Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính phi tuyến giữa lạm phát và tăng trưởng tại việt nam giai đoạn 1986 2014 (Trang 34 - 38)

Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát có thể kể đến như: lạm phát do cung tiền, do thâm hụt tài khóa, lạm phát do cầu kéo hay lạm phát do chi phí đẩy. Ở Việt Nam có thể nói là do hai nguyên nhân chính sau: nguyên nhân tiền tệ và lạm phát do chi phí đẩy (chủ yếu là nhập khẩu lạm phát).

Giai đoạn 2006-2011 cung tiền (M2) của nước ta tăng cao. Tốc độ cung tiền của nước ta giai đoạn này nằm trong khoảng (12-16%) cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP (trong khoảng 5.4 – 7.1%), tăng trưởng tín dụng tăng nhanh (năm 2009 cao gấp 3 lần năm 2000) đã dẫn đến cung tiền M2 tăng cao và cuối cùng là dẫn đến lạm phát cao.

Hình 2.9. Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 1990-2014

Lạm phát do chi phí đẩy chủ yếu do sự tăng giá của các hàng hóa và dịch vụ quốc tế. Hàng hóa trên thị trường quốc tế tăng có tác động không nhỏ đến việc tăng giá trong nước. Kể từ năm 1990, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam có xu hướng biến động một cách thất thường. Có khi tăng mạnh đến mức 2 con số như năm 1991, 1995, 2008,

2011; cũng có lúc lại giảm xuống mức âm như năm 2000, 2001 (Hình 2.9). Kể từ

-10 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Năm Nguồn: WDI Nguồn: WDI (%)

năm 2003 lạm phát bắt đầu biến động theo xu hướng cứ 2 năm tăng cao thì 1 năm tăng thấp và sau khủng hoảng 2007, lạm phát lại có chiều hướng mất ổn định hơn. Có nhiều quan điểm đã được đưa ra để giải thích cho những biến động này, nhưng có thể nói những biến động về tình hình thế giới đã tác động đến giá cả hàng hóa trên thế giới từ đó tác động đến giá cả trong nước thông qua kênh nhập khẩu. Các bất ổn về chính trị như xung đột sắc tộc, chủ nghĩa cực đoan ở Trung Đông, những cuộc đàm phán quân sự căng thẳng giữa các cường quốc thế giới, các tranh chấp về biển Đông,… ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế của Việt Nam. Cụ thể, những quốc gia là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam hay quốc gia có kim ngạch thương mại lớn với Việt Nam,… đã khiến cho kinh tế Việt Nam bị tác động thông qua hai hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, từ đó tác động lên tăng trưởng của Việt Nam. Xuất khẩu giảm, không cân bằng với nhập khẩu dẫn đến nhập siêu kéo theo đó là dự trữ ngoại tệ sụt giảm, dòng vốn viện trợ từ các nước không còn dồi dào, giá cả xăng dầu thường xuyên tăng cao kéo theo lạm phát trong nước cũng tăng cao,... ảnh hưởng đến rổ hàng hóa tính CPI.

Riêng về mặt hàng xăng dầu, tình hình bất ổn ở Trung Đông ngày càng đẩy mạnh giá xăng dầu thế giới lên cao do các tranh chấp nắm giữ loại “vàng đen” này. Giá xăng dầu Việt Nam theo đó cũng bị đẩy lên cao tuy nhiên đến năm 2013, mặc dù giá xăng thế giới đã tạm lắng xuống nhưng giá cả xăng dầu trong nước lại chỉ giảm xuống nhỏ giọt.

Cơn bão giá vàng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số CPI của Việt Nam. Tính đến năm 2010, giá vàng đã đạt mốc tăng liên tục trong vòng 10 năm, nổi trội với việc không ngừng phá vỡ các mốc kỉ lục của mình và thật sự khó khăn trong việc dự đoán được biến động của nó trong tương lai khi nguy cơ chiến tranh ở Triều Tiên, Trung Đông,… có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Hơn nữa giá vàng của Việt Nam luôn cao hơn so với thế giới càng khiến cho CPI bị ảnh hưởng nhiều hơn.

Ngoài ra, hiệu quả đầu tư thấp cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam. Từ năm 2001 – 2010, mục tiêu tăng trưởng đã luôn được Việt Nam đặt lên hàng đầu thậm chí là chấp nhận đánh đổi lạm phát.

Bảng 2.1. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành phân theo thành phần kinh tế. Đơn vị tính: (%) Năm Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài Nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

2005 47,1 38,0 14,9 2006 45,7 38,1 16,2 2007 37,2 38,5 24,3 2008 33,9 35,2 30,9 2009 40,5 33,9 25,6 2010 38,1 36,1 25,8 2011 37,0 38,5 24,5 2012 40,3 38,1 21,6 2013 40,4 37,7 21,9 Sơ bộ 2014 39,9 38,4 21,7 (Nguồn: TCTK) Bảng 2.2. Chỉ số ICOR qua các giai đoạn

Đơn vị tính: lần

Giai

đoạn 1991-1995 1996-2000 2001–2003 2004–2006 2007–2008 2009-2010

ICOR 3.5 4.8 5.24 5.04 6.15 8.3

(Nguồn: tác giả)

Theo nhận định của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trong báo cáo tình hình kinh tế xã hội Việt Nam năm 2014 thì tăng trưởng ở Việt Nam đến nay vẫn chủ yếu là nhờ vào đầu tư và thương mại. Nhưng thực chất đầu tư ở Việt Nam hiện nay vẫn còn kém

hiệu quả và mang tính hình thức, đặc biệt là đầu tư khu vực công. Tổng đầu tư xã hội trong nhiều năm liền luôn chiếm tỷ lệ rất lớn nhưng chỉ số ICOR lại có xu

hướng tăng cao (Bảng 2.1, Bảng 2.2).

Tiếp tục xu hướng từ năm 2012, chi tiêu tư nhân suy giảm do thu nhập khả dụng của người dân nói chung không tăng. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm

2013 chỉ chiếm 30.4% GDP2, mức thấp nhất kể từ năm 2000 cho đến nay. Điều này

cũng lý giải cho tốc độ tăng trưởng thấp trong một mô hình tăng trưởng vẫn chủ yếu dựa vào đầu tư và chưa có dấu hiệu cải thiện chất lượng đầu tư trong những năm qua.

2 Theo TCTK

CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong chương này, mô hình hồi quy dùng để kiểm tra sự tồn tại của ngưỡng lạm phát ở Việt Nam sẽ được giới thiệu. Nhưng trước hết, tác giả sẽ trình bày tổng quan những lý thuyết trong kinh tế lượng có liên quan đến việc ước lượng mô hình nghiên cứu. Theo đó chương 3 sẽ gồm hai phần: (1) tổng quan các lý thuyết kinh tế lượng; (2) mô hình nghiên cứu thực nghiệm, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu.

3.1. Tổng quan cơ sở kinh tế lượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính phi tuyến giữa lạm phát và tăng trưởng tại việt nam giai đoạn 1986 2014 (Trang 34 - 38)