Giai đoạn phục hồi và phát triển mạnh mẽ (1991-2006)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính phi tuyến giữa lạm phát và tăng trưởng tại việt nam giai đoạn 1986 2014 (Trang 27 - 30)

Cùng với quá trình cải cách kinh tế, chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường, Chính phủ đã tiếp tục duy trì và đẩy mạnh mô hình kinh tế dựa vào xuất khẩu. Thêm vào đó các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thích hợp đã phát huy được tính hiệu quả, góp phần kiềm chế lạm phát và giúp Việt Nam đạt được những thành tựu đáng kể về tốc độ tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu.

Trong vòng 4 năm (1991-1995), lạm phát giảm mạnh từ 81.8% năm 1991 xuống còn 16.9% năm 1995. Tốc độ tăng trưởng bình quân cao đạt mức 8.2%, cao nhất là 9.5% (năm 1995) và thấp nhất 5.96% (năm 1991). Điều này cho thấy, lạm phát thấp và ổn định là một yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng. Đây là tiền đề thúc đẩy cho một giai đoạn phát triển mạnh mẽ sau đó.

Hình 2.3. Lạm phát và tăng trưởng GDP hàng năm ở Việt Nam giai đoạn 1991– 1995

Kể từ năm 1995, Việt Nam chấm dứt khủng hoảng, thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và nền kinh tế bước vào giai đoạn tăng trưởng nhanh. Chính phủ Việt Nam đã rút ra được nhiều bài học từ sự tăng cao của tỷ lệ lạm phát vì vậy các nhà hoạch định chính sách tiền tệ bắt đầu quan tâm hơn đến việc điều chỉnh lạm phát và xem nó như là một trong những mục tiêu chính trong việc hoạch định và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế.

Năm 1997 khủng hoảng tài chính xảy ra ở Châu Á, hai năm sau đó (1998 và 1999) nền kinh tế chịu tác động của khủng hoảng tài chính khu vực nên lạm phát tăng trở lại (năm 1998: 7.27%), tăng trưởng suy giảm trong hai năm liên tiếp sau đó (năm 1998 tăng trưởng đạt 5.76%, năm 1999 tăng trưởng chỉ đạt 4.77%). Giai đoạn này có thể thấy giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Tức là khi lạm phát tăng thì tốc độ tăng trưởng giảm.

Hình 2.4. Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1996– 2006

Hình 2.5. Tăng trưởng GDP hàng năm ở Việt Nam giai đoạn 1996– 2006

Việt Nam đưa ra chủ trương kích cầu nhằm giảm bớt ảnh hưởng và bù lại mức giảm đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Đây là giai đoạn mà FDI đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, tỷ lệ đầu tư trên GDP theo đó cũng tăng theo. Từ mức 18.3% GDP năm 1999 nhanh chóng lên tới 26.98% GDP vào năm 2003, và 28.96% năm 2004. Đây cũng là mức đầu tư kỷ lục thế giới nhưng do hiệu quả sản xuất thấp vì chính sách đầu tư vẫn tập trung vào khu vực nhà nước, nên tốc

5.593 3.095 8.11 4.108 -1.768 -0.31 4.079 3.303 7.895 8.394 7.503 -4 -2 0 2 4 6 8 10 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tỷ lệ lạm phát hàng năm (%) 9.34 8.15 5.76 4.77 6.79 6.19 6.32 6.9 7.54 7.55 6.98 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tốc độ tăng trưởng (%) (Nguồn: WDI) (Nguồn: WDI)

độ phát triển cũng chỉ đạt 6.9% năm 2003 và 7.5% năm 2004. Kích cầu đòi hỏi tăng tín dụng làm cho lạm phát tăng mạnh, từ 3.3% năm 2003 lên 7.9% năm 2004.

Lạm phát Việt Nam giai đoạn 1996-2006 nhìn chung ở mức độ vừa phải và có xu hướng ổn định trong dài hạn. Việc duy trì tỷ lệ lạm này đã giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn này khoảng 7% mỗi năm trong khi tỷ lệ lạm phát trung bình là 4.55% một năm. Cũng trong giai đoạn này, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao ở Châu Á và được phân loại vào nhóm nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu trên thế giới. Việt Nam đã trở thành tấm gương tiêu biểu khi là quốc gia thành công trong quá trình chuyển đổi kinh tế trên thế giới.

Giai đoạn 2000 - 2006, mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng có nét đặc trưng giống giai đoạn 1992 – 1997. Lạm phát giảm và ổn định tương đối dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Giai đoạn này, lạm phát ổn định và ở mức thấp một con số (cao nhất là 8.28% vào năm 2005) trong khi tốc độ tăng trưởng thì dao động từ 6.19% - 7.55% một năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính phi tuyến giữa lạm phát và tăng trưởng tại việt nam giai đoạn 1986 2014 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)