Để có thể tìm hiểu kĩ càng hơn về dư luận xã hội, việc tiến hành nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội, vai trò của nó đối với đất nước ta, cùng với ý nghĩa
Trang 1MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ
NỘI DUNG
I - Một số vấn đề lý luận
1 Định nghĩa dư luận xã hội
2 Các bước hình thành dư luận xã hội
II - Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội
1 Tính chất của các sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội, quá trình xã hội đang diễn ra trong xã hội
2 Hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm thực tế xã hội của con người
3 Thông tin đại chúng
4 Những nhân tố thuộc về tâm lí xã hội
5 Hoàn cảnh sinh hoạt chính trị - xã hội
6 Các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang hiện hành trong
xã hội
III - Ý nghĩa của việc nghiên cứu dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật
1 Phát huy quyền làm chủ của người dân
2 Tăng cường mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân
3 Góp phần hoàn thiện công tác lãnh đạo và quản lí xã hội của Đảng và Nhà nước trên
cơ sở khoa học và thực tiễn
4 Vai trò của dư luận xã hội đối với thực hiện pháp luật
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
Trang 2Dư luận xã hội là hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội Dư luận xã hội đã xuất hiện và tồn tại từ lâu trong lịch sử, nó hình thành, tồn tại và phát triển cùng với quá trình vận động, phát triển của bản thân xã hội loài người Để có thể tìm hiểu kĩ càng hơn về dư luận xã hội, việc tiến hành nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội, vai trò của nó đối với đất nước ta, cùng với ý nghĩa trong việc thực hiện pháp luật có ý nghĩa quan trọng, nhất là đối với sinh viên luật Bài viết này xin được làm rõ hơn những điểm vừa được nêu
NỘI DUNG
I - Một số vấn đề lý luận
1 Định nghĩa dư luận xã hội
Có nhiều định nghĩa xung quanh khái niệm “dư luận xã hội”, nhưng định nghĩa tổng quát nhất thì đây là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan tới lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ
2 Các bước hình thành dư luận xã hội
Trong điều kiện bình thường, việc hình thành dư luận xã hội thường trải qua các bước:
- Giai đoạn hình thành thuộc ý thức cá nhân;
- Giai đoạn trao đôi thông tin giữa mọi người;
- Giai đoạn tranh luận có tính chất tập thể về các vấn đề quan trọng;
- Giai đoạn đi từ dư luận xã hội đến hành động thực tiễn
II - Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội
Sự hình thành dư luận xã hội phụ thuộc vào nhiều điều kiện, yếu tố khác nhau, cả chủ quan và khách quan về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, trình độ nhận thức, tâm
lý xã hội… Dưới đây là những yếu tố chính tác động đến sự hình thành dư luận xã hội
1 Tính chất của các sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội, quá trình xã hội đang
Trang 3Đây có thể coi là một yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự hình thành dư luận xã hội Thực tế xã hội luôn diễn ra đa dạng, phong phú và phức tạp với nhiều sự việc, hiện tượng xã hội hay quá trình xã hội khác nhau Dư luận xã hội là hiện tượng tinh thần phản ánh tồn tại xã hội Sự phản ánh đó trước hết phụ thuộc vào quy mô, cường độ, tính chất của các sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội mà nó phản ánh; đồng thời phụ thuộc và ý nghĩa của các sự việc, hiện tượng đó đối với các nhu cầu, lợi ích về vật chất, tinh thần của cộng đồng người mang dư luận Khuynh hướng chung trong các ý kiến đánh giá và thái độ của công chúng là sự bày tỏ tán thành, ủng hộ đối với các sự việc,
sự kiện phù hợp với các nhu cầu, lợi ích của mình và lên tiếng phê phán hay phản đối những sự việc, sự kiện đi ngược lại, xâm hại tới lợi ích của họ Trên thực tế, có những
sự kiện xảy ra ban đầu chỉ ảnh hưởng tới lợi ích của một nhóm xã hội nhất định, tuy nhiên sự phát triển tiếp theo đã cho thấy mối liên quan đến lợi ích của cả những nhóm
xã hội khác Khi đó, các nhóm xã hội này sẽ bàn luận, trao đổi ý kiến tại các thời điểm khác nhau Bên cạnh đó, những sự kiện, hiện tượng có ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp đến đại đa số người dân như dịch bệnh, thiên tai, đồng tiền mất giá sẽ tạo ra các luồng dư luận xã hội nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn
Như vậy, muốn nghiên cứu, tìm hiểu nguồn gốc phát sinh dư luận xã hội thì phải xuất phát từ chính bản thân các sự việc, hiện tượng xảy ra trong thực tế xã hội với quy
mô, cường độ và tính chất của chúng
Ví dụ như trong thời gian gần đây, những tin tức về sự điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu luôn là một trong những mối quan tâm số một Xăng dầu là thứ nhiên liệu buộc phải có để phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa, phục vụ cho nhu cầu đi lại, di chuyển của con người, do đó nó tác động trực tiếp đến nhiều mặt của kinh tế và xã hội Ngay lập tức, những bàn bạc, nghiên cứu, thảo luận về vấn đề này đã được đưa ra dưới nhiều góc độ: từ những nhà chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, những người công tác trong ngành giao thông vận tải, đến cả những người dân bình thường nhất Và cứ mỗi lần giá xăng dầu được điều chỉnh dù là lên hay xuống, luôn có một luồng dư luận lớn trong xã hội nói về nó
2 Hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm thực tế xã hội của con người
Trang 4Sự hình thành dư luận xã hội phụ thuộc vào hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm thực tế xã hội của các cá nhân, các nhóm xã hội trong xã hội Nói cách khác là mức độ chuẩn bị của cộng đồng người để tiếp nhận các sự việc,
sự kiện, hiện tượng cần thiết Nếu thông tin không đầy đủ thì dẫn đến khả năng tranh luận kéo dài, không hình thành dư luận xã hội Hệ tư tưởng, trình độ học vấn của con người cũng ảnh hưởng quan trọng tới khuynh hướng, chiều sâu, tính chất phản ánh đúng sai của các ý kiến, các quan điểm phán xét, đánh giá đối với sự việc, sự kiện Chẳng hạn, ở những nhóm xã hội có trình độ học vấn cao, các cá nhân có thể dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin, phân tích một cách khoa học về nội dung, bản chất, nguồn gốc, nguyên nhân của các sự việc, sự kiện từ đó mà đưa ra các phán xét, đánh giá phù hợp về sự việc, góp phần hình thành những dư luận xã hội tích cực, có lợi ích cho cộng đồng, cho dân tộc hay quốc gia Ngược lại, ở những nhóm xã hội có trình độ học vấn thấp, người ta có thể dễ dàng tin tưởng vào những điều nhảm nhí, những tin tức thất thiệt, vô tình tham gia vào việc làm lan truyền các những tin đồn nhảm, gây ra hậu quả xấu cho các cá nhân, các nhóm xã hội
Hiện nay, chưa có bất cứ một căn cứ khoa học chính xác nào giải thích cho những hiện tượng kì bí mà chúng ta vẫn thường gọi là “từ cõi âm”, chính vì thế mà con người luôn khao khát được tìm hiểu về lĩnh vực này Tuy nhiên, lợi dụng trí tò mò của nhiều người, có những kẻ đã biến tấu những điều này thành những trò mê tín dị đoan với nhiều mánh khóe tinh vi, nhằm lôi kéo những người có trình độ học vấn hay hiểu biết hạn chế, cả tin nhưng hiếu kì vào những sự việc đó Đã có nhiều sự việc nổi lên gây xôn xao dư luận Mỗi khi xuất hiện một “cô đồng” hay “thánh cậu” được quảng cáo là
có khả năng “kì diệu” nào đó như gọi hồn người đã mất, chữa bách bệnh mà y học nhiều khi phải bó tay (như vô sinh, ung thư) thì luôn có một bộ phận quần chúng tin và
bị lừa Tuy nhiên trước khi biết mình bị lừa, chính họ cũng góp phần lan truyền những
dư luận sai lệch cho thêm nhiều bộ phận khác trong xã hội Như vậy, trình độ học vấn quyết định tính chất tốt, xấu, lợi, hại cho xã hội, nó có khả năng tạo ra những ảnh hưởng tốt đến cộng đồng, nhưng cũng có thể là liều tạo ra luồng dư luận rất xấu tác động đến rất nhiều người
3 Thông tin đại chúng
Trang 5Hoạt động của hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, ấn phẩm in, mạng máy tính có tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự hình thành dư luận xã hội điều đó thể hiện trên các phương diện sau:
- Các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin, truyền tải kịp thời và đầy đủ thông tin về các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội: Việc đáp ứng sở thích
và nhu cầu thông tin của công chúng được coi là những tiền đề cơ bản cho sự phát triển của hệ thống truyền thông đại chúng Trên phương diện này, hệ thống truyền thông đại chúng ở đất nước ta đã có những bước tiến nổi bật trong những năm đổi mới các chương trình phát thanh, truyền hình, xuất bản phẩm trở nên đa dạng, phong phú hơn, cập nhật hơn với các thông tin về đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, chính trị của đất nước; sự phản ánh của các thông tin cũng chân thực và khách quan hơn
- Các phương tiện thông tin đại chúng là diễn đàn ngôn luận công khai: Ngày
nay, trình độ dân trí của người dân được nâng cao Các tầng lớp nhân dân cũng ngày càng tham gia rộng rãi hơn vào đời sống chính trị xã hội của đất nước Trong bối cảnh
đó, các phương tiện thông tin đại chúng có trách nhiệm truyền tải thông tin về các ý kiến phán xét, đánh giá, thái độ của công chúng đối với các sự kiện, hiện tượng, diễn ra trong đời sống xã hội Bằng cách này, công chúng sẽ có được cơ hội tham gia ngày càng tích cực và có trách nhiệm hơn vào quá trình chuẩn bị, thực hiện và giám sát và đánh giá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như các hoạt động cụ thể, thường xuyên của các tổ chức chính quyền
- Các phương tiện thông tin đại chúng điều chỉnh, định hướng sự phát triển của
dư luận xã hội: Hệ thống truyền thông đại chúng phải dành phần thích đáng cho việc
đăng tải các thông tin được kiểm chứng và mang tính định hướng xây dựng Đặc biệt, khi các sự việc, sự kiện diễn ra có tầm quan trọng và liên quan đến lợi ích của đất nước, của dân tộc, đụng chạm đến các giá trị chuẩn mực của xã hội cơ bản, khi đó định hướng thông tin phải phản ánh được quan điểm của Đảng và Nhà nước, ý kiến chính thức của cơ quan chức năng và phản ánh được sự phán xét, đánh giá chung của xã hội Tình hình những căng thẳng trên biển Đông trong thời gian qua là một trong số những vấn đề được các phương tiện thông tin đại chúng quan tâm, bởi nó là một vấn
đề vừa có tính lịch sử lại vừa mang tính kinh tế Những thông tin về việc Trung Quốc
Trang 6tự mình vẽ ra cái gọi là “đường lưỡi bò” bao trọn quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, đưa tàu hải giám cắt dây cáp thăm dò dầu khí trên vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam… được chuyển tải một cách nhanh chóng và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng chính thống Các phương tiện này cũng là phương tiện giúp cho nhiều tầng lớp xã hội phản ảnh quan điểm của mình Tuy nhiên, những thông tin được đưa ra, những nhận xét, thái độ của nhân dân được chọn lọc mang tính định hướng sâu sắc của Đảng và Nhà nước, nhằm đảm bảo cho người dân không có cái nhìn sai lệch về vấn đề, tránh khỏi nguy cơ bị kẻ xấu lợi dụng sự phức tạp của vấn đề làm rối ren tình hình đất nước
4 Những nhân tố thuộc về tâm lí xã hội
Trạng thái tâm lí xã hội thường biểu hiện ở nhiều nhân tố như thói quen, nếp sống, ý chí, tâm trạng hay tình cảm của nhóm xã hội, cộng đồng người đã được hình thành do ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện sống, lao động, sinh hoạt hàng ngày hoặc do tác động của công tác tuyên truyền, giáo dục Ảnh hưởng của nhân tố này có nhiều mặt đôi khi khó nhận biết tùy từng thời điểm nhất định, tâm trạng của con người
có thể được thể hiện ở các trạng thái khác nhau, thậm chí đối lập nhau như hưng phấn hoặc ức chế; tích cực hoặc tiêu cực; lạc quan hoặc bi quan; yêu đời hoặc chán nản; hy vọng hoặc thất vọng Khi con người đang ở trong tâm trạng phấn chấn, hồ hởi thì nội dung phán xét, đánh giá về sự kiện, hiện tượng xã hội sẽ có những khía cạnh khác với khi đang ở trong tâm trạng bi quan, chán nản Thường khi phấn chấn, lạc quan thì thấy nhiều thuận lợi hơn, ít thấy khó khăn và ngược lại Những nếp nghĩ bảo thủ, di sản của quá khứ cũng có thể ảnh hưởng tới sự hình thành dư luận xã hội nếu không có sự định hướng đúng đắn
Có thể thấy yếu tố thuộc về tâm lí xã hội được biểu hiện ra bên ngoài rất rõ ràng Vào những ngày đầu năm mới, khi tất cả mọi người đều hướng đến những cái “mới” tốt đẹp, vui vẻ hơn cho cả một năm tiếp theo, thì ngay cả có những vấn đề xã hội nan giải như chuyện đồng tiền mất giá - bình thường luôn là vấn đề khiến nhiều người dân đau đầu, thì để đón một cái Tết trọn vẹn, người ta thường nghĩ đến một tương lai tích cực hơn, xán lạn hơn mà không bao giờ tỏ ra bi quan hay thất vọng
5 Hoàn cảnh sinh hoạt chính trị - xã hội
Trang 7Mức độ dân chủ hóa đời sống xã hội, khả năng và sự tham gia thực tế của người dân vào các sinh hoạt chính trị - xã hội của đất nước có ảnh hưởng rất quan trọng tới sự hình thành dư luận xã hội Trong điều kiện xã hội có dân chủ rộng rãi, có thông tin đa dạng, phong phú thì mọi người dân sẵn sàng thẳng thắn, cởi mở, bộc lộ các ý kiến, quan điểm của mình, tham gia bàn bạc các vấn đề chung, do vậy, dư luận xã hội có điều kiện hình thành thuận lợi ngược lại, trong điều kiện xã hội thiếu dân chủ, thông tin nghèo nàn, thậm chí bị cắt xén, xuyên tạc thì dư luận xã hội thường hình thành khó khăn, chậm chạp Dưới các chế độ độc tài, phát xít, mọi quyền dân chủ bị tiêu diệt, dư luận xã hội càng khó hình thành và phát huy tác dụng, khi nó thường biểu hiện dưới dạng hình thức biểu tượng, hò vè, tiếu lâm, châm biếm
Không phải ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào của xã hội Việt Nam, người dân lại được hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần dân tộc một cách đầy đủ như ngày nay
Có rất nhiều tác phẩm thơ, văn xuôi trong thời kì kháng chiến bị cấm lưu hành Các tác phẩm này thể hiện quan điểm chiến đấu vì độc lập dân tộc, cổ vũ tinh thần đấu tranh trong nhân dân, và đương nhiên là đi ngược lại những gì mà đế quốc và thực dân đang mong muốn, vì thế chúng cấm Khi hòa bình được lập lại, công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí Chính vì thế mà dư luận có điều kiện để phát sinh và phát triển mạnh mẽ
6 Các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang hiện hành trong xã hội
Các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang hiện hành trong xã hội trong chừng mực nhất định tác động tới sự hình thành dư luận xã hội Về
cơ bản, các phong tục tập quán, các giá trị, chuẩn mực xã hội hiện hành, tạo ra những khuôn mẫu tư duy, khuôn mẫu hành động làm cơ sở cho việc phán xét, đánh giá, khác nhau về cùng vấn đề Điều này thể hiện rõ nét qua sự nhìn nhận khác nhau giữa các thế
hệ đối với những biểu hiện của lối sống hiện đại như cách ăn mặc, các sản phẩm ca nhạc và phim ảnh, cách sinh hoạt, vui chơi, giải trí
Trong một ngôi nhà, có lẽ có một hiện tượng không hề hiếm gặp đó là việc tranh giành xem chương trình TV giữa bố mẹ và con cái - đại diện của hai thế hệ khác nhau trong xã hội Trong khi bố mẹ có thể muốn xem những vở chèo, tuồng, cải lương kinh
Trang 8điển, thì người con lại muốn xem những bộ phim điện ảnh Mỹ hay phim truyền hình Hàn Quốc, những chương trình ca nhạc nước ngoài Thế hệ nào cũng cho rằng chương trình mà mình muốn theo dõi là đặc sắc hơn, có ý nghĩa hơn, điều này xuất phát từ tư duy khác nhau giữa hai thế hệ
III - Ý nghĩa của việc nghiên cứu dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật
Trên cơ sở quán triệt quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của dư luận xã hội, coi cách mạng là sự nghiệp quần chúng, quần chúng nhân dân là người tạo ra lịch sử, Đảng Cộng Sản Việt Nam nhận thức sâu sắc vai trò của dư luận xã hội đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội và thấu hiểu vai trò của công tác nghiên cứu dư luận xã hội Vai trò của dư luận xã hội trong lĩnh vực pháp luật thể hiện trên một số phương diện sau:
1 Phát huy quyền làm chủ của người dân
Dư luận xã hội là điều kiện, phương tiện cần thiết để nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình, từ đó mở rộng nền dân chủ trong xã hội
Sức mạnh của Đảng và Nhà nước thể hiện ở sự gắn bó chặt chẽ, liên hệ mật thiết với nhân dân, khơi dậy tiềm năng sáng tạo vĩ đại của nhân dân Vì thế, các tổ chức Đảng và cơ quan Nhà nước các cấp cần tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng để cán bộ, đảng viên và nhân dân đóng góp ý kiến, tham gia vào các công việc của Đảng, Nhà nước Việc tiếp xúc của các cộng tác viên nghiên cứu dư luận xã hội với người dân để nắm bắt ý kiến của họ, nhất là các cuộc điều tra, thăm dò dư luận xã hội là cơ hội để người dân bày tỏ chính kiến, tham gia ý kiến đối với các công việc điều hành, quản lý đất nước của các cấp ủy đảng và chính quyền, nâng cao ý thức làm chủ đất nước, làm chủ xã hội
Phát huy vai trò phản biện xã hội, vai trò kiểm tra, giám sát của cán bộ, Đảng viên
và nhân dân: khi người dân cảm thấy ý kiến của mình được lắng nghe, được coi trọng thì trách nhiệm phản biện, kiểm tra, giám sát xã hội của họ cũng được nâng cao Nhân dân có “trăm tai, nghìn mắt” nên có thể nhìn rõ mọi vấn đề, sự vật dưới nhiều góc độ
Sự phản biện, kiểm tra, giám sát xã hội của nhân dân giúp các cơ quan lãnh đạo, quản
lý kịp thời phát hiện những sơ hở, hạn chế, yếu kém trong công tác lãnh đạo, quản lý của mình, trên cơ sở đó, kịp thời đề ra các giải pháp khắc phục
Trang 92 Tăng cường mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân
Nhờ phản ánh khách quan, trung thực và khả năng dự báo chính xác tình hình tâm trạng, tư tưởng, thái độ, nguyện vọng của các tầng lớp xã hội trước các sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội, nhất là các vấn đề có liên quan đến sự lãnh đạo, quản lý đất nước, các báo cáo tổng hợp, phân tích tình hình dư luận xã hội là căn cứ thông tin quan trọng phục vụ quá trình soạn thảo, ban hành, tổ chức thực hiện chủ trương, quyết sách của các cơ quan lãnh đạo, quản lý đất nước Các cơ quan lãnh đạo, quản lý khó có thể ban hành được các chủ trương, quyết sách sát thực, có sức sống, có tính khả thi nếu không nắm chắc được tâm trạng, tư tưởng của đối tượng có liên quan đến các chủ trương, quyết sách đó Công tác nghiên cứu dư luận xã hội giúp các cơ quan lãnh đạo, quản lý giải đáp các câu hỏi như: “Các vấn đề bức xúc mà thực tiễn đất nước (hoặc ở địa phương, ngành) đòi hỏi phải giải quyết là gì?”, “Các chủ trương, quyết sách dự định được ban hành (của cơ quan lãnh đạo, quản lý) có được người dân ủng hộ không? Nếu không thì tại sao? Có cần dừng việc thông qua không? Nếu không dừng thì cần có các biện pháp thông tin, tuyên truyền cụ thể gì để tạo sự ủng hộ của nhân dân?” Trên cơ sở lý luận về cơ chế hình thành dư luận xã hội và các thông tin cụ thể về các băn khoăn, thắc mắc của nhân dân, công tác nghiên cứu dư luận xã hội có khả năng
đề xuất các giải pháp thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội có hiệu quả
3 Góp phần hoàn thiện công tác lãnh đạo và quản lí xã hội của Đảng và Nhà nước trên cơ sở khoa học và thực tiễn
Dư luận xã hội góp phần hoàn thiện công tác lãnh đạo và quản lí xã hội của Đảng
và Nhà nước trên cơ sở khoa học và thực tiễn
Cách nắm bắt tâm trạng, tư tưởng cán bộ, Đảng viên và nhân dân mang tính truyền thống lâu nay của các cấp ủy đảng thường là: tổng hợp phản ánh của cấp dưới, các tổ chức chính trị - xã hội; trao đổi, tọa đàm, đối thoại trực tiếp với các đối tượng; hội thảo… Cách thức này có ưu điểm là dễ làm, ít tốn kém về thời gian, nhân lực và tài chính, nhưng cũng có những hạn chế như: các thông tin thu được thường không rõ về mặt định lượng, dễ mang tính chủ quan, nhất là trong bối cảnh bệnh thành tích phát triển như hiện nay (các báo cáo dễ bị “vo tròn”, biểu hiện tâm trạng, tư tưởng tích cực
Trang 10dễ bị “thổi phồng”, những vấn đề gai góc, phức tạp trong tâm trạng, tư tưởng xã hội dễ
bị bỏ qua)
Điều tra xã hội học về dư luận xã hội giúp khắc phục những hạn chế nêu trên của việc nắm bắt tâm trạng, tư tưởng theo các phương pháp truyền thống, góp phần hoàn thiện công tác lãnh đạo và quản lí xã hội của Đảng và Nhà nước trên cơ sở khoa học và thực tiễn
4 Vai trò của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật
Thông qua dư luận xã hội, nhân dân có điều kiện bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, đạo đức Việc hiểu được vai trò của dư luận xã hội sẽ giúp những người làm công tác lãnh đạo và quản lý có được cái nhìn đa chiều,
từ đó có những biện pháp xây dựng pháp luật phù hợp xác đáng với mọi công dân đồng thời, có những chính sách khắc phục những quyết định, những ý chí biểu hiệu quan liêu, xa rời quần chúng Ở nước ta hiện nay pháp luật có ý nghĩa hết sức to lớn,
đó là công cụ quản lý xã hội, mang lại thành quả vô cùng to lớn trên con đường hiện đại hóa đất nước
Dư luận cũng góp phần rất tích cực nhằm hoàn thiện, thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay bởi “pháp luật không phải là công cụ quản lý vạn năng” do vậy trong pháp luật sẽ có những lỗ hổng thiếu sót nhất định, dư luận sẽ nêu ra biện pháp khắc phục mà pháp luật mắc phải
Dư luận xã hội luôn hỗ trợ cùng pháp luật trong việc điều chỉnh hành vi của con người, duy trì trật tự trong toàn xã hội cũng như trong mỗi cộng đồng Trong xã hội dư luận tác động mạnh mẽ tới ý thức, tư tưởng, riêng đối với pháp luật nó góp phần giáo dục nhận thức đúng đắn về điều tốt xấu, điều nào đúng pháp luật, điều nào trái pháp luật
KẾT LUẬN