trên mình những khuyết tật nhất định về tâm – sinh lí Đó có thể là những khuyết tật về
cơ thể như biểu hiện ở những người mù, câm, điếc hoặc các khuyết tật ngoại
Trang 7hình khác… Đó cũng có thể là các khuyết tật về trí lực như biểu hiện ở những người bị mắc các chứng thần kinh căng thẳng, rối loạn, hoang tưởng hoặc mắc bệnh tâm thần… Những khuyết tật đó làm cho những cá nhân mang khuyết tật bị mất đi một phần hoặc toàn bộ khả năng cảm nhận, nhận biết các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực xã hội nói chung,chuẩn mực pháp luật nói riêng, khiến họ vi phạm các chuẩn mực pháp luật mà không biết hoặc không
tự kiềm chế, kiểm soát được hành vi pháp luật của bản thân
Ví dụ: Một cá nhân bị mắc bệnh tâm thần do không tự chủ được suy nghĩ và
hành động của mình, không phân biệt đúng, sai, có những rối loạn về mặt nhận thức đã đánh trọng thương anh A, mặc dù anh A không hề có lỗi gì với người đó
6.Cơ chế về mối liên hệ nhân - quả giữa các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội
Đây là trường hợp cá nhân đi từ việc thực hiện một hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật này tới việc thực hiện một hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật khác theo mối liên hệ nhân - quả mà chủ thể có thể không biết, hoặc biết nhưng vẫn cứ thực hiện Trong đó, hành vi sai lệch thứ nhất được coi là nguyên nhân, dẫn tới kết quả là hành vi sai lệch kế tiếp Chính vì vậy, người
ta gọi đây là cơ chế về mối liên hệ nhân - quả giữa các hành vi sai lệch
III.Ý nghĩa của các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật đối với công tác phòng chống vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay
Thứ nhất, từ việc nghiên cứu cơ chế thứ nhất của hành vi sai lệch chuẩn mực
pháp luật, vấn đề đặt ra là, trong trường hợp hành vi vi phạm pháp luật xảy ra
có nguyên nhân là do người vi phạm thiếu các thông tin, kiến thức, hiểu biết
về pháp luật thì các cơ quan tư pháp và các cơ quan chức năng khác cần phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật một cách sâu rộng tới các tầng lớp nhân
Trang 8dân về những nguyên tắc, quy định của các bộ luật, các văn bản quy phạm pháp luật; giúp cho người dân có được những kiến thức, hiểu biết nhất định
về pháp luật Qua đó, góp phần hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật, phạm tội xảy ra có nguyên nhân là do thiếu kiến thức, hiểu biết về pháp luật.Có như vậy mới nâng cao hiệu quả của công tác phòng chống vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay
Thứ hai, từ cơ chế thứ hai của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật, chúng
ta nhận thấy những thói quen trong tư duy, nếp suy nghĩ sai lầm của một số
bộ phận dân cư trong xã hội thường là nguyên nhân khiến cho họ nhận thức sai, làm lệch lạc nội dung và phạm vi áp dụng của pháp luật Chính vì thế, khi xây dựng pháp luật, các nhà làm luật cần phải hết sức lưu ý và cân nhắc nội dung của những ngôn từ, thuật ngữ pháp lý được sử dụng Tuỳ quy phạm pháp luật được đưa ra phải có bố cục chặt chẽ, nội dung phải đầy đủ, rõ ràng
và chính xác để tránh trường hợp bị suy diễn sai và áp dụng sai
Thứ ba, việc tìm hiểu cơ chế thứ ba của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp
luật có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác thực hiện pháp luật Cần nhận thức rõ rằng, pháp luật phải luôn luôn bám sát và phù hợp với thực tiễn
xã hội Vì vậy, khi trong thực tế xã hội có những quy phạm pháp luật tỏ ra lạc hậu, lỗi thời, không cồn phù hợp với thực tiễn xã hội hoặc đã hết hiệu lực thi hành thì Nhà nước cần sớm thay đổi, bổ sung hoặc tuyen bố chấm dứt hiệu lực của chúng một cách kịp thời Điều đó có tác dụng ngăn chặn, không tạo ra những khe hở để kẻ xấu có thể lợi dụng vào các mục đích phạm pháp, phạm tội
Thứ tư, việc nghiên cứu cơ chế thứ tư của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp
luật cho thấy, khi phát hiện có những quan niệm sai lệch về đặc điểm, nội dung, tính chất hay phạm vi áp dụng của một bộ luật hay văn bản quy phạm phấp luật nào đó, hoặc những quan niệm sai lệch có thể dẫn tới hành vi phạm
Trang 9pháp, thì các cơ quan chức năng của Nhà nước phải sớm có biện pháp sai lệch
đó để kịp thời ngăn chặn những hành vi phạm pháp, phạm tội có thể xảy ra, góp phần hình thành những hành vi cư xử hợp pháp, hợp đạo đức của công dân
Thứ năm, việc nghiên cứu các khuyết tật về tâm - sinh lí ở những cá nhân có
hành vi phạm pháp,phạm tội, có tác dụng rất lớn trong việc phát hiện và làm sáng tỏ những nguyên nhân chủ quan dẫn tới hành vi vi phạm pháp luật Nó giúp cho các cơ quan bảo vệ pháp luật tuỳ từng trường hợp phạm pháp cụ thể
mà đưa ra những kết luận đúng dắn về nguyên nhân, mục đích hay động cơ phạm pháp, phạm tội; từ đó mà xác định đúng người, đúng tội và vận dụng các biện pháp xử lí, áp dụng khung hình phạt phù hợp Thực hiện nguyên tắc không xử oan người vô tội, người không bị coi là tội phạm, đồng thời cũng không để lọt lưới kẻ phạm tội, đảm bỏ công bằng và nghiêm của pháp luật
Thứ sáu, việc nghiên cứu cơ chế thứ sáu cho thấy, thông thường, khi cá nhân
nào đó thực hiện liên tiếp các hành vi phạm pháp thì giữa các hành vi đó thường có mối liên hệ nhân - quả nhất định Vì vậy, khi các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là phạm tội xảy ra, các cơ quan chức năng phải tuỳ từng trường hợp cụ thể mà sớm áp dụng các biện pháp ngăn chặn kịp thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả xấu có thể xảy ra gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
KẾT LUẬN
Ở nước ta hiện nay, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường cùng với quá trình dân chủ hoá ở mọi mặt của đời sống xã hội, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn nhiều vấn đề đang đặt ra, trong đó có vấn đề nhận thức, hiểu biết và thực hiện các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực pháp luật Tình trạng
Trang 10gia tăng các vụ việc vi phạm pháp luật; diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm; sự lãng quên các giá trị truyền thống; sự lãnh đạm trong giao tiếp xã hội là những vấn đề hết sức đáng lo ngại Trong điều kiện như vậy, việc nghiên cứu củng cố và phát huy vai trò, hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật càng có ý nghĩa quan trọng và cần thiết để tránh mắc phải những hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật