Cho đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc đang nghiên cứu, xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định số 1956QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ. Trước đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với giải quyết việc làm cho đối tượng này chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng với quy mô lớn, chặt chẽ hoặc cũng chỉ xới xáo vấn đề đào tạo và việc làm ở bề mặt, chưa có những phân tích chuyên sâu cũng như các khuyến nghị cụ thể để giải quyết triệt để khó khăn, thách thức. Từ nhận thức trên đây, tác giả chọn đề tài: “Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành chính sách công của mình.
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN ĐỨC TRUYẾN
HÀ NỘI, 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Đức Truyến Các số liệu, tài liệu trong luận văn là trung thực, bảo đảm tính khách quan Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Thị Minh Phượng
Trang 4MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 8
1.1 Một số khái niệm về đào tạo nghề và giải quyết việc làm 8
1.2 Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm của Việt Nam 11
1.3 Chủ thể chính sách 21
1.4 Thể chế chính sách 28
1.5 Các nhân tố tác động 33
Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỪ THỰC TIỄN TỈNH VĨNH PHÚC 35
2.1 Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 35
2.2 Tổ chức thực hiện chính sách ĐTN&GQVL tại tỉnh Vĩnh Phúc 37
2.3 Đánh giá hiệu quả của các giải pháp 40
2.4 Đánh giá năng lực chủ thể 56
2.5 Đánh giá môi trường thể chế chính sách tại tỉnh Vĩnh Phúc 61
Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 65
3.1 Nhu cầu, mục tiêu, định hướng hoàn thiện chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 65
3.2 Các giải pháp hoàn thiện chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm 70
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 PHỤ LỤC
Trang 5CHÚ THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTC : Bộ tài chính
BLĐTBXH : Bộ Lao động Thương binh Xã hội
BCĐXKLĐ : Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động
CNH- HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
GQVL : Giải quyết việc làm
HĐND : Hội đồng nhân dân
NĐ-CP : Nghị định – Chính phủ
NQ : Nghị quyết
UBND : Ủy ban nhân dân
XKLĐ : Xuất khẩu lao động,
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1 Dân số từ 15 tuổi trở lên làm công việc chiếm nhiều thời gian
nhất trong 12 tháng qua chia theo hoạt động sản xuất
Bảng 2.2 Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên có làm việc trên địa bàn tỉnh
trong 12 tháng năn 2014 chia theo nhóm tuổi và trình độ chuyên
môn cao nhất đạt được
60
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần 30 năm thực hiện chính sách đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiềuthành tựu: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, an sinh xã hội được cải thiện và chính trị
ổn định Đặc biệt là sự liên tục phát triển của lực lượng lao động cả về lượng vàchất Trong đề án phát triển xã hội hóa dạy nghề đến năm 2010 Bộ Lao độngThương binh và Xã hội có đưa ra nhận định: “Trong hơn mười năm qua, ngành đàotạo nghề đã phục hồi và có một số bước tiến đáng kể, hệ thống đào tạo nghề trên cảnước được thành lập, giáo trình đào tạo được sửa đổi trên cơ sở khung chương trìnhquốc gia Giáo viên dạy nghề cũng có những bước tiến nhảy vọt về trình độ, bằngcấp và tay nghề kỹ thuật bao gồm trình độ chuyển giao công nghệ tiên tiến phục vụcho sản xuất trong các nhà máy, khu công nghiệp Hệ thống quy chuẩn được thiếtlập, các chuẩn tay nghề cấp quốc gia cũng được đề ra tạo nền tảng cho việc đào tạo
và đánh giá đào tạo nghề Nhìn chung hệ thống quản lý thực hiện khá tốt từ trungương đến địa phương”
Đảng và nhà nước luôn xác định vấn đề phát triển và nâng cao chất lượngnguồn nhân lực là vấn đề chiến lược Theo Nghị quyết đại hội đảng lần thứ XIquyết định Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 trong đó khẳng định
“Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chấtlượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển vàứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăngtrưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, đảm bảo cho phát triển nhanh, hiệuquả và bền vững Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi,đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoahọc, công nghệ đầu đàn Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầngcủa công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề Thực hiện liênkết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhànước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội Thực hiện các chương trình,
Trang 8đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũinhọn Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài, đào tạo nhân lực cho pháttriển kinh tế tri thức”
Trong tương lai gần, một trong những vấn đề chủ chốt là tăng cường mối liênkết giữa đào tạo nghề và nhu cầu việc làm của xã hội Đào tạo cần phải được gắnkết với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của các công ty, các cơ sở sử dụng laođộng, ở ba mức: đào tạo nghề sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề Gắn kết đào tạonghề với tạo việc làm, để vận hành hệ thống này một cách hiệu quả trong bối cảnhnền kinh tế ngày càng hội nhập sâu và rộng là một trong những thách thức lớn củachính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương
Lực lượng lao động được đào tạo bài bản có tay nghề cao đóng vai trò quantrọng trong cơ cấu lao động của Việt Nam “Đào tạo nghề có liên quan đến nhu cầuthực tế và sử dụng lao động Giúp tạo việc làm, đóng góp vào quá trình chuyển đổikinh tế, chuyển đổi cơ cấu lao động ở các vùng nông thôn và đóng góp vào côngcuộc xóa đói giảm nghèo Nói cách khác, đào tạo nghề liên quan chặt chẽ đến sảnxuất và sử dụng lao động”
Cũng giống như các địa phương khác, tỉnh Vĩnh Phúc rất coi trọng công tác đàotạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động đặc biệt là lao động nông thôn bởi lẽ dân
số của tỉnh trẻ phần lớn trong tuổi lao động, tốc độ tăng dân số nhanh (2,4%/năm), đòihỏi phải có 30.000 việc làm mỗi năm Theo kết quả điều tra dân số nhà ở năm 2009trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, dân số của tỉnh là 1.008.337 người, trong đó dân số đô thị
là 231.380 người chiếm 23% (trong khi năm 2005 là 17%) Nguồn lao động là 694.930người, trong đó bao gồm số người trong độ tuổi lao động (người từ 15 tuổi trở lên thamgia lực lượng lao động) có 657.540 người, chiếm 91,3% so với nguồn lao động; sốngười ngoài tuổi lao động thực tế có tham gia lao động là 40.960 người chiếm 7%; sốngười dưới độ tuổi lao động thực tế có tham gia lao động là 1.100 người; số ngườitham gia lao động trong các ngành kinh tế là 611.140 người chiếm 86,7% so với nguồnlao động Khi tỷ lệ người lao động trẻ tăng nhanh thì nhu cầu đào tạo và giải quyết việclàm cho họ càng trở lên cấp thiết
Trang 9Mặc dù trong giai đoạn 2006-2010, mỗi năm bình quân giải quyết việc làmđược khoảng 20.140 người, nhưng lao động trong nông nghiệp còn 314.000 người(chiếm 55,9%); lao động làm việc trong doanh nghiệp thuộc các KCN của tỉnh chỉkhoảng 37.000 người; lao động ngoài tỉnh khoảng 60.000 người và lao động xuấtkhẩu là trên 5.700 người; Chất lượng lao động nói chung còn thấp, tay nghề chưacao, nhiều người còn làm chưa đúng nghề đào tạo hoặc chưa được đào tạo Thu nhậpthực tế của đa số người lao động vẫn rất thấp; lao động ở khu vực nông nghiệp khótìm được việc làm để tăng thu nhập; năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh (theo tiêu chímới) còn 11,05% với 27.612 hộ; hộ cận nghèo là 7,06% với 17.651 hộ Rõ ràng là tỷ
lệ lao động nông thôn còn cao và tỷ lệ lao động có việc làm còn thấp sẽ dẫn đến tỷ lệnghèo còn cao
Cho đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc đang nghiên cứu, xây dựng kế hoạch thực hiện
Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định số1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Trước đó, công tác đào tạo nghề cho laođộng nông thôn gắn với giải quyết việc làm cho đối tượng này chưa được nghiêncứu kỹ lưỡng với quy mô lớn, chặt chẽ hoặc cũng chỉ xới xáo vấn đề đào tạo và việclàm ở bề mặt, chưa có những phân tích chuyên sâu cũng như các khuyến nghị cụ thể
để giải quyết triệt để khó khăn, thách thức
Từ nhận thức trên đây, tác giả chọn đề tài: “Chính sách đào tạo nghề và giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài luận
văn thạc sĩ chuyên ngành chính sách công của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là mộttrong những vấn đề quan trọng có ý nghĩa chiến lược trong quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước Vì vậy, trong những năm qua, vấn đề đào tạo nghề vàgiải quyết việc làm luôn được lãnh đạo đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm cụthể hóa bằng các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách và hệ thống pháp luật củaNhà nước Trên tinh thần đó các nhà nghiên cứu đã có rất nhiều công trình khoa
Trang 10học, những đề tài, bài báo khoa học tập trung vào vấn đề đào tạo nghề và giải quyếtviệc làm cho lao động nông thôn như:
- Bài viết của PGS.TS Trần Việt Tiến, 2012 “Chính sách việc làm ở Việt Nam:Thực trạng và định hướng hoàn thiện” bài viết đã góp phần làm rõ thực trạng chínhsách việc làm ở nước ta hiện nay, từ đó đưa ra định hướng các giải pháp hoàn thiệnchính sách việc làm tới năm 2020
- Bài viết của TS Đỗ Phú Hải, 2014 “Chính sách việc làm: Thực trạng và giảipháp” Học viện khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.Bài viết tập trung trình bày những kết quả nghiên cứu về vấn đề lao động việc làm
và các trở ngại chính sách trên cơ sở mục tiêu của Đại hội Đảng lần thứ XI Theo đótác giả đã đưa ra những giải pháp và công cụ chính sách nhằm cơ cấu lại và sử dụnghợp lý nguồn lực lao động xã hội để phát triển nền kinh tế nước ta hướng tới mụctiêu xây dựng xã hội dân giàu nước mạnh dân chủ công bằng văn minh
- Bùi Thị Thúy, 2005 “Việc làm và chính sách tạo việc làm ở Hải Dương hiệnnay” Luận văn Thạc sĩ kinh tế - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nghiêncứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về lao động, việc làm Quan niệm về việc làm
và những nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm Luận văn phân tích thực trạng tạo việclàm ở Hải Dương, chỉ ra xu hướng tạo việc làm ở Hải Dương hiện nay Trên cơ sở
đó, đề xuất các giải pháp chủ yếu để tạo việc làm ở Hải Dương trong thời gian tới
- Việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa (CNH)- hiện đại hóa(HĐH) vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 do tác giả Trần Thị Minh Ngọclàm chủ biên Trên cơ sở phân tích đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong giảiquyết việc làm co nông dân vùng Đồng bằng sông Hồng trong quá trình CNH-HĐH Trên cơ sở đó tác giả đề ra phương hướng và giải pháp cụ thể thực hiện cóhiệu quả vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân: điều chỉnh cơ cấu đầu tư, pháttriển các ngành kinh tế nhằm giải quyết việc làm đồng thời tác giả cũng đưa ranhững giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách của Nhà nước về việc làm chongười lao động
Trang 11- Chính sách việc làm từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng, 2014, luận văn Thạc
sĩ Chính sách công, Học viện khoa học xã hội thuộc Viện hàn lâm Khoa học xãhội Việt Nam Tác giả tập trung nghiên cứu lý luận về chính sách việc làm, thựctrạng chính sách việc làm từ thực tiễn thành phố Ðà Nẵng Trên cơ sở đó đề xuấtnhững giải pháp hoàn thiện chính sách việc làm ở thành phố Ðà Nẵng
- Chính sách việc làm cho người lao động nông thôn khi nhà nước thu hồi đất từthực tiễn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, 2015 Luận văn Thạc sĩ Chính sách công,Học viện khoa học xã hội thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Nghiên cứu
cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách việc làm cho người lao động nông thôn khinhà nước thu hồi đất ở Việt Nam Thực tế việc thực hiện chính sách việc làm chongười lao động nông thôn khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn huyện Bình Sơn, tỉnhQuảng Ngãi, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách việc làm chongười lao động nông thôn khi nhà nước thu hồi đất tại huyện Bình Sơn, tỉnh QuảngNgãi
Nguồn tư liệu và các công trình nghiên cứu nêu trên là nguồn tài liệu quý giá
để tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài của mình Tuy nhiên, vẫn chưa có công trìnhnào nghiên cứu trực tiếp chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho laođộng nông thôn từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc Trên góc độ chính trị - xã hội, tác giảmong muốn tiếp tục làm rõ những thực trạng, hiệu quả đã đạt được, đồng thời đềxuất một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng thực hiện chính sách đào tạonghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúctrong giai đoạn hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét chính sách đào tạo nghề và giải quyếtviệc làm cho lao động nông thôn ở Việt nam ở Việt nam nói chung dựa trên thựctrạng thực hiện chính sách của tỉnh Vĩnh Phúc Vì vậy, về mặt thực tiễn nghiêncứu tập trung đánh giá năng lực đào tạo nghề và tiến trình giải quyết việc làm cho
Trang 12người dân nông thôn của tỉnh Nghiên cứu cách thức thực hiện đào tạo nghề, giảiquyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tại thời điểmnghiên cứu.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cholao động nông thôn
- Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Thời gian: Từ năm 2005 – 2015
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn luận văn
Ý nghĩa lý luận của luận văn:
Luận văn góp phần làm sáng rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chínhsách đào tạo nghề và giải quyết việc làm Đồng thời nghiên cứu cũng góp phần tìmhiểu về mối quan hệ giữa các quá trình hoạch định và thực hiện chính sách đào tạonghề và việc làm trong thực tiễn;
Trang 13Bước đầu khảo sát thực trạng việc triển khai, thực hiện trên địa bàn tỉnh VĩnhPhúc, từ đó những phát hiện của nghiên cứu có thể đóng góp cho việc hoàn thiệnquá trình hoạch định và thực hiện chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làmcủa Việt Nam hướng tới các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và ổnđịnh xã hội.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Luận văn có thể cung cấp thêm các luận cứ khoa học giúp các cấp lãnh đạocủa tỉnh Vĩnh Phúc trong công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao độngnông thôn trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn tiếp theo
- Những phát hiện của nghiên cứu này cũng sẽ giúp đưa ra những khuyến nghị
để góp phần nâng cao hiệu quả của các cơ sở đào tạo nghề gắn kết với tình hình giảiquyết việc làm cho lao động nông thôn tại Vĩnh Phúc
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách đào tạo nghề và giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc
làm cho lao động nông thôn từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc
làm cho lao động nông thôn
Trang 14Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ
VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.1 Một số khái niệm về đào tạo nghề và giải quyết việc làm
1.1.1 Khái niệm về đào tạo nghề
xã hội nên nghề nghiệp cũng gắn với một trật tự các địa vị xã hội nhất định
Nghề nghiệp nào cũng hàm chứa trong nó một hệ thống kiến thức, kỹ năngtruyền thống và kinh nghiệm giúp con người có việc làm và thu nhập ổn định.Nhưng mỗi nghề cũng gắn với một điều kiện sống nhất định nên thuật ngữ “nghề”thường đi với thuật ngữ “nghiệp”
Vì thế, nghề nghiệp là một dạng lao động đòi hỏi con người phải có một quá trìnhđào tạo và thực hành để có những kiến thức chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo nhất định
Ở một khía cạnh khác, nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động chủ yếu mangtính vật chất và khá phổ thông như nghề mộc, nghề may hay nghề nông; còn chuyênmôn là một lĩnh vực lao động, mà ở đó, con người sử dụng chủ yếu các năng lựctinh thần như các hoạt động khoa học, công nghệ, văn hóa và nghệ thuật, nên mangtính chuyên biệt, đòi hỏi sự đào tạo cao hơn và lâu hơn và gắn với những địa vị xãhội nhất định Vì thế lao động chuyên môn hóa sẽ có vai trò chủ đạo trong côngcuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước hiện nay và trong tương lai
Trang 15Khái niệm đào tạo nghề
Khi nói về đào tạo nghề chúng ta thường nghĩ đó là một hoạt động đào tạo vớimục tiêu cơ bản là giúp người được đào tạo chuẩn bị một nghề Đây là cách hiểu cơbản và phổ biến nhất
Cụ thể hơn, đào tạo nghề là bộ phận của hệ thống giáo dục nói chung, cómục tiêu đem lại cơ hội nghề nghiệp và việc làm cho người lao động trên cơ sởrèn luyện và phát triển kiến thức và kỹ năng cần thiết đáp ứng nhu cầu công việc.Như vậy, có thể nói đào tạo nghề:
- Là một hoạt động giáo dục được định hướng để cung cấp những kiến thức và kỹnăng cần thiết cho việc đảm nhận một vị trí hay một chuyên môn nghề nghiệp nhất định
- Đào tạo nghề bao hàm cả nhân tố lý thuyết và thực hành nhưng nhấn mạnh
về thực hành Có mối quan hệ mật thiết với các nhân tố kỹ thuật công nghệ và gắnliền với những thay đổi của quá trình lao động
Luật Dạy nghề đã chỉ rõ đào tạo nghề là “hoạt động dạy và học nhằm trang bịnhững kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để
có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học” Trong
hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, đào tạo nghề bao hàm hệ thống các trường,các cơ sở dạy nghề và các trường trung học chuyên nghiệp
1.1.2 Khái niệm giải quyết việc làm
Khái niệm việc làm
Theo Điều 13 Bộ luật lao động quy định: “Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập,
không bị pháp luật cấm, đều được thừa nhận là việc làm"
Như vậy, việc làm là hoạt động lao động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm,tạo thu nhập hoặc lợi ích cho bản thân, gia đình người lao động hoặc cho một cộngđồng nào đó Với cách hiểu này, nội dung khái niệm việc làm được mở rộng, tạo rakhả năng giải quyết việc làm cho nhiều người Người lao động được tự do hànhnghề, tự do liên doanh, liên kết để tạo việc làm và tự do thuê mướn lao động theoluật pháp của Nhà nước, để tự tạo việc làm cho mình và thu hút lao động xã hộitheo quan hệ cung - cầu về lao động trên thị trường
Trang 16Việc làm, nói chung bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó để tạo ramột chỗ việc làm cần phải hội tụ đủ các yếu tố tư liệu sản xuất và lao động Cácnhân tố tạo nên việc làm đều thay đổi, do đó việc làm cũng thường xuyên thay đổi.Việc làm tác động chủ động vào đào tạo thông qua:
+ Việc làm tạo ra nhu cầu đào tạo: Người lao động muốn có việc làm, làmđược việc thì phải qua đào tạo, dẫn đến việc làm đặt ra yêu cầu cho đào tạo + Việc làm là nơi để thể nghiệm, thực nghiệm và thực hành kết quả đào tạo Học
đi đôi với hành Kết quả đào tạo có giá trị nhất khi nó giống nhất/tương đồngnhất/phù hợp nhất với công việc thực tế diễn ra Đào tạo chính là quá trình chuyểngiao mô phỏng yêu cầu thao tác, hoạt động của việc làm Việc làm đồng thời là quátrình tự đào tạo Người lao động vừa làm việc vừa ở trong quá trình tự đào tạo bảnthân Nhiều kỹ năng, kiến thức và đặc biệt các kinh nghiệm có được là nhờ quátrình làm việc
+ Việc làm chi phối cấu trúc hệ thống đào tạo: Đặc điểm việc làm trên thịtrường lao động sẽ phản ảnh trong hệ thống đào tạo Hệ thống này thực hiện chứcnăng tốt nhất khi đáp ứng đúng kết cấu việc làm trong nền kinh tế Khi đó kết cấuviệc làm sẽ chi phối kết cấu của hệ thống đào tạo
Quan niệm truyền thống cho rằng học và dạy học là vấn đề thuộc phạm trùgiáo dục Dạy và học liên quan đến nhiều đối tượng trong nhiều ngữ cảnh Chươngtrình đào tạo, nơi làm việc và học viên cụ thể được gắn kết chặt chẽ với nhau theologic Dạy và học là một quá trình linh hoạt, kết nối trước sau ở mỗi giai đoạn: nơilàm việc, lớp học và quá trình tiếp thu kiến thức của học viên
Khái niệm chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm
“Chính sách công là tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Đảng vàNhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu và giải pháp công cụ thực hiện nhằm giải quyết cácvấn đề của xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định” (Đỗ Phú Hải, 2012, 2014)
Khái niệm chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm, vì vậy, là sự vậndụng khái niệm “chính sách công”, vào trong lĩnh vực đào tạo nghề và giải quyếtviệc làm: Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm là tập hợp các quyết định
Trang 17liên quan của nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu, giải pháp, công cụ thực hiện đểđào tạo và giải quyết việc làm cho người lao động nhằm đáp ứng cơ bản về nhu cầucuộc sống của họ và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
1.2 Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm của Việt Nam
1.2.1 Vấn đề chính sách
Về vấn đề đào tạo nghề:
Việt Nam là một trong những nước có dân số đông trên thế giới Tuy nhànước đã ban hành chính sách dân số nhằm điều chỉnh dân số tăng hợp lý nhưngdân số Việt Nam vẫn ngày càng tăng cao Theo báo cáo Tình hình Dân số Thếgiới 2010 của Liên Hiệp Quốc, dân số Việt Nam hiện là 89 triệu người và sẽtăng lên 111,7 triệu người vào năm 2050 Việt Nam hiện đứng thứ 14 trong sốnhững nước đông dân nhất thế giới Sự gia tăng dân số cao như vậy kéo theo dân
số trong độ tuổi lao động tăng cao Trong khi đó sự phát triển kinh tế của ViệtNam chưa phù hợp với mức tăng trưởng lực lượng lao động Vì vậy đây là mộttrong những nguyên nhân gây nên tình trạng thất nghiệp cao Nhu cầu về laođộng của thị trường chưa đáp ứng được với cung lao động Sự di dân ra thành thị
từ các vùng nông thôn là nguyên nhân chính làm tăng tình trạng thiếu việc làm ởthành thị Ở các vùng nông thôn do người dân còn thiếu trình độ nên khó có cơhội tìm được việc làm Với nền kinh tế phát triển ngày càng cao, đòi hỏi ngườilao động phải có trình độ nhất định Các cơ sở đào tạo nghề ở nước ta nhiềunhưng năng lực đào tạo vẫn còn yếu kém, chương trình đào tạo nặng về lý thuyếtchưa chú trọng đến thực hành Vì vậy, nhiều sinh viên ra trường nhưng khôngđáp ứng được yêu cầu công việc dẫn đến thất nghiệp
Trong tổng số 53,748 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao độngcủa cả nước, chỉ có 9,99 triệu người đã được đào tạo, chiếm 18,6% tổng lực lượnglao động Ngược lại, hiện cả nước có hơn 43,76 triệu người (chiếm 81,4% lực lượnglao động) chưa được đào tạo để đạt một trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) nào
đó Như vậy, nguồn nhân lực của nước ta trẻ và dồi dào nhưng trình độ tay nghề vàchuyên môn kỹ thuật còn thấp
Trang 18Cơ cấu nghề đào tạo đã được điều chỉnh theo nhu cầu thị trường lao động;theo cơ cấu ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phục vụ cho việcchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm chongười lao động Trong bảng 1 dưới đây cho thấy lực lượng lao động nôngnghiệp trong nông thôn cho đến năm 2010 vẫn còn chiếm đa số trong lực lượnglao động cả nước Sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp là chính sangcông nghiệp và dịch vụ đang diễn ra nhưng còn chậm Chất lượng và hiệu quảdạy nghề có bước chuyển biến tích cực (khoảng 70% học sinh tìm được việclàm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và một số cơ
sở dạy nghề tỷ lệ này đạt trên 90%) Các điều kiện bảo đảm chất lượng dạynghề đã từng bước được cải thiện
Bảng 1.1: Dân số từ 15 tuổi trở lên làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia theo hoạt động sản xuất 1
Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề ở nước ta vẫn còn tồn tại một số yếu kém: tỷ
lệ lao động qua đào tạo nghề, nhất là lao động ở nông thôn còn thấp; cơ cấu đào tạonghề theo trình độ và nghề đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội Chất lượngnguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất và dịch vụ, thể hiện ở tác phonglàm việc, thể lực của người lao động, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp của học
1 Tổng cục thống kê, Kết quả khảo sát mức sống dân cư , 2010 NXB Thống Kê ; tr 13 14.
Trang 19-sinh, sinh viên tốt nghiệp Nhìn chung, lực lượng lao động, nhất là lao động nôngthôn chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hiện đại
Bảng 1.2: Cơ cấu của lực lượng lao động đã qua đào tạo theo giới tính và vùng
Đơn vị tính: Phần trăm (%)
Nơi cư trú/vùng Tổng
số
Dạy nghề
Trung cấp
Cao đẳng
Đại học trở lên
* ĐB sông Hồng không bao gồm Hà Nội và Đông Nam Bộ không bao gồm Tp Hồ Chí Minh
Nguồn: Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2014 – Tổng cục thống kê
Về vấn đề giải quyết việc làm:
Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, vấn đề việc làm ởnước ta đã từng bước được giải quyết theo hướng tuân theo quy luật khách quan củakinh tế hàng hóa và thị trường lao động, góp phần đưa nền kinh tế nước ta phát triểnđạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử Tuy nhiên, thực trạng vấn đềviệc làm ở nước ta hiện nay vẫn còn có nhiều bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầuphát triển của nền kinh tế
`Bảng 1.3: Bảng tổng hợp lực lượng lao động qua các năm
Số lao động % Số lao động %
Dân số từ 15 tuổi trở 68 687 69 344 1,09 70 859,5 1.03
Trang 20Nguồn: Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2014 và Báo cáo điều tra lao
động việc làm quý II/2015 – Tổng cục thống kê.
Lực lượng lao động trung bình cả nước tính đến quý II/2015 là 53 707,4 triệu
người, tăng so với năm 2013 là 461,4 nghìn người (1,0%), bao gồm 52,7 triệu người
có việc làm và 1,0 triệu người thất nghiệp Lực lượng lao động của khu vực nôngthôn chiếm 77,7% dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động Tỷ lệ thamgia lực lượng lao động chênh lệch đáng kể giữa nam, nữ và không đồng đều giữacác vùng Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số khu vực nông thôn cao hơnkhu vực thành thị Lực lượng lao động thanh niên (15-24 tuổi) cả nước chiếm14,1% tổng lực lượng lao động, tương đương với 7,6 triệu người Có sự khác biệt rõrệt giữa các vùng về tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thanh niên Chênh lệch sốngười có việc làm nhiều nhất xảy ra trong quý 4 (so với cùng kỳ năm 2013, tăng647,1 nghìn người) Chênh lệch số người có việc làm theo quý ở khu vực thành thị
và nông thôn có xu hướng trái chiều Ở khu vực thành thị, chênh lệch số người cóviệc làm cao nhất ở quý 1, ngược lại ở khu vực nông thôn mức chênh lệch số người
có việc làm cao nhất ở quý 4 Nguyên nhân có thể bị ảnh hưởng do tính chất mùa
vụ Cả nước có hơn 9,6 triệu người có việc làm đã được đào tạo (18,2%) Có sựchênh lệch đáng kể về tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo giữa thành thị vànông thôn, mức chênh lệch này là 23,2 điểm phần trăm
Số thất nghiệp của thanh niên 15-24 tuổi chiếm 47,3% tổng số người thấtnghiệp Năm 2014, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên cao hơn gần 6 lần so với tỷ lệ
Trang 21thất nghiệp của những người từ 25 tuổi trở lên Xu hướng chung của cả nước tỷ lệthất nghiệp của nữ thanh niên cao hơn của nam thanh niên
Ở khía cạnh cung - cầu lao động, việc làm mất cân đối lớn, cung lớn hơn cầu
Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm chậm, tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn thấp,chỉ đạt trên, dưới 70% Tình trạng thiếu việc làm cao, tiền lương bình quân/thángnăm 2014 của lao động làm việc giản đơn là 2,8 triệu đồng/tháng, thu nhập chưađộng viên được người lao động gắn bó tận tâm với công việc
Ở khía cạnh quản lý nhà nước đối với thị trường lao động, việc làm và vaitrò điều tiết của Nhà nước đối với quan hệ cung cầu lao động còn hạn chế Sựkiểm tra, giám sát thị trường lao động, việc làm chưa chặt chẽ Chưa phát huyđược vai trò của “tòa án lao động” trong giải quyết tranh chấp lao động Cải cáchhành chính hiệu quả thấp đối với bản thân người lao động và cả xã hội
Cơ cấu lao động chưa phù hợp với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo yêu cầucông nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Tỷ lệ lao động qua đào tạo vàđào tạo nghề thấp Kỹ năng tay nghề, thể lực còn yếu, kỷ luật lao động, tác phonglàm việc công nghiệp chưa cao
Các văn bản của Nhà nước hướng dẫn thực hiện các luật về lao động, việc làm
và thị trường lao động chưa được thực hiện đầy đủ và nghiêm minh, gây áp lực chovấn đề giải quyết việc làm Khả năng cạnh tranh yếu, nhất là ở những lĩnh vực yêucầu lao động có trình độ cao Cơ cấu ngành nghề đào tạo chuyên môn kỹ thuật chưađáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đòi hỏi
Hệ thống giao dịch trên thị trường lao động yếu kém Hệ thống thông tin thịtrường lao động, việc làm chính thức chưa phát triển mạnh, chưa có các trung tâmgiao dịch lớn đạt hiệu quả khu vực Cả nước chỉ có khoảng 200 trung tâm và trên3.000 doanh nghiệp giới thiệu việc làm, lại tập trung chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh và
Hà Nội, song hoạt động chưa hiệu quả, chưa thường xuyên nên mới chỉ đáp ứngkhoảng 20% nhu cầu thông tin của người lao động tìm việc làm
Trang 22Trong khi đó, chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức to lớn trongquá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới Cạnh tranh diễn ra ngàycàng gay gắt từ cấp độ sản phẩm, doanh nghiệp đến toàn nền kinh tế, từ bình diệntrong nước đến ngoài nước Một bộ phận doanh nghiệp không thích nghi kịp cónguy cơ phá sản, tính đến cuối năm 2014 cả nước có 58.322 doanh nghiệp khó khănphải ngừng hoạt động, tăng 14,5% so với năm 2013… Người lao động có nguy cơthất nghiệp cao, thiếu việc làm, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp Chất lượngnguồn lực lao động nước ta chưa đáp ứng yêu cầu, gây trở ngại trong quá trình hộinhập Di chuyển lao động tự phát từ nông thôn ra thành thị, vào các khu côngnghiệp tập trung và di chuyển ra nước ngoài kéo theo nhiều vấn đề xã hội nhạy cảmnhư "chảy máu chất xám, tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới”
Những nguyên nhân chủ yếu:
Thứ nhất: Như đã nêu ở trên, Việt nam là một nước đông dân cư, với trên
75% dân cư sống ở nông thôn nên lực lượng lao động hầu hết chưa trải qua đào tạo
và ít có khả năng thích nghi với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường vớinhững đòi hỏi của công nghiệp hóa và hiện đại hóa như hiện nay Sự yếu kém củalực lượng lao động dẫn đến tình trạng thất nghiệp hay thiếu việc làm trầm trọngtrong cả nước, nhất là ở khu vực nông thôn
Thứ hai: Nền kinh tế còn hoạt động chưa hiệu quả, chính vì vậy chưa tận dụng
hết được nguồn nhân lực, tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân chưa cao, ítnhiều ảnh hưởng đến đời sống xã hội nói chung và mỗi người lao động nói riêng.Chính sách việc làm có vị trí cơ bản và quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế
xã hội giúp thúc đẩy đất nước phát triển ổn định, an toàn Giải quyết công ăn việclàm cho từng người dân Việc làm tạo ra thu nhập, tạo ra sức mua có khả năngthanh toán làm tăng tiêu thụ ở trong nước Mà tiêu thụ là động lực của tăng trưởng;trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ là xuất phát điểm của các phương án sản xuấtkinh doanh Tỷ lệ nhập siêu cao làm mất cân đối cán cân thương mại, giá vàlương đuổi nhau tạo thành vòng tròn lạm phát Năng suất lao động thấp là yếu tổtiềm ấn của lạm phát
Trang 23Thứ ba: Tình hình yếu kém trong công tác đào tạo nghề cũng là nguyên nhân
chính dẫn đến những khó khăn trong giải quyết việc làm ở Việt Nam hiện nay Đó là
sự thiếu các cơ sở dạy nghề có quy mô và chất lượng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầuphát triển nguồn nhân lực ngày càng cao và đa dạng của đất nước Đó không chỉ là sựthiếu các trung tâm dạy nghề có cơ sở vật chất hiện đại, có đội ngũ giáo viên được đàotạo chính quy mà cả một chiến lược đào tạo nghề dài hạn có tính chiến lược trên toànquốc Măt khác các chính sách và chế độ đãi ngộ của Nhà nước với người lao độnghiện nay vẫn còn làm cho nhiều người dân muốn cho con em mình thi vào học đại họchơn là chuyển hướng sang học nghề, vì mức lương theo nghề thấp và ít chế độ phụ cấp,chưa kể đến truyền thống văn hóa của người dân vẫn coi làm thầy sang hơn làm thợ.Thực trạng đó gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội Vì vậy Nhà nướcđưa ra những chính sách để cải thiện vấn đề này
Về mục tiêu của chính sách:
Trên cơ sở thực tiễn vấn đề dân cư và tình trạng nguồn nhân lực đòi hỏi tăngcường đào tạo nguồn nhân lực nông thôn để thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấukinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa Vấn đề kinh tế và mốiquan hệ cung cầu về lao động đòi hỏi thúc đẩy quá trình chuyển đổi kinh tế mạnhhơn và công tác đào tạo phải định hướng theo thị trường lao động và xu hướngchuyển đổi của cơ cấu kinh tế Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm
2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án đào tạo nghề và giải quyết việclàm cho lao động nông thôn và Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm
2015 về sửa đổi, bổ sung quyết định số 1956 đã xác định rõ mục tiêu chung là
“Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đóđào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã”
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhậpcủa lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn;
Trang 24- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, cótrình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý,điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiệnđại hoá nông nghiệp, nông thôn”.
Tập trung xây dựng cơ chế, chính sách, kế hoạch đào tạo nghề, nâng cao trình
độ cho người lao động một cách hợp lý, khả thi giúp nâng cao tỷ lệ lao động có taynghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam
Tập trung giải quyết việc làm cho lao động ở thành thị và nông thôn Phát triểnnguồn nhân lực có chất lượng cao Mở rộng thị trường lao động không chỉ ở trongnước mà cả nước ngoài Giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng tỷ lệ người lao động đã qua đàotạo Tạo cơ hội việc làm mới cho người dân thông qua phát triển các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế hộ gia đình, tổ chức các hội, hiệp hội nghề.Tạo việc làm thông qua các dự án nhỏ, chương trình kinh tế - xã hội lớn của nhà nước,phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Xây dựng mô hình làm việc tại nhà, tạo việc làmcho đối tượng lao động đặc biệt
1.2.2 Giải pháp/ công cụ
Giải pháp theo từ điển tiếng việt là cách giải quyết một vấn đề khó khăn Nhưvậy ta có thể hiểu giải pháp có nghĩa là những cách thức hay phương tiện để đi tớiđược cái "đích" cần đến hay mục tiêu mong đợi Với chính sách đào tạo nghề vàgiải quyết việc làm cho lao động nông thôn, việc xác định các giải pháp cần chỉ rađược các cách thức và phương tiện để hoạch định và thực thi chính sách đào tạonghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Các giải pháp này có thể thuộc: 1) lĩnh vực kinh tế, như phân bổ ngân sáchphát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện chế độ thu nhập hay kinh phí đào tạo nguồn nhânlực; 2) giải pháp chính trị hay hành chính như cải tiến công tác hoạch định và tổchức thực hiện chính sách đối với các cấp ủy và chính quyền địa phương; 3) giảipháp giáo dục-đào tạo và giải quyết việc làm đối với người lao động
Trong Chính sách công về đào tạo nghề và giải quyết việc làm không thể thiếu công
cụ để thực hiện giải pháp như: Kinh tế, chính trị và giáo dục đào tạo Cụ thể như sau:
Trang 25Giải pháp kinh tế: theo Quyết định số 1956/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính
phủ: Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” “Hỗtrợ đầu tư phát triển các trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ ở các tỉnh tậptrung nhiều làng nghề truyền thống
Đầu tư nâng cao năng lực của các trung tâm dạy nghề công lập huyện đã đượcthụ hưởng Dự án 7 nhưng ở mức thấp
Hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề cho trung tâm giáo dục thường xuyên ởnhững huyện chưa có trung tâm dạy nghề để tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn”.Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) ở nước ta theo hướng côngnghiệp hoá, hiện đại hoá là tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngànhcông nghiệp, xây dựng (gọi chung là công nghiệp) và thương mại - dịch vụ (gọichung là dịch vụ), đồng thời giảm dần tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngànhnông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (gọi chung là nông nghiệp)
Chính phủ đã xây dựng và ban hành chính sách phát triển doanh nghiệp nhằmgiải quyết tình trạng mất cân bằng cung cầu lao động hiện nay Đặc biệt là giảiquyết việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn Ngoài ra, Chính phủ cũng banhành chính sách tiền lương và thu nhập nhằm khuyến khích người lao động thamgia thị trường lao động và chuyển đổi ngành nghề
Giải pháp chính trị: Nâng cao chất lượng các văn bản Luật, Nghị định của các
Quốc hội và Chính phủ về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nôngthôn Kết hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, cán bộ, công chức từ trung ương tớiđịa phương và lao động nông thôn về vai trò của đào tạo nghề đối với việc tạo việclàm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng kế hoạch, quy hoạch hoặc chương trìnhhành động cụ thể để tổ chức thực hiện Nghị quyết về công tác đào tạo nghề cho laođộng nông thôn của cấp uỷ Đảng cấp trên và cấp uỷ Đảng cùng cấp
Các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các hội nghề nghiệp tăngcường tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề
Trang 26cho lao động nông thôn; tư vấn học nghề, việc làm miễn phí và vận động các thànhviên của mình tham gia học nghề.
Giải pháp giáo dục – đào tạo: Tại Quyết định số 1956/QĐ-TTG của Thủ
tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm2020” Có quy đinh đối với giáo dục - đào tạo phải “Đổi mới chương trình và nângcao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở,trung học phổ thông để học sinh có thái độ đúng đắn về học nghề và chủ động lựachọn các loại hình học nghề phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình” Thựchiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo Đổimới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tratheo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáodục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lựcsáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội Xâydựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng Đề cao tráchnhiệm của gia đình và xã hội phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong giáo dục thế hệtrẻ Tiếp tục phát triển và nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục,đào tạo Đầu tư hợp lý, có hiệu quả xây dựng một số cơ sở giáo dục, đào tạo đạttrình độ quốc tế
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo,quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, văn hoá đầu đàn; đội ngũ doanhnhân và lao động lành nghề Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của xãhội; có cơ chế và chính sách thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệpvới cơ sở đào tạo
Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực cho cácngành, lĩnh vực mũi nhọn, đồng thời chú trọng đào tạo nghề cho nông dân, đặc biệtđối với người bị thu hồi đất; nâng cao tỉ lệ lao động qua đào tạo Quan tâm hơn tớiphát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn Bảo đảm côngbằng xã hội trong giáo dục; thực hiện tốt chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với người vàgia đình có công, đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh giỏi, học sinh nghèo, học sinhkhuyết tật, giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn
Trang 27Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo trên tinh thần tăng cườngtính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, đào tạo Thực hiện hợp lý
cơ chế tự chủ đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo gắn với đổi mới cơ chế tài chính.Làm tốt công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển, quản lý mục tiêu, chấtlượng giáo dục, đào tạo Phát triển hệ thống kiểm định và công bố công khai kết quảkiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo; tổ chức xếp hạng cơ sở giáo dục, đào tạo.Tăng cường công tác thanh tra; kiên quyết khắc phục các hiện tượng tiêu cực tronggiáo dục, đào tạo Hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội hoá giáo dục, đào tạo trên cả
ba phương diện: động viên các nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trò giám sát củacộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hộihọc tập, tạo điều kiện để người dân được học tập suốt đời Nâng cao hiệu quả hợptác quốc tế trong giáo dục, đào tạo
Tăng cường liên kết các cơ sở giáo dục dạy nghề trong nước với các cơ sởgiáo dục nước ngoài, đưa sinh viên ra nước ngoài học tập – lao động xuất khẩu.Tăng cường học hỏi thông qua các chuyên gia đến Việt Nam, các dự án giáo dụccủa tổ chức Phi Chính phủ Liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp để đào tạo nghềgắn với giải quyết việc làm cho lao động sau khi tốt nghiệp Liên kết các trường đạihọc, các cơ sở nghiên cứu giáo dục với các doanh nghiệp, đầu tư tài chính cho sinhviên nghiên cứu các sản phẩm công nghệ áp dụng vào chính các doanh nghiệp liênkết, gắn học đi đôi với hành
1.3 Chủ thể chính sách
Chủ thể chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nôngthôn trước hết là hệ thống chính trị,bao gồm các cơ quan Đảng và Nhà nước từTrung ương đến địa phương.Người lao động với tư cách là đối tượng hưởng lợicủa chính sách cũng là chủ thể chính của chính sách Ngoài ra, các tổ chức kinh tế
tư nhân như các doanh nghiệp tư nhân hay tổ chức kinh tế cộng đồng như làng nghềcũng đươc xem là một chủ thể quan trọng của Chính sách này
1.3.1 Vai trò chủ thể của ĐCSVN
Trang 28Tại văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ XI, đảng ta đã khẳng định:
“Tập trung giải quyết tốt chính sách lao động, việc làm và thu nhập Trên cơ sởđầu tư phát triển kinh tế, phải hết sức quan tâm tới yêu cầu chuyển dịch cơ cấulao động, giải quyết việc làm cho người lao động; tạo điều kiện giải quyết ngàycàng nhiều việc làm, đặc biệt là cho nông dân Hoàn thiện pháp luật về dạynghề; ban hành chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, đào tạo giáo viên, hỗ trợ cơ
sở hạ tầng ”
Như vậy, Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là sựnghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chấtlượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nôngnghiệp, nông thôn Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho laođộng nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội họcnghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện đểtoàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Học nghề là quyền lợi vànghĩa vụ của lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập vànâng cao chất lượng cuộc sống; Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn
từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu họcnghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghềvới chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từngvùng, từng ngành, từng địa phương; đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao độngnông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuậnlợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điềukiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức, tạo sự chuyển biến sâu sắc về mặt chất lượng, hiệu quả đào tạo,bồi dưỡng; nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn, chức danhcán bộ, công chức, đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyênmôn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở xã phục vụ cho công nghiệp hoá,hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
1.3.2 Vai trò chủ thể của Nhà nước
Trang 29Chủ thể ban hành chính sách công là Nhà nước thông qua các cơ quan quyềnlực như: Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành thực hiện chức năng quản lý Nhànước Chính sách Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn làmột trong những chính sách công của Nhà nước, do đó, chủ thể ban hành chính sáchnày là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: Quốc hội, Chính phủ, Bộ Laođộng Thương binh và Xã hội Ngoài ra, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộcChính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cũng banhành các văn bản phục vụ cho hoạt động đào tạo nghề và giải quyết việc làm cholao động nông thôn trong phạm vi địa bàn quản lý Trong đó Quốc hội ban hànhLuật dạy nghề; Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật; Đề ánhướng dẫn đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Bộ Laođộng Thương binh và Xã hội là cơ quan đóng vai trò chính trong việc tham mưu,tổng hợp và trực tiếp xây dựng chính sách
Quốc hội thông qua Luật Giáo dục vào năm 2005 và Luật Dạy nghề vào năm
2006 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc tiếp tục xây dựng các quy định và chức năngđiều hành của Chính phủ trong lĩnh vực giáo dục kỹ thuật và dạy nghề cũng nhưtrong phát triển kinh tế xã hội Mục tiêu của Việt Nam là phải tăng tỷ lệ lao động đãqua đào tạo từ 26% vào năm 2010 lên 50% vào năm 2020 Đồng thời công tác đàotạo nghề phải được đa dạng hóa và phát triển thường xuyên để đáp ứng nhu cầu đổimới cơ cấu và trình độ phát triển của nền kinh tế trong nước và sự hội nhập quốc tế
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2010-2015 mới được Quốc hội thông quacũng nêu rõ về sự cần thiết phải: “Rà soát lại việc lập kế hoạch phát triển mạng lướicác trường cao đẳng, đại học và đào tạo nghề trên cả nước Phát triển mạnh cơ sởdạy nghề tại doanh nghiệp Đa dạng hóa các hình thức dạy nghề phù hợp với cácđối tượng học nghề và yêu cầu sản xuất; trong đó chú trọng phát triển các hình thứcdạy nghề cho lao động nông thôn để chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng yêu cầuhiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới Đổi mới và phát triển chươngtrình dạy nghề, đặc biệt chú trọng tăng cường sử dụng các chương trình đào tạo tiêntiến quốc tế ở các cơ sở đào tạo nghề, đảm bảo phù hợp với yêu cầu của thị trường
Trang 30lao động trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ năng nghề hoặc kết quả phân tích nghề vàthường xuyên được cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh,dịch vụ; chương trình dạy nghề liên thông giữa các trình độ đào tạo trong dạy nghề
và liên thông với các trình độ khác trong hệ thống giáo dục quốc dân và một sốchương trình dạy nghề có thể liên thông với chương trình dạy nghề tương ứng củanước ngoài.”
Phát triển đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo theo chuyên ngành và tập trung vàođào tạo công nghệ cao để chuyển đổi cơ cấu lao động từ thấp đến cao Lồng ghép các
cơ sở đào tạo nghề tại các doanh nghiệp Ða dạng hóa loại hình đào tạo phù hợp vớicác yêu cầu của nghề và đặc điểm sản xuất trong đó tập trung vào lao động nông thôn
để chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa sản xuất nôngnghiệp và xây dựng nông thôn mới Ðổi mới và cải thiện chất lượng đào tạo cũng nhưgiáo trình dạy nghề
Để thực hiện các mục tiêu trên, trong bối cảnh thực hiện công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, chất lượng đào tạo nghề cần phải được nâng cao Đào tạo nghề cần gắn kếtvới nhu cầu của thị trường trong một nền kinh tế chuyển đổi, dịch chuyển cơ cấu laođộng cả về lượng, chất và cơ cấu nghề nghiệp ở các khu công nghiệp, khu chế xuất,vùng nông thôn và các vùng kinh tế trọng điểm, xuất khẩu lao động
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cholao động nông thôn đến năm 2020 qua Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11năm 2009 của với mục tiêu tổng quát sau:
- Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn,trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thunhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh
tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, cótrình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản
Trang 31lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
Đến Quyết định 971/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2015 sửa đổi bổ sungQuyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt đề án Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đếnnăm 2020 trong đó đề ra mục tiêu cụ thể giai đoạn 2016 – 2020 như sau:
“Đào tạo nghề cho 6.000.000 lao động nông thôn, trong đó:
+ Khoảng 5.500.000 lao động nông thôn được đào tạo nghề (1.400.000 ngườihọc nghề nông nghiệp; 4.100.000 người học nghề phi nông nghiệp) Sau đào tạo, ítnhất 80% số người học có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năngsuất, thu nhập cao hơn
+ Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xãhội chuyên sâu cho khoảng 500.000 lượt cán bộ, công chức xã đáp ứng yêu cầu lãnh đạo,quản lý kinh tế - xã hội thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.” Theo báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2014 – Tổng cục thống kê, hiệnnay, mạng lưới cơ sở dạy nghề được phát triển rộng khắp ở 63 tỉnh, thành phố Tất
cả các đơn vị cấp huyện, các khu công nghiệp, khu chế xuất đều có cơ sở dạy nghề.Hàng nghìn làng nghề được phục hồi và phát triển, giải quyết việc làm cho hơnchục triệu lao động nông thôn Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý 171trường cao đẳng nghề, 301 trường trung cấp nghề và 991 trung tâm dạy nghề trên cảnước Tuy nhiên, tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo ở nước ta vẫn còn thấp
1.3.3 Cơ quan chủ trì việc hoạch định và thực thi chính sách
Trong Quyết định số 1956/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề
án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” Đã quy định rõ tráchnhiệm của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng hệ thống tổ chức của nó từtrung ương đến các địa phương có vai trò kết nối các chủ thể tham gia hoạch định
và thực hiện chính sách với các chủ thể là đối tượng hưởng lợi từ chính sách đào tạonghề và giải quyết việc làm
1.3.4 Các cơ quan tham gia hoạch định và thực thi chính sách
Trang 32Đó là các cơ quan ban, ngành đoàn thể thuộc tổ chức đảng và nhà nước thamgia ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản chính sách đào tạo nghề và giải quyếtviệc làm cho lao động nông thôn, đồng thời giám sát việc thực hiện các văn bản đó.
Bộ Lao động – Thương binh và xã hội là cơ quan thường trực, chủ trì giúpphối hợp với các bộ ngành và hướng dẫn các địa phương về tào tạo nghề và giảiquyết việc làm cho lao động nông thôn
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội tổ chức xây dựng danh mục nghề, chương trình dạynghề các nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên
Bộ Nội vụ xây dựng văn bản hướng dẫn đánh giá tổng kết công tác đào tạo,bồi dưỡng cán bộ cấp xã Xây dựng khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộcông chức cấp xã Bộ Tài chính, xây dựng mục tiêu phân bổ kinh phí cho đào tạonghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Hướng dẫn các địa phươngthực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước
Ngoài ra các bộ: Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ Công thương, Bộ thông tin vàtruyền thông thực hiện việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cungcấp thông tin kịp thời cho người lao động
Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việclàm cho lao động nông thôn trên địa bàn mình quản lý Hướng dẫn các địa phươngthực hiện tốt văn bản chỉ đạo của các cơ quan nhà nước cấp trên về đào tạo nghề vàgiải quyết việc làm Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội và các doanhnghiệp đóng trên địa bàn để giải quyết việc làm cho người lao động
1.3.5 Chủ thể là các đối tượng thụ hưởng chính sách
Đối với các trung tâm dạy nghề của tỉnh, huyện:
Được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạynghề cho người lao động Xây dựng được khung giáo trình và giáo trình về đào tạonghề Bổ sung giáo viên có trình độ, năng lực tâm huyết với công tác đào tạo nghề
và giải quyết việc làm
Đối với người lao động:
Trang 33Họ được trang bị kiến thức, kỹ năng làm việc công nghiệp, giúp họ tự tạo việclàm, tìm kiếm việc làm thông qua các chương trình như xuất khẩu lao động và làmviệc tại các khu cụm công nghiệp trong và ngoài tỉnh góp phần vào quá trìnhchuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho lao động nông thôn
và bảo đảm an sinh xã hội
1.3.6 Chủ thể là các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và các làng nghề
Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho người lao động cung cấp cho cácdoanh nghiệp lực lượng lớn lao động đã được đào tạo bài bản, có kỹ thuật có trình
độ sản xuất công nghiệp và đặc biệt trang bị cho họ tư duy làm việc theo kiểu côngnghiệp Các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân cũng như các làng nghề không chỉ làđối tương thụ hưởng chính sách mà còn là các chủ thể tham gia hoạch định và tổchức thực hiện chính sách thông qua việc đề xuất các yêu cầu đào tạo, tham gia đàotạo và tuyển dụng lao động
Tại Điều 55 – Luật dạy nghề quy định quyền của doanh nghiệp trong hoạtđộng dạy nghề như: Được thành lập trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề,trường cao đẳng nghề để đào tạo nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh củadoanh nghiệp và cho xã hội Được tổ chức dạy nghề cho người lao động để làm việccho doanh nghiệp; được Nhà nước hỗ trợ khi tiếp nhận người tàn tật, khuyết tật vàohọc nghề và làm việc cho doanh nghiệp Được liên doanh, liên kết với cơ sở dạynghề để tổ chức dạy nghề cho người lao động; tổ chức nghiên cứu, sản xuất, ứngdụng, chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật này và quy định khác củapháp luật có liên quan Được cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề, cơ sở dạy nghềmời tham gia hội đồng thẩm định chương trình, giáo trình dạy nghề; giảng dạy,hướng dẫn thực tập nghề và đánh giá kết quả học tập của người học nghề; tham giaxây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đối với nhữngnghề liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Như vậy, doanh nghiệp cần cung cấp thông tin về ngành nghề, nhu cầu đào tạo
và sử dụng lao động của doanh nghiệp cho cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề.Tiếp nhận người học nghề đến tham quan, thực tập kỹ năng nghề tại doanh nghiệp
Trang 34thông qua hợp đồng với cơ sở dạy nghề Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động của doanh nghiệp để đáp ứngnhu cầu sử dụng nhân lực và đổi mới công nghệ trong sản xuất, kinh doanh Tạođiều kiện cho người lao động của doanh nghiệp vừa làm, vừa học
1.4 Thể chế chính sách
Thể chế có thể hiểu là những thiết chế chính trị, luật lệ và quy định mang tínhpháp lý, của một chế độ xã hội Trong chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc,làm thể chế chính sách có thể hiểu là các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư, Quyếtđịnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc xác định các mục tiêu.Giải pháp, các chủ thể tham gia và mối quan hệ giữa các chủ thể với nhau cũng nhưcác quy trình hoạch định, thực thi và đánh giá chính sách
Theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướngChính phủ về phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tạiĐiều 1 đã quy định vai trò, trách nhiệm, quyền hạn tham gia của các chủ thể chính sách
đó là:
“1 Trách nhiệm của các Bộ, ngành Trung ương
a) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Là cơ quan thường trực Đề án; chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, Bộ Nội vụ tổng hợp nội dung và nhu cầu kinh phí hàng năm vàtừng giai đoạn của Đề án gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trìnhThủ tướng Chính phủ
- Hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí dạynghề cho lao động nông thôn hàng năm, 5 năm; tổng hợp nhu cầu kinh phí gửi BộTài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ đưa vào dự toánngân sách nhà nước
- Dự kiến phân bổ kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn cho các địaphương, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội có
cơ sở dạy nghề liên quan gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp
- Chủ trì tổ chức các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn
Trang 35- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn;định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thựchiện đề án.
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức xâydựng danh mục nghề, chương trình dạy nghề các nghề nông nghiệp trình độ sơ cấpnghề và dạy nghề thường xuyên
- Phối hợp với một công ty viễn thông để cung cấp thông tin thị trường hàng hóa,
hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp đến xã
- Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: xây dựng cơ chế, chínhsách về dạy nghề cho lao động nông thôn; phân bổ kinh phí dạy nghề cho lao độngnông thôn;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan thíđiểm triển khai hình thức cấp thẻ học nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn
- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề nông nghiệp cho lao độngnông thôn; định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xãhội để tổng hợp
- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
xã tổ chức, chỉ đạo các địa phương tiến hành xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức xã; xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xãđến năm 2015 và đến năm 2020
- Chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan trong việcnghiên cứu đề xuất những chương trình, nội dung kiến thức, kỹ năng cần phải trang
bị cho cán bộ, công chức xã, kể cả kiến thức cập nhật (đến năm 2015 và đến năm
Trang 362020) và xây dựng các nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng Nghiên cứu xâydựng tiêu chuẩn, chế độ, chính sách, cơ chế đãi ngộ giảng viên Phối hợp với Bộ Tàichính rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức xã.
- Hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức xã theo 3 giai đoạn: đến năm 2010; từ năm 2011 đến năm 2015 và từnăm 2016 đến năm 2020 trên cơ sở nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch cán
bộ, công chức xã của địa phương
d) Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Bổ sung nội dung và kinh phí giai đoạn 2009 – 2010 của Đề án này vàoChương trình mục tiêu quốc gia giáo dục – đào tạo đến năm 2010 và bổ sung vàoChương trình mục tiêu quốc gia giáo dục – đào tạo giai đoạn 2011 – 2015 và năm
2016 – 2020, báo cáo Chính phủ và Quốc hội
- Đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướngnghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để học sinh có thái độđúng đắn về học nghề và chủ động lựa chọn các loại hình học nghề sau phổ thông.đ) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
- Bố trí kinh phí để thực hiện Đề án từ năm 2009 theo quy định của Luật Ngânsách nhà nước
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính, đầu
tư đối với các chính sách, hoạt động trong Đề án; phối hợp kiểm tra, giám sát thựchiện Đề án
e) Bộ Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với một công ty viễn thông để cung cấp thông tin thị trườnghàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp cho lao động nôngthôn đến cấp xã Phối hợp với Bộ Nội vụ nghiên cứu, đề xuất những chương trình,nội dung kiến thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã phù hợp với yêu cầucông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
g) Bộ Thông tin và Truyền thông
Trang 37Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyêntruyền về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
h) Các Bộ, ngành khác
Chỉ đạo các cơ sở dạy nghề đào tạo nghề thuộc phạm vi quản lý chủ độngtham gia các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo kế hoạch thựchiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương
2 Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Phê duyệt và tổ chức thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôncủa tỉnh trên cơ sở Đề án này và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đếnnăm 2020; quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề đến năm 2020, trong đó tậptrung phát triển mạng lưới các trung tâm dạy nghề cấp huyện
- Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm, trong đó xác định cụ thể cácnội dung:
+ Xây dựng danh mục nghề đào tạo, kế hoạch dạy nghề trên cơ sở nhu cầu họcnghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanhnghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và của thị trường lao động trong vàngoài nước
+ Huy động các cơ sở đào tạo (gồm trường cao đẳng nghề, trường trung cấpnghề, trung tâm dạy nghề, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấpchuyên nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợphướng nghiệp) của các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, địa phương và củadoanh nghiệp; các viện nghiên cứu, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm khuyếnnông, lâm, ngư, trang trại, nông trường, lâm trường, doanh nghiệp, hợp tác xã vàcác cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ … có đủ điều kiện dạy nghề cho lao độngnông thôn theo chính sách của Đề án này
+ Quy định cụ thể mức chi phí đào tạo cho từng nghề đào tạo phù hợp với thực
tế của địa phương Ngoài mức hỗ trợ tối đa nêu trong Đề án này, các địa phương tùy
Trang 38theo khả năng nguồn ngân sách của mình mà quyết định mức hỗ trợ bổ sung chongười học.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức xã hàng năm
- Sử dụng có hiệu quả kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã
- Chỉ đạo các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo của địa phương có chuyênmục tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Bố trí mỗi huyện có 01 cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý dạy nghề ởPhòng Lao động – Thương binh và Xã hội
3 Đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp:
- Hội Nông dân Việt Nam chủ trì tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vậnđộng nông dân tham gia học nghề; tư vấn miễn phí về dạy nghề, việc làm, thành lậpdoanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất, kinh doanh; tham gia dạy nghề và giámsát tình hình thực hiện Đề án ở địa phương
- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức lồng ghép cáchoạt động tuyên truyền, tư vấn về học nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôntrong Đề án này vào các nội dung phù hợp của Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề
và tạo việc làm giai đoạn 2008 – 2015”
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các
tổ chức chính trị - xã hội khác; Hội Dạy nghề Việt Nam, Hiệp hội làng nghề ViệtNam và các hội nghề nghiệp khác tham gia vào các hoạt động phù hợp của Đề án.”Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ban hành nhiều chương trình hỗ trợ khác đượctriển khai nhằm khuyến khích và giúp cho nhiều doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinhdoanh vượt qua giai đoạn khó khăn, duy trì sản xuất, trả lương và đóng bảo hiểm xãhội cho người lao động Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23/02/2009 về việc
hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suygiảm kinh tế; Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg ngày 08/7/2009 về tín dụng đối vớithương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn Một số biện pháp hỗ trợkhác như: miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp, giãn thời gian nộp một số loại thuế(Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung
Trang 39kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; Nghị quyết số08/2011/QH13 về ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khókhăn cho doanh nghiệp và cá nhân; Quyết định số 21/2011/QĐ-TTg ngày 06/4/2011
về gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằmtháo gỡ khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ) Ngoài ra, còn có các biệnpháp hỗ trợ như khuyến khích xuất khẩu, ứng trước kế hoạch đầu tư ngân sách nhànước của các năm sau đã tác động trực tiếp tới vấn đề duy trì việc làm và thu nhậpcho người lao động trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, người mất việclàm ngày càng gia tăng
1.5 Các nhân tố tác động
Thuận lợi
Công tác dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn được Đảng và nhànước quan tâm Chính phủ và các Bộ ngành đã ban hành nhiều chính sách về dạynghề và triển khai thực hiện tốt ở các địa phương Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 10 –CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2011 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi,củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phânluồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn
Công tác dạy nghề được sự quan tâm đầu tư và chỉ đạo sát sao của các Tỉnh
ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh Các tỉnh quan tâm đến việc quyhoạch đất đai để xây dựng cơ sở dạy nghề Hệ thống các văn bản Quy phạm pháp luật
về dạy nghề ngày càng đầy đủ và hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình triểnkhai và thực hiện chương trình Nhiều địa phương đã phối hợp với các doanh nghiệpđóng trên địa bàn tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn và nhận họ vào làmtrong các nhà máy sau khi họ học song như may công nghiệp, cơ khí, lắp ráp điện
tử, bao bì tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết vấn đề đầu ra cho dạy nghề
Tuy nhiên việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn cũng gặp không ít khó khăn.
Hầu hết các cơ sở đào tạo nghề thiếu giáo viên cơ hữu và giáo viên nghề giỏi,tâm huyết với nghề Cán bộ quản lý dạy nghề ở một số cơ sở dạy nghề chưa đạt
Trang 40chuẩn về trình độ chuyên môn và thiếu kinh nghiệm quản lý dạy nghề, do vậy chưađáp ứng được với nhu cầu thực tiễn về đào tạo nghề.
Nhiều bộ môn giáo trình còn thiếu hoặc nội dung lạc hậu, không cập nhật sovới yêu cầu thực tế phát triển của khoa học – kỹ thuật và điều kiện sản xuất, kinhdoanh của doanh nghiệp do vậy khi học viên tốt nghiệp khó xin được việc làm phùhợp Mặt khác, năng lực đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm của các cơ sở đàotạo như đã nêu trên còn chưa thực sự cập với yêu cầu đào tạo nghề Đội ngũ giáoviên dạy nghề cho lao động nông thôn thiếu về số lượng hạn chế về chất lượng Ởcấp huyện chưa có cán bộ chuyên trách về công tác dạy nghề Nhiều địa phươngkhông bố trí được đất cho cơ sở dạy nghề hoặc chưa đủ diện tích đất theo quy định.Thiết bị dạy nghề thiếu và lạc hậu, kinh phí đầu tư trang thiết bị, vật tư cho thựchành thực tập và rèn nghề còn thấp Chưa có cơ chế chính sách phối hợp giữa nhàtrường với doanh nghiệp trong thực hành rèn nghề cho học sinh Quy mô của một
số cơ sở dạy nghề còn nhỏ, cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa hợp lý, một số cơ sởdạy nghề chưa xác định được nghề đào tạo chủ yếu
Tiểu kết 1: Vấn đề đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn là nhiệm vụ cấp bách của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, Vì vậy sự quan tâmcủa Đảng và Nhà nước cần được thể hiện nhiều hơn nữa bằng các công cụ là chínhsách pháp luật và đầu tư ngân sách hợp lý cho các hoạt động đào tạo nghề và giảiquyết việc làm cho người lao động nông thôn Đồng thời với việc xây dựng hệthống các cơ sở đào tạo nghề và có cơ chế thu hút đội ngũ giáo viên giỏi nghề, tâmhuyết với nghề, sự tham gia của toàn xã hội trong lĩnh vực này còn là sự tăng cườngliên kết giữa các trường dạy nghề với các doanh nghiệp, để gắn học đi đôi với hànhhay chính các doanh nghiệp cũng tham gia vào quá trình phối hợp dạy nghề chongười lao động