Bài nghiên cứu của nhóm tác giả Trần Hoàng Ngân và cộng sự 2013 cho rằng nếu lạm phát ở Việt Nam dao động từ 5-7% hoặc thấp hơn sẽ dẫn đến một tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao hơn.. Mục tiê
Trang 1NGUYỄN THỊ HOÀI LINH
NGHIÊN CỨU TÍNH PHI TUYẾN GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-2014
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Thị Minh Hằng
TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
Trang 2MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT 1
TỔNG QUAN 2
CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 5 1.1 Lý thuyết về lạm phát và tăng trưởng 5
1.1.1 Tăng trưởng kinh tế 5
1.1.2 Lạm phát 8
1.1.3 Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng 10
1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm trước đó 14
1.2.1 Các nghiên cứu ngoài nước 14
1.2.2 Các nghiên cứu trong nước 17
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG Ở VIỆT NAM 19
2.1 Sơ lược về tình hình kinh tế xã hội ở Việt Nam từ năm 1980 đến năm 2014
19
2.1.1 Giai đoạn bắt đầu công cuộc cải cách và khủng hoảng trầm trọng (1980-1990) 19
2.1.2 Giai đoạn phục hồi và phát triển mạnh mẽ (1991-2006) 21
2.1.3 Giai đoạn khủng hoảng và phục hồi dần (2007 - 2013) 24
2.1.4 Tình hình kinh tế trong năm vừa qua - 2014 26
2.2 Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở Việt Nam 28
CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU32 3.1 Tổng quan cơ sở kinh tế lượng 32
3.1.1 Tính dừng của chuỗi thời gian 32
3.1.2 Kiểm định quan hệ nhân quả Granger 34
Trang 33.1.3 Mô hình hồi quy tuyến tính gãy khúc (SPLINE) 35
3.1.4 Hiện tượng đa cộng tuyến (Multicollinearity) 37
3.1.5 Hiện tượng tự tương quan (Autocorrelation) 38
3.2 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 39
3.2.1 Mô hình thực nghiệm 39
3.2.2 Dữ liệu và các biến trong mô hình 41
3.2.3 Quy trình nghiên cứu 44
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KẾT LUẬN 45
4.1 Kiểm định nghiệm đơn vị 45
4.2 Kiểm định quan hệ nhân quả Granger 47
4.3 Kết quả hồi quy ngưỡng lạm phát 51
4.3.1 Xác định dãy giá trị của 𝒌 51
4.3.2 Ước lượng mô hình ngưỡng lạm phát 53
4.4 Thảo luận kết quả và hàm ý chính sách 58
4.5 Kiến nghị chính sách 59
4.6 Hạn chế của đề tài 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
OLS Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least
Squares)
NGTK TT Niên giám thống kê tóm tắt
CPI Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index)
WDI Chỉ số phát triển thế giới (World Development Indicators)
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIẺU
Trang Bảng 2.1 Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo giá
hiện hành phân theo thành phần kinh tế
30
Bảng 2.2 Chỉ số ICOR qua các giai đoạn (Nguồn: Trương Minh
Tuấn, 2013)
30
Bảng 4.1 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị (tính dừng) bằng
Bảng 4.4 Kết quả kiểm định tự tương quan của phần dư mô hình
VAR
48
Bảng 4.6 Tổng hợp sơ lược các kết quả nghiên cứu về ngưỡng
lạm phát
52
Trang 6DANH MỤC HÌNH
Trang Hình 1.1 Mô hình tổng cung và tổng cầu theo lý thuyết Keynes 13
Hình 2.2 Lạm phát và tăng trưởng GDP hàng năm ở Việt Nam giai
Hình 2.5 Tăng trưởng GDP hàng năm ở Việt Nam giai đoạn 1996–
Hình 2.7 Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế năm 2014 (tính
theo giá hiện hành)
27
Hình 2.8 Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế năm 2014 (tính theo
giá hiện hành)
27
Hình 2.10 Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam giai đoạn
1990-2014
32
Hình 4.1 Kiểm định tính ổn định của mô hình VAR bằng vòng tròn
đơn vị
49
Trang 7TÓM TẮT
Gần đây có rất nhiều quốc gia áp dụng chính sách tiền tệ với một tỷ lệ lạm phát mục tiêu cụ thể để điều chỉnh độ lệch của lạm phát trong nền kinh tế Tuy nhiên, chỉ khi ngưỡng lạm phát được xác định thì những quốc gia này mới có thể đề xuất một tỷ lệ lạm phát mục tiêu chính xác Bài nghiên cứu cung cấp một bằng chứng thực nghiệm
về tác động phi tuyến của lạm phát lên tăng trưởng kinh tế trong dài hạn ở Việt Nam, một trong những quốc gia đang phát triển ở Châu Á Sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian hàng năm trong khoảng thời gian từ 1986-2014, kết quả nghiên cứu tìm ra mức ngưỡng lạm phát ở Việt Nam là 11% và tại mức ngưỡng này quan hệ lạm phát – tăng trưởng chuyển từ đồng biến sang nghịch biến
Trang 8Các nghiên cứu trước chỉ ra rằng lạm phát có tác động ngược chiều lên tăng trưởng kinh tế trong trung và dài hạn Mặt khác, cũng có những nghiên cứu nói rằng mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng là cùng chiều Trong những thập niên gần đây, một vài nghiên cứu thực nghiệm đã xác định mối quan hệ giữa lạm phát và
tăng trưởng trong dài hạn là phi tuyến Tức là, lạm phát thấp, hoặc là không tác
động đến tăng trưởng, hoặc là sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Ngược lại lạm phát cao sẽ làm chậm quá trình tăng trưởng Bài nghiên cứu của nhóm tác giả Trần Hoàng Ngân và cộng sự (2013) cho rằng nếu lạm phát ở Việt Nam dao động từ 5-7% hoặc thấp hơn sẽ dẫn đến một tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao hơn Ngược lại, lạm phát cao hơn ngưỡng sẽ dẫn đến một sự mất ổn định kinh tế và suy giảm mạnh trong tăng trưởng Nói cách khác, tỷ lệ lạm phát cao sẽ gây bất lợi cho tăng trưởng kinh tế.Vậy, mức lạm phát nào là phù hợp cho một nền kinh tế? Câu trả lời là khác nhau giữa các quốc gia do sự khác nhau về đặc điểm của từng quốc gia Ở mỗi quốc gia, tồn tại một điểm ngưỡng mà tại đó mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng sẽ chuyển từ tương quan dương sang tương quan âm Chính vì vậy, các nhà hoạch định chính sách cần phải xác định một tỉ lệ lạm phát tối ưu để làm cơ sở cho việc điều chỉnh các chính sách sao cho thích hợp
Trang 9Mục tiêu nghiên cứu
Nếu một mối quan hệ phi tuyến được tìm thấy thì tức là tồn tại một mức ngưỡng lạm phát mà tại đó mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng sẽđổi chiềutừ dương sang âm Do đó, bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu sau đây:
(1) Kiểm định sự tồn tại của ngưỡng lạm phát trong mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
(2) Rút ra một hàm ý chính sách nhằm ổn định tỷ lệ lạm phát sao cho có lợi cho sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Câu hỏi nghiên cứu
Bài luận văn này tập trung vào việc phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng ở Việt Nam trong khoảng thời gian 1986-2014, chủ yếu sẽ đi vào trả lời hai câu hỏi sau:
Tồn tại hay không ngưỡng lạm phát tại Việt Nam?
Hàm ý chính sách trong việc kiểm soát và sử dụng lạm phát sao cho tối ưu
để thúc đẩy tăng trưởng?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về mối quan hệ phi tuyến giữa lạm phát và tăng trưởng tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1986 đến 2014
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở mô hình ngưỡng được phát triển bởi Khan và Senhadji (2001), bài luận văn này kiểm tra sự tồn tại của ngưỡng lạm phát tại Việt Nam bằng phương pháp OLS (Ordinary Least Squares) với dữ liệu chuỗi thời gian hằng năm gồm 29 quan sát (1986-2014) Mô hình này đã được áp dụng trong bài nghiên cứu về ngưỡng lạm phát tại Nigeria của Salami và Kelikume (2010); Hussain và Malik (2011) và Mubarik (2005) cho trường hợp ở Pakistan
Trang 10Ý nghĩa nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu mang một hàm ý chính sách quan trọng liên quan đến mối quan
hệ giữa lạm phát và tăng trưởng, cung cấp một bằng chứng thực nghiệm về sự tồn tại của ngưỡng lạm pháttại Việt Nam từ đó giúp cho các nhà hoạch định chính sách
có thêm cơ sở để quản lý mức lạm phát sao cho không tổn hại đến tăng trưởng của nền kinh tế
Theo đó, cấu trúc của bài nghiên cứu bao gồm các chương như sau:
Chương 1: Lý thuyết về lạm phát và tăng trưởng kinh tế
Chương 2: Tổng quan về lạm phát và tăng trưởng ở Việt Nam
Chương 3: Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và kết luận
Trang 11CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Chương 1 đề cập đến cơ sở lý thuyết về lạm phát và tăng trưởng kinh tế gồm các khái niệm và phương thức đo lường Đồng thời trình bày những lý thuyết quan trọng liên quan đến mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng cũng như sơ lược các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước
1.1 Lý thuyết về lạm phát và tăng trưởng
1.1.1 Tăng trưởng kinh tế
1.1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Theo Ngân hàng thế giới, tăng trưởng kinh tế là khái niệm mang tính định lượng chỉ
sự thay đổi về số lượng hoặc sự mở rộng quy mô kinh tế của một quốc gia Tăng
trưởng kinh tế thông thường được đo lường bằng sự gia tăng tỷ lệ phần trăm của tổng sản phẩm nội địa hoặc tổng sản lượng quốc gia trong một năm Một nền kinh
tế có thể tăng trưởng dưới hai hình thức:tăng trưởng theo chiều rộng bằng cách sử dụng nhiều nguồn lực hơn (vật chất, con người, hoặc tài nguyên thiên nhiên); hoặc tăng trưởng theo chiều sâu bằng cách sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn Nếu tăng
trưởng kinh tế đạt được bằng cách sử dụng nhiều lao động hơn, thì kết quả sẽ không
dẫn đến tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người Nhưng nếu tăng trưởng đạt được thông qua việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực, bao gồm cả lao động, kết quả đạt được sẽ là sự cao hơn về mức thu nhập và sự cải thiện mức sống trung bình của con người
1.1.1.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế
Từ định nghĩa ta có thể thấy được trọng tâm của việc nghiên cứu về tăng trưởng là
những thay đổi về thu nhập quốc dân Có hai chỉ số cơ bản của thu nhập quốc dân
thường được sử dụng phổ biến, đó là Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và Tổng sản
Trang 12một nước tức là bao gồm cả giá trị hàng hóa, dịch vụ được sản xuất bởi những công dân sống ở nước ngoài GDP cũng tương tự như GNP, chỉ khác ở chỗ GDP tính đến toàn bộ sản lượng được sản xuất ra trong phạm vi của một quốc gia bao gồm luôn
cả sản lượng được sản xuất ra bởi những cư dân nước ngoài đang sinh sống và làm
việc tại quốc gia đó Lấy GNP hoặc GDP chia cho tổng dân số, ta được chỉ số thu
nhập tính trên đầu người Sự chênh lệch giữa GNP và GDP thường rất ít1, nhưng theo dõi các hoạt động kinh tế nằm trong biên giới quốc gia sẽ dễ dàng hơn nên
GDP thường được dùng để đo lường thu nhập quốc dân hơn
Mặt khác, để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tức là chênh lệch về quy mô kinh tế giữa hai thời kỳ, hoặc dùng tốc độ tăng trưởng, tức là lấy chênh lệch quy mô kinh tế giữa kỳ hiện tại so với kỳ trước chia cho quy
mô kinh tế của kỳ trước Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị % Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP danh nghĩa thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP thực thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP thực Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực, nói cách khác tăng trưởng kinh tế được phản ánh tốt hơn thông qua chỉ tiêu GDP thực Nếu dùng tốc độ tăng trưởng GDP để đại diện cho tăng trưởng kinh tế thì khi đó tăng trưởng kinh tế sẽ được tính thông qua tăng trưởng GDP như sau:
Tăng trưởng kinh tế được đo lường bằng
mức tăng trưởng tuyệt đối
Tăng trưởng kinh tế được đo lường bằng
Trang 13Như vậy, để có thể đo lường tăng trưởng kinh tế, cần thiết phải đo lường được GDP theo từng thời kỳ của một quốc gia
1.1.1.3 Phương pháp đo lường GDP
Tổng cục Thống kê (TCTK) định nghĩa tổng sản phẩm trong nước là giá trị mới
của hàng hóa và dịch vụ được tạo ra của toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời
gian nhất định Tổng sản phẩm trong nước được tính theo 2 giá: giá hiện hành và
giá so sánh GDP tính theo giá hiện hành thường được dùng để nghiên cứu cơ cấu
kinh tế, mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong sản xuất, mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách Còn GDP tính theo giá so sánh, do đã loại trừ biến động của yếu tố giá cả qua các năm nên được dùng để tính tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất
GDP cũng có thể được tính theo giá ngoại tệ (thường là đôla Mỹ - USD) Việc tính
toán theo giá này nhằm phục vụ cho các mục đích khác nhau, chủ yếu nhất vẫn là dùng để so sánh GDP của các quốc gia với nhau Mỗi quốc gia đều có đơn vị tiền tệ riêng, nếu so sánh GDP của hai quốc gia khác nhau về đơn vị tiền tệ sẽ dẫn đến một
sự so sánh khập khiễng Do đó, GDP tính theo giá ngoại tệ thường được sử dụng khi muốn so sánh giữa hai hoặc nhiều quốc gia khác nhau
Có 3 cách tiếp cận để đo lường GDP và theo nguyên tắc là tất cả sẽ cho ra cùng một
kết quả Đó là phương pháp sản xuất, phương pháp thu nhập và phương pháp sử
dụng cuối cùng
Phương pháp sản xuất:
Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế cộng với thuế nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
Giá trị tăng thêm là giá trị hàng hóa và dịch vụ mới sáng tạo ra của các ngành kinh
tế trong một thời kỳ nhất định Giá trị tăng thêm là một bộ phận của giá trị sản xuất, bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian
Trang 14 Phương pháp thu nhập:
Tổng sản phẩm trong nước bằng thu nhập tạo nên từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như lao động, đất đai, vốn, máy móc Theo phương pháp này, tổng sản phẩm trong nước gồm 4 yếu tố:
- Thu nhập của người lao động từ sản xuất (bằng tiền và hiện vật)
- Thuế sản xuất
- Khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất
- Thặng dư sản xuất
Phương pháp sử dụng cuối cùng:
Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng của 3 yếu tố: tiêu dùng cuối cùng của hộ dân
cư và Nhà nước; tích lũy tài sản (cố định, lưu động và quý hiếm) và chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
Tiêu dùng cuối cùng là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi tiêu cho mua sắm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của hộ dân cư thường trú, của các tổ chức không vị lợi phục vụ hộ dân cư thường trú và của Nhà nước trong một thời kỳ nhất định Tiêu dùng cuối cùng được chia theo nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng và thường được tách làm hai phần: tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư và tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước Tích lũy tài sản là chỉ tiêu cho đầu tư tài sản cố định, đầu tư tài sản lưu động và tài sản quý hiếm trong một thời kỳ nhất định
Chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ là hiệu số của xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ trừ đi nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ Xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ bao gồm toàn bộ sản phẩm vật chất và dịch vụ được mua bán, trao đổi, chuyển nhượng giữa các đơn vị, tổ chức, cá nhân dân cư là đơn vị thường trú của Việt Nam với các đơn vị không thường trú (giữa các đơn vị thường trú của Việt Nam với nước ngoài)
1.1.2 Lạm phát
1.1.2.1 Khái niệm lạm phát
Trang 15Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là hiện tượng mức giá cả chung tăng cao theo thời gian hoặc sự gia tăng quá mức của lượng tiền lưu thông dẫn tới đồng tiền giảm
sức mua trong một khoảng thời gian nhất định Về mặt tính toán, lạm phát là phần
trăm thay đổi của chỉ số giá chung trong nền kinh tế theo từng giai đoạn Ngược lại
với lạm phát là giảm phát Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được gọi là sự "ổn định giá cả"
Các khái niệm kinh tế khác liên quan đến lạm phát bao gồm: giảm phát (sự sụt giảm trong mức giá chung), thiểu phát (giảm tỷ lệ lạm phát), siêu lạm phát (một vòng xoáy lạm phát ngoài tầm kiểm soát), tình trạng lạm phát (một sự kết hợp của lạm phát, tăng trưởng kinh tế chậm và thất nghiệp cao) và tái lạm phát (một nỗ lực nâng cao mức giá chung để chống lại áp lực giảm phát)
Trong các ấn phẩm Niên giám tóm tắt (NGTK TT) của TCTK có nhắc đến khái
niệm lạm phát cơ bản Đây là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi mức giá chung mang
tính chất dài hạn, sau khi đã loại trừ những thay đổi mang tính chất ngẫu nhiên, tạm thời của chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index – CPI) Lạm phát cơ bản này được tính bằng CPI loại trừ các nhóm hàng lương thực – thực phẩm; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục
1.1.2.2 Đo lường lạm phát và CPI
Để đo lường lạm phát người ta sử dụng chỉ số giá cả để tính toán Chỉ số giá cả là
tỷ lệ mức giá chung của tất cả hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế ở thời điểm
hiện tại so với mức giá chung của cùng một nhóm hàng ở thời điểm gốc Thường được sử dụng nhất là CPI Tổng cục thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đo lường và cung cấp cho cả nước chỉ số giá tiêu dùng này
Việc đo lường CPI lại phụ thuộc vào rổ hàng hóa tiêu dùng và năm được chọn làm năm gốc CPI được tính theo công thức Laspeyres như sau:
𝐶𝑃𝐼𝑡 = ∑ 𝑝𝑖
𝑛 𝑖=1
∑𝑛 𝑝𝑖0 𝑞𝑖0
Trong đó:
Trang 16𝐶𝑃𝐼𝑡: chỉ số giá tiêu dùng được đo tại thời điểm t
𝑝𝑖𝑡: giá mặt hàng i tại thời điểm t
𝑝𝑖0: giá mặt hàng i tại thời điểm gốc
𝑞𝑖0: số lượng mặt hàng i tại thời điểm gốc
Ưu điểm của CPI là tính được lạm phát tại bất kỳ thời điểm nào căn cứ vào rổ hàng hóa Tuy nhiên, do rổ hàng hóa và dịch vụ là cố định nên không phản ánh chính xác sức mua của đồng tiền khi xuất hiện tác động của những hàng hóa mới Thêm vào
đó, CPI chỉ thể hiện sự tăng giá chứ không thể hiện được sự thay đổi về chất lượng Khi giá hàng tăng thì người dân chuyển sang tiêu dùng hàng hóa thay thế rẻ hơn, do
đó sử dụng CPI có thể dẫn đến một dự báo lạm phát quá mức vì những mặt hàng trong rổ đang tăng giá còn những mặt hàng ngoài rổ thì giảm giá
Bên cạnh CPI, người ta còn đo lường lạm phát thông qua chỉ số giá tiêu dùng cơ
bản Chỉ số giá tiêu dùng cơ bản này được tính toán hoàn toàn giống như CPI
nhưng loại bỏ hai nhóm hàng hóa là thực phẩm và năng lượng ra khỏi rổ hàng hóa bởi vì giá cả của chúng nhạy cảm và thường xuyên biến động Việc loại bỏ này nhằm hạn chế sự sai lệch khi đo lường lạm phát Ngoài ra, có thể sử dụng các chỉ số giá khác như chỉ số điều chỉnh GDP, chỉ số giá sinh hoạt, chỉ số giá sản xuất và chỉ
số giảm phát GDP
Nói tóm lại, tỷ lệ lạm phát được thể hiện thông qua tỷ lệ phần trăm mức tăng của
chỉ số giá cả ở thời điểm hiện tại so với chỉ số giá cả ở thời điểm gốc
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑙ạ𝑚 𝑝ℎá𝑡 =𝐶𝑃𝐼𝑡 − 𝐶𝑃𝐼𝑡−1
1.1.3 Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng
Lạm phát được xem là chất bôi trơn cần thiết cho các bánh xe của nền kinh tế Theo
lý thuyết tiền lương cứng nhắc và giá cả cứng nhắc, tỷ lệ lạm phát nhất định có thể giúp thay đổi các mức giá tương ứng với những thay đổi của cơ cấu sản xuất trong thời kỳ hiện đại hóa Do đó lạm phát có liên quan tích cực với tăng trưởng
Trang 17Nhìn vào nền kinh tế của các nước đang phát triển, một số nhà kinh tế đã chỉ ra rằng lạm phát góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế vì nó tạo ra tiết kiệm và đầu tư thông qua một số kênh Chính phủ của các nước đang phát triển đang phải đối mặt với các khoản thu vào không đầy đủ, thường vay vốn từ ngân hàng Trung ương để tài trợ cho thâm hụt ngân sách của họ Khi đó, lạm phát được xem như là một loại thuế đánh vào nền kinh tế Nguồn thu từ loại thuế lạm phát này được chính phủ sử dụng để tăng sự hình thành vốn đầu tư bằng cách tài trợ cho đầu tư thực; miễn là cơ chế tài trợ này không lấn át khu vựcđầu tư tư nhân Lúc này lạm phát góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế Tiền lương danh nghĩa có một độ trễ so với giá cả (tức là thay đổi chậm hơn giá cả) do kỳ vọng được điều chỉnhtừ từ, lương thay đổi chậm chạp hoặc chính phủ áp đặt lương; kết quả là, lạm phát sau đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách thay đổi phân phối thu nhập từ cá nhân sang người có vốn tiết kiệm cao hơn và do đó tăng tiết kiệm, tăng đầu tư và tăng trưởng
Các lý thuyết về tác hại của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn cho rằng lạm phát càng cao nền kinh tế càng thiếu hiệu quả
Lạm phát cao và biến động sẽ ảnh hưởng đến cơ chế truyền tín hiệu giá, kết quả là gây nhầm lẫn thông tin về giá tương đối, làm biến dạng trong các quyết định đầu tư dẫn đến cản trở sự phân bổ hiệu quả các nguồn lực (Fischer, 1993; Khan và Sendhadji, 2001) Lạm phát tạo ra sự không chắc chắn trong thị trường tài chính và làm tăng các rủi ro liên quan đến đầu tư Các trung gian tài chính muốn đầu tư dài hạn để hình thành vốn và có xu hướng duy trì các danh mục đầu tư có tính thanh khoản (tính lưu động), điều này sẽ làm giảm đi các hoạt động kinh tế Lạm phát tăng cũng sẽ dẫn đến xuất hiện "chi phí da giày" liên quan đến những nổ lực làm giảm việc nắm giữ tiền mặt và "chi phí thực đơn" phát sinh từ sự cần thiết của việc thay đổi giá thường xuyên hơn Lạm phát gây ra đánh giá thực đồng nội tệ và làm giảm khả năng cạnh tranh quốc tế do giá cả hàng hóa trong nước cao hơn Ở một quốc gia có tỷ giá hối đoái cố định, lạm phát sẽ dẫn đến sự suy thoái của cán cân thương mại và vốn chảy ra ngoài dẫn đến tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn Hơn nữa, lạm phát có thể tương tác với hệ thống thuế làm sai lệch các
Trang 18quyết định vay và cho vay, tăng chi phí vốn và giảm tỷ lệ lợi nhuận thực, đầu tư giảm và do đó làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế
Rõ ràng các quan điểm về mối tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng là không đồng nhất nhưng tất cả đều chấp nhận rằng hai yếu tố vĩ mô này có tác động qua lại lẫn nhau Các nhà kinh tế học đã nghiên cứu về lạm phát và tác động của nó lên tăng trưởng bắt đầu từ sự xuất hiện của lý thuyết kinh tế cổ điển cho đến lý thuyết kinh tế hiện đại
Trường phái cổ điển
Đại diện là nhà kinh tế học Adam Smith, cho rằng hàm sản xuất gồm có ba yếu tố là lao động, vốn và đất đai (tài nguyên thiên nhiên):
𝑌 = 𝑓(𝐾, 𝐿, 𝑁) Trong đó, Y là sản lượng đầu ra, K là nguồn vốn, L là lao động và N là đất đai Smith lập luận rằng lợi nhuận là động lực duy nhất thúc đẩy hoạt động sản xuất và tiết kiệm là yếu tố quan trọng nhất tạo nên đầu tư dẫn đến tăng trưởng kinh tế Ông nói rằng theo thời gian khi một quốc gia phát triển và vốn tích lũy của nó được mở rộng, tỷ lệ lợi nhuận sẽ có xu hướng giảm Điều này xảy ra vì ba lý do Thứ nhất, sự cạnh tranh giữa các đối thủ trên thị trường Thứ hai, nhu cầu về lao động tăng (cung không đáp ứng cầu) và điều này đẩy mức lương (giá cả) lên cao Tiền lương cao hơn dẫn đến lợi nhuận thấp hơn cho các doanh nghiệp Thứ ba, vốn lớn hơn đòi hỏi các cơ hội đầu tưphải nhiều hơn - điều mà không phải luôn tồn tại trong một nền kinh tế Như vậy, lợi nhuận của các nhà sản xuất suy giảm không phải là do sự suy giảm của năng suất biên mà là do sự cạnh tranh giữa những người chủ thuê lao động khiến cho mức tiền lương bị đẩy lên cao từ đó ảnh hưởng đến mức giá chung của nền kinh tế Mặc dù ông không giải thích trực tiếp về mối quan hệ giữa lạm phát và tác động thuế của nó lên lợi nhuận doanh nghiệp cũng như sản lượng đầu ra nhưng ông ngầm cho thấy sự tương quan ngược chiều giữa lạm phát và tăng trưởng thông qua sự đối nghịch giữa hai biến là lợi nhuận của doanh nghiệp và chi phí tiền lương
Trang 19 Trường phái Keynes
Mô hình Keynes truyền thống với đường tổng cung (AS) và tổng cầu (AD) lại minh
họa cho mối quan hệ đồng biến giữa lạm phát và tăng trưởng trong ngắn hạn (hình
1.1) Trong ngắn hạn AS có xu hướng dốc lên cho thấy rằng tồn tại sự đánh đổi giữa
tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng Hay nói cách khác để đạt được tốc độ tăng trưởng cao thì nền kinh tế phải chịu một mức lạm phát nhất định Khi đó, mọi thay đổi về phía cầu (AD) của nền kinh tế như sự thay đổi về kỳ vọng, lao động, giá cả của các yếu
tố sản xuất hay các hành động chính sách (chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tùy ý) sẽ gây tác động lên cả giá cả và sản lượng Cụ thể là một sự gia tăng của tổng cầu trong ngắn hạn sẽ làm gia tăng sản lượng của nền kinh tế đồng thời cũng đẩy mức giá chung tăng lên, tức là tồn tại một mối quan hệ đồng biến giữa lạm phát và sản lượng đầu ra Tuy nhiên, trong dài hạn tổng cung là một đường thẳng đứng (đường ASLR), lúc này sự gia tăng tổng cầu không làm sản lượng tăng thêm mà chỉ làm gia tăng lạm phát
Hình 1.1 Mô hình tổng cung và tổng cầu theo lý thuyết Keynes
Trường phái trọng tiền
Thuyết trọng tiền cho rằng trong ngắn hạn, khi chính phủ tăng lượng cung tiền góp phần thúc đẩy tăng trưởng thì đồng thời cũng sẽ làm gia tăng lạm phát, do đó lạm
Trang 20phát và tăng trưởng có mối quan hệ cùng chiều Trong dài hạn, khi cung tiền tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thì lạm phát sẽ xảy ra hay nói cách khác lạm phát là hậu quả của việc tăng cung tiền quá mức vào nền kinh tế, là kết quả tác động
có độ trễ của việc tăng cung tiền Lúc này, cả bị ảnh hưởng bởi cung tiền và không thực sự tác động lên tăng trưởng kinh tế Do đó, nếu hạn chế cung tiền để kiềm hãm lạm phát thì đây là việc không hề đơn giản vì nó sẽ tác động lên kỳ vọng của người dân Nếu cung tiền và hệ số tạo tiền ổn định thì tăng trưởng cao có thể làm giảm lạm phát
Trường phái tân cổ điển
Đại diện cho lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển, Mundell (1963) và Tobin (1965) dự đoán một mối quan hệ tích cực giữa lạm phát và yếu tố tích lũy vốn, hàm ý một tác động tích cực của lạm phát đến tăng trưởng Tác động Mundell-Tobin nói rằng vì tiền và vốn là các yếu tố có thể thay thế, nên một sự gia tăng tỷ lệ lạm phát sẽ làm xói mòn sức mua của tiền, gây ra một sự thay thế giữa các nguồn lực và dẫn đến một sự thay đổi trong việc phân bổ số dư tiềntừdanh mục đầu tư tài sản vào vốn vật chất (thay vì nắm giữ tiền thì người ta chuyển sang nắm giữ tài sản thực); điều này
sẽ làm tăng tích lũy vốn và do đó kích thích tăng trưởng kinh tế
Thuyết tăng trưởng nội sinh
Trong lý thuyết tăng trưởng nội sinh, tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tỷ lệ lợi nhuận trên vốn – tốc độ tăng trưởng năng suất Vì lạm phát được xem như một loại thuế nên nó làm giảm tỷ lệ lợi nhuận, gây trở ngại cho việc tích lũy vốn và do
đó làm giảm tốc độ tăng trưởng
1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm trước đó
1.2.1 Các nghiên cứu ngoài nước
Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế là vấn đề rất quan trọng trong kinh tế vĩ mô Tuy nhiên, chủ đề này đã nhận được không ít các kết luận khác nhau
và không đồng nhất từ các nhà kinh tế học trên thế giới Fischer (1993) được xem là người đầu tiên kết luận về sự tồn tại của ngưỡng lạm phát trong các mối quan hệ
Trang 21giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế; tức là, tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng là tích cực nếu lạm phát ở mức thấp nhưng sẽ trở thành tiêu cực nếu lạm phát ở mức cao hơn Sarel (1996) thấy rằng ngưỡng lạm phát là 8% trong một nghiên cứu sử dụng một mẫu 87 quốc gia cho giai đoạn 1986-1990 Đặc biệt, mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng khi lạm phát ở dưới mức tỷ lệ này là không đáng kể (hoặc có tác động tích cực) nhưng sẽ hóa thành tác động tiêu cực khi tỷ lệ lạm phát cao hơn mức ngưỡng này
Ngưỡng lạm phát cũng được nghiên cứu bởi Ghosh và Phillips (1998) với cơ sở dữ liệu gồm 145 quốc gia trong giai đoạn 1960-1996, và tìm thấy sự tồn tại của một ngưỡng 2.5% Trong một nghiên cứu khác về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế cho trường hợp của 31 quốc gia, Bruno và Easterly (1998) chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng giảm đáng kể khi tỷ lệ lạm phát cao hơn một ngưỡng 40%; tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế tăng lên nhanh chóng và mạnh mẽ khi tỷ lệ lạm phát giảm
Để xác định sự tồn tại của ngưỡng lạm phát, Khan và Senhadji (2001) đã sử dụng một tập dữ liệu lớn của 140 nước sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất phi tuyến tính để tính toán tỷ lệ lạm phát này Họ tìm thấy ngưỡng lạm phát mà khi lạm phát cao hơn ngưỡng này sẽ gây bất lợi cho tăng trưởng kinh tế Ngưỡng này là 11-12% đối với các nước đang phát triển và 1-3% đối với các nước công nghiệp Bick (2010) sử dụng mô hình ngưỡng mở rộng của Hansen, đưa hệ số chặn (intercept) tức là đưa tính khác biệt về đặc điểm của mỗi quốc gia vào mô hình, sau
đó ông hồi quy cho dữ liệu của 40 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn
1960-2004 Kết quả cho thấy tồn tại một mối quan hệ phi tuyến tính giữa lạm phát và tăng trưởng Hơn nữa, việc đưa hệ số chặn vào từng miền xác định (regime) đã làm giảm ngưỡng lạm phát từ 19% xuống 12% và làm tăng lên gấp đôi độ lớn của tác động và tác động biên của lạm phát lên tăng trưởng
Trong một nghiên cứu khác về ngưỡng lạm phát, Vinayagathasan (2013) áp dụng hồi quy ngưỡng dạng bảng động để nghiên cứu sự tồn tại của một mức ngưỡng cho
Trang 22mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế đối với trường hợp của 32 quốc gia châu Á (trong đó có Việt Nam) trong giai đoạn 1980-2009 Bài viết này cho thấy tăng trưởng sẽ bị tổn hại khi tỷ lệ lạm phát vượt 5.43% trong khi lạm phát thấp hơn mức này sẽ không có ảnh hưởng đến tăng trưởng
Thanh S.D., 2015 sử dụng mô hình chuyển tiếp trơn PSTR (Panel Smooth Transition Regression) để xác định mối quan hệ phi tuyến giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế Ông xử lý dữ liệu của 5 quốc gia ASEAN, bao gồm Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia và Việt Nam, được quan sát từ năm 1980-2011 Kết quả cho thấy tương quan nghịch giữa lạm phát và tăng trưởng khi lạm phát cao hơn giá trị ngưỡng là 7.84%
Ngoài các nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cho mẫu lớn, một số tác giả đã áp dụng
dữ liệu ở cấp quốc gia trong nghiên cứu của họ Salami và Kelikume (2010) sử dụng mô hình phi tuyến lạm phát – tăng trưởng cho trường hợp ở Nigeria Bài nghiên cứu của họ kết luận một ngưỡng lạm phát 8% với bộ dữ liệu từ 1970-2008 Tuy nhiên, ngưỡng lạm phát giảm xuống 7% khi họ thay đổi chuỗi thời gian nghiên cứu thành 1980-2008
Singh (2010) dựa vào phương trình ước lượng trong bài nghiên cứu của Sarel (1996) và Khan và Senhadji (2001), đã ước lượng điểm ngưỡng lạm phát cho nền kinh tế của Ấn Độ Kết quả nghiên cứu cho thấy một ngưỡng lạm phát là 6% trong giai đoạn 1971-2009
Fakhri (2011) cũng đã nghiên cứu tác động của ngưỡng lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế ở Azerbaijani trong giai đoạn 2000-2009, và xác định sự tồn tại của ngưỡng lạm phát 13% trong mối quan hệ lạm phát - tăng trưởng Bài nghiên cứu cũng khẳng định rằng tăng trưởng dự kiến sẽ giảm khoảng 3% khi lạm phát tăng cao hơn mức ngưỡng này
Trong một nghiên cứu về mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở Pakistan sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 1973-2000, Mubarik (2005) xác định ngưỡng lạm phát là 9% Kết quả về ngưỡng lạm phát trên là tương tự cho bài
Trang 23nghiên cứu của Hussain và Malik (2011) khi cũng nghiên cứu về Pakistan trong giai đoạn 1960-2006 Trên cơ sở kết quả này, họ đề nghị các nhà làm chính sách nên kiểm soát lạm phát mục tiêu dưới mực ngưỡng để duy trì mối quan hệ tích cực giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế
1.2.2 Các nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, Nguyễn Trung Chính (2009), Trương Minh Tuấn (2013) và Phùng Duy Quang, Lâm Văn Sơn và Lê Văn Tuấn (2014) cùng áp dụng đồng thời hồi quy đồng liên kết, mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) và phương pháp phân tích phương sai dựa trên mô hình VAR để xem xét mối quan hệ lạm phát – tăng trưởng ở Việt Nam trong ngắn và dài hạn Tuy nhiên kết quả thu được của từng nghiên cứu lại không đồng nhất
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trung Chính (2009) với bộ dữ liệu từ 1995 đến hết nửa đầu năm 2008 và kết quả nghiên cứu của Phùng Duy Quang, Lâm Văn Sơn và
Lê Văn Tuấn (2014) với bộ dữ liệu 1998-2012 đều khẳng định sự tồn tại của sự tương tác qua lại giữa 2 yếu tố là lạm phát và tăng trưởng Cụ thể là cả trong ngắn hạn và dài hạn lạm phát và tăng trưởng đều có tương quan dương với nhau và sự thay đổi của tăng trưởng nhanh hơn sự thay đổi của lạm phát Trong giai đoạn này lạm phát có tác dụng tích cực đến tăng trưởng và chưa vượt quá ngưỡng kiểm soát Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy lạm phát có ảnh hưởng đến tăng trưởng nhiều hơn sự ảnh hưởng ngược trở lại của tăng trưởng đến lạm phát, điều này khẳng định rằng lạm phát còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác, đặc biệt là các tác động trong ngắn hạn
Kết quả nghiên cứu của Trương Minh Tuấn (2013) cho thấy trong dài hạn, lạm phát
và tăng trưởng kinh tế đồng liên kết với nhau theo quan hệ nghịch biến Tức là trong dài hạn sự gia tăng trong tăng trưởng kinh tế sẽ làm giảm lạm phát Cụ thể, khi tăng trưởng kinh tế tăng 1% thì lạm phát giảm 0.037% và ngược lại Trong ngắn hạn, tăng trưởng không có tác động có ý nghĩa đến lạm phát nhưng lạm phát thì lại
có tác động có ý nghĩa đến tăng trưởng và tác động này là nghịch biến Tức là, trong
Trang 24ngắn hạn lạm phát tăng sẽ kéo theo tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra được độ trễ thời gian phản ứng của lạm phát khi tăng trưởng kinh tế thay đổi Cụ thể là tăng trưởng sẽ ảnh hưởng đến lạm phát với độ trễ
ít nhất 1 quý và tác động mạnh nhất sau 5 quý với hệ số -0.069592, sau đó mức ảnh hưởng giảm dần
Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả Trần Hoàng Ngân, Vũ Thị Lệ Giang và Hoàng Hải Yến (2013) cho rằng lạm phát ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người lao động, người có thu nhập thấp và ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Với dữ liệu chuỗi thời gian từ 1987-2012, nhóm tác giả phân tích hệ số tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam và kết luận rằng lạm phát có tương quan âm với tăng trưởng trong một thời gian dài dù có hay không có loại bỏ đi các cú sốc lạm phát Cụ thể, trước khi loại bỏ các cú sốc lạm phát, một sự gia tăng 1% của lạm phát sẽ khiến cho tăng trưởng giảm 0.382% do hệ số tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng là âm (r =-0.382) Tuy nhiên, sau khi các cú sốc
đã được loại bỏ thì hệ số tương quan lúc này vẫn âm (r = -0.357) Sau đó, nhóm tác giả tách chuỗi dữ liệu thành hai giai đoạn (1987-2000 và 2001-2012) để so sánh, cả hai giai đoạn đều cho thấy trong ngắn hạn, lạm phát hoặc là tác động tiêu cực thấp đến tăng trưởng kinh tế hoặc là không thể kết luận được mối quan hệ rõ ràng giữa hai biến Từ dữ liệu quan sát được, nhóm tác giả cho rằng ngưỡng lạm phát ở Việt Nam là từ 5-7% Khi lạm phát ở dưới mức 5% nó có tác động tích cực đến tăng trưởng (r = 0.809) Còn khi lạm phát ở mức cao hơn 7% thì lạm phát nghịch biến với tăng trưởng (r = -0.596%) Ở khoảng này, lạm phát có thể giải thích được gần 65% sự thay đổi của tăng trưởng
Trang 25CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG Ở VIỆT NAM
Ở các quốc gia đang phát triển, lạm phát là một trong những nguyên nhân chính khiến cho tăng trưởng kinh tế không ổn định, ảnh hưởng đến quá trình phát triển xã hội và Việt Nam cũng không ngoại lệ Chương 2 sẽ trình bày sơ lược về tình hình kinh tế xã hội ở Việt Nam từ năm 1980 đến năm 2014, sau đó là tổng quan về lạm phát và tăng trưởng ở Việt Nam cũng như mối quan hệ giữa chúng trong những năm gần đây
2.1 Sơ lược về tình hình kinh tế xã hội ở Việt Nam từ năm 1980 đến năm
2014
2.1.1 Giai đoạn bắt đầu công cuộc cải cách và khủng hoảng trầm trọng (1980-1990)
Hình 2.1 Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1980-1985
Vào đầu thập niên 1980 khủng hoảng kinh tế kéo dài ở Việt Nam Nguyên liệu đầu vào chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu sản xuất, các ngành kinh tế đầu đàn phát triển chậm khiến cho sản xuất trì trệ dẫn đến hàng tiêu dùng ngày càng khan hiếm Thêm vào đó, chiến tranh biên giới cùng với dân số tăng cao khiến cho nhu cầu về thực phẩm và các hàng hóa khác cũng tăng theo Nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng lạm phát hai con số với tỷ lệ lạm phát trung bình giai đoạn 1980-1985 là 66.02%
Trang 26Thường thì trong một nền kinh tế thị trường khi vật giá tăng sẽ kích thích sản xuất theo luật cung và cầu Tuy nhiên, trong những năm 1980 ở Việt Nam vật giá gia tăng nhưng bị Chính phủ kìm hãm bằng cách quy định giá, chính sách này đã không
có hiệu quả thậm chí đã tạo thêm lạm phát
Trước năm 1985 nước ta luôn tồn tại hệ thống hai giá song song bao gồm giá cung cấp của nhà nước và giá thị trường tự do Theo quan niệm kinh tế chính trị phổ biến tại các nước xã hội chủ nghĩa lúc đó, lạm phát chưa được thừa nhận chính thức và Nhà nước định giá hầu hết các loại hàng hóa nhằm tạo ra sự ổn định.Trước tình hình lạm phát hai con số kéo dài liên tục trong nhiều năm, từ năm 1985 nhà nước tiến hành cuộc tổng điều chỉnh “Giá – Lương – Tiền” nhằm mục đích kiểm soát giá cả
Về giá, thực hiện cơ chế một giá trong toàn bộ hệ thống giá cả, mọi thứ giá đều được quy ra giá thị trường Về lương, tăng thêm tiền lương sao cho đảm bảo người
ăn lương đủ sống và tái sản xuất được sức lao động
Phương thức Giá - Lương - Tiền lúc bấy giờ chú trọng đến việc kiểm soát giá thông qua kiểm soát lượng tiền mặc dù lý do vật giá gia tăng là vì thiếu hàng hóa và sản xuất thấp chứ không phải vì lượng tiền lưu hành Mặt khác, chi ngân sách cho tiền lương tăng vọt khiến cho ngân sách bị thâm hụt Để bù đắp ngân sách cũng như để đáp ứng giá mới và lương mới, Chính phủ đã phải in thêm tiền kết hợp với chủ trương đổi tiền Tiền được phát hành nhiều hơn so với kế hoạch, lạm phát cứ thế leo thang nhanh chóng và dẫn đến bùng nổ vào năm 1986
Việc điều chỉnh giá cả, tiền lương và đổi tiền của Chính phủ đã khiến cho tình hình kinh tế - tài chính ở Việt Nam ngày càng khủng hoảng nghiêm trọng Trong vòng một năm sau khi điều chỉnh, lạm phát tăng vọt lên đến đỉnh điểm vào năm 1986 và
liên tục kéo dài trong 2 năm sau đó (1986: 453.5%; 1987: 360.4%; 1988: 374.4%)
Đồng thời tốc độ tăng trưởng cũng giảm đi rõ rệt (năm 1986 chỉ còn 2.79%; năm
1987 là 3.58% và năm 1988 là 5.14%) (Hình 2.2)
Trang 27Hình 2.2 Lạm phát và tăng trưởng GDP hàng năm ở Việt Nam giai đoạn 1985 – 1990
Vì hệ thống tài chính trong giai đoạn này hầu như là chưa phát triển nên những tranh cãi về tính hiệu quả của công cụ lãi suất huy động hầu như là không đáng kể Điều này đã chứng minh sự thành công của chương trình ổn định 1989 Hơn nữa, sự kết hợp của các chính sách ở phía cung đã bù đắp được những tác động bất lợi của việc sử dụng công cụ này Bằng chính sách tiền tệ và thị trường hợp lý, Chính phủ
đã đưa tỷ lệ lạm phát xuống mức hai con số và ngày càng giảm Cụ thể trong năm
1989, tốc độ tăng trưởng tăng lên đến mức 7.4% trong khi năm 1986 chỉ đạt 2.8%,
tỷ lệ lạm phát giảm xuống ngoạn mục chỉ còn 95.8% trong khi năm trước đó, vào năm 1988, lạm phát đã ở mức tới 374.4% Sự thành công này đã mở ra một trang sách mới cho lịch sử kinh tế Việt Nam: giai đoạn phát triển và ổn định
2.1.2 Giai đoạn phục hồi và phát triển mạnh mẽ (1991-2006)
Cùng với quá trình cải cách kinh tế, chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường, Chính phủ đã tiếp tục duy trì và đẩy mạnh mô hình kinh tế dựa vào xuất khẩu Thêm vào đó các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thích hợp đã phát huy được tính hiệu quả, góp phần kiềm chế lạm phát và giúp Việt Nam đạt được những thành tựu đáng kể về tốc độ tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu
(Nguồn: WDI)
Trang 28Trong vòng 4 năm (1991-1995), lạm phát giảm mạnh từ 81.8% năm 1991 xuống còn 16.9% năm 1995 Tốc độ tăng trưởng bình quân cao đạt mức 8.2%, cao nhất là 9.5% (năm 1995) và thấp nhất 5.96% (năm 1991) Điều này cho thấy, lạm phát thấp
và ổn định là một yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng Đây là tiền đề thúc đẩy cho một giai đoạn phát triển mạnh mẽ sau đó
Hình 2.3 Lạm phát và tăng trưởng GDP hàng năm ở Việt Nam giai đoạn 1991– 1995
Kể từ năm 1995, Việt Nam chấm dứt khủng hoảng, thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và nền kinh tế bước vào giai đoạn tăng trưởng nhanh Chính phủ Việt Nam đã rút ra được nhiều bài học từ sự tăng cao của tỷ lệ lạm phát vì vậy các nhà hoạch định chính sách tiền tệ bắt đầu quan tâm hơn đến việc điều chỉnh lạm phát và xem nó như là một trong những mục tiêu chính trong việc hoạch định và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế
Năm 1997 khủng hoảng tài chính xảy ra ở Châu Á, hai năm sau đó (1998 và 1999) nền kinh tế chịu tác động của khủng hoảng tài chính khu vực nên lạm phát tăng trở lại (năm 1998: 7.27%), tăng trưởng suy giảm trong hai năm liên tiếp sau đó (năm
1998 tăng trưởng đạt 5.76%, năm 1999 tăng trưởng chỉ đạt 4.77%) Giai đoạn này
có thể thấy giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ tỷ lệ nghịch Tức là khi lạm phát tăng thì tốc độ tăng trưởng giảm
(Nguồn: WDI)
Trang 29Hình 2.4 Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1996– 2006
Hình 2.5 Tăng trưởng GDP hàng năm ở Việt Nam giai đoạn 1996– 2006
Việt Nam đưa ra chủ trương kích cầu nhằm giảm bớt ảnh hưởng và bù lại mức giảm đầu tư trực tiếp của nước ngoài Đây là giai đoạn mà FDI đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, tỷ lệ đầu tư trên GDP theo đó cũng tăng theo Từ mức 18.3% GDP năm 1999 nhanh chóng lên tới 26.98% GDP vào năm
2003, và 28.96% năm 2004 Đây cũng là mức đầu tư kỷ lục thế giới nhưng do hiệu quả sản xuất thấp vì chính sách đầu tư vẫn tập trung vào khu vực nhà nước, nên tốc
Trang 30độ phát triển cũng chỉ đạt 6.9% năm 2003 và 7.5% năm 2004 Kích cầu đòi hỏi tăng tín dụng làm cho lạm phát tăng mạnh, từ 3.3% năm 2003 lên 7.9% năm 2004
Lạm phát Việt Nam giai đoạn 1996-2006 nhìn chung ở mức độ vừa phải và có xu hướng ổn định trong dài hạn Việc duy trì tỷ lệ lạm này đã giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế cao và bền vững Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn này khoảng 7% mỗi năm trong khi tỷ lệ lạm phát trung bình là 4.55% một năm Cũng trong giai đoạn này, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao ở Châu Á và được phân loại vào nhóm nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu trên thế giới Việt Nam đã trở thành tấm gương tiêu biểu khi là quốc gia thành công trong quá trình chuyển đổi kinh tế trên thế giới
Giai đoạn 2000 - 2006, mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng có nét đặc trưng giống giai đoạn 1992 – 1997 Lạm phát giảm và ổn định tương đối dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế cao Giai đoạn này, lạm phát ổn định và ở mức thấp một con số (cao nhất là 8.28% vào năm 2005) trong khi tốc độ tăng trưởng thì dao động từ 6.19% - 7.55% một năm
2.1.3 Giai đoạn khủng hoảng và phục hồi dần (2007 - 2013)
Hình 2.6 Lạm phát và tăng trưởng GDP hàng năm ở Việt Nam giai đoạn 2007-2013
0 5 10 15 20 25
Trang 31Cuối năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, mở đường cho tự do hóa thị trường và hoạt động đầu tư nước ngoài đồng thời gia tăng áp lực cạnh tranh cho nền kinh tế Để duy trì khả năng cạnh tranh và ổn định tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước đã tung đồng nội tệ vào thị trường, ra sức thu mua đồng ngoại tệ Bên cạnh đó cũng gia tăng hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng nên từ cuối năm 2007, lạm phát đã gia tăng đến mức lạm phát phi mã Song song đó làsự giảm sút trong tốc độ tăng trưởng cũng như nền kinh tế bắt đầu xuất hiện những bất ổn Đặc biệt, tỷ lệ lạm phát trung bình tăng lên đáng kể, đến 11.67% mỗi năm, tốc độ tăng trưởng bình quân theo đó giảm xuống còn 5.93% mỗi năm trong giai đoạn 2007-2013 Đáng chú ý là sự gia tăng tỷ lệ lạm phát lên tới 23.12% trong năm 2008
và 18.68% trong năm 2011 song song đó là sự sụt giảm rõ ràng của tăng trưởng kinh tế từ 7.13% năm 2007 xuống còn 5.66% trong năm 2008 và từ 6.42% năm
2010 xuống còn 6.24% trong năm 2011 (Hình 2.6)
Năm 2012, tăng trưởng kinh tế giảm còn 5.25%, đây là hệ quả của suy giảm tổng cầu do chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát từ năm 2011 Đây cũng
là giai đoạn hàng loạt doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước thua lỗ nặng nề Lạm phát giai đoạn này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động ngân hàng Để huy động được lượng vốn đáp ứng nhu cầu thanh khoản, các ngân hàng thương mại đua nhau nâng cao lãi suất huy động đồng thời các ngân hàng thương mại cũng buộc phải tăng lãi suất cho vay Với chính sách thắt lưng buộc bụng, Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc dẫn đến giảm lượng tiền lưu thông Chính những điều này
đã làm mất đi cơ hội đầu tư của các cá nhân và các doanh nghiệp trong khi kinh tế Việt Nam lại chủ yếu dựa vào đầu tư do đó dẫn đến tăng trưởng cũng suy giảm theo
Nhìn chung trong giai đoạn này, nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nên lạm phát tăng cao trở lại lên mức hai con số (năm 2008, 2011) và tăng trưởng kinh tế giảm sút Giai đoạn này thể hiện một mối quan hệ nghịch chiều giữa lạm phát và tăng trưởng
Trang 322.1.4 Tình hình kinh tế trong năm vừa qua - 2014
Chính phủ Việt Nam gần đây luôn ưu tiên cho ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát Kết hợp với các điều kiện tích cực của kinh tế vĩ mô trong năm 2013, lạm phát năm 2014 của Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức thấp, phù hợp với diễn biến chung của xu thế lạm phát trong khu vực
Theo Niên giám thống kê tóm tắt (NGTK TT) 2014 của TCTK, dân số sơ bộ của Việt Nam năm 2014 là 90.7289 triệu người trong đó lực lượng lao động chiếm hơn 59% (53.748 triệu người) Tình hình lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng thấp, bình quân năm 2014 tăng 4.09% so với năm 2013, không có biểu hiện giảm phát Chỉ số giá tăng thấp do giá xăng, dầu và giá gas trên thế giới giảm mạnh khiến cho giá trong nước điều chỉnh giảm theo, tác động làm giảm chỉ số giá các nhóm hàng Giao thông, Nhà ở và vật liệu xây dựng Mặt khác giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý (dịch vụ giáo dục, y tế) cũng được điều chỉnh theo lộ trình hợp lý và giá các mặt hàng thiết yếu khác cơ bản là ổn định trong năm 2014
Ngoài ra, trong suốt 5 năm qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và giá của hầu hết các nhóm hàng trong rổ CPI đều diễn biến cùng xu hướng, chỉ riêng nhóm giáo dục - y
tế là diễn biến khác với xu thế chung, do ảnh hưởng của lộ trình điều chỉnh giá dịch
vụ y tế và giáo dục Tuy nhiên, nếu xét riêng năm 2014, lạm phát đã có diễn biến khác so với quy luật thông thường, điều này cần lưu ý bởi các yếu tố mang tính bất thường thì không ổn định trong dài hạn và có thể gây nên những tín hiệu không chuẩn xác trong điều hành chính sách, đặc biệt là chính sách tiền tệ, do độ trễ của phản ứng chính sách thường cần thời gian dài để phát huy ảnh hưởng
GDP năm 2014 của Việt Nam đạt 3937.9 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng kinh tế cả năm ước đạt 5.98%, cao hơn so với hai năm trước (2012: 5.25%; 2013: 5.42%) Trong
đó, khu vực kinh tế Nhà nước đóng góp 31.87%, khu vực ngoài Nhà nước đóng góp 48.04%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp 20.09% vào GDP
của cả nước (hình 2.7)
Trang 33Hình 2.7 Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế năm 2014 (tính theo giá hiện hành)
Cơ cấu nền kinh tế với ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 18.12% GDP;
Công nghiệp và xây dựng chiếm 38.50% và ngành Dịch vụ chiếm 43.38% (hình
2.8) Mặc dù nền kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu, các sản
phẩm thiết yếu và đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng Việt Nam vẫn được xem là quốc gia giàu tiềm năng tăng trưởng
Hình 2.8 Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế năm 2014 (tính theo giá hiện hành)
Một cách tổng quan, ta nhận thấy có vẻ như sự biến động của mối quan hệ lạm phát-tăng trưởng qua các năm có tính chu kỳ, cứ một giai đoạn biến động cùng chiều với nhau thì giai đoạn sau là biến động ngược chiều, đặc biệt là trong những năm gần đây Đây là bằng chứng trực quan về xu hướng tác động giữa tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Để xác định rõ ràng mối quan hệ giữa hai
Nguồn: NGTK TT 2014 - TCTK
Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 20.09%
Kinh tế Nhà nước 31.87%
Kinh tế ngoài Nhà nước 48.04%
Nguồn: NGTK TT 2014 - TCTK
Nông, lâm
và thủy sản 18.12%
Công nghiệp
và xây dựng 38.50%
Dịch vụ 43.38%
Trang 34biến số kinh tế vĩ mô này, cần một mô hình kinh tế lượng với các bằng chứng thống
kê để minh chứng cho tác động thực sự của lạm phát lên tăng trưởng
2.2 Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở Việt Nam
Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát có thể kể đến như: lạm phát do cung tiền, do thâm hụt tài khóa, lạm phát do cầu kéo hay lạm phát do chi phí đẩy Ở Việt Nam có thể nói là do hai nguyên nhân chính sau: nguyên nhân tiền tệ và lạm phát do chi phí đẩy (chủ yếu là nhập khẩu lạm phát)
Giai đoạn 2006-2011 cung tiền (M2) của nước ta tăng cao Tốc độ cung tiền của nước ta giai đoạn này nằm trong khoảng (12-16%) cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP (trong khoảng 5.4 – 7.1%), tăng trưởng tín dụng tăng nhanh (năm
2009 cao gấp 3 lần năm 2000) đã dẫn đến cung tiền M2 tăng cao và cuối cùng là dẫn đến lạm phát cao
Hình 2.9 Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 1990-2014
Lạm phát do chi phí đẩy chủ yếu do sự tăng giá của các hàng hóa và dịch vụ quốc
tế Hàng hóa trên thị trường quốc tế tăng có tác động không nhỏ đến việc tăng giá trong nước Kể từ năm 1990, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam có xu hướng biến động một cách thất thường Có khi tăng mạnh đến mức 2 con số như năm 1991, 1995, 2008,
2011; cũng có lúc lại giảm xuống mức âm như năm 2000, 2001 (Hình 2.9) Kể từ
Trang 35năm 2003 lạm phát bắt đầu biến động theo xu hướng cứ 2 năm tăng cao thì 1 năm tăng thấp và sau khủng hoảng 2007, lạm phát lại có chiều hướng mất ổn định hơn
Có nhiều quan điểm đã được đưa ra để giải thích cho những biến động này, nhưng
có thể nói những biến động về tình hình thế giới đã tác động đến giá cả hàng hóa trên thế giới từ đó tác động đến giá cả trong nước thông qua kênh nhập khẩu Các bất ổn về chính trị như xung đột sắc tộc, chủ nghĩa cực đoan ở Trung Đông, những cuộc đàm phán quân sự căng thẳng giữa các cường quốc thế giới, các tranh chấp về biển Đông,… ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế của Việt Nam Cụ thể, những quốc gia là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam hay quốc gia có kim ngạch thương mại lớn với Việt Nam,… đã khiến cho kinh tế Việt Nam bị tác động thông qua hai hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, từ đó tác động lên tăng trưởng của Việt Nam Xuất khẩu giảm, không cân bằng với nhập khẩu dẫn đến nhập siêu kéo theo
đó là dự trữ ngoại tệ sụt giảm, dòng vốn viện trợ từ các nước không còn dồi dào, giá
cả xăng dầu thường xuyên tăng cao kéo theo lạm phát trong nước cũng tăng cao, ảnh hưởng đến rổ hàng hóa tính CPI
Riêng về mặt hàng xăng dầu, tình hình bất ổn ở Trung Đông ngày càng đẩy mạnh giá xăng dầu thế giới lên cao do các tranh chấp nắm giữ loại “vàng đen” này Giá xăng dầu Việt Nam theo đó cũng bị đẩy lên cao tuy nhiên đến năm 2013, mặc dù giá xăng thế giới đã tạm lắng xuống nhưng giá cả xăng dầu trong nước lại chỉ giảm xuống nhỏ giọt
Cơn bão giá vàng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số CPI của Việt Nam Tính đến năm 2010, giá vàng đã đạt mốc tăng liên tục trong vòng 10 năm, nổi trội với việc không ngừng phá vỡ các mốc kỉ lục của mình và thật sự khó khăn trong việc
dự đoán được biến động của nó trong tương lai khi nguy cơ chiến tranh ở Triều Tiên, Trung Đông,… có thể xảy ra bất cứ lúc nào Hơn nữa giá vàng của Việt Nam luôn cao hơn so với thế giới càng khiến cho CPI bị ảnh hưởng nhiều hơn
Trang 36Ngoài ra, hiệu quả đầu tư thấp cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây
ra lạm phát ở Việt Nam Từ năm 2001 – 2010, mục tiêu tăng trưởng đã luôn được Việt Nam đặt lên hàng đầu thậm chí là chấp nhận đánh đổi lạm phát
Bảng 2.1 Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành phân theo
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Trang 37hiệu quả và mang tính hình thức, đặc biệt là đầu tư khu vực công Tổng đầu tư xã hội trong nhiều năm liền luôn chiếm tỷ lệ rất lớn nhưng chỉ số ICOR lại có xu
hướng tăng cao (Bảng 2.1, Bảng 2.2)
Tiếp tục xu hướng từ năm 2012, chi tiêu tư nhân suy giảm do thu nhập khả dụng của người dân nói chung không tăng Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm
2013 chỉ chiếm 30.4% GDP2, mức thấp nhất kể từ năm 2000 cho đến nay Điều này cũng lý giải cho tốc độ tăng trưởng thấp trong một mô hình tăng trưởng vẫn chủ yếu dựa vào đầu tư và chưa có dấu hiệu cải thiện chất lượng đầu tư trong những năm qua
2 Theo TCTK
Trang 38CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chương này, mô hình hồi quy dùng để kiểm tra sự tồn tại của ngưỡng lạm phát ở Việt Nam sẽ được giới thiệu Nhưng trước hết, tác giả sẽ trình bày tổng quan những lý thuyết trong kinh tế lượng có liên quan đến việc ước lượng mô hình nghiên cứu Theo đó chương 3 sẽ gồm hai phần: (1) tổng quan các lý thuyết kinh tế lượng; (2) mô hình nghiên cứu thực nghiệm, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1 Tổng quan cơ sở kinh tế lượng
3.1.1 Tính dừng của chuỗi thời gian
Trong nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian, bước đầu tiên cần thực hiện đó là kiểm định tính dừng của các chuỗi tham gia vào mô hình Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc kiểm tra tính dừng và một trong những nguyên nhân quan trọng nhất
đó là hồi quy giả trong kinh tế lượng (Spurious regression) Việc hồi quy các chuỗi không dừng với nhauthường là kết quả hồi quy giả mạo, khi đó các phương thức kiểm định t và F sẽ không có giá trị, tức không có ý nghĩa Green (2012) nói rằng trong các giả thiết để ước lượng OLS có tính vững, cũng cần đến tính dừng của biến độc lập Nghĩa là cần phải kiểm định tính dừng của tất cả các biến độc lập tham gia vào mô hình
Một chuỗi thời gian (𝑌𝑡) được gọi là dừng nếu:
(1) Trung bình của chuỗi (𝑌𝑡) không đổi theo thời gian, tức là:
𝐸(𝑌𝑡) = 𝜇 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 (∀𝑡) (2) Phương sai của (𝑌𝑡) không đổi theo thời gian
𝑣𝑎𝑟(𝑌𝑡) = 𝜎2 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 (∀𝑡) (3) Hiệp phương sai giữa hai thời điểm 𝑌𝑡 và 𝑌𝑡−𝑠 (0 < 𝑠 < 𝑡) chỉ phụ thuộc vào 𝑠 không phụ thuộc vào 𝑡, tức là hiệp phương sai chỉ phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai thời điểm
𝑐𝑜𝑣(𝑌𝑡, 𝑌𝑡−𝑠) = 𝛾𝑠
Trang 39Để kiểm tra tính dừng của các chuỗi thời gian, phổ biến hiện nay là phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root Test)3 Trong kinh tế lượng, một chuỗi thời gian có nghiệm đơn vị được gọi là bước ngẫu nhiên (random walk) và chuỗi với bước ngẫu nhiên là một chuỗi không dừng Như vậy, một chuỗi thời gian nếu có nghiệm đơn vị thì chuỗi đó được xem là chuỗi không dừng
Các phương pháp dùng để kiểm định nghiệm đơn vị có thể kể đến như:kiểm định ADF (Augmented Dickey-Fuller), kiểm định PP (Phillips-Perron), kiểm định KPSS (Kwiatkowski-Phillips-Schmidt-Shin) hay phương pháp DF–GLS (Dickey-Fuller – Generalized Least Squares) Bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng hai kiểm định đầu tiên để kiểm tra tính dừng của chuỗi dữ liệu thời gian, đó là kiểm định ADF và kiểm định PP Kiểm định PP được xem là cung cấp các ước lượng vững hơn kiểm định ADF khi các biến chuỗi thời gian có tương quan chuỗi và có điểm gãy cấu trúc Cả hai kiểm định đều kiểm định cùng một giả thuyết H0như sau:
H 0: có nghiệm đơn vị (chuỗi không dừng)
H 1: không có nghiệm đơn vị (chuỗi dừng)
Nếu kết quả kiểm định là chuỗi không dừng, ta biến đổi làm cho chuỗi dừng Phương pháp thường được sử dụng nhất đó là lấy sai phân của chuỗi Giả sử chuỗi (𝑌𝑡) là không dừng, lấy sai phân chuỗi (𝑌𝑡) làm cho chuỗi dừng, tức là ∆𝑌𝑡 dừng, khi
đó 𝑌𝑡 được gọi là chuỗi liên kết bậc 1
Ký hiệu: 𝑌𝑡~𝐼(1) Nếu (𝑌𝑡) là không dừng và bắt đầu dừng ở sai phân bậc k (ký hiệu là ∆𝑘𝑌𝑡, 𝑣ớ𝑖 𝑘 =1,2,3,4, …)4 thì (𝑌𝑡) được gọi là chuỗi liên kết bậc k
Ký hiệu: 𝑌𝑡~𝐼(𝑘)
3 Thuật ngữ nghiệm đơn vị là để nói đến nghiệm của đa thức đặc trưng trong toán tử lùi của một quá trình tự hồi quy (Auto Regressive) bậc k – AR(k) Nếu quá trình AR(k) có nghiệm đơn vị thì chuỗi thời gian đó là không dừng
4 Công thức lấy sai phân bậc k với toán tử lùi như sau: ∆ 𝑘 𝑌𝑡= (1 − 𝐿) 𝑘 𝑌𝑡 Trong đó ∆ 𝑘 đại diện cho toán tử sai phân bậc k, (1 − 𝐿) 𝑘 đại diện cho toán tử lùi (độ trễ) bậc k, tức trễ k kỳ