Với mô hình và các biến đã có, tiến hành hồi quy với các bước như sau:
Bước 1: Kiểm tra tính dừng của tất cả các biến trong mô hình bằng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị. Nếu không dừng, lấy sai phân để làm cho chuỗi dừng.
Bước 2: Kiểm định mối quan hệ trong dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
Bước 3: Kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
Bước 4: Tạo biến giả đại diện sự tồn tại của biến ngưỡng lạm phát. Hồi quy mô hình bằng OLS. Phân tích kết quả hồi quy.
Bước 5: Thảo luận kết quả và đề xuất chính sách. Những hạn chế của bài nghiên cứu
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KẾT LUẬN
Chương 4 trình bày kết quả thực hiện quy trình hồi quy. Bài luận văn này sử dụng phần mềm Stata 11.0 để xử lý dữ liệu và ước lượng mô hình nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Sau mỗi phần, bài viết lập luận ý nghĩa kết quả nhận được và so sánh sự phù hợp của kết quả đạt được của nghiên cứu về ngưỡng lạm phát so với các nghiên cứu trước đó. Cuối cùng, nêu lên ý nghĩa của việc xác định ngưỡng lạm phát đồng thời cũng đưa ra những hạn chế của bài nghiên cứu này.
Từ phần này trở về sau, các kết quả có ý nghĩa sẽ được đánh dấu (*) tương ứng với các mức ý nghĩa như sau:
Mức ý nghĩa 1%: * Mức ý nghĩa 5%: ** Mức ý nghĩa 10%: ***