Chính phủ Việt Nam gần đây luôn ưu tiên cho ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát. Kết hợp với các điều kiện tích cực của kinh tế vĩ mô trong năm 2013, lạm phát năm 2014 của Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức thấp, phù hợp với diễn biến chung của xu thế lạm phát trong khu vực.
Theo Niên giám thống kê tóm tắt (NGTK TT) 2014 của TCTK, dân số sơ bộ của Việt Nam năm 2014 là 90.7289 triệu người trong đó lực lượng lao động chiếm hơn 59% (53.748 triệu người). Tình hình lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng thấp, bình quân năm 2014 tăng 4.09% so với năm 2013, không có biểu hiện giảm phát. Chỉ số giá tăng thấp do giá xăng, dầu và giá gas trên thế giới giảm mạnh khiến cho giá trong nước điều chỉnh giảm theo, tác động làm giảm chỉ số giá các nhóm hàng Giao thông, Nhà ở và vật liệu xây dựng. Mặt khác giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý (dịch vụ giáo dục, y tế) cũng được điều chỉnh theo lộ trình hợp lý và giá các mặt hàng thiết yếu khác cơ bản là ổn định trong năm 2014.
Ngoài ra, trong suốt 5 năm qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và giá của hầu hết các nhóm hàng trong rổ CPI đều diễn biến cùng xu hướng, chỉ riêng nhóm giáo dục - y tế là diễn biến khác với xu thế chung, do ảnh hưởng của lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế và giáo dục. Tuy nhiên, nếu xét riêng năm 2014, lạm phát đã có diễn biến khác so với quy luật thông thường, điều này cần lưu ý bởi các yếu tố mang tính bất thường thì không ổn định trong dài hạn và có thể gây nên những tín hiệu không chuẩn xác trong điều hành chính sách, đặc biệt là chính sách tiền tệ, do độ trễ của phản ứng chính sách thường cần thời gian dài để phát huy ảnh hưởng.
GDP năm 2014 của Việt Nam đạt 3937.9 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng kinh tế cả năm ước đạt 5.98%, cao hơn so với hai năm trước (2012: 5.25%; 2013: 5.42%). Trong đó, khu vực kinh tế Nhà nước đóng góp 31.87%, khu vực ngoài Nhà nước đóng góp 48.04%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp 20.09% vào GDP
Hình 2.7. Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế năm 2014 (tính theo giá hiện hành)
Cơ cấu nền kinh tế với ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 18.12% GDP;
Công nghiệp và xây dựng chiếm 38.50% và ngành Dịch vụ chiếm 43.38% (hình
2.8). Mặc dù nền kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu, các sản
phẩm thiết yếu và đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng Việt Nam vẫn được xem là quốc gia giàu tiềm năng tăng trưởng
Hình 2.8. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế năm 2014 (tính theo giá hiện hành)
Một cách tổng quan, ta nhận thấy có vẻ như sự biến động của mối quan hệ lạm phát-tăng trưởng qua các năm có tính chu kỳ, cứ một giai đoạn biến động cùng chiều với nhau thì giai đoạn sau là biến động ngược chiều, đặc biệt là trong những năm gần đây. Đây là bằng chứng trực quan về xu hướng tác động giữa tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Để xác định rõ ràng mối quan hệ giữa hai
Nguồn: NGTK TT 2014 - TCTK
Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài 20.09% Kinh tế Nhà nước 31.87% Kinh tế ngoài Nhà nước 48.04% Nguồn: NGTK TT 2014 - TCTK Nông, lâm và thủy sản 18.12% Công nghiệp và xây dựng 38.50% Dịch vụ 43.38%
biến số kinh tế vĩ mô này, cần một mô hình kinh tế lượng với các bằng chứng thống kê để minh chứng cho tác động thực sự của lạm phát lên tăng trưởng.