1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH GIẢM TRỪ GIA CẢNH TRONG LUẬT THUẾ TNCN

17 425 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 125 KB

Nội dung

Thuế này thường được coi là loại thuế đặc biệt vì có lưu ý đến hoàn cảnh của các cá nhân có thu nhập phải nộp thuế thông qua việc xác định miễn, giảm thuế hoặc khoản miễn trừ đặc biệt “G

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT THUẾ TNCN VÀ QUY ĐỊNH

II THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH GIẢM TRỪ GIA CẢNH

Lời mở đầu

Luật thuế thu nhập cá nhân được Quốc hội ban hành và có hiệu lực từ

ngày 01 tháng 01 năm 2009 Một trong những qui định mới của Luật này là

người nộp thuế được giảm trừ gia cảnh trước khi tính thuế Việc giảm từ này sẽ đảm bảo thực hiện chính sách điều tiết công bằng về thuế Người có thu nhập như nhau có hoàn cảnh khác nhau sẽ nộp thuế khác nhau Đi sâu phân tích quy

Trang 2

định của pháp luật về vấn đề này, bài viết của em xin được tìm hiểu đề tài:

“Giảm trừ gia cảnh theo quy định của luật hiện hành – thực tế tuân thủ pháp

luật thuế về giảm trừ gia cảnh và hướng khắc phục của người nghiên cứu”

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT THUẾ TNCN VÀ QUY ĐỊNH GIẢM TRỪ GIA CẢNH.

1 Khái niệm

Để khắc phục thiếu sót của những quy định cũ, luật thuế TNCN đã được Quốc hội soạn thảo năm 2007 Tuy vậy để các điều kiện áp dụng luật thuế mới được thuận lợi, ngày 01/01/2009, luật thuế TNCN với các quy định mới, hoàn thiện hơn mới có hiệu lực pháp luật Bên cạnh đó một số văn bản hướng dẫn thi hành cũng đã kịp thời ra đời như: Nghị định 100/NĐ-CP ngày 8/9/2008 quy định chi tiết thi hành luật thuế TNCN, thông tư 84/TT-BTC ngày 30/9/2008

Trong đó các khái niệm “thuế TNCN”, “giảm trừ gia cảnh” được quy định như sau:

“Thuế TNCN là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của mỗi cá nhân trong

xã hội, trong khoảng thời gian nhất định (thường là một năm)” Thuế TNCN là

một sắc thuế có tầm quan trọng lớn trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách

và thực hiện công bằng xã hội.Thuế TNCN đánh vào cả cá nhân kinh doanh và cá nhân không kinh doanh Thuế này thường được coi là loại thuế đặc biệt vì có lưu ý đến hoàn cảnh của các cá nhân có thu nhập phải nộp thuế thông qua việc xác định miễn, giảm thuế hoặc khoản miễn trừ đặc biệt

“Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú” (Điều 19, Luật thuế TNCN)

2 Phạm vi áp dụng:

2.1 Các loại thu nhập được hưởng quy định giảm trừ gia cảnh

Các đối tượng tính thuế TNCN theo luật thuế TNCN 2009 rất rộng bao gồm:

Trang 3

- Thu nhập từ kinh doanh;

- Thu nhập từ tiền công, tiền lương;

- Thu nhập từ đầu tư vốn;

- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn;

- Thu nhập từ chuyển nhương bất động sản;

- Thu nhập từ trúng thưởng;

- Thu nhập từ bản quyền;

- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại;

- Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn;

- Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn

Tuy vậy, đối tượng được áp dụng quy định giảm trừ gia cảnh chỉ là thu nhập từ hoạt động kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công Trong đó,

đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, phương pháp thu thuế được áp dụng là thu khấu trừ tại nguồn, tức là cơ quan trả thu nhập hàng tháng, khi trả thu nhập cho

cá nhân có thu nhập trên mức chịu thuế, có trách nhiệm giữ lại tiền thuế để nộp ngân sách

2.2 Đối tượng nộp thuế và được giảm trừ gia cảnh.

Theo khoản 1, Điều 2, luật thuế TNCN thì: “Đối tượng nộp thuế là cá nhân

cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại điều 3 luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại điều

3 luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam”

Căn cứ vào khái niệm giảm trừ gia cảnh thì đối tượng được hưởng quy định

giảm trừ gia cảnh là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh từ hoạt động

kinh doanh, tiền lương, tiền công trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.

2.3 Mức giảm trừ:

Giảm trừ gia cảnh gồm 2 phần:

- Mức giảm trừ với bản thân người nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm) Mức 4 triệu đồng là mức tính bình quân cho cả năm, không phân biệt

Trang 4

một số tháng trong năm tính thuế có thu nhập thấp hơn 4 triệu hoặc không có thu nhập

- Mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng là 1,6 triệu đồng/tháng kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng

Ví dụ: Anh X và chị Y là vợ chồng, làm việc tại doanh nghiệp nhà nước, cả hai người đều thuộc diện chịu thuế TNCN Năm tháng 07/2012 anh chị sinh được cháu

Z Vậy kể từ tháng 07 năm 2012 thì anh X hoặc chị Y được trừ đi 1,6 triệu đồng/tháng vào khoản thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế TNCN.

2.4 Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc:

Trong luật thuế TNCN và nghị định Nghị định 100/2008/NĐ-CP của Chính

phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế TNCN có quy định cụ thể các nguyên tắc như sau:

- Người nộp thuế chỉ được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp Mã số thuế

- Việc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế Người phụ thuộc mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng phát sinh tháng nào thì được tính giảm trừ tháng đó

Ví dụ: Gia đình Anh X và chị Y ( 2 người thuộc diện chịu thuế TNCN) có 2 cháu nhỏ là M và N thuộc diện người phụ thuộc Gia đình anh X chị Y có thể chọn cách giảm trừ như sau: (1) cả 2 cháu M và N tính giảm trừ cho thu nhập của anh

X (3,2 triệu đồng/ tháng); (2) cả 2 cháu M và N tính giảm từ cho chị Y (3,2 triệu đồng/ tháng); (3) Mỗi cháu M hoặc N tính giảm trừ cho bố hoặc mẹ (anh X và chị

Y được giảm trừ 1,6 triệu đồng/tháng).

- Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì trong những người nộp thuế tự thoả thuận để khai và giảm trừ vào một người

Ví dụ: A, K và H là ba anh em ruột (đều thuộc diện chịu thuế TNCN) có mẹ

Trang 5

là I (88 tuổi, không có thu nhập riêng, thuộc diện người phụ thuộc), trong trường hợp này, A, K và H tự thỏa thuận với nhau để chọn ra một người sẽ khai và giảm trừ vào thu nhập cá nhân của một trong ba anh em.

- Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai số người phụ thuộc được giảm trừ

và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai này

2.5 Những người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh và hồ sơ kê khai xác định người phụ thuộc.

a Con của người nộp thuế : bao gồm con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú Cụ thể như sau:

- Con dưới 18 tuổi Con dưới 18 tuổi được tính đủ theo tháng

- Con trên 18 tuổi nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động

- Con đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức qui định

Hồ sơ làm cơ sở xác định người phụ thuộc :

(1) Con dưới 18 tuổi cần một trong các giấy tờ sau: bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao hộ khẩu Nếu là con nuôi thì ngoài Giấy khai sinh cần có bản sao Giấy chứng nhận là con nuôi của cơ quan có thẩm quyền theo qui định của pháp luật

(2) Con trên 18 tuổi bị tàn tật không có khả năng lao động:

- Bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao hộ khẩu

- Bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản tự khai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động

(3) Con đang theo học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề (kể cả con đang học ở nước ngoài):

- Bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao hộ khẩu

Trang 6

- Bản sao Thẻ sinh viên hoặc bản tự khai có xác nhận của nhà trường.

b Vợ hoặc chồng của người nộp thuế: ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức qui định

Hồ sơ làm cơ sở xác định người phụ thuộc :

(1) Đối với vợ hoặc chồng đã hết tuổi lao động cần một trong các giấy tờ sau: Bản sao hộ khẩu; hoặc Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn

(2) Vợ hoặc chồng trong độ tuổi lao động nhưng bị tàn tật không có khả năng lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên phải có thêm bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản tự khai có xác nhận của Uỷ ban nhân cấp

xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động

c Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) của đối tượng nộp thuế: ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức qui định

Hồ sơ đối với cha, mẹ, anh chị em ruột:

(1) Trường hợp đã hết tuổi lao động: bản sao hộ khẩu hoặc giấy tờ liên quan khác để xác định rõ mối quan hệ của người phụ thuộc với đối tượng nộp thuế (là cha, mẹ, anh, chị, em ruột)

(2) Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, cần có thêm bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản tự khai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động

d Các cá nhân khác: là người ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không nơi nương tựa, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức qui định mà đối tượng nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng Bao gồm:

- Anh ruột, chị ruột, em ruột của đối tượng nộp thuế

Trang 7

- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô ruột ,dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của đối tượng nộp thuế

- Cháu ruột của đối tượng nộp thuế (bao gồm con của anh ruột, chị ruột, em ruột)

- Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật

Hồ sơ bao gồm:

(1) Đối với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; cô ,dì, chú, bác, cậu ruột cần có: các giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với đối tượng nộp thuế là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô, dì, chú, bác ruột, và bản

tự khai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về trách nhiệm nuôi dưỡng của đối tượng nộp thuế Trường hợp trong độ tuổi lao động thì phải có thêm bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản tự khai có xác nhận của

Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động

(2) Đối với cháu ruột: phải có các giấy tờ hợp pháp chứng minh quan hệ của người phụ thuộc là cháu ruột của đối tượng nộp thuế và bản tự khai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về trách nhiệm nuôi dưỡng của đối tượng nộp thuế Ngoài ra còn phải có bản sao Giấy khai sinh hoặc Chứng minh nhân dân của người phụ thuộc Trường hợp cháu trong độ tuổi lao động phải có bản sao xác nhận của

cơ quan cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản tự khai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động

2.6 Kê khai tạm giảm trừ đối với người phụ thuộc và thời hạn nộp hồ sơ chứng minh:

a Người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 4 triệu đồng/tháng có nuôi dưỡng người phụ thuộc, để được giảm trừ gia cảnh cần kê khai như sau:

Đầu năm, chậm nhất là ngày 30 tháng 1, người nộp thuế lập 02 bản đăng ký người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh theo mẫu số 16/ĐK-TNCN gửi cho cơ quan trả thu nhập Trong năm nếu có sự thay đổi về người phụ thuộc so với đăng

Trang 8

ký đầu năm thì chậm nhất là sau 30 ngày kể từ ngày có thay đổi (tăng, giảm), người nộp thuế cần khai 02 bản đăng ký điều chỉnh người phụ thuộc theo mẫu số 16/ĐK-TNCN gửi cho cơ quan trả thu nhập

Trường hợp người nộp thuế ký hợp đồng lao động (hoặc có quyết định tuyển dụng) sau ngày 30 tháng 1 thì thời hạn đăng ký người phụ thuộc chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng ký hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng

b Người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc phải có

đủ hồ sơ chứng minh về người phụ thuộc và phải nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị trả thu nhập Thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như sau:

Đối với các trường hợp đã đăng ký giảm trừ gia cảnh từ đầu năm 2009 thì thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là ngày 30 tháng 6 năm 2009 Đối với các trường hợp đăng ký giảm trừ gia cảnh sau ngày 30 tháng 1 năm 2009 thì thời hạn nộp hồ

sơ chậm nhất là sau 03 tháng kể từ ngày đăng ký giảm trừ Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu đối tượng nộp thuế không nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp

2.7 Trách nhiệm của cơ quan trả thu nhập trong việc tiếp nhận và chuyển bản đăng ký người phụ thuộc cho cơ quan thuế

a Tiếp nhận bản đăng ký người phụ thuộc được giảm trừ của đối tượng nộp thuế

b Hàng tháng, thực hiện tạm giảm trừ gia cảnh cho số người phụ thuộc theo đúng bản đăng ký người phụ thuộc của đối tượng nộp thuế trước khi tính số thuế tạm khấu trừ, nộp thuế vào NSNN và không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

về việc khai tạm tính giảm trừ gia cảnh này

c Chuyển 01 bản đăng ký giảm trừ người phụ thuộc của đối tượng nộp thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ quan trả thu nhập Thời hạn chuyển chậm nhất là ngày 20 tháng 2 của năm thực hiện Trường hợp đăng ký giảm trừ sau ngày

30 tháng 1 của năm thực hiện hoặc đăng ký điều chỉnh người phụ thuộc, thời hạn

Trang 9

chuyển cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý là ngày 20 của tháng sau tháng nhận được bản đăng ký

Ví dụ: chị A đăng ký giảm trừ cho 1 con vậy số tiền được trừ gia cảnh

là 5,6 triệu đồng/tháng, nếu tháng 1/2009 chị nhận tiền lương là 6 triệu đồng thì

cơ quan trả thu nhập sẽ khai và khấu trừ thuế của chị là 6 tr đ – 5,6 tr đ = 0,4 tr.

đ x 5% = 20.000 đồng Giả sử tháng 5 chị sinh con và đăng ký giảm trừ thêm một cháu thì số tiền được trừ sẽ là 7,2 triệu đồng Nếu lương của chị các tháng sau vẫn

là 6 triệu đồng thì cơ quan trả thu nhập sẽ không khấu trừ Cuối năm cơ quan trả thu nhập chỉ cấp một chứng từ khấu trừ thuế cho chi A để chi quyết toán với cơ quan thuế.

3 Phân biệt giảm trừ gia cảnh với trường hợp giảm thuế.

Về mục đích, quy định giảm thuế và giảm trừ gia cảnh trong thuế TNCN đều thể hiện sự khuyến khích hoặc giúp đỡ gián tiếp của Nhà nước với người nộp thuế khi họ đáp ứng một số điều kiện nhất định Tuy vậy, hai quy định này có bản chất khác nhau, cụ thể là:

Khái niệm

Là khoản tiền được trừ vào trừ nhập chịu thuế trước khi

tính thuế

Là khoản tiền Nhà nước giảm bớt cho các đối tượng nộp thuế sau khi

đã tính ra số thuế phải nộp

Căn cứ áp

dụng

Điều 19 luật thuế TNCN với các căn cứ áp dụng như đã phân tích ở trên

Điều 5 luật thuế TNCN cụ thể là các đối tượng gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả

năng nộp thuế

Trang 10

Đối tượng

được áp

dụng

Chỉ các đối tượng có thu nhập từ hoạt động kinh doanh, thu nhập từ tiền công,

tiền lương

Tất cả các đối tượng có thu nhập thuộc thu nhập chịu thuế lâm vào tình trạng khó khăn ảnh hưởng đến

khả năng nộp thuế

Mức tính

Được quy định rõ trong luật

thuế TNCN:

- Mức giảm trừ cho bản thân

là 4 triệu đồng/tháng

- Mức giảm trừ cho người phụ thuộc là 1,6 triệu/người/tháng

Các cơ quan thuế sẽ xem xét mức giảm thuế trong các trường hợp nhất định tương ứng với ức độ thiệt hại nhưng mức giảm không vượt quá số thuế phải nộp

II THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH GIẢM TRỪ GIA CẢNH TRONG LUẬT THUẾ TNCN

1 Nhận xét các quy định của pháp luật.

a Những điểm tích cực:

 Luật thuế TNCN chỉ quy định giảm trừ gia cảnh cho các cá nhân có thu nhập

từ tiền công, tiền lương, từ hoạt động kinh doanh, có thể thấy đây là quy định thuận lợi vì các các nhân này là người chịu thuế TNCN chủ yếu hiện nay Có rất nhiều cá nhân có thu nhập từ các nguồn khác nhau, phát sinh vào các thời điểm khác nhau và trên thực tế trình độ quản lý của Việt Nam là rất khó kiểm soát Mà thực chất mục đích của luật thuế TNCN hiện nay là nhắm vào các nguồn thu nhập này chứ không phải là nguồn thu nhập ổn định của công chức, viên chức, người lao động, cá nhân kinh doanh Vì vậy quy định này tạo tâm lý thoải mái cho người dân, tránh tình trạng trốn lậu thuế

Với quy định này, chúng ta đang đi đúng hướng với ngành thuế thế giới, tất nhiên kèm theo đó sẽ là các biện pháp kiểm tra, giám sát, truy thu, trừng phạt sai phạm đúng nguyên tắc thế giới Trong thực hiện sẽ phải tránh “quá lỏng”, chẳng

Ngày đăng: 30/01/2016, 01:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w