NGHIÊN C ỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM TÓM T ẮT Bài n ghiên cứu này nhằm khám phá mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh của n
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-oOo -
HUỲNH NGUYỄN BẢO NGUYÊN
NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số : 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS NGUY ỄN THỊ LIÊN HOA
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2013
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
H ọ và tên : Huỳnh Nguyễn Bảo Nguyên
Sinh ngày : 25/10/1980
Ngành h ọc : Tài chính doanh nghiệp
Đề tài : Nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Tác gi ả xin cam đoan đây là công trình do chính bản thân tác giả nghiên cứu
và trình bày Các số liệu thu thập được và kết quả nghiên cứu trình bày trong
đề tài này là trung thực
Tác gi ả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của đề tài nghiên cứu Xin chân thành cám ơn
Trang 3LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Quý Thầy, Cô Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã hết lòng truyền đạt những kiến thức trong suốt thời gian mà tôi được học tại trường, đặc biệt
là sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa – Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Trong quá trình hoàn tất đề tài, mặc dù đã cố gắng tham khảo tài liệu,
th am khảo nhiều ý kiến đóng góp, song thiếu sót là điều không thể tránh khỏi Rất mong nhận được thông tin đóng góp quí báu từ Quý Thầy, Cô, Đồng nghiệp và các bạn
Xin chân thành cám ơn
Trang 4M ỤC LỤC
DANH M ỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 3
DANH M ỤC BẢNG, BIỂU 3
DANH M ỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ 5
TÓM T ẮT 6
1 GI ỚI THIỆU 7
2 T ỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH T Ế 9
2.1 Khái quát v ề mối quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế 9
2.2 Nghiên c ứu thực nghiệm về đường cong Phillips phản ánh mối quan hệ tăng trưởng lạm phát 11
2.3 Các nghiên c ứu về lạm phát và tăng trưởng kinh tế trên thế giới 14
2.4 Các nghiên c ứu về lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 18
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1 Mô t ả về dữ liệu phân tích 19
3.2 Phương pháp xử lý dữ liệu 20
4 K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
5 K ẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 39
5.1 K ết luận 39
5.2 H ạn chế của đề tài 40
Trang 55.3 M ột số khuyến nghị chính sách 40
5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo 40
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 42
PH Ụ LỤC 45
Trang 6DANH M ỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ECM Mô hình hi ệu chỉnh sai số (Error Correction Model)
IMF Qu ỹ tiền tệ quốc tế (International Menotary Fund)
VAR Mô hình véc tơ tự hồi quy (Vector Autoregressive Model)
Trang 7DANH M ỤC BẢNG, BIỂU
B ảng 1: Mô tả dữ liệu CPI và GDP 25
B ảng 2: Kết quả kiểm định tính dừng bằng ADF không trend 27
B ảng 3: Kết quả kiểm định tính dừng bằng ADF có trend 28
B ảng 4: Phân tích quan hệ nhân quả Granger 28
B ảng 5: Đồng liên kết Johansen 30
B ảng 6: Hồi quy theo mô hình ECM 32
B ảng 7: Hồi quy theo ngưỡng CPI 38
Trang 8DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1: Đường cong Phillips 12 Hình 2: Minh h ọa lạm phát và tăng trưởng kinh tế 13 Hình 3: Di ễn biến tỷ lệ tăng CPI và GDP (%) giai đoạn 1999 – 2012 27
Trang 9NGHIÊN C ỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
TÓM T ẮT
Bài n ghiên cứu này nhằm khám phá mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn từ 1999 đến 2012 Dữ liệu nghiên cứu được tác giả thu thập hàng quý từ các công bố của Tổng cục thống kê tại website gos.gov.vn Với các kỹ thuật phân tích thống kê cơ bản đã cho thấy các dữ liệu về lạm phát và tăng trưởng kinh tế là hoàn toàn sử dụng được trong nghiên cứu này Kiểm định bằng phương pháp Augmented Dickey-Fuller (ADF) cho thấy chuỗi dữ liệu lạm phát là dừng; tuy nhiên chuỗi dữ liệu về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) không dừng cho tới khi lấy sai phân bậc 1; điều này khiến tác giả cần lưu ý xem xét việc hiệu chỉnh chuỗi số liệu này trong các phân tích của mình Kiểm định nhân quả Pairwise Granger Causality cho biết tồn tại quan hệ nhân quả một chiều giữa tăng trưởng kinh tế tác động vào lạm phát; đồng thời cũng tồn tại quan hệ một chiều giữa lạm phát tác động vào biến động của tăng, giảm của tăng trưởng kinh tế Phân tích đồng liên kết Johansen và mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) cho thấy có tồn tại quan hệ dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát theo chiều hướng tích cực (positive); tuy nhiên trong ngắn hạn mối quan hệ này là khá tiêu cực (negative) Mặt khác, hồi quy OLS theo ngưỡng lạm phát được xác định từ 1% cho đến 27% trong giai đoạn 1999 đến 2012 cho
th ấy; tại mức 3 – 11% là có ý nghĩa (ở mức ý nghĩa 5%) đối với việc tác động đến GDP và tác động này là ngược chiều; tại các ngưỡng còn lại không có ý nghĩa trong
vi ệc tác động đến GDP; và với ngưỡng 6% có mức độ giải thích cao nhất với tác động
l ớn nhất Cuối cùng, các kết quả nghiên cứu của tác giả phù hợp với các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế; đồng thời cũng là tài
Trang 10li ệu tham khảo hữu ích cho các nhà làm chính sách cũng như các bạn đọc trong việc nghiên c ứu, điều hành nền kinh tế vĩ mô
T ừ khóa: Lạm phát, Tăng trưởng kinh tế, GDP, CPI, Ngưỡng lạm phát; ECM
1 GI ỚI THIỆU
Sự thay đổi về giá cả có ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực đến tăng trưởng Sự tăng giá ở một mức độ nhất định sẽ kích thích sự tăng trưởng Theo trường phái Keynes, mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát là mối quan hệ cùng chiều và nghiên cứu thực nghiệm của nhà nghiên cứu Tobin (năm 1965) cũng cho ra kết quả tương tự; tuy nhiên, nếu sự thay đổi giá mạnh mẽ sẽ dẫn đến lạm phát Nhìn về mặt ngọn của vấn đề có thể thấy, đó là sự mất cân đối tiền - hàng, khi GDP tăng trưởng nóng dựa vào vốn là chủ yếu thì sẽ dẫn đến lạm phát Những nghiên cứu của một số nhà khoa học như Fish (năm 1993), Bruno và Eastly đã chỉ ra mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát là trái chiều nhau ở một số nước trên thế giới Fisch (1993) đã đưa
ra kết luận nghiên cứu như sau: khi lạm phát tăng ở mức độ thấp mối quan hệ này có thể không tồn tại, hoặc thậm chí mang tính đồng biến, và lạm phát ở mức cao mối quan
hệ này là nghịch biến Tuy nhiên, ông không chỉ ra mức cao là bao nhiêu thì sẽ có quan
hệ nghịch biến
Như vậy, có thể thấy, trong một quốc gia, ở những thời điểm khác nhau sẽ có những ảnh hưởng khác nhau trong mối quan hệ lạm phát và tăng trưởng mà nguyên nhân là do chính sách thường diễn biến đột ngột ở cả phía cung và phía cầu; và vấn đề
n ày khiến cho nhiều nhà nghiên cứu luôn tìm kiếm các lời giải cho mối quan hệ này và tìm các biện pháp để ứng dụng chúng vào trong việc điều hành kinh tế vĩ mô
Về mặt thực tiễn của nền kinh tế Việt Nam, quan sát diễn biến của GDP và CPI các năm giai đoạn 1999 đến 2012 tác giả nhận thấy:
Trang 11(i) Thời kỳ từ 1999 đến 2006 GDP có tốc độ tăng trưởng phục hồi và ổn định từ mức 6,79% lên 8,48%; Thời kỳ 2007 đến 2012, gắn liền với khủng hoảng và suy thoái nên GDP có xu hướng giảm từ mức 6,23% xuống còn 5,03%
(ii) Tương ứng với diễn biến của GDP, CPI có các biến động mạnh và bất thường hơn: CPI duy trì ở mức thấp với mức bình quân là 5.04% từ năm 1999 đến
2003 Sau đó, CPI có dấu hiệu tăng trở lại từ 2004 đến 2011 với mức bình quân là 11.68%, mà đỉnh điểm là năm 2008 với mức tăng 19,90%; Năm 2012 CPI có dấu hiệu giảm nhiệt còn 6,81%
(iii) Xét m ối quan hệ CPI và GDP thì tác giả nhận thấy: (a) Tỷ lệ CPI duy trì ở
m ức trung bình là 5% thì GDP có tốc độ tăng trưởng ổn định; (b) nếu CPI có mức trung bình trên 11% thì GDP có d ấu hiệu suy giảm; (c) Những năm CPI tăng đột biến
18 – 19% thì GDP suy gi ảm mạnh trong năm đó và năm kế tiếp
Bài nghiên c ứu này xem xét mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế
c ủa Việt Nam trong giai đoạn 1999 – 2012 và từ đó đưa ra các dự báo về mối quan hệ này cũng như những khuyến nghị trong điều hành nền kinh tế vĩ mô theo mục tiêu Cụ
th ể là:
(1) Xem xét di ễn biến mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và lạm phát trong một
th ời kỳ khá dài từ 1999 tới 2012 theo các quý, từ đó sẽ theo sát và cập nhật kịp thời hơn mối quan hệ này
(2) Ứng dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) để phân tích mối quan hệ này (3) B ổ sung những kết luận, khuyến nghị cho việc điều hành nền kinh tế vĩ mô trong vi ệc cân nhắc hai mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát
Bài nghiên c ứu này đưa ra các câu hỏi cần phải giải quyết là:
(1) Li ệu có hình thành mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế hay không?
Trang 12(2) Có t ồn tại quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài h ạn hay không?
(3) Có t ồn tại một giới hạn nào vừa đảm bảo tăng trưởng và có lạm phát chấp
nh ận được hay không?
2 T ỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH T Ế
2 1 Khái quát về mối quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế
L ạm phát, có nhiều phát biểu khác nhau về khái niệm lạm phát Một số nhà
kinh t ế học cho rằng “lạm phát là hiện tượng tiền được cung ứng nhiều hơn mức cần thi ết hoặc là do khối lượng tiền thực tế trong lưu thông lớn hơn khối lượng tiền cần thi ết” hoặc cho rằng “lạm phát là quá nhiều tiền được bỏ ra để săn lùng quá ít hàng hoá”, “l ạm phát là hiện tượng bội chi lâu dài của ngân sách nhà nước”, “lạm phát là
m ột khối u ác tính, thể hiện sự nở phồng lên của tiền tệ”
Theo Milton Friedman (1970) “l ạm phát bao giờ và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ” Như vậy, có thể coi lạm phát là sự suy giảm sức mua của tiền tệ và được
đo lường bằng sự gia tăng của mức giá chung trong nền kinh tế
Tăng trưởng kinh tế: tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) ho ặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP) hoặc quy mô tổng sản lượng quốc gia tính trên đầu người (PCI -Per capita income) trong một thời gian nhất định
M ối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế có rất nhiều lý thuyết và
quan điểm đề cập về mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng
Theo lý thuy ết của Keynes, trong ngắn hạn, sẽ có sự đánh đổi giữa lạm phát và
tăng trưởng Nghĩa là, muốn cho tăng trưởng đạt tốc độ cao thì phải chấp nhận một tỷ
l ệ lạm phát nhất định Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng và lạm phát di chuyển cùng chi ều Sau giai đoạn này, nếu tiếp tục chấp nhận tăng lạm phát để thúc đẩy tăng trưởng thì GDP cũng không tăng thêm mà có xu hướng giảm đi
Trang 13Theo ch ủ nghĩa trọng tiền mà đại diện là Milton Friedman cho rằng lạm phát là
s ản phẩm của việc gia tăng cung tiền hoặc tăng hệ số tạo tiền ở mức độ lớn hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế Lập luận này cũng được thể hiện trong công thức nổi tiếng của Irving Fisher (lý thuy ết số lượng tiền tệ - Quantity theory of Money):
N ếu lạm phát xảy ra theo hướng này thì không ảnh hưởng nguy hiểm đến tăng trưởng kinh t ế Nói tóm lại, theo quan điểm của thuyết trọng tiền, trong dài hạn, giá cả bị ảnh hưởng bởi cung tiền chứ không thực sự tác động lên tăng trưởng Nếu cung tiền tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thì lạm phát tất yếu sẽ xảy ra Nếu giữ cung tiền
và h ệ số tạo tiền ổn định thì tăng trưởng cao sẽ làm giảm lạm phát
Theo lý thuy ết tân cổ điển: Tobin (1965, theo Vikesh Gokal, Subrina Hanif
2004) phát tri ển mô hình Mundell (1963, theo Vikesh Gokal, Subrina Hanif 2004) cho
r ằng lạm phát là nguyên nhân làm cho con người tránh giữ tiền mà chuyển tiền thành các tài s ản sinh lợi Điều này sẽ làm gia tăng sự tích lũy vốn trong nền kinh tế và thúc đẩy kinh tế phát triển Theo mô hình này giữa lạm phát và tăng trưởng có mối quan hệ cùng chi ều
Trang 14B ổ sung thêm cho mô hình trên của lý thuyết tân cổ điển nhà kinh tế học Sidrauski (1967, theo Vikesh Gokal, Subrina Hanif 2004) có cùng quan điểm với chủ nghĩa trọng tiền, Sidrauski đề cập đến một trạng thái “vô cùng dửng dưng” (superneutral) v ới lạm phát Kết quả nghiên cứu của ông là khi các biến số độc lập với
vi ệc tăng cung tiền trong dài hạn thì việc tăng lạm phát không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
Mô hình c ủa Stockman (1981, theo Vikesh Gokal, Subrina Hanif 2004) - một nhà kinh t ế học thuộc trường phái tân cổ điển - thì cho rằng lạm phát tăng cao sẽ làm cho tăng trưởng giảm
Sau khi xem xét nhi ều quan điểm lý thuyết của các trường phái khác nhau tác
gi ả nhận thấy tuy mỗi trường phái có một quan điểm riêng, mô hình riêng để chứng minh m ối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng nhưng quan điểm chung của các trường phái có thể nhận thấy là mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng không phải
là m ối quan hệ một chiều mà là sự tác động qua lại Trong ngắn hạn, khi lạm phát còn
ở mức thấp, lạm phát và tăng trưởng thường có mối quan hệ cùng chiều Nghĩa là nếu
mu ốn tăng trưởng đạt tốc độ cao hơn thì phải chấp nhận tăng lạm phát Tuy nhiên, mối quan h ệ này không tồn tại mãi mãi mà đến một lúc nào đó, nếu lạm phát tiếp tục tăng cao s ẽ ảnh hưởng làm giảm tăng trưởng Trong dài hạn, khi tăng trưởng đã đạt đến mức
t ối ưu thì lạm phát không tác động đến tăng trưởng nữa mà lúc này, lạm phát là hậu
qu ả của việc cung tiền quá mức vào nền kinh tế
2.2 Nghiên cứu thực nghiệm về đường cong Phillips phản ánh mối quan hệ tăng trưởng lạm phát
Vào những năm 1958 nhà kinh tế học người Anh Phillips Alban W cho đăng bài báo “mối quan hệ giữa thất nghiệp và tỉ lệ thay đổi tiền lương danh nghĩa của Anh những năm 1861-1957” trên tờ tạp chí kinh tế học của Anh Trong bài báo này nhà kinh tế học Phillip s đã thể h iện mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát trong ngắn
Trang 15hạn trên đường cong mà mình đã tìm ra Và sự kết hợp giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn khi có sự dịch chuyển của tổng cầu dọc theo đường tổng cung trong ngắn hạn
Hình 1: Đường cong Phillips1
Ngu ồn: Phillips Alban W (1958), "The relationship between unemployment and the
rate of change of money wages in the UK 1861-1957," Economica
Milton Friedman và Edmund Phelps (1968, 1976, 2006) cho rằng khi kỳ vọng lạm phát tăng lên thì đường cong Phillips ngắn hạn sẽ dịch chuyển sang phải Như vậy với kỳ vọng lạm phát quá cao thì lạm phát đình đốn có thể xảy ra (vừa có lạm phát cao vừa có thất nghiệp cao) và mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế theo quy luật Okun (1960) sẽ được biểu diễn như sau:
1
Chú thích: khi tổng cầu tăng từ A đến B thì có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp, sản lượng tăng nên làm
giảm thất nghiệp, giá tăng nên làm tăng lạm phát
Trang 16Hình 2: Minh họa lạm phát và tăng trưởng kinh tế2
Ngu ồn: Milton Friedman và Edmund Phelps (1968, 1976, 2006)
Trong hệ tọa độ này, một chu kỳ kinh tế thường có dạng một vòng xoáy ngược chiều kim đồng hồ như hình bên trên Bắt đầu từ điểm A khi cả lạm phát và kỳ vọng lạm phát ở mức thấp, nền kinh tế tăng trưởng từ từ đến điểm B trên đường cong Phillips có lạm phát kỳ vọng thấp Tại B nền kinh tế đã tăng trưởng quá nóng và nó bắt đầu chững lại, đồng thời lạm phát kỳ vọng tăng cao đẩy nền kinh tế dần đến điểm C trên một đường đường cong Phillips có lạm phát kỳ vọng tăng cao hơn Lúc này Ngân hàng trung ương buộc phải thắt chặt tiền tệ và kinh tế suy giảm dần đến D, tuy nhiên lạm phát kỳ vọng vẫn còn cao Phải đến khi lạm phát xuống thấp hẳn thì người dân và doanh nghiệp mới thay đổi kỳ vọng để nền kinh tế quay về đường cong Phillips ban đầu và lúc đó Ngân hàng trung ương mới giảm lãi suất trở lại để thúc đẩy tăng trưởng Nghĩa là khi nào nền kinh tế quay về đường cong Phillips AB thì mới nên nới lỏng tiền
tệ, tài khóa, nếu quá nóng vội giảm lãi suất khi nền kinh tế vẫn năm trên đường CD thì lạm phát kỳ vọng sẽ không thể giảm
2Lưu ý: Lúc này đường cong Phillips ngắn hạn với kỳ vọng lạm phát cao nằm bên trái.
Trang 17T rên thực tế quan hệ tăng trưởng kinh tế và lạm phát phức tạp hơn nhiều và các đường cong Phillips ngắn hạn Nền kinh tế luôn luôn vận động và chịu đủ kiểu shocks khác nhau nên các chu kỳ kinh tế không nhất thiết tạo thành một vòng xoáy trơn tru như lý luận đã trình bày Đường cong Phillips rất hữu ích trong việc hoạch định chí nh sách của chính phủ, vì vậy việc quan trọng và chủ yếu nhất mà một chính phủ quản lý nền kinh tế cần làm là phát triển và tăng trưởng kinh tế
2.3 Các nghiên cứu về lạm phát và tăng trưởng kinh tế trên thế giới
Ứng dụng mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, một số nước
đã sử dụng lạm phát cao để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, nhiều nhà
nghiên cứu kinh tế cho rằng, đây là giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng kém bền vững Hay còn nói đó là giải pháp tăng trưởng “bong bóng” Xu hướng các nước phát triển chọn giải pháp tăng trưởng kinh tế thực chất, đó là dựa trên cơ sở giá cả ổn định ở mức thấp Căn cứ biện luận cho giải pháp này là: Trong nền kinh tế thị trường, lạm phát ổn định thì tính dự báo được nâng cao Điều đó giúp các nhà đầu tư có thể xây dựng được các phương án đầu tư hiệu quả Đối với người tiêu dùng thì chi tiêu yên tâm, họ không phải lo cân nhắc các mặt hàng khác để thay thế do giá tăng Tất cả điều đó đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thực chất Hiện nay các nước phát triển chọn mức lạm phát gần 2% là mức tối ưu cho tăng trưởng Tuy nhiên cũng phải hiểu rằng, lạm phát ổn định chỉ là điều kiện đủ cho tăng trưởng kinh tế, còn điều kiện cần cho tăng trưởng phải là vấn đề của Chính phủ trong việc phát triển nguồn lực, vốn
và công nghệ kỹ thuật, v.v Các h ọc thuyết kinh tế vĩ mô đã khẳng định, nếu sản lượng thực tế vượt sản lượng tiềm năng sẽ làm lạm phát gia tăng Thực tế 2005-2006 lạm phát thế giới gia tăng, ngoài nguyên nhân giá dầu còn do nền kinh tế nhiều nước phát triển quá nóng Đã có nhiều công trình nghiên cứu cho rằng lạm phát ở một mức nhẹ lại có tác dụng tích cực đến tăng trưởng kinh tế Chẳng hạn:
Nhà kinh tế học nổi tiếng Tobin (1965) cho rằng lạm phát làm cho nhà đầu tư tái
phân bổ danh mục đầu tư của mình từ tiền sang chứng khoán, làm giảm lãi suất thực tế
Trang 18và do đó làm tăng đầu tư và nâng cao năng suất lao động Ông lập luận thêm rằng “một chút lạm phát giúp bôi trơn nền kinh tế” vì nó giúp thị trường lao động điều chỉnh cho phù hợp Đồng thời ông cũng chỉ ra rằng nhu cầu tăng lên ổn định sẽ gây ra lạm phát ở mức nhẹ, là cái mà thực ra lại làm tăng, chứ không phải giảm năng suất lao động và, do
đó, tăng tốc độ tăng trưởng Vì thế, động thái nhằm đạt mức lạm phát bằng 0 chẳng qua
là chính sách trả trước ngay bây giờ cho nhiều thiệt hại hơn sau này
Theo Mundell (1965), có m ối tương quan tỉ lệ thuận giữa lạm phát và tăng trưởng trong ngắn hạn, chính sách nới lỏng tiền tệ kích thích tăng trưởng, đồng thời làm gia tăng lạm phát; đường cong Phillips nổi tiếng về sự đánh đổi giữa mục tiêu lạm phát và th ất nghiệp
Nghiên cứu của Shahzad Hussain và Shahnawaz Malik (2011) về mối quan hệ
tăng trưởng và lạm phát tại Pakistan: hai tác giả đã triển khai nghiên cứu thực nghiệm bằng phân tích đồng liên kết và mô hình ECM để kiểm tra sự biến động trong dài hạn
và ngắn hạn của mối quan hệ giữ tăng trưởng lạm phát Mặt khác, hai tác giả cũng phát hiện ra một vấn đề chính sách thú vị của mức ngưỡng của lạm phát đối với nền kinh tế Kết quả của hai tác giả cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Pakistan3 Kết quả nghiên cứu của hai ông cũng cho thấy hiệu ứng lạm phát cao khiến nhà đầu tư đầu tư nhiều vào vốn vật chất và cắt giảm nắm giữ tiền mặt Kiểm định Granger về mối quan hệ nhân quả tuyến tính cho thấy lạm phát có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế với độ trễ là 3 quý và không có mối quan hệ nhân quả ngược lại từ
sự tăng trưởng với lạm phát Hai ông cũng chứng minh được rằng ngưỡng lạm phát dưới 9% là tốt cho việc tăng trưởng kinh tế
Các nhà kinh t ế cho rằng tỉ lệ lạm phát cao, tác động tiêu cực đến sản lượng
s ản xuất của nền kinh tế thông qua các kênh như đầu tư, tín dụng, tiêu dùng; người
cho vay không có động lực để cho vay vì lãi suất cho vay thường âm trong thời kỳ này
3 Phù hợp với nghiên cứu của Malik và Chowdhury (2001) cũng thiết lập một kết nối tích cực giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế
Trang 19và cho vay th ời hạn càng dài càng bị lỗ, với chi phí huy động vốn cao, đẩy lãi suất cho vay cao, các doanh nghi ệp dù thiếu vốn cũng rất e ngại vay vốn vì làm chi phí tăng cao,
h ệ quả là kênh tín dụng bị thu hẹp Nhiều nghiên cứu cũng cho rằng lạm phát có thể tác động tiêu cực lên tăng trưởng như: dấu hiệu bất ổn kinh tế vĩ mô; tăng sự không chắc
ch ắn của các hoạt động đầu tư; lạm phát làm thay đổi giá cả tương đối, làm méo mó quá trình phân b ổ nguồn lực; lạm phát còn được xem như là một loại thuế đánh vào
n ền kinh tế Cụ thể như: Fisch (1993); Bruno và Eastly (1995); Barro(1998) đã nhận
th ấy quan hệ âm giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế sau giai đoạn sau khủng hoảng
d ầu 1973-1974 Sarel (1996), Gosh và Philip (1998), Khan và Senhadji (2001) … đã cố
g ắng tìm ra đặc điểm đặc biệt về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế Bằng các nghiên cứu khác nhau họ đã tìm ra một ngưỡng lạm phát, mà tại ngưỡng đó nếu lạm phát vượt ngưỡng sẽ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng Sarel (1996) cho rằng ngưỡng lạm phát là 8% Christoffsen và Doyle (1998) tìm ra ngưỡng là 13% cho các n ền kinh tế chuyển đổi Khan và Senhadji (2001) đã chỉ ra ngưỡng lạm phát tại các nước đang phát triển là 11-12%/năm; các nước công nghiệp khoảng 1-3% sẽ gây tác động tiêu cực cho tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu của tác giả Khan (2005) đã tập trung nghiên cứu xác định mức lạm phát tối ưu; và Khan đã tìm ra mức lạm phát tối ưu đối với các nước vùng Trung Đông và Trung Á là khoảng 3.2% Nghiên cứu của Li (2006): S ố liệu cho 90 nước đang phát triển, giai đoạn 1961-2004 lại cho rằng ngưỡng
t ạo ra tác động tiêu cực cho tăng trưởng nền kinh tế là 14%/năm
Nghiên c ứu của Omoke Philip Chimobi (2010) là tìm ra sự tồn tại của (nếu có)
m ột mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Nigeria Ông đã sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu là kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger, phân tích đồng liên kết Johansen, kiểm định tính dừng ADF và Phillips Perron, sử dụng mô hình VAR Tác gi ả sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo lường cho diễn biến lạm phát và GDP như là một đo lường hoàn hảo cho sự tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn từ 1970
để 2005 Kết quả thử nghiệm nghiên cứu cho thấy, cho các giai đoạn, 1970-2005, đã
Trang 20không có m ối quan hệ đồng liên kết giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế của Nigeria
Vì v ậy, tác giả đã không thể tìm thấy bất kỳ mối quan hệ dài hạn nào giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Nigeria Bằng kỹ thuật VAR – Granger với kiểm định 2 trễ tác
gi ả đã thu được mối quan hệ nhân quả một chiều từ lạm phát tới tăng trưởng kinh tế;
v ới kiểm định 4 trễ tác giả tiếp tục thu được kết quả tương ứng Mặc dù tác giả không đưa ra kết luận là mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng là tiêu cực hay tích cực, tuy nhiên, cũng ngụ ý rằng lạm phát tăng cao và chưa bao giờ thuận lợi để kinh tế tăng trưởng
Nghiên c ứu Md Shoaib Ahmed (2010), Trong nghiên của Md Shoaib Ahmed,
m ối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Bangladesh đã được xem xét với các d ữ liệu theo quý trong giai đoạn 1988 – 2008 Tác giả đã sử dụng kiểm định quan
h ệ nhân quả Granger, phân tích đồng liên kết, mô hình VECM và mô hình ARDL4 để xem xét v ấn đề Kết quả nghiên cứu cho thấy không có ý nghĩa thống kê mối quan hệ lâu dài gi ữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát; đồng thời tồn tại mối quan hệ tiêu cực trong ng ắn hạn tăng trưởng kinh tế và lạm phát Tồn tại mối quan hệ nhân quả một chi ều chạy từ lạm phát sang tăng trưởng kinh tế Tác giả cũng đưa ra khuyến nghị về
t ầm quan trọng của các chính sách kinh tế vĩ mô, tạo sự ổn định rõ ràng cho một sự tăng trưởng ổn định và bền vững
Nghiên c ứu của Jen-Te Hwang, Ming-Jia Wu (2011) Mục tiêu nghiên cứu của
hai tác gi ả là để kiểm tra các mối quan hệ lạm phát và tăng trưởng ở Trung Quốc Hai ông đã xem xét các hiệu ứng phi tuyến của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế ở Trung
Qu ốc Sử dụng bộ dữ liệu chính GDP và CPI trong giai đoạn từ 1986 để 2006 Kết quả
th ực nghiệm của hai tác giả cho thấy rằng hiệu ứng ngưỡng lạm phát là rất quan trọng
ở Trung Quốc Hơn nữa, dựa trên ước tính của hai tác giả, khi lạm phát cao (lớn hơn 2,5 % hàng năm), mỗi 1 điểm phần trăm gia tăng trong tỷ lệ lạm phát làm giảm tăng trưởng kinh tế 0,61%, khi lạm phát thấp (ít hơn 2,5% mỗi năm), mỗi 1 điểm tăng tỷ lệ
4 Autoregressive Distribution Lag
Trang 21ph ần trăm điểm kích thích tăng trưởng bằng 0,53% Điều này cho thấy rằng lạm phát cao gây h ại cho tăng trưởng kinh tế, trong khi lạm phát vừa phải có lợi ích cho tăng trưởng kinh tế Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng Trung Quốc nên duy trì một tỷ lệ lạm phát v ừa phải để duy trì tăng trưởng dài hạn
2.4 Các nghiên cứu về lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
T heo đánh giá của IMF (2006), Lạm phát của Việt Nam gia tăng trong các năm
gần đây, đã chịu ảnh hưởng bởi sự gia tăng sản lượng vuợt mức tiềm năng; bắt đầu từ năm 2005 có dấu hiệu bởi sự gia tăng sản lượng vượt mức tiềm năng (những năm trước
đó mối quan hệ này là không nhất quán và không rõ nét) Mức lạm phát chuẩn của Việt Nam có thể gần với mức lạm phát của các nước Đông Nam Á Nghiên cứu bước đầu của IFM (2006) về mức độ lạm phát ở Việt Nam với các nước Đông Nam Á cũng đã chỉ ra rằng, mức lạm phát tối ưu cho tăng trưởng kinh tế ở các nước vùng Đông Nam
Á , trong đó có Việt Nam khoảng 3.6%
Nghiên c ứu của Trần Hoàng Ngân, Hoàng Hải Yến, Vũ Thị Lệ Giang (Lạm phát
và t ốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam) Xét ở thời kỳ dài 20-23 năm (1987-2010)
l ạm phát ảnh hưởng tiêu cực yếu đến tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, ảnh hưởng của
l ạm phát tới tăng trưởng là tích cực hay tiêu cực còn phụ thuộc vào mức lạm phát sử
d ụng để xác định mối tương quan này Các tác giả cũng đưa ra ngưỡng lạm phát ở Việt Nam nên t ừ 5%-6%
Nghiên c ứu của Nguyễn Trung Chính, Đại học Ngoại Thương (Mối quan hệ
gi ữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế qua kết quả phân tích tại Việt Nam, 2010),
Nghiên cứu của tác giả là nối tiếp các nghiên cứu trước đây nhằm phân tích sự ảnh hưởng qua lại giữa tăng trưởng và lạm phát ở Việt Nam giai đoạn từ năm 1995 đến hết nửa đầu năm 2008 bằng các phương pháp hồi qui đồng liên kết, mô hình sai số hiệu chỉnh ECM và phân tích phương sai dựa trên mô hình VAR, kết quả cho thấy những bằng chứng thực nghiệm rõ rệt về tương tác qua lại giữa hai yếu tố này trong cả dài hạn
Trang 22và ngắn hạn, kết quả thu được giống với các kết quả của Tobin (1965), Mallik and Chowdhury (2001), Faria và Carneiro (2001) đã công bố Từ kết quả phân tích, tác giả
đã đưa ra kết luận giữa tăng trưởng và lạm phát có mối quan hệ dương (đồng biến) trong cả dài hạn và ngắn hạn và sự thay đổi của tăng trưởng nhanh hơn sự thay đổi của lạm phát trong cả hai trường hợp trên, như vậy, trong giai đoạn này lạm phát có tác dụng tích cực đến tăng trưởng và chưa vượt quá ngưỡng kiểm soát Đồng thời, lạm phát có ảnh hưởng đến tăng trưởng nhiều hơn ảnh hưởng ngược trở lại của tăng trưởng đến lạm phát, điều đó cho thấy lạm phát còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác, đặc biệt
là những biến động trong ngắn hạn
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mô tả về dữ liệu phân tích
Trên cơ sở xem xét phương pháp nghiên cứu của hai tác giả Shahzad Hussain (2011) và Shahnawaz Malik (2011) v ề đề tài “Inflation and Economic Growth: Evidence from Pakistan”; tác gi ả đã ứng dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) và Hồi quy theo ngưỡng lạm phát nhằm xem xét mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh t ế ở Việt Nam Lý do chọn và vận dụng phương pháp nghiên cứu của hai tác giả trên là vì s ự tương đồng trong tăng trưởng kinh tế, cũng như lạm phát giữa hai nước;
m ặt khác cũng như ưu điểm của mô hình ECM trong việc phân tích các chuỗi dữ liệu
có y ếu tố thời gian và có khả năng hiệu chỉnh các sai số trong quá trình tính toán, cũng như xem xét được các mối quan hệ giữa ngắn hạn và dài hạn, xem xét được tốc độ tăng trưởng kinh tế (tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế, % ) theo các diễn biến của tỷ lệ lạm phát được xác lập theo các mức cụ thể (3%, 4% … 18%) Cụ thể dữ liệu nghiên cứu được xác định như sau:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là diễn biến của cặp quan hệ tăng trưởng kinh
t ế được phản ánh thông qua chỉ tiêu GDP và lạm phát được phản ánh qua CPI trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2012
Trang 23Giai đoạn 1999 đến 2012 được lựa chọn nghiên cứu vì đây là giai đoạn kinh tế
Vi ệt Nam đã có những bước thay đổi căn bản về chất và lượng; gắn với nhiều mốc lịch
s ử quan trọng của đất nước; đồng thời có ý nghĩa trong việc xem xét mối quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế; hơn nữa dữ liệu trong thời kỳ này có thể tiếp cận được và
t ương đối ổn định cho việc phân tích mối quan hệ lạm phát, tăng trưởng kinh tế; đồng
th ời trong khoảng thời gian này tác giả cũng có khả năng thu thập được các số liệu về GDP và CPI ph ục vụ cho quá trình nghiên cứu
Vi ệc lựa chọn tỷ lệ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng CPI tính theo % cho việc nghiên c ứu là xuất phát từ thực tiễn của các cơ quan nhà nước thường sử dụng các chỉ tiêu này để phản ánh các vấn đề tăng trưởng kinh tế và lạm phát một cách phổ thông và các ch ỉ tiêu tính tương đối (theo %) sẽ có ý nghĩa hơn trong việc hình dung các diễn
bi ến so với dùng các chỉ tiêu tuyệt đối (theo giá trị)
Ngu ồn số liệu được tác giả thu thập theo quý từ công bố từ IMF, Worldbank,
T ổng cục thống kê hàng năm về GDP và CPI theo quý trong thời kỳ 1999 – 2012 thông qua website gso.gov.vn và m ột số phương tiện thông tin đại chúng khác như cafef.vn; vnexpress.net; vietstock.com.vn; stox.vn, các nghiên c ứu đã thực hiện trước đây…
3.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
Để phân tích các dữ liệu về lạm phát và tăng trưởng kinh tế; tác giả đã triển khai
tu ần tự các công việc như sau:
(1) Tính toán các ch ỉ tiêu đại diện cho hai chuỗi số liệu nhằm phản ánh tính
ch ất, đặc tính của các chuỗi dữ liệu trước khi ứng dụng các kỹ thuật thống kê vào việc
x ử lý, cụ thể bao gồm: Trung bình (mean); Trung vị (median); Độ lệch chuẩn (Std.Dev); Giá tr ị lớn nhất (Maximum) và nhỏ nhất (Minimum); Độ nghiêng (Skewness); Độ nhọn (Kurtosis); Kiểm định Jarque-Bera
(2) Xem xét phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát như sau: GDP = α + β*CPI + ε1 và CPI = γ + θ* GDP + ε2; với ε1 và ε2 là phần dư
Trang 24ph ản ánh những diễn biến ngẫu nhiên, phản ánh các tác động khác ngoài CPI và GDP;
α, γlà các hệ số chặn; β, θ là các hệ số phản ánh tác động của CPI và GDP
(3) Ki ểm định tính dừng ADF, theo Basabi (2006) hầu hết các biến chuỗi thời
gian là không d ừng hoặc liên kết bậc một (sai phân bậc một là chuỗi dừng) Theo Nguy ễn Quang Dong (2006,106) nếu ước lượng một mô hình với chuỗi thời gian trong
đó có biến độc lập không dừng sẽ vi phạm các giả định OLS (phương pháp hồi quy cổ điển) Granger và Newbold cho rằng R2 > DW là d ấu hiệu cho biết kết quả ước lượng
có th ể tương quan giả Theo phân tích ở bên trên, chúng ta đang cần các chuỗi thời gian
d ừng Có nhiều cách để nhận dạng một chuỗi thời gian là dừng hay không dừng, ví dụ
nh ư phân tích đồ thị, sai phân, giản đồ tự tương quan, kiểm định thống kê Ljung- Box…Tuy nhiên, theo Gujarati (2003, 814), ki ểm định nghiệm đơn vị (unit root test) là
m ột kiểm định được sử dụng khá phổ biến trong thời gian gần đây Hơn nữa, kiểm định nghi ệm đơn vị là loại kiểm định có tính học thuật và chuyên nghiệp cao hơn
Do v ậy, với đề tài nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp kiểm định nghi ệm đơn vị của Augmented Dickey-Fuller trên phần mềm Eview 6: (i) Chuỗi thời gian được giả thiết là có hệ số chặn (Intcept), có xu hướng (trend) và kiểm định nghiệm
“level” v ới chuỗi gốc (ii) Chuỗi thời gian được giả thiết là có hệ số chặn (Intcept), không có xu hướng (trend) và kiểm định nghiệm với “1st difference” chu ỗi lấy sai phân, các chu ỗi sẽ được lấy sai phân cho đến khi có kết quả dừng; (iii) Độ trễ được đặt
t ối đa là 5 độ trễ và sử dụng kỹ thuật SIC để lựa chọn trễ tối ưu cho kiểm định nghiệm (iv) Các ki ểm định có trị tuyệt đối của giá trị thống kê “t” lớn hơn các giá trị bác bỏ là
có tính d ừng tương ứng ở các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% và ngược lại
(4) Ki ểm định nhân quả và xem xét độ trễ tối ưu của các chuỗi dữ liệu bằng
ki ểm định Pairwise Granger Causality Tests bằng Eview 6, với việc tính toán tuần tự cho t ừng bước trễ từ 1 đến 5 trễ, việc tính toán tuần tự số trễ này cũng giúp cho việc
Trang 25xác định số trễ tối ưu5; c ụ thể việc xem xét mối quan hệ nhân quả này được biểu diễn như sau:
GDPt= α
0 + α
1GDPt-1+ … + α
nGDPt-n + β
1CPIt-1 + … + β
nCPIt-n + ε
t CPIt= α
0 + α
1CPIt-1 + … + α
nCPIt-l + β
1GDPt-1 + … + β
nGDPt-n + ε
n = 0; Để kiểm định giả thiết đồng thời này, ta sử
d ụng thống kê F của kiểm định Wald và cách quy ết định như sau: Nếu giá trị thống kê
F tính toán l ớn hơn giá trị thống kê F phê phán ở một mức ý nghĩa xác định ta bác bỏ
gi ả thiết H
0 và ngược lại Sẽ có 4 khả năng xảy ra: (i) GDP tác động CPI và CPI tác động đến GDP; (ii) GDP tác động CPI nhưng CPI không tác động GDP; (iii) CPI tác động GDP nhưng GDP không tác động CPI; (iv) GDP và CPI không có tác động đến nhau
(5) Phân tích đồng liên kết Johansen nhằm xác định mối quan hệ dài hạn giữa CPI và GDP Theo Gujarati (1999, 460) cho r ằng mặc dù các chuỗi thời gian không
d ừng nhưng rất có thể vẫn tồn tại mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa chúng nếu các chu ỗi thời gian đó đồng liên kết, có nghĩa là phần dư từ phương trình hồi quy của các chu ỗi thời gian không dừng là một chuỗi dừng Ví dụ, chúng ta hồi quy phương trình:
GDPt= α + β*CPIt+ εt … Có th ể viết lại là : εt = GDPt - α - β*CPIt
V ậy nếu như phần dư của phương trình hồi quy εt là m ột chuỗi dừng, thì kết quả
h ồi quy của phương trình GDPt = α + β*CPIt + εt có ý ngh ĩa, tức không có hiện tượng
t ương quan giả Trong trường hợp này, hai biến GDP và CPI được gọi là đồng liên kết
và h ệ số ước lượng γ được gọi là hệ số hồi quy đồng liên kết Nói theo ngôn ngữ kinh
t ế học, hai biến đồng liên kết khi chúng có mối quan hệ dài hạn, hay ổn định với nhau
Nh ư thế thì nếu ta kiểm định phần dư từ phương trình GDPt= α + β*CPIt+ εt và
nh ận thấy phần dư là dừng (có phân phối chuẩn), thì các kiểm định truyền thống (Kiểm
5 Tác gi ả còn kết hợp thêm phương pháp VAR Lag Order Selection Criteria để tìm kiếm trễ tối ưu
Trang 26định t và F) vẫn áp dụng được cho chuỗi thời gian không dừng Theo Granger, kiểm định đồng liên kết như cách kiểm định trên để tránh hiện tượng hồi quy tương quan
gi ả6 V ới đề tài nghiên cứu này, để xem xét mối quan hệ dài hạn giữa tăng trưởng kinh
t ế và lạm phát tác giả đã tiến hành kiểm định sử dụng phương pháp phân tích đồng liên
k ết Johansen và hiệu chỉnh sai số (ECM) với các bước được khái quát như sau:
(i) Phân tích đồng liên kết tổng quát bằng Eview 6.0 cho các trường hợp có thể xảy
ra v ới dạng mô hình của hai chuỗi dữ liệu là có hệ số chặn, không có hệ số chặn,
có xu hướng tuyến tính, không có xu hướng tuyến tính, dạng mô hình là phi tuy ến với mức trễ tối ưu được xác định từ trước Phần mềm Eview cho phép tính toán chung cho t ất cả 5 trường hợp trên nhằm hỗ trợ người viết có được nhìn
nh ận chung cho các trường hợp có thể xảy ra và từ đó lựa chọn được trường hợp đúng đắn với bản chất và diễn biến của các chuỗi số liệu mình đang xử lý
(ii) Phân tíc h đồng liên kết Johansen cho trường hợp tối ưu được lựa chọn (Từ 5
trường hợp có thể xảy ra của mô hình nếu có tồn tại đồng liên kết, tác giả sẽ lựa
ch ọn dạng mô hình phù hợp nhất để xem xét trường hợp đồng liên kết cụ thể) Trong th ống kê học, phân tích đồng liên kết Johansen, được đặt tên theo tác giả Soren Johansen, là m ột phương pháp kiểm định khả năng đồng liên kết (cointegration) c ủa một số chuỗi thời gian có thuộc tính I(1) Kiểm định này cho phép có th ể xuất hiện nhiều hơn một mối quan hệ đồng liên kết, do đó có tính áp
d ụng phổ biến hơn Kiểm định Engle–Granger (vốn dựa trên kiểm định Augmented Dickey–Fuller - ADF) tính nghi ệm đơn vị trên phần dư từ mô hình quan h ệ đồng liên kết đơn lẻ Có hai dạng kiểm định Johansen, hoặc dựa vào Trace ho ặc Max - Eigenvalue, hai phương pháp này tương đương nhau Quyết định bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0 d ựa vào cơ sở so sánh của ma trận Trace ho ặc Max-Eigenvalue với n7 N ếu các giá trị thống kê của kiểm định
6 Mô hình này có thể được mở rộng cho trường hợp mô hình hồi quy có k biến giải thích
7 n là số đồng liên kết được xác định (Critical value)
Trang 27Trace và Max-Eigenvalue l ớn hơn n thì bác bỏ giả thiết H0 v ề không có đồng liên k ết và ngược lại thì chấp nhận giả thuyết H0 v ề không có đồng liên kết (iii) Hình thành phương trình hồi quy biểu diễn mối quan hệ dài hạn giữa GDP và
CPI
(iv) Sau khi đã xử lý xong sẽ phân tích, bình luận về kết quả thu được
(6) Phân tích m ối quan hệ ngắn hạn giữa GDP và CPI bằng phương pháp hồi quy véc tơ hiệu chỉnh sai số - ECM Mô hình hiệu chỉnh sai số, Theo Mukhjee (1988,
407), khi h ồi quy các chuỗi thời gian dừng ở sai phân bậc 1 với nhau có thể dẫn đến
hi ện tượng hồi quy tương quan giả Cho nên khi tiến hành phân tích chuỗi số liệu, nhà nghiên c ứu thường phân tích mối quan hệ giữa chúng bằng cách lấy sai phân bậc một Tuy nhiên, k ết quả hồi quy sai phân chỉ cho biết các diễn biến ngắn hạn mà không cho
bi ết gì về mối quan hệ dài hạn giữa chúng; đồng thời còn ẩn chứa nhiều sai số do việc
l ấy sai phân gây ra Tuy nhiên nhờ phương pháp phân tích đồng liên kết đã giúp chúng
ta tránh được điều này Theo Gujarati (2003, 824), khi hai biến đồng liên kết, giữa chúng có m ối quan hệ dài hạn, đang ở trạng thái cân bằng dù không thể cân bằng trong
ng ắn hạn Do vậy để phân tích ảnh hưởng trong ngắn hạn của các chuỗi số liệu và xem xét xu hướng thay đổi ngắn hạn lên cân bằng trong dài hạn, các nghiên cứu trước đây
đã sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM : Error correction Model) Mô hình này sử
d ụng bằng cách đưa thêm phần dư trong phương trình vào phương trình như một cơ
ch ế điều chỉnh ngắn hạn để hướng đến cân bằng dài hạn Mô hình ECM được sử dụng trong nghiên c ứu này là mô hình kinh tế lượng chuẩn tắc có dạng như sau:
(i) Xác định các biến sai phân của mô hình ngắn hạn;
(ii) Hình thành phương trình: Δ GDP = β1 + β2*ΔCPI + β3*e + ε; trong đó β3*e chính là ph ần hiệu chỉnh sai số trong quá trình xử lý dữ liệu (phần bị mất cân bằng)
Mô hình ước lượng sự phụ thuộc của mức thay đổi của GDP vào mức thay đổi của CPI
và m ức mất cân bằng ở thời kỳ trước; β2: phản ánh quan hệ của CPI vào GDP; β1:
Trang 28h ằng số, cho biết còn tồn tại những yếu tố khác tác động đến tăng trưởng kinh tế trong
ng ắn hạn mà không phụ thuộc vào lạm phát
(iii) Ki ểm định các kết quả có được,
(iv) Phân tích di ễn giải kết quả
(7) H ồi quy OLS theo các ngưỡng CPI được xác định trước nhằm mục tiêu xem xét ngưỡng lạm phát tối ưu cho mối quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế theo mô hình như sau: GDPk = αk + βk1*CPI + βk2 (*θ*CPIk) + εk ; trong đó: CPIk = CPI – k; θ
= 1 n ếu CPI - K>0 và θ = 0 nếu CPI - K <= 0 Để chắc chắn rằng kết quả hồi quy giữa GDP và CPI là th ực sự có ý nghĩa ta cần thực hiện kiểm định tính dừng của hai biến
Ki ểm định tính dừng của GDP và CPI cho kết quả hai biến đều dừng như vậy có một
m ối quan hệ tồn tại giữa GDP và CPI Bằng phương pháp hồi quy OLS với các giá trị khác nhau c ủa K, mức ngưỡng tối ưu của K đạt được là khi giá trị R2
là l ớn nhất và cũng có nghĩa la Durbin-Watson là nhỏ nhất
Ngưỡng lạm phát phải lớn hơn 0 (nếu nhỏ hơn 0 thì tình trạng giảm phát chắc
ch ắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế) Mặt khác, ngưỡng lạm phát cũng không th ể vượt quá CPI 27,73% vì khi đó phương trình hồi quy ngưỡng lạm phát sẽ như phương trình GDPk = αk + βk1*CPI + εk (vì θ = 0) Vậy quy trình chạy hồi quy ngưỡng sẽ lập lại nhiều lần với k chạy từ 1 đến 27
4 K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
(1) K ết quả phân tích thống kê mô tả chung các chuỗi dữ liệu cho thấy: CPI trung bình c ả thời kỳ 1999 – 2012 là 7,831% và GDP trung bình cả thời kỳ 1999 –
Trang 29Median – Trung v ị 7.079567 7.187453 Maximum – Giá tr ị lớn nhất 9.260976 27.73433 Minimum – Giá tr ị nhỏ nhất 3.123255 -2.364368 Std Dev - Độ lệch chuẩn 1.415533 7.052093
Ngu ồn: Tính toán từ Eview 6
Độ biến động của CPI khá cao (Std Dev./ Mean = 0,9 lần); Độ biến động của GDP (Std Dev./ Mean =0,2061 l ần) ở mức độ thấp; chứng tỏ dữ liệu GDP tốt hơn dữ
li ệu về CPI Hình dạng đồ thị của CPI lệch trái (Skewness = 0.963743>0); có hình
d ạng nhọn (Nhọn hơn phân phối chuẩn Kurtosis = 3.620224>0); kiểm định Jarque-Ba,
v ới P-value = 0.010814 < 5% cho thấy, CPI có phân phối chuẩn (H0: D ữ liệu không phân ph ối chuẩn/ H1: D ữ liệu có phân phối chuẩn) Hình dạng đồ thị của GDP lệch
ph ải (Skewness = -0.502247< 0); có hình dạng nhọn hơn phân phối chuẩn (Kurtosis
= 2.868679>0); ki ểm định Jarque-Bera, với P-value = 0.322015> 5% cho thấy, GDP không có phân ph ối chuẩn (H0: D ữ liệu không có phân phối chuẩn/ H1: D ữ liệu có phân
ph ối chuẩn)
Trang 30Hình 3 : Diễn biến tỷ lệ tăng CPI và GDP (%) giai đoạn 1999 – 2012
Ngu ồn: Tính toán từ Eview 6
(2) Tác gi ả sử dụng kiểm định nghiệm với phương pháp ADF, tiêu chuẩn lựa
ch ọn trễ là SIC với giới hạn tối đa 5 trễ được đưa vào trong quá trình tính toán tự động
và tu ần tự cho từng mức Lag bằng phần mềm Eview 6.0 và lựa chọn ra tiêu chuẩn phù
h ợp nhất Kết quả phân tích tính dừng ADF cho thấy chuỗi dữ liệu CPI và chuỗi GDP không d ừng ở các mức 1%, 5%, 10% tuy nhiên sai phân cấp 1 (D(GDP); và D(CPI))
c ủa chuỗi dữ liệu dừng ở mức 1%, 5%, 10% Xem bảng 2,3
Bảng 2: Kết quả kiểm định tính dừng bằng ADF không trend
Chu ỗi Ki ểm định ADF (Tối đa 10 trễ – tiêu chuẩn SIC) 8
K ết luận
8 Tác giả sử dụng kiểm định nghiệm với phương pháp ADF, tiêu chuẩn lựa chọn trễ là SIC với giới hạn tối đa 5
trễ được đưa vào trong quá trình tính toán tự động và tuần tự cho từng mức lag bằng phần mềm Eview 6.0 và lựa
chọn ra tiêu chuẩn phù hợp nhất
Trang 31Ngu ồn: Tính toán từ Eview 6
(3) Ki ểm định Pairwise Granger Causality Tests cho thấy CPI bác bỏ giả thuyết
H0 là CPI không có quan h ệ nhân quả với GDP có nghĩa là có mối quan hệ nhân quả Granger gi ữa các chuỗi dữ liệu CPI và GDP, cụ thể như sau: (i) CPI có tác động nhân
qu ả đến GDP từ sau 3 kỳ (các mức 4,5,6 kỳ đều có ý nghĩa) với mức ý nghĩa là 5%; (ii) GDP không có tác động nhân quả đến CPI Như vậy, mức độ biến động của tỷ lệ tăng
t rưởng kinh tế không có tác động tới lạm phát và chưa lý giải cho lạm phát và còn ở chi ều ngược lại lạm phát có tác động đến tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Xem bảng 4
Bảng 4: Phân tích quan hệ nhân quả Granger
Pairwise Granger Causality Tests
Sample: 1999Q4 2012Q4
Lags: 3
Trang 32CPI does not Granger Cause GDP 50 5.70491 0.0022
Lags: 4
Lags: 5
Lags: 6
Lags: 7
Ngu ồn: Tính toán từ Eview 6
(4) T ừ kết quả bảng 5 cho thấy Trace và Max-eigenvalue đều bác bỏ giải thuyết
H0 ở mức ý nghĩa 5% Cho nên, phân tích đồng liên kết Johansen cho chuỗi dữ liệu CPI và GDP cho k ết quả có tồn tại một mối quan hệ dài hạn giữa CPI và GDP; mối quan h ệ này được biểu diễn bằng phương trình đồng liên kết như sau: GDP =
Trang 336,35963077197 + 0,858855894482*CPI – 0,235650723329*@TREND Ph ương trình cho th ấy trong dài hạn luôn tồn tại mức tăng trưởng kinh tế ở mức hơn 6,3596% không
b ị ảnh hưởng bởi lạm phát; hệ số 0,8588 cho thấy khi lạm phát có xu hướng tăng lên 1% v ề mặt dài hạn sẽ làm cho tăng trưởng GDP tăng thêm 0,8588 %; tuy nhiên yếu tố
xu hướng lại triệt tiêu bớt động lực tăng trưởng này Dấu (-) trong bảng phân tích đồng liên k ết Johansen9 cho bi ết khi có các biến động trong ngắn hạn làm cho mối quan hệ cân b ằng giữa CPI và GDP bị mất đi (tăng CPI làm giảm GDP) thì trong dài hạn sẽ có
xu hướng điều chỉnh trở lại vị trí cân bằng với mức điều chỉnh dài hạn là -0.85885% Xem b ảng 5
Bảng 5: Đồng liên kết Johansen
Sample (adjusted): 2000Q4 2012Q4
Included observations: 49 after adjustments
Trend assumption: Linear deterministic trend (restricted)
Series: GDP CPI
Lags interval (in first differences): 1 to 3
Unrestricted Cointegration Rank Test (Trace)
Trace test indicates no cointegration at the 0.05 level
* denotes rejection of the hypothesis at the 0.05 level
Trang 34Hypothesized Max-Eigen 0.05
Max-eigenvalue test indicates 1 cointegrating eqn(s) at the 0.05 level
* denotes rejection of the hypothesis at the 0.05 level
@TREND(0 0Q1) 1.000000 -0.858856 0.235651
(0.20814) (0.07728) Adjustment coefficients (standard error in parentheses
Trang 35“None” nghĩa là không có đồng liên kết
“At most 1” nghĩa là có một mối quan hệ đồng liên kết
(5) K ết quả hồi quy theo mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) cho biết quan hệ giữa
tr ạng thái ngắn hạn và dài hạn của CPI và GDP như sau: xem bảng 6
Bảng 6: Hồi quy theo mô hình ECM
Vector Error Correction Estimates
Date: 04/15/13 Time: 21:31
Sample (adjusted): 2000Q4 2012Q4
Included observations: 49 after adjustments
Standard errors in ( ) & t-statistics in [ ]
Cointegrating Eq: CointEq1
(0.20814) [-4.12629]
(0.07728) [ 3.04951]
Trang 36(0.04571) (0.09728) [ 2.56818] [ 3.46482]
(0.14001) (0.29796) [-4.85458] [-1.37841]
(0.13054) (0.27781) [-6.10068] [-1.37922]
(0.12841) (0.27326) [-3.32437] [-0.40848]
(0.06202) (0.13198) [-1.18230] [ 7.00612]
(0.08702) (0.18520) [ 1.47597] [-1.25949]
(0.07388) (0.15722) [-2.55659] [-0.19939]
Trang 37C -0.034104 0.088384
(0.12064) (0.25674) [-0.28268] [ 0.34426]
Trang 380,0733253412874*D(CPI(-1)) + 0,12844641169*D(CPI(-2)) – 0,188881774602*D(CPI(-3)) – 0,0341036422184
Ngu ồn: Tính toán từ Eview 6
H ệ số đồng liên kết phản ánh quan hệ đồng liên kết giữa GDP và CPI đồng thời cho
bi ết tốc độ điều chỉnh đến trạng thái cân bằng dài hạn là: 0,117400998489 Nó cũng cho bi ết độ trễ điều chỉnh của trạng thái từ ngắn hạn sang dài hạn là 1/0,117400998489
= 8.51788 k ỳ (Tương ứng với 25,55 tháng)
Ph ần trong ngoặc đơn phản ánh trạng thái cân bằng dài hạn
Ph ần biểu diễn mối quan hệ ngắn hạn là: D(GDP) = – 0,679712292818*D(GDP(1)) –
(6) Quy trình ch ạy hồi quy ngưỡng lạm phát tối ưu được thực hiện nhiều lần,
v ới K từ 1% đến 27% Kết quả, hồi quy OLS cho CPI và GDP theo các ngưỡng lạm phát t ừ 3% đến 11 % là có ý nghĩa (ở mức 5%); tại các ngưỡng còn lại không có ý nghĩa trong việc tác động đến GDP
Sau khi ki ểm tra hiện tượng đa cộng tuyến thông qua hồi quy biến CPI với lần lượt biến CPI3, CPI4,…,CPI11 (variance-inflation factor) với VIF = 1/(1-R2
) để tính
ch ỉ số phóng đại VIF thì phát hiện các ngưỡng lạm phát tại K từ 3% đến 5% xuất hiện
đa cộng tuyến do VIF lớn hơn 10; các mô hình hồi quy ngưỡng lạm phát còn lại không
có hi ện tượng đa cộng tuyến do VIF nhỏ hơn 10
Trang 39Ki ểm tra phương sai thay đổi đối với các mô hình hồi quy ngưỡng có K từ 6 đến
11 b ằng phương pháp White thì không thấy hiện tượng phương sai thay đổi ở các mô hình này ở mức ý nghĩa 1%
Trang 409 6.524770 0.038297
V ới mức ý nghĩa 10% thì phần dư của phương trình hồi quy ngưỡng lạm phát có
K b ằng 6% và 7% có ý nghĩa phân phối chuẩn Đối với các phương trình hồi quy ngưỡng lạm phát có K từ 8% đến 11% thì phần dư có phân phối chuẩn ở mức ý nghĩa 5%
Dùng phương pháp kiểm định BG – Breush & Godfrey để kiểm tra hiện tượng
t ự tương quan và phát hiện các phương trình hồi quy ngưỡng lạm phát có tự tương quan và đã khắc phục bằng phương pháp Cochrane – Orcutt (1994) (theo phụ lục)
(Chi-hi ện tượng tự tương quan
Kh ắc phục tự tương quan bằng phương pháp Cochrane – Orcutt theo trình tự cách bước sau:
- Ch ạy mô hình hồi quy phụ:
GDPk= αk + βk1*CPI + βk2(*θ*CPIk) + βk3AR(1)k + εk
- Đặt biến mới 3 biến mới:
GDP’k= GDPk - βk3* GDPk(-1)