Việc củng cố, tiếp thu các quy tắc, yêu cầu của các chuẩn mực xã hội không còn phù hợp, không còn được cộng đồng xã hội thừa nhận hoặc không ăn khớp với các nguyên tắc, quy định của pháp
Trang 1CẤU TRÚC BÀI TẬP
A ĐẶT VẤN ĐỀ
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Khái niệm
1 Khái niệm chuẩn mực xã hội
2 Khái niệm sai lệch chuẩn mực xã hội
2.1 Định nghĩa
2.2 Phân loại hành vi sai lệch
2.3 Hậu quả của hành vi sai lệch
II Các c ơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội và ý nghĩa của việc nghiên cứu các c ơ chế đ ó đ ối với lĩnh vực pháp luật
1 Sự không hiểu biết, hiểu biết không đúng hoặc không chính xác các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực xã hội
1.1 Nội dung (ví dụ)
1.2 Ý nghĩa
2 Trong hoạt động nhận thức, tư duy diễn dịch không đúng, sự suy diễn một số chuẩn mực xã hội thiếu căn cứ lôgíc cùng với việc sử dụng các phán đoán phi logic
2.1 Nội dung (ví dụ)
2.2 Ý nghĩa
3 Việc củng cố, tiếp thu các quy tắc, yêu cầu của các chuẩn mực xã hội không còn phù hợp, không còn được cộng đồng xã hội thừa nhận hoặc không
ăn khớp với các nguyên tắc, quy định của pháp luật hiện hành
3.1 Nội dung (ví dụ)
3.2 Ý nghĩa
4 Cơ chế đi từ quan niệm sai lệch tới việc thực hiện hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội
4.1 Nội dung (ví dụ)
4.2 Ý nghĩa
5 Những khuyết tật về tâm – sinh lý của con người dẫn tới hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội
5.1 Nội dung (ví dụ)
5.2 Ý nghĩa
6 Cơ chế về mối liên hệ qua lại giữa các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội.
6.1 Nội dung (ví dụ)
6.2 Ý nghĩa
III Một số biện pháp đ ấu tranh phòng chống các hành vi sai lệch
C KẾT THÚC VẤN ĐỀ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 2A
Đ ẶT VẤN Đ Ề
Ở nước ta hiện nay, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường cùng với quá trình dân chủ hoá mọi mặt của đời sống xã hội, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn nhiều vấn đề đang đặt ra, trong đó có vấn đề nhận thức, hiểu biết
và thực hiện các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực xã hội Tình trạng gia tăng các vụ việc vi phạm pháp luật; diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm; sự lãng quên các giá trị truyền thống; sự lãnh đạm trong giao tiếp xã hội là những vần đề hết sức đáng lo ngại Có thể thấy rằng, những vấn đề này đều xuất phát từ sự sai lệch chuẩn mực xã hội Bài viết dưới đây sẽ làm rõ phần nào về khái niệm, phân loại, các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội và ý nghĩa việc nghiên cứu các cơ chế của hành vi sai lệch các chuẩn mực xã hội trong lĩnh vực pháp luật
B NỘI DUNG VẤN Đ Ề
I Khái niệm
1 Khái niệm chuẩn mực xã hội
Trong cuộc sống xã hội hàng ngày, con người (cá nhân và nhóm xã hội) thường xuyên thực hiện các hành vi xã hội nào đó nhằm đạt được hoặc thoả mãn nhu cầu, lợi ích nhất định Hành vi của họ thường được định hướng và tuân theo những quy tắc, yêu cầu xã hội nào đó Mọi người mong đợi họ hành động phải như thế này mà không nên như thế khác: hãy kính trên nhường dưới, hãy ăn mặc gọn gàng; lịch sự, hãy cầu nguyện Thánh Ala, hãy tôn trọng pháp luật, không được gây tội ác…
Thế là trong xã hội xuất hiện nhu cầu phải có những phương tiện xã hội để điều chỉnh hành vi của con người Chính con người đã xác lập và tạo dựng một
hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với hành vi của mỗi cá nhân hay nhóm xã hội Từ đó hình thành và xuất hiện trong xã hội một hệ thống các chuẩn mực xã hội
Trang 3Như vậy, chuẩn mực xã hội là tổng hợp các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định ít nhiều sự chính xác
về tính chất, mức độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái không được phép hay cái bắt buộc phải thực hiện trong hành xã hội của mỗi người, nhằm đảm bảo sự ổn định, giữ gìn trật tự, kỉ cương của xã hội
2 Khái niệm sai lệch chuẩn mực xã hội
2.1 Định nghĩa
Khái niệm sai lệch chuẩn mực xã hội thường được hiểu ở hai góc độ sau:
- Sai lệch chuẩn mực xã hội là hành vi của một cá nhân hay một nhóm xã hội
vi phạm các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực xã hội (hành vi sai lệch)
Hành vi bao gồm một chuỗi hành động nối tiếp nhau một các tương đối nhằm đạt được mục đích để thoả mãn nhu cầu của con người
- Sai lệch chuẩn mực xã hội được hiểu là những tình huống, sự kiện cụ thể của cuộc sống đóng vai trò là những nhân tố phá vỡ sự tác động của các chuẩn mực xã hội (tình huống sai lệch)
Nghiên cứu xã hội học tội phạm, các nhà nghiên cứu chủ yếu quan tâm và nghiên cứu về sự sai lệch chuẩn mực xã hội theo ý nghĩa thứ nhất – hành vi sai lệch
Có thể thấy rằng, trong đời sống xã hội hiện đại, nếu mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức xã hội đều nghiêm chỉnh tuân thủ theo các quy tắc, yêu cầu của các loại chuẩn mực xã hội thì đó là nền tảng của một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Tuy nhiên, trên thực tế, không phải các chuẩn mực xã hội luôn luôn được tôn trọng, tuân thủ ở mọi lúc, mọi nơi; mà thường xảy ra các hành vi của cá nhân, nhóm xã hội vi phạm, phá vỡ hiệu lực, tính ổn định, sự tác động của các loại chuẩn mực xã hội Đó chính là hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội (ví dụ: con cái bất hiếu với cha mẹ - vi phạm chuẩn mực đạo đức; xả rác bừa bãi ở nơi công cộng, bẻ cây, hái hoa trong công viên – vi phạm chuẩn mực thẩm mĩ; không đội
Trang 4mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy trong tham gia giao thông đô thị - vi phạm chuẩn mực pháp luật…)
2.2 Phân loại hành vi sai lệch
Hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội thường được phân loại theo các tiêu chí sau:
Thứ nhất, căn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực xã hội bị xâm hại gồm có hành vi sai lệch tích cực và hành vi sai lệch tiêu cực
- Hành vi sai lệch tích cực là những hành vi (có thể là cố ý hoặc vô ý) vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực xã hội đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với thực tế xã hội hoặc không còn được nhà nước và xã hội thừa nhận
Ví dụ, khi nước ta còn đang đương đầu với chiến tranh, nhất la thời kì kháng chiễn chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, âm nhạc nước ta phổ biến với các ca khúc viết về cách mạng, âm hưởng hào hùng, ca ngợi cuộc kháng chiến, ngợi ca các chiến sĩ… còn những ca khúc như Chuyện tình Lan và Điệp… bị cấm tuyệt đối vì nó mang tư tưởng không phù hợp với tình hình đất nước và họ coi đó là hành vi sai lệch Hoà bình lập lại, đương nhiên những quy định đó không còn tồn tại nữa
- Hành vi sai lệch tiêu cực là những hành vi (cố ý hoặc vô ý) vi phạm, phá vỡ hiệu lực, sự tác động của các chuẩn mực xã hội phù hợp, tiến bộ, đang phổ biến, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội Ví dụ, luật giao thông đường
bộ có quy định phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện ô tô, xe gắn máy, tuy nhiên, một số cá nhân khi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm
vì có thể họ nghĩ sẽ chẳng có chuyện gì đâu Thế nhưng, mỗi khi tai nạn xảy ra
sẽ gây hoang mang cho mọi người và họ không thể lường trước được hậu quả
Thứ hai, căn cứ vào thái độ tâm lý chủ quan của người thực hiện hành vi sai
lệch gồm có hành vi sai lệch chủ động và hành vi sai lệch thụ động
Trang 5- Hành vi sai lệch chủ động là hành vi có ý thức, có tính toán, cố ý (trực tiếp hay gián tiếp) vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực xã hội, dù chuẩn mực
đó đã lạc hậu, lỗi thời hay còn đang tiến bộ Họ có thể nhận thức được yêu cầu của cộng đồng nhưng họ cứ hành động theo ý mình mặc dù biết không phù hợp
Ví dụ, học sinh biết đánh bạn là xấu, không được phép nhưng vẫn cứ đánh Bởi vậy, hiện tượng nữ sinh đánh nhau không còn xa lạ trong các trường học: một nữ sinh tên Thư, học khối 10, trường THPT Việt Yên, Lạng Sơn bị đánh hội đồng
Vụ đánh nhau xảy ra vào chiều ngày 12/10/2010, nữ sinh bị đánh mặc quần bò,
áo đông, bị đánh đập ngay ven đường trong thời tiết lạnh giá Bốn nữ sinh khác giật tóc, liên tục dùng chân đánh, đạp vào đầu, vào mặt rồi bắt Thư phải quỳ xuống xin lỗi Tuy nhiện, đám nữ sinh vẫn không tha, tiếp tục kéo tóc, lôi Thư ra
bờ đường đánh tiếp… Đối với hành vi sai lệch này cần có sự giáo dục thường xuyên của cộng đồng để mọi người có trách nhiệm tôn trọng các chuẩn mực xã hội Trường hợp cần thiết phải áp dụng biện pháp cưỡng chế và thậm chí áp dụng biện pháp trừng phạt Để khắc phục hành vi sai lệch chủ động này, cần phải
có sự vận động tuyên truyền, giáo dục thường xuyên và rộng rãi, tạo dư luận lành mạnh của cộng đồng để mọi người hiểu và tôn trọng các chuẩn mực xã hội
Hệ thống các chuẩn mực phải được củng cố và đảm bảo sức mạnh để điều chỉnh hành vi của cá nhân trong cộng đồng
- Hành vi sai lệch thụ động là hành vi vô tình, vô ý, không mong muốn, phá
vỡ tính ổn định, sự tác động của các chuẩn mực xã hội Đặc trưng của hành vi sai lệch này là người sai lệch không biết hành vi của mình sai lệch, nguyên nhân là
do họ không nắm vững chuẩn mực hoặc do hiểu sai các chuẩn mực Ví dụ, một đứa trẻ trả lời trống không khi người lớn hỏi, bởi vì nó chưa biết trả lời thế nào cho đúng chuẩn lễ phép Hoặc trẻ mẫu giáo có thể đánh bạn để giành đồ chơi của mình vì em chưa được dạy hay được dạy rồi nhưng chưa nhận thức được đánh bạn là xấu… Để khắc phục hành vi sai lệch thụ động này, chúng ta cần lưu ý tuỳ
Trang 6từng trường hợp: đối với những hành vi do cá nhân hiểu không đầy đủ chuẩn mực thì cần thiết phải phân tích, giải thích, thuyết phục để họ hiểu đúng và chấp nhận Còn đối với người có dấu hiệu bệnh lý cần tạo điều kiện cho họ tiếp xúc nhiều với xã hội, trường hợp trầm trọng phải nhờ chuyên gia y tế…
Ngoài ra, nếu căn cứ và xem xét đồng thời cả hai tiêu chí phân loại nên trên trong một hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội thì chúng ta sẽ có thêm bốn loại hành vi sau đây:
- Hành vi sai lệch chủ động - tích cực là hành vi cố ý vi phạm, phá vỡ sự tác động của các chuẩn mực xã hội đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với yêu cầu của đời sống xã hội hiện tại
- Hành vi sai lệch chủ động - tiêu cực là hành vi cố ý vi phạm, phã vỡ hiệu lực của các chuẩn mực xã hội hiện hành mang tính chất tiến bộ, phù hợp, đang phổ biến, thịnh hành và được nhà nước, xã hội thừa nhận rộng rãi
- Hành vi sai lệch thụ động - tích cực là hành vi vô ý vi phạm, phá vỡ sự tác động của các chuẩn mực xã hội đã lỗi thời, lạc hậu, không còn phù hợp với yêu cầu của đời sống xã hội
- Hành vi sai lệch thụ động - tiêu cực là hành vi vô ý vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực xã hội tiến bộ, phù hợp, đang phổ biến, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội
2.3 Hậu quả của hành vi sai lệch
Khi xem xét hậu quả của một hành vi sai lệch nào đó, chúng ta cần phải căn
cứ vào một số yếu tố sau:
- Căn cứ vào tính chất, khuynh hướng và sự phổ biến tương đối hành vi đó
- Căn cứ vào các điều kiện lịch sử, hoàn cảnh xã hội cụ thể
Những căn cứ trên đây cho phép chúng ta nhận thức và đánh giá đúng đắn hậu quả của một hành vi sai lệch Hậu quả của hành vi sai lệch có thể được nhìn nhận trên hai phương diện sau:
Trang 7Thứ nhất, hậu quả của hành vi sai lệch có thể mang nội dung, tính chất tích cực, tiến bộ, cách tân nếu như nó vi phạm, phá vỡ hiệu lực, sự chi phối của các chuẩn mực xã hội đã lạc hậu, lỗi thời, phản động, đang kìm hãm sự phát triển của các cá nhân và xã hội Khi đó hành vi sai lệch có thể góp phần làm thay đổi nhận thức chung của một cộng đồng xã hội và thúc đẩy sự tiến bộ xã hội trong cộng đồng
Thứ hai, ngược lại, hậu quả của hành vi sai lệch có thể mang nội dung và tính chất tiêu cực, ảnh hưởng xấu hoặc nguy hiểm cho xã hội nếu như nó vi phạm, phá hoại tính ổn định, sự tác động của những chuẩn mực xã hội phù hợp, tiến bộ, đang phổ biến, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội Trong trường hợp này, hành vi sai lệch đó phải bị dư luận xã hội phê phán, lên án hoặc đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp trừng phạt theo các nguyên tắc, quy định của pháp luật
II Các c ơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội và ý nghĩa của việc nghiên cứu các c ơ chế đ ó đ ối với lĩnh vực pháp luật
1 Sự không hiểu biết, hiểu biết không đúng hoặc không chính xác các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực xã hội
1.1 Nội dung (ví dụ)
Trong trường hợp này, đa số các hành vi sai lệch xảy ra chủ yếu là do các cá nhân, tập thể thiếu thông tin, kiến thức, hiểu biết về các chuẩn mực xã hội, thiếu kinh nghiệm thực tế; do họ không hiểu hoặc hiểu không đúng nội dung, tinh thần của các quy tắc, yêu cầu được nêu trong các chuẩn mực xã hội như pháp luật, đạo đức…, do đó mà họ đã thực hiện những hành vi sai lệch nhất định
Ví dụ: Khi tham gia giao thông, trên đường có biển cấm quay đầu xe nhưng
do thiếu kiến thức và hiểu biết về luật giao thông đường bộ nên người tham gia giao thông lại thực hiện hành vi rẽ phải Như vậy, người đó đã vi phạm pháp luật, thực hiện hành vi sai lệch
Trang 81.2 Ý nghĩa
Từ cơ chế này, vấn đề đặt ra là, trong trường hợp hành vi vi phạm pháp luật xảy ra có nguyên nhân là do người vi phạm pháp luật thiếu các thông tin, kiến thức, hiểu biết về pháp luật thì các cơ quan tư pháp và các cơ quan chức năng khác cần phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật một cách sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân về những nguyên tắc, quy định của các bộ luật, các văn bản quy phạm pháp luật; giúp cho người dân có được những kiến thức, hiểu biết nhất định về pháp luật Qua đó, góp phần hạn chế những hành vi phạm pháp, phạm tội xảy ra
có nguyên nhân là do thiếu kiến thức, hiểu biết về pháp luật
2 Trong hoạt động nhận thức, tư duy diễn dịch không đúng, sự suy diễn một số chuẩn mực xã hội thiếu căn cứ lôgíc cùng với việc sử dụng các phán đoán phi lôgic
2.1 Nội dung (ví dụ)
Là một cơ chế đưa tới hành vi sai lệch Điều này có nghĩa là, khi tham gia vào các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội, do thói quen suy diễn sai lầm, sử dụng các phán đoán thiếu căn cứ lôgíc nên một số cá nhân và nhóm xã hội thường nhầm lẫn hoặc cố ý áp dụng các chuẩn mực ở lĩnh vực này vào lĩnh vực khác, do đó vi phạm một số chuẩn mực nào đó
Ví dụ: Nhà ông A bị mất trộm con gà, lại ngi ngờ rằng ông B là hàng xóm lấy cắp, rồi xông vào nhà ông B lục soát một cách bất hợp pháp, đây là hành vi sai lệch vì đã vi phạm pháp luật
2.2 Ý nghĩa
Từ cơ chế này, chúng ta nhận thấy những thói quen trong tư duy, nếp suy nghĩ sai lầm của một bộ phận dân cư trong xã hội thường là nguyên nhân khiến cho họ nhận thức sai, làm lệch lạc nội dung và phạm vi áp dụng của pháp luật Chính vì thế, khi xây dựng pháp luật, các nhà làm luật cần phải hết sức lưu ý và
Trang 9cân nhắc nội dung của những ngôn từ, thuật ngữ pháp lý được sử dụng Từng quy phạm pháp luật được đưa ra phải có bố cục chặt chẽ, nội dung phải đầy đủ,
rõ ràng và chính xác để tránh trường hợp bị suy diễn sai và áp dụng sai
3 Việc củng cố, tiếp thu các quy tắc, yêu cầu của các chuẩn mực xã hội không còn phù hợp, không còn được cộng đồng xã hội thừa nhận hoặc không
ăn khớp với các nguyên tắc, quy định của pháp luật hiện hành
3.1 Nội dung (ví dụ)
Là một cơ chế dẫn tới hành vi sai lệch Tức là, trong xã hội có những chuẩn mực xã hội như chuẩn mức đạo đức, chuẩn mực phong tục, tập quán đã được hình thành do nhu cầu điều chỉnh, điều hoà các quan hệ xã hội nhất định; đã thể hiện được vai trò, hiệu lực của nó Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi của các mối quan hệ xã hội, của các điều kiện lịch sử - xã hội, có những chuẩn mực dần dần
tỏ ra lạc hậu, lỗi thời; trái với các quy tắc hiện nay Vậy, nhưng vẫn có những cá nhân, tập thể nào đó do không biết, hoặc biết nhưng vẫn cố ý thực hiện, áp dụng các quy tắc đã lạc hậu, lỗi thời đó, dẫn đến vi phạm chuẩn mực xã hội hiện hành trong xã hội
Ví dụ: Việc đốt pháo vào dịp lễ tết hay cưới hỏi ngày xưa là một việc làm thường xuyên thậm chí thành tục lệ Nhưng do tính chất nguy hiểm, việc này đã
bị Nhà nước nghiêm cấm Tuy nhiên, trong thực tế để kiếm lời, nhiều gia đình,
cá nhân biết nhưng vẫn thực hiện hành vi sai lệch là buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và sử dụng pháo, thuốc nổ…
3.2 Ý nghĩa
Tìm hiểu cơ chế này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác thực hiện pháp luật Cần nhận thức rõ rằng, pháp luât luôn luôn phải bám sát và phù hợp với thực tiễn xã hội Vì vậy, khi trong thực tế xã hội có những quy phạm pháp luật tỏ ra lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với thực tiễn xã hội hoặc đã hết hiệu lực thi hành thì Nhà nước cần sớm thay đổi, bổ sung hoặc tuyên bố chấm
Trang 10dứt hiệu lực của chúng một cách kịp thời Điều đó có tác dụng ngăn chặn, không tạo ra những khe hở để kẻ xấu có thể lợi dụng vào các mục đích phạm pháp, phạm tội
4 Cơ chế đi từ quan niệm sai lệch tới việc thực hiện hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội
4.1 Nội dung (ví dụ)
Trong quá trình vận động, phát triển của xã hội, có những quan điểm, quan niệm chỉ có ý nghĩa thực tiễn, được coi là đúng trong các xã hội cũ trước đây; còn trong xã hội hiện nay chúng ta ra không còn phù hợp, bị coi như là quan niệm sai lệch cả về nội dung và tính chất Mặc dù vậy, vẫn có những cá nhân, nhóm xã hội nào đó làm theo các quan niệm sai lệch đó nên dẫn đến vi phạm chuẩn mực xã hội hiện hành, tức là đã thực hiện hành vi sai lệch
Ví dụ: Quan niệm về trọng nam khinh nữ từ ngày xưa vẫn có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều cá nhân, gia đình trong xã hội hiện nay Nhiều gia đình có hiện tượng dù đông con nhưng vẫn tích cực đẻ để mong có con trai nối dõi, dẫn đến vi phạm kế hoạch hoá gia đình, hoặc nhiều ông bố chỉ cho mình con trai đi học, thực hiện phân biệt đối xử giữa con gái và con trai
4.2 Ý nghĩa
Cơ chế này cho thấy, khi phát hiện có những quan niệm sai lệch về đặc điểm, nội dung, tính chất hay phạm vi áp dụng của một bộ luật hay văn bản quy phạm pháp luật nào đó, hoặc những quan niệm sai lệch có thể dẫn tới hành vi phạm pháp, thì các cơ quan chức năng của Nhà nước phải sớm có biện pháp định hướng, giải thích, điều chỉnh lại những quan niệm sai lệch đó để kịp thời ngăn chặn những hành vi phạm pháp, phạm tội có thể xảy ra, góp phần hình thành những hành vi cư xử hợp pháp, hợp đạo đức của công dân
5 Những khuyết tật về tâm – sinh lý của con người dẫn tới hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội