Dựa trên kết quả thảo luận và hàm ý chính sách, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm kiểm soát lạm phát thấp dưới mức ngưỡng để có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam như sau:
- Tăng cường năng lực dự báo của các cơ quan chính sách để có thể dự báo
chính xác những biến động của giá cả trên thị trường thế giới, nhất là giá cả của các mặt hàng có tác động mạnh đến Việt Nam như xăng, dầu, lương thực,… để kịp thời điều chỉnh giá trong nước.
- Thực hiện nhất quán quản lý giá theo cơ chế thị trường dưới sự điều tiết của
Chính phủ đối với các hàng hóa cơ bản như điện, xăng dầu, lương thực, thực phẩm,... điều chỉnh giá nhanh nhạy, công khái minh bạch trong điều hành giá
13
Tuy nhiên cũng có thể thấy từ kết quả nghiên cứu rằng tác động của ngưỡng đã bắt đầu có ý nghĩa từ mức 7%, gần với kết quả nghiên cứu của Trần Hoàng Ngân, Vũ Thị Lệ Giang và Hoàng Hải Yến (2013) cũng như nghiên cứu của Thanh S.D. (2015).
các mặt hàng Nhà nước định giá nhằm tránh tình trạng đầu cơ nâng giá, kìm chế lạm phát, ổn định vĩ mô.
- Thực hiện chính sách tiền tệ một cách linh hoạt và kịp thời theo diễn biến
thực tế của nền kinh tế. Điều hành lãi suất sao cho vừa kiểm soát được lạm phát, vừa kích thích tăng trưởng. Giảm dần lãi suất để thúc đẩy sản xuất, tạo ra nhiều hàng hóa để giảm giá thành, từ đó giảm mặt bằng giá dẫn đến giảm lạm phát.
- Triển khai thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư công cấp thiết như xây dựng
cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát hiệu quả hoạt động đầu tư, các dự án thuộc Chính phủ. Cần có lộ trình giải ngân hợp lý, tránh gây sức ép tăng giá khi đưa một lượng tiền lớn đi vào lưu thông.
- Tăng cường kỷ luật tài khóa nhằm kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu của
chính phủ trên tinh thần sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn ngân sách, tránh lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản.