1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Qua khảo sát thực tiễn ở tỉnh Thanh Hóa)

95 1,2K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 515,5 KB

Nội dung

LÊ XUÂN HÙNGNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CẤP HUYỆN THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA QUA KHẢO SÁT THỰC TIỄN Ở TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Trang 1

LÊ XUÂN HÙNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CẤP HUYỆN THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

(QUA KHẢO SÁT THỰC TIỄN Ở TỈNH THANH HÓA)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Nghệ An, 2015

Trang 2

Bộ giáo dục và đào tạo

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

_

Lấ XUÂN HÙNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CễNG TÁC TUYấN GIÁO CẤP HUYỆN THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CễNG NGHIỆP HểA, HIỆN ĐẠI HểA

(QUA KHẢO SÁT THỰC TIỄN Ở TỈNH THANH HểA)

Chuyờn ngành: Chớnh trị học

Mó số: 60.31.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS, TS NGUYỄN THÁI SƠN

Nghệ An, 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học; Khoa Giáo dục chính trị Trường Đại học Vinh;

Quý thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu;

Huyện ủy, UBND huyện Nông Cống, Ban Tuyên giáo các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh ủy Thanh Hóa cùng bạn bè, đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ, ủng hộ, cung cấp tư liệu, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và nghiên cứu, tham gia đóng góp ý kiến quý báu cho việc triển khai thực hiện đề tài.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã rất cố gắng, song Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của quý thầy, cô giáo và đồng nghiệp để Luận văn hoàn thiện hơn.

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN 1

MỤC LỤC 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC CÁC BẢNG 5

A MỞ ĐẦU 6

B NỘI DUNG 12

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CẤP HUYỆN TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 12

1.1 Một số khái niệm cơ bản 12

1.2 Nội dung, nhiệm vụ và chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện 15

1.3 Yêu cầu, chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của tuyên giáo cấp huyện trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 23

1.4 Vai trò và tính tất yếu của việc nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa 31

Kết luận chương 1 35

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CẤP HUYỆN 37

TỈNH THANH HÓA TRONG THỜI GIAN QUA 37

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Thanh Hóa 37

2.2 Thực trạng chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện ở Thanh Hóa trong thời gian qua 41

2.3 Những ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những ưu điểm, tồn tại hạn chế của công tác tuyên giáo cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay 52

Trang 5

Kết luận chương 2 66

Chương 3 MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CẤP HUYỆN THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC 67

3.1 Mục tiêu, định hướng trong công tác tuyên giáo của Đảng thời gian tới 67

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 72

Kết luận chương 3 87

C KẾT LUẬN 89

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1 CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Số lượng cán bộ chủ chốt tuyên giáo cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa

(tính đến tháng 12 năm 2014) 41Bảng 2.2 Độ tuổi của cán bộ tuyên giáo cấp huyện ở Thanh Hóa năm 2014 43Bảng 2.3 Thâm niên công tác trong ngành của cán bộ tuyên giáo cấp huyện

(tính đến tháng 12 năm 2014) 44

Bảng 2.4 Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện

(tính đến tháng 12 năm 2014) 45Bảng 2.5 Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện

(tính đến tháng 12 năm 2014) 46

Trang 8

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Công tác tuyên giáo có một vị trí vai trò quan trọng trong hệ thống chính

trị Việt Nam, là công việc không thể tách rời với quá trình xây dựng hệ thốngchính trị trong sạch, vững mạnh, gắn liền với sự nghiệp xây dựng Đảng ngàycàng phát triển, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới

Công tác tuyên giáo chỉ các hoạt động tham mưu, chỉ đạo, tuyên truyền,định hướng, triển khai, kiểm tra của tổ chức đảng về lĩnh vực tư tưởng, văn hóa,khoa học, giáo dục Công tác tuyên giáo được tiến hành tại tất cả các cấp, cácngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị, trường học, lực lượng vũ trang… Từkhi Đảng ta ra đời đến nay, công tác tuyên giáo đã góp phần xứng đáng vào mọithắng lợi của cách mạng Việt Nam Sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới đấtnước, dưới ánh sáng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, côngtác tuyên giáo có nhiều đổi mới cả về nhận thức và hoạt động, cả về nội dung vàphương thức, tiếp tục góp phần tích cực vào thành công của công cuộc đổi mới

Trong hệ thống hành chính bốn cấp ở nước ta hiện nay, cấp huyện là đơn

vị hành chính trung gian, là cầu nối giữa cấp trung ương, tỉnh, thành với cơ sở.Trong hệ thống tổ chức Đảng cấp huyện, Ban Tuyên giáo cấp huyện có vai tròhết sức quan trọng trong việc tham mưu, chỉ đạo và kiểm tra giúp cấp ủy triểnkhai thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước trên địa bàn Ban Tuyên giáo cấp huyện và đội ngũ cán bộ làm công táctuyên giáo thực sự đã trở thành “cánh tay nối dài” trên mặt trận tư tưởng - vănhóa của Đảng Xuất phát từ đó, có thể thấy công tác tuyên giáo cấp huyện đangngày càng có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trong giai đoạn hiện nay, cả nước đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa Bên cạnh những thuận lợi, công tác tuyên giáo cũng gặp

Trang 9

không ít khó khăn, thách thức Trên thế giới, cuộc khủng hoảng kinh tế, nhất làvấn đề nợ công ở một số nước châu Âu có nguy cơ làm đổ vỡ nhiều nền kinh tế.Xung đột vũ trang, chiến tranh sắc tộc, tôn giáo còn xảy ra ở nhiều nơi Tìnhhình tranh chấp lãnh thổ, biển đảo diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến môitrường hòa bình thế giới Các thế lực thù địch lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhânquyền, tôn giáo để xuyên tạc, kích động, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dântộc, thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyểnhoá” trong nội bộ ta, nhằm xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ

Xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng Trong nước, tình hình kinh tế

-xã hội đã có những dấu hiệu phục hồi, phát triển, nhưng hậu quả của cuộc khủnghoảng kinh tế thế giới đang tác động nhiều tiêu cực đến nước ta Đời sống củanhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng thường xuyên bị thiên tai còn khó khăn Côngtác xây dựng Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị tuy đạt được kết quảquan trọng nhưng vẫn còn hạn chế nhất định Một bộ phận cán bộ, đảng viên suythoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống như Nghị quyết Trung ương 4(khoá XI) đã nêu đang làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước

và chế độ Xã hội chủ nghĩa Trước yêu cầu đó việc nâng cao chất lượng công táctuyên giáo cấp huyện là vô cùng cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trongthời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Là một cán bộ trực tiếp tham gia và chỉ đạo công tác tuyên giáo cấp huyệnnhiều năm qua, trên cơ sở năng lực nghiên cứu của bản thân và yêu cầu cấp bách

của nhiệm vụ, tôi lựa chọn đề tài " Nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Qua khảo sát thực tiễn ở tỉnh Thanh Hóa)" làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Chính

trị học

Chất lượng công tác tuyên giáo và nâng cao chất lượng của công tác tuyêngiáo là mảng đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học,nhiều học viên cao học và nghiên cứu sinh thuộc chuyên ngành Chính trị học và

Trang 10

các chuyên ngành khoa học khác có liên quan Trong quá trình triển khai nghiêncứu, chúng tôi đã tham khảo một số công trình có liên quan trực tiếp đến vấn đềnày như:

- Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương: “Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ,

công tác tuyên giáo ở cơ sở”, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội (2005), với nội

dung nâng cao nhận thức lý luận chính trị, học tập quán triệt nghị quyết, chỉ thịcủa Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, truyền thống đấu tranh cáchmạng của Đảng bộ địa phương

- Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương: “Tài liệu bồi dưỡng lý luận chính

trị”, Nxb Lao Động - Xã hội (2007), tìm hiểu vấn đề độc lập dân tộc gắn liền

với chủ nghĩa xã hội khoa học là mục tiêu là lý tưởng của Đảng và dân tộc ta,vấn đề xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nềntảng tinh thần của xã hội

- Ban Tuyên giáo Trung ương: “Giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam”,

Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội (2008), đã nêu ra nội dung xây dựng con ngườiViệt Nam thấm sâu chủ nghĩa yêu nước

- GS.Trần Văn Giàu: “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt

Nam” Nxb khoa học xã hội, Hà Nội (1980), có nội dung bàn về giáo dục truyền

thống yêu nước của dân tộc Việt Nam

- Đảng Cộng sản Việt Nam: “Văn kiện hội nghị lần thứ chín Ban Chấp

hành Trung ương khóa IX” Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội (2004), nghiên cứu

vấn đề nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng chính trị, rènluyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân

- Đảng Cộng sản Việt Nam: “Văn kiện hội nghị ban chấp hành Trung

ương Đảng khóa X” Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội (2009), tìm hiểu nhiệm vụ

tăng cường sự thống nhất về tư tưởng, chính trị trong Đảng, bảo vệ và phát triểnchủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phát huy sức mạnh của nền dânchủ xã hội chủ nghĩa, của đại đoàn kết toàn dân tộc

Trang 11

- Đảng Cộng sản Việt Nam: “Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XI”, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội (2011), nghiên cứu một số nội dung về

nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, nâng cao chất lượng nguồn nhânlực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo

- Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương:“Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết

hội nghị lần thứ năm ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX”, Nxb Chính trị

Quốc gia Hà Nội (2002), đưa ra những phương hướng, giải pháp công tác chínhtrị tư tưởng trong tình hình mới

- Ban Tuyên giáo Trung ương: “Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết hội

nghị Trung ương VII, khóa X”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2008), tìm hiểu

công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho Thanh niên và đưa ra một số giải phápđối với công tác Thanh niên

- Ban Tuyên giáo Trung ương: “Tài liệu kham khảo phục vụ nghiên cứu

các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng”, Nxb Chính trị

Quốc gia Hà Nội (2011), gồm những nội dung đánh giá những chuyển biếntrong nhận thức về tư tưởng Hồ Chí Minh và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh

- Ban Tuyên giáo Trung ương “Tài liệu nghiên cứu các văn kiện đại hội

đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng”, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội

(2011), nội dung trong đại hội XI của Đảng chỉ rõ cần tăng cường xây dựngĐảng về chính trị

- "Đổi mới tư duy về công tác cán bộ tuyên giáo" của Tiến sĩ Lương KhắcHiếu và Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông, Tạp chí Tư tưởng - Văn hóa, số 2/2002;

- "Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn với việc nâng cao nănglực tư duy lý luận cho giảng viên Mác - Lênin ở các trường chính trị tỉnh" củaNguyễn Đình Trãi, Tạp chí Triết học số 1/1993;

Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu, đặt ra những vấn đề rất cơbản cả về lý luận lẫn thực tiễn, đề ra những phương hướng và giải pháp để

Trang 12

nâng cao chất lượng của công tác tuyên giáo Tuy nhiên, cho tới nay chưa cócông trình nghiên cứu một cách chi tiết, đầy đủ, có hệ thống và chuyên sâu vềthực trạng cũng như nêu ra những chủ trương, giải pháp để nâng cao chấtlượng công tác tuyên giáo ở cấp huyện Vì vậy, nghiên cứu đề tài này sẽ gópphần tích cực vào việc nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyệntrong cả nước nói chung và ở Nông Cống Thanh Hóa nói riêng trong thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn hướng tới việc đề xuất một số giảipháp để nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện trong thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu nêu trên, chúng tôi xác định ba nhiệm

vụ nghiên cứu chủ yếu như sau:

- Xác định cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng công tác tuyên giáocấp huyện trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Khảo sát, đánh giá, tìm hiểu thực trạng chất lượng công tác tuyên giáo

cấp huyện trong thời gian qua

- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công táctuyên giáo cấp huyện trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là chất lượng, hình thức, nội dung,phương pháp công tác tuyên giáo cấp huyện trong thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài không nghiên cứu công tác tuyên giáo nói chung mà tập trung phântích, đi sâu, làm rõ thực trạng chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện và

Trang 13

nghiên cứu đề xuất phương hướng và các giải pháp có tính khả thi nhằm nângcao chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện trong thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Do đó phạm vi những vấn đề nghiên cứu của

đề tài được xác định trong khuôn khổ chất lượng công tác tuyên giáo, bám sátnhững nội dung cơ bản nhất, trọng tâm nhất, thiết yếu nhất của công tác tuyêngiáo cấp huyện trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra xã hội học

- Khảo sát, phỏng vấn

- Phương pháp phân tích, so sánh, logic - lịch sử

6 Đóng góp mới của luận văn

Luận văn góp phần xác định cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượngcủa công tác tuyên giáo cấp huyện trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước Đồng thời luận văn dự kiến góp phần làm rõ thực trạngcông tác tuyên giáo tại tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua Ngoài ra, luận văn

có thể làm tư liệu giảng dạy tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, làm tài liệutham khảo cho những công trình nghiên cứu có liên quan

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài các phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,luận văn dự kiến bao gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng công tác tuyên

giáo cấp huyện trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Chương 2 Thực trạng công tác tuyên giáo ở tỉnh Thanh Hóa trong thời

gian qua.

Chương 3 Mục tiêu, định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao

chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trang 14

B NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CẤP HUYỆN TRONG THỜI KỲ

ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm công tác tuyên giáo

Khi nói đến công tác tuyên giáo là nói đến công tác tư tưởng, đây là hoạtđộng có mục đích của một giai cấp, một chính đảng, nhằm hình thành, pháttriển, truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp trong quần chúng, thúc đẩy quần chúng

đi tới hành động Công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộphận cấu thành rất quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, là hoạt độngtruyền bá, bổ sung và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh, quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước nhằm xây dựng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản,giá trị đạo đức đúng đắn “Công tác tư tưởng góp phần tạo sự thống nhất caotrong toàn Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàndân tộc, phát huy tính chủ động sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, thực hiệnthắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, “dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [3, tr 132]

Như vây, công tác tuyên giáo là cụm từ chỉ các hoạt động tham mưu, chỉđạo, kiểm tra của tổ chức đảng về lĩnh vực tư tưởng, văn hóa và khoa giáo Côngtác tuyên giáo được tiến hành tại tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, cơquan, đơn vị, trường học, lực lượng vũ trang… Trong 85 năm qua, từ khi Đảng

ta ra đời đến nay, công tác tư tuyên giáo của Đảng đã góp phần xứng đáng vàomọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam Sau 30 thực hiện đường lối đổi mới đấtnước, dưới ánh sáng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, công tác

Trang 15

tuyên giáo của Đảng có nhiều đổi mới cả về nhận thức và hoạt động, cả về nộidung và phương thức, tiếp tục góp phần tích cực vào thành công của công cuộcđổi mới

1.1.2 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Từ cuối thế kỷ thứ XVIII đến nay, trong lịch sử đã diễn ra các loại côngnghiệp hoá khác nhau: Công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa và công nghiệp hoá xãhội chủ nghĩa Các loại công nghiệp hoá này, xét về mặt lực lượng sản xuất,khoa học và công nghệ là giống nhau Song chúng có sự khác nhau về mục đích,

về phương thức tiến hành, về sự chi phối của quan hệ sản xuất thống trị Côngnghiệp hoá diễn ra ở các nước khác nhau, vào những thời điểm lịch sử khácnhau, trong những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, do vậy nội dung kháiniệm có sự khác nhau

Tuy nhiên, theo nghĩa chung, khái quát nhất, công nghiệp hoá là quá trìnhbiến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành một nước công nghiệp

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng ta đã xác định:

“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện cáchoạt động sản xuất, kinh doanh , dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụngsức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao độngcùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sựphát triển của công nghệ và tiến bộ khoa học, công nghệ nhằm tạo ra năng suấtlao động xã hội cao” [16, tr.358]

Bằng việc kết hợp với các quan điểm về cách mạng kĩ thuật và cơ cấukinh tế, ta có thể thấy rõ khái niệm CNH trên đây được Đảng ta xác định rộnghơn những quan niệm trước đó, bao hàm cả về hoạt động sản xuất, kinh doanh,

cả về dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội hiện đại cùng với kĩ thuật và cộng nghệcao Như vậy, CNH theo tư tưởng mới là không bó hẹp trong phạm vi trình độcác lực lượng sản xuất đơn thuần, kĩ thuật đơn thuần để chuyển lao động thủ

Trang 16

công thành lao động cơ khí như quan niệm trước đây Sở dĩ nước ta phải đưa rakhái niệm kép về CNH, HĐH là do quá trình CNH đã được chủ nghĩa tư bảntiến hành từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII ở Tây Âu mà ta gọi là cách mạng côngnghiệp mở đầu từ nước Anh Còn ngày nay thế giới đang tiến hành cuộc cáchmạng khoa học- công nghệ để chuyển từ cơ giới hoá lên tự động hoá, nước taphải tiến hành CNH trong điều kiện thế giới đang tiến hành cuộc cách mạngkhoa học- công nghệ do đó nước ta phải kết hợp cả hai cuộc cách mạng- kĩ thuật

vì vậy khái niệm kép về CNH, HĐH ra đời Cũng chính từ điều kiện lịch sử thựchiện kết hợp cả hai cuộc cách mạng kĩ thuật làm cho công nghiệp hoá ở nước tahiện nay mang nhiều đặc điểm riêng như sau:

+ Thứ nhất, CNH phải gắn liền với HĐH

+ Thứ hai, công nghiệp hoá nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa

xã hội Ở nước ta CNH nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật cho CNXH, tăngcường sức mạnh để bảo vệ nền độc lập dân tộc

+ Thứ ba, CNH, HĐH trong điều kiện cơ chế thị trường có sự điều tiếtcủa nhà nước

+ Thứ tư, CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân trong bối cảnh toàn cầu hoánền kinh tế, vì thế mở cửa nền kinh tế, phát triển các quan hệ kinh tế là tất yếuđối với đất nước ta

Tất cả để đạt tới mục tiêu dài hạn CNH, HĐH là xây dựng cơ sở vật

chất-kĩ thuật của CNXH, dựa trên nền khoa học tiên tiến, tạo ra lực lượng sản xuấtmới với quan hệ sản xuất ngày càng tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển củalực lượng sản xuất, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, củng cốquốc phòng - an ninh, nâng cao hợp tác phát triển với bên ngoài, thực hiện mụctiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Bởi vậy, hiểu rõ vànắm vững nội dung cụ thể của CNH, HĐH là hết sức cần thiết, để chúng ta có

Trang 17

những bước đi đúng đắn, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốctheo con đường XHCN.

1.2 Nội dung, nhiệm vụ và chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện

1.2.1 Nội dung về công tác tuyên giáo cấp huyện

- Công tác giáo dục lý luận chính trị, giáo dục truyền thống cách mạng.Đây là nội dung quan trọng hàng đầu, nhằm bồi dưỡng, nâng cao nhận thức lýluận chính trị, lòng yêu nước, yêu quê hương, tình cảm cách mạng cho cán bộ,đảng viên và nhân dân, thông qua việc tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệtnghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Công tác giáodục lý luận chính trị tạo nên sự nhất trí, tin tưởng và quyết tâm thực hiện thắnglợi các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của cán bộ,đảng viên và nhân dân

- Công tác tuyên truyền nhằm phổ biến, truyền bá đường lối, chủ trươngcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kiến thức khoa học, kỹ thuật,công nghệ phục vụ sản xuất, đời sống, thông tin kịp thời tình hình thời sự, chínhtrị , định hướng tư tưởng trước các sự kiện tác động đến tư tưởng, tình cảm,tâm trạng của quần chúng nhân dân

- Công tác cổ động, nêu gương tốt, điển hình tiên tiến nhằm cổ vũ hànhđộng của quần chúng nhân dân, biến nhận thức tư tưởng thành niềm tin, hànhđộng cách mạng cụ thể, thành phong trào quần chúng rộng rãi

- Công tác văn hoá, văn nghệ, lĩnh vực văn hoá ở đây được hiểu chủ yếu ởkhía cạnh tư tưởng, chính trị của văn hoá Công tác văn hoá, văn nghệ nhằmthoả mãn nhu cầu tinh thần của nhân dân, qua đó giáo dục đạo đức, lối sống,phát huy truyền thống cách mạng, xây dựng đời sống văn hoá

- Công tác nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội và định hướng tưtưởng, dư luận xã hội, nhằm kịp thời nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng củaquần chúng nhân dân, những vấn đề tiêu cực gây bức xúc trong nhân dân, từ đótham mưu cấp ủy cùng cấp có những giải pháp giải quyết và định hướng dư luận

Trang 18

1.2.2 Nhiệm vụ của công tác tuyên giáo cấp huyện

Một là, giáo dục mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội,chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng,làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân có nhận thức đúng đắn, kiên định, vữngvàng trước mọi khó khăn, thách thức Kiên quyết đấu tranh chống những quanđiểm sai trái, thù địch; ngăn ngừa ảnh hưởng của chủ nghĩa cơ hội dưới mọihình thức

Hai là, đẩy mạnh tổng kết thực tiễn góp phần phát triển, hoàn thiện đườnglối và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam Tiến hành phổ biến, quán triệt sâurộng các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

Ba là, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, kiến thức và nănglực thực tiễn của cán bộ, đảng viên và nhân dân, khắc phục những biểu hiện củachủ nghĩa thực dụng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thựchiện có hiệu quả việc "Học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh"

Bốn là, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, góp phần xâydựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, conngười mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng

xã hội chủ nghĩa

Năm là, xây dựng và phát huy nhân tố con người qua thực hiện tốt cáclĩnh vực khoa giáo ở cơ sở Chỉ đạo, hướng dẫn, cổ vũ thúc đẩy phong trào thiđua yêu nước và các phong trào xã hội khác, coi trọng việc bồi dưỡng, nhân

Trang 19

rộng các điển hình, nhân tố mới, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chínhtrị trong từng giai đoạn.

Sáu là, giáo dục ý thức cảnh giác, chống các hoạt động “diễn biến hòabình”, cơ hội chính trị, lôi kéo, chia rẽ sự đoàn kết trong Đảng và trong nhândân Kịp thời giải quyết các mâu thuẫn nội bộ nhân dân, không để xảy ra khiếukiện kéo dài, khiếu kiện tập thể, điểm nóng

1.2.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện

Chất lượng công tác tuyên giáo (chất lượng công tác tư tưởng) có ý nghĩađặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng nói chung và trong công tác tưtưởng của Đảng nói riêng Nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện

là một đòi hỏi bức thiết trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Để nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo, một vấn đề hết sức quan trọng làphải xây dựng cho được hệ tiêu chí đánh giá chất lượng của nó Tuy nhiên, đây

là một vấn đề khá phức tạp cả trong nhận thức và hoạt động thực tiễn ở cơ sở

Về mặt lý thuyết, có thể xây dựng thành các quy trình tiến hành công tác

tư tưởng, nhưng trên thực tế nó luôn được vận hành một cách linh hoạt tuỳ theođối tượng và điều kiện hoàn cảnh cụ thể Mặt khác, mục đích của công tác tưtưởng là làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành động của đối tượng, nên kếtquả của nó khá trừu tượng, diễn ra dần dần, một số hành vi phải có hoàn cảnhthích hợp mới bộc lộ ra được Do đó, việc đánh giá chất lượng công tác tư tưởng

là vô cùng khó khăn và thường chỉ được đánh giá về mặt định tính là chính Nóinhư vậy, không có nghĩa là không thể đánh giá được chất lượng công tác tưtưởng Vấn đề đặt ra là phải thống nhất được quan niệm về chất lượng công tác

tư tưởng, trên cơ sở đó mới xác định được tiêu chí và cách thức đánh giá

Trong lĩnh vực kinh tế, chất lượng sản phẩm hàng hoá được coi là nhữngthuộc tính thoả mãn nhu cầu của con người và các nhu cầu đó được lượng hoáthành các tiêu chuẩn xác định Sản phẩm thoả mãn đầy đủ các tiêu chuẩn đề ra,dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của người sản xuất có lương tâm, trách nhiệm,

Trang 20

đồng thời đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng thì sản phẩm đó có chấtlượng tốt và ngược lại Chất lượng không chỉ là thuộc tính của sản phẩm hànghóa, mà còn có thể áp dụng cho một hệ thống hay một quá trình Sự khác nhau

cơ bản giữa chất lượng một sản phẩm với chất lượng một hệ thống, một quátrình là ở chỗ, chất lượng một sản phẩm bao gồm những thuộc tính, đặc trưngbản chất của chính nó; còn chất lượng của một hệ thống, một quá trình là tổnghợp chất lượng của các yếu tố, các bộ phận, các khâu, các bước cấu thành hệthống hoặc quá trình đó

Công tác tư tưởng là hoạt động sáng tạo, truyền bá hệ tư tưởng làm cho nótrở thành hệ tư tưởng thống trị trong đời sống tinh thần của xã hội, do đó nó làmột quá trình liên tục bao gồm các khâu: sản xuất hệ tư tưởng, tái sản xuất hệ tưtưởng và vật chất hoá hệ tư tưởng Tương ứng với ba quá trình đó, Lênin coicông tác tư tưởng gồm ba hình thái (bộ phận) là công tác lý luận, công tác tuyêntruyền và công tác cổ động Xét ở góc độ này, chất lượng công tác tư tưởng làtổng hợp chất lượng của công tác lý luận, tuyên truyền và cổ động Chất lượngmỗi bộ phận là sự đáp ứng mục tiêu, yêu cầu do chủ thể công tác tư tưởng xácđịnh, đồng thời phù hợp với đặc điểm, nhất là nhu cầu, lợi ích của đối tượng

Xét ở góc độ thực tiễn, công tác tư tưởng bao gồm các mặt hoạt động cụthể như sau: công tác nghiên cứu và giáo dục lý luận chính trị; công tác tuyêntruyền, cổ động; công tác văn hóa, văn nghệ; công tác nghiên cứu dư luận xãhội; công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng; công tác khoa giáo; công tácđấu tranh trên mặt trận tư tưởng… Ở góc độ này, chất lượng công tác tư tưởngcũng là tổng hợp chất lượng các mặt hoạt động của nó

Đánh giá chất lượng công tác tư tưởng bằng việc tổng hợp chất lượng các

bộ phận hay các mặt hoạt động như trên có cụ thể hơn nhưng vẫn khá phức tạp

và trừu tượng, bởi trên thực tế, các bộ phận, các mặt hoạt động của công tác tưtưởng luôn diễn ra đồng thời, đan xen vào nhau, rất khó phân định một cách rạchròi, minh bạch

Trang 21

Một cách tiếp cận khác, khiến cho việc đánh giá chất lượng công tác tưtưởng dễ dàng hơn, đó là nghiên cứu công tác tư tưởng ở góc độ hệ thống cấutrúc Ở góc độ này, các nhà khoa học cho rằng công tác tư tưởng được cấu thànhbởi các yếu tố: chủ thể, đối tượng, mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp,phương tiện, hiệu quả Theo lôgíc nêu trên, có thể coi chất lượng công tác tưtưởng là tổng hợp chất lượng của chủ thể, đối tượng, nội dung, phương thức vàhiệu quả của nó.

Trong các thành tố nêu trên, hiệu quả công tác tư tưởng có đặc điểm làluôn nằm ở đối tượng và được đánh giá ở đối tượng Nói cách khác, hiệu quảcông tác tư tưởng là sự chuyển biến về nhận thức, niềm tin và hành động của đốitượng sau tác động của công tác tư tưởng Do vậy, nói đến chất lượng đối tượngthì trong đó đã bao hàm hiệu quả của công tác tư tưởng Như vậy, đối tượng,chính xác hơn là ý thức của đối tượng vừa là một yếu tố cấu thành, vừa là sảnphẩm cuối cùng của công tác tư tưởng Không thể nói chất lượng của các khâu,các bước của quá trình sản xuất tốt mà chất lượng sản phẩm lại tồi Do đó, cóthể khẳng định, chất lượng chính trị của đối tượng là biểu hiện tập trung nhấtchất lượng của công tác tư tưởng

Đối tượng của công tác tư tưởng có thể là cá nhân, tổ chức hoặc toàn xãhội Ở bình diện cá nhân, chất lượng công tác tư tưởng biểu hiện tập trung ởnhận thức, niềm tin và hành động chính trị tích cực của đối tượng Ở bình diện

tổ chức và xã hội, chất lượng công tác tư tưởng được biểu hiện ở chất lượngchính trị của các tổ chức và kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địaphương, cơ quan, đơn vị và toàn xã hội

Như vậy, có thể quan niệm chất lượng công tác tuyên giáo (chất lượngcông tác tư tưởng) là tổng hợp chất lượng của các yếu tố cấu thành, là mức độđạt được so với mục đích, yêu cầu đề ra và biểu hiện tập trung nhất ở đối tượngsau tác động của công tác tư tưởng

Trang 22

Căn cứ quan trọng nhất để xem xét đánh giá chất lượng công tác tư tưởng

là bản chất giai cấp, mục tiêu, nhiệm vụ công tác tư tưởng của Đảng nói chung

và của từng cơ sở nói riêng Trên cơ sở quan niệm về chất lượng công tác tưtưởng nêu trên có thể xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng côngtác tuyên giáo (chất lượng công tác tư tưởng) cấp huyện như sau:

Nhóm tiêu chí về sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư tưởng (tiêu chí vềchủ thể)

Tổ chức các hoạt động công tác tư tưởng là trách nhiệm của cấp ủy, chínhquyền cấp huyện mà nòng cốt là Ban Tuyên giáo Huyện ủy Đánh giá chấtlượng về sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý các hoạt động công tác tư tưởng ở cấphuyện cần xem xét ở các khía cạnh chủ yếu sau đây:

Một là, nhận thức và trách nhiệm của của cấp ủy, chính quyền, đoàn thểcấp huyện về công tác tư tưởng

Hai là, chủ trương, biện pháp, chương trình, kế hoạch tiến hành công tác

Chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện phụ thuộc trực tiếp vào vai trò

tổ chức, chỉ đạo, quản lý của Ban Thường vụ Huyện ủy Muốn nâng cao chấtlượng công tác tuyên giáo phải chăm lo xây dựng, củng cố, kiện toàn bộ máy,đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo Muốn đánh giá chínhxác chất lượng chủ thể, cần căn cứ vào tiêu chuẩn xây dựng các tổ chức, tiêuchuẩn cán bộ, đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy để đánh giá

Trang 23

- Nhóm tiêu chí về nội dung, phương thức tiến hành công tác tư tưởngNhiệm vụ, nội dung công tác tư tưởng nói chung và công tác tư tưởng cấphuyện nói riêng thường có sự chỉ đạo thống nhất của cấp ủy cấp trên Mỗi địaphương lại có nhiệm vụ cụ thể, có thời gian hoạt động không hoàn toàn giốngnhau Do đó, đánh giá chất lượng nội dung, phương thức tiến hành công tác tưtưởng phải xem xét ở khía cạnh thực hiện chỉ thị, hướng dẫn của trên và việcvận dụng sáng tạo của từng đơn vị Đặc biệt phải xem xét nội dung, hình thức,phương pháp hoạt động công tác tư tưởng phong phú hay nghèo nàn, linh hoạthay công thức, đơn điệu, sự phù hợp với đối tượng như thế nào, tính khoa học,tính nghệ thuật ra sao Việc duy trì nền nếp, đi đôi với đổi mới, cập nhật nộidung, phương pháp, hình thức công tác tư tưởng có thể coi là một tiêu chí trọngđiểm để đánh giá chất lượng công tác tư tưởng Nội dung đúng đắn, khách quan,khoa học, ngắn gọn; phương pháp, hình thức phong phú, lôi cuốn, hấp dẫn làyếu tố bảo đảm cho công tác tư tưởng có chất lượng cao Hiện nay, nhóm tiêuchí này chưa được tiêu chuẩn hóa Mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương cần dựa vàomục tiêu, nhiệm vụ của công tác tư tưởng và đặc điểm đối tượng của cơ sở mình

để xây dựng thành các tiêu chuẩn, trong đó lấy sự phù hợp với đối tượng là tiêuchuẩn căn bản nhất để đánh giá chất lượng nội dung, phương thực tiến hànhcông tác tư tưởng

- Nhóm tiêu chí về cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện công tác tư tưởng

Cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện là công cụ của chủ thể công tác tưtưởng Chất lượng của nó được đo bằng tính năng, tác dụng, độ bền, sự tiệndụng, mức độ hiện đại và được lượng hoá thành các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật.Hiện nay, cơ sở vật chất, phương tiện công tác tư tưởng ở cấp huyện thườngđược hình thành từ nguồn trên cấp, nghân sách cấp huyện và nguồn do cơ sở tựbảo đảm Việc xem xét chất lượng của chúng, ngoài các tiêu chuẩn về kinh tế,

kỹ thuật còn phải chú ý ở hai điểm: có sử dụng đúng, đủ kinh phí, phương tiệnđược cấp hay không và khai thác sử dụng phát huy hiệu qủa như thế nào

Trang 24

Trong các phương tiện của công tác tư tưởng, hệ thống thiết chế văn hóa

là phương tiện rất quan trọng Vì vậy, chất lượng các thiết chế văn hoá phảiđược xem là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá chất lượng công tác tưtưởng Cần phải xem thực trạng chất lượng của các thiết chế đó, nề nếp hoạtđộng, sử dụng và phát huy vai trò của nó trong việc góp phần nâng cao hiệu qủa,tăng phạm vi ảnh hưởng của công tác tư tưởng, đồng thời giảm cường độ laođộng của chủ thể

Nhóm tiêu chí về hiệu quả tác động của công tác tư tưởng ở bình diện cá nhân, chất lượng công tác tư tưởng được đo ở nhận thức, niềm tin và tính tích cực chính trị - xã hội của đối tượng

Cấp uỷ cấp huyện cần căn cứ vào mục đích, nội dung, chương trình họctập, tuyên truyền, giáo dục; chức trách, nhiệm vụ, cương vị công tác, lĩnh vựchoạt động của từng đối tượng để xác lập các tiêu chuẩn đánh giá phù hợp

Ở bình diện xã hội, chất lượng công tác tư tưởng là việc nâng cao nhậnthức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChi Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, tình hình chính trị trong nước vàquốc tế, pháp luật Nhà nước; niềm tin của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhândân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnhđạo của Đảng; hành động tích cực, tự giác của nhân dân tham gia hiện thực hóachủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiệncác nhiệm vụ chính trị của địa phương thông qua tính chất và quy mô các phongtrào cách mạng Cuối cùng, chất lượng của công tác tư tưởng phải được đo bằngkết quả xây dựng các tổ chức ở cơ sở vững mạnh; chính trị ổn định, kinh tế pháttriển; văn hoá, xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao;

an ninh, quốc phòng được giữ vững…

Những kết quả này vừa tồn tại ở dạng vật chất, vừa tồn tại ở dạng tinhthần Những tiêu chí về vật chất có thể được đánh giá bằng các chỉ số kinh tế, kỹthuật như: tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ hộ nghèo, số vụ việc vi phạm pháp luật,

Trang 25

tỷ lệ người tham gia các hoạt động chính trị, xã hội ở địa phương… Các tiêu chí

về tinh thần như nhận thức, thái độ, niềm tin của đối tượng cần được đo bằngphương pháp điều tra dư luận xã hội

Vận dụng quan niệm về chất lượng trong lĩnh vực sản xuất vật chất vàolĩnh vực sản xuất tinh thần, bước đầu cho phép chúng ta đưa ra được khái niệmchất lượng và từ đó xác định bốn nhóm tiêu chí và cách thức đánh giá chấtlượng công tác tư tưởng Điều đó có thể chưa thực sự đầy đủ, cần tiếp tục phảinghiên cứu thêm, nhưng tạm thời khắc phục được những khó khăn, lúng túngtrong đánh giá chất lượng công tác tư tưởng hiện nay

Đánh giá chất lượng công tác tư tưởng ở các cấp nói chung và ở cấphuyện nói riêng là một vấn đề khá phức tạp, nhưng không thể không làm Chỉtrên cơ sở đánh giá khách quan, chính xác chất lượng công tác tư tưởng, cấp uỷcấp huyện mới có thể đề ra các chủ trương, biện pháp công tác tư tưởng phùhợp Chất lượng công tác tư tưởng còn là căn cứ để đánh giá năng lực của cán

bộ, đảng viên, đồng thời là cơ sở để đánh giá tình hình chính trị, kinh tế, xã hộicủa địa phương Nhận thức sâu sắc vai trò của việc đánh giá chất lượng, tiến tớitiêu chuẩn hoá các tiêu chí đánh giá chất lượng là một trong những biện phápthiết thực để nâng cao chất lượng công tác tư tưởng hiện nay

1.3 Yêu cầu, chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của tuyên giáo cấp huyện trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1.3.1 Yêu cầu đối với cán bộ tuyên giáo cấp huyện

Đối với cán bộ tuyên giáo cấp huyện phải đảm bảo những yêu cầu sau:

- Có trình độ lý luận chính trị, nắm vững phương pháp luận của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối, chủ trương củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và khả năng vận dụng vào thực tiễn

- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với Đảng và lợi ích dântộc; có niềm tin sâu sắc, kiên định về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam; tuyệt đối trung thành với Đảng, với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa

Trang 26

xã hội, nói và làm theo đúng nghị quyết của Đảng; có đạo đức và lối sống lànhmạnh, giàu lòng nhân ái, tôn trọng tập thể, trung thực và thẳng thắn, khiêm tốn

và quyết đoán, có sức quy tụ và đoàn kết mọi người; có trách nhiệm cao trongcông tác, nói đi đôi với làm; biết phát hiện, cổ vũ cái mới, kiên quyết đấu tranhchống các tệ nạn xã hội, các hiện tượng tiêu cực, lạc hậu Cán bộ làm công táctuyên giáo phải là người đi đầu trong việc học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh

- Có kiến thức tổng hợp về các lĩnh vực: chính trị, văn hóa, xã hội,giáo dục; đất nước, con người Việt Nam; địa phương, truyền thống; tìnhhình thế giới

- Gần gũi quần chúng, sát cơ sở; gắn bó, liên hệ mật thiết với nhân dân;đối với những việc có liên quan tới lợi ích của quốc gia, dân tộc, tới cương lĩnh,đường lối và nguyên tắc của Đảng, có thái độ rõ ràng, không chủ quan phiếndiện; có lòng nhiệt tình, cống hiến, có tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy vớicông việc, không dao động trước khó khăn, thử thách

- Có năng lực độc lập nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, khả năngnắm bắt, hướng dẫn dư luận xã hội, phát hiện, lý giải những khuynh hướng tưtưởng phát sinh trong đời sống xã hội và trong các tầng lớp dân cư khác nhau, cókhả năng dự báo tình hình và tính sáng tạo trong công tác

- Nắm vững, phản ánh được tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhândân, có khả năng viết và nói hấp dẫn để thuyết phục người nghe hiểu, tin và làmtheo; đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nướcvào cuộc sống Có phong cách làm việc dân chủ, khả năng đối thoại, lôi cuốn,thuyết phục quần chúng, để quần chúng “4 phục”: lý phục, tâm phục, khẩu phục

và đức phục

- Có năng lực tham mưu, giúp cấp ủy hướng dẫn, triển khai thực hiện chủtrương, đường lối và những định hướng tư tưởng của Đảng trong lĩnh vực vănhóa tư tưởng, khoa giáo, nghiên cứu lịch sử Đảng ở địa phương Có khả năng

Trang 27

tham mưu, giúp cấp ủy chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thực hiện các chương trìnhhọc tập lý luận chính trị cho các đối tượng Có năng lực sử dụng tốt ngoại ngữ

và ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ

- Chủ động, tích cực học tập, rèn luyện để không ngừng nâng cao nhậnthức chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, nhạy bén, nắm bắt được xu hướng pháttriển, nắm bắt tình hình và giải quyết vấn đề kịp thời

1.3.2 Chức năng của tuyên giáo cấp huyện

Tham mưu giúp cấp ủy huyện nghiên cứu, theo dõi, tổng hợp tình hình tưtưởng và dư luận xã hội, tình hình hoạt động văn hóa năn nghệ - thể dục thểthao, khoa học công nghệ, môi trường, giáo dục và đào tạo, y tế, dân số - kếhoạch hóa gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em, truyền thanh, truyền hình (gọi tắt làcông tác Tuyên giáo); đề xuất với Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ các chủtrương, biện pháp chỉ đạo về các lĩnh vực này

Tham mưu trực tiếp cho lãnh đạo Huyện uỷ triển khai, chỉ đạo và kiểmtra các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc trong việc tổ chức thực hiện các nghịquyết, chỉ thị của Trung ương, Tỉnh uỷ, Huyện uỷ, Ban thường vụ Huyện uỷ.Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các ngành thuộc lĩnh vực: Văn hóa vănnghệ, văn hóa xã hội và khoa giáo Tiến hành sơ kết, tổng kết thực tiễn, pháthiện nhân tố mới; đúc kết kinh nghiệm trong công tác tuyên giáo theo định kỳhoặc chuyên đề

Giúp Huyện ủy tổ chức, quản lý hoạt động của đội ngũ báo cáo viên cấphuyện, hướng dẫn và kiểm tra nội dung thông tin của các phương tiện thông tinđại chúng; nghiên cứu, xem xét thẩm định và đề xuất với cấp uỷ về nội dung các

đề án, chương trình, kế hoạch công tác có liên quan đến công tác tuyên giáo docác ngành, đơn vị trình lên cấp uỷ

Tham gia, làm tốt công tác tổ chức thông tin tình hình thời sự, chủtrương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; bồi dưỡng lý luậnchính trị theo các chương trình của Ban Tuyên giáo Trung ương và theo sự

Trang 28

chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Huyện uỷ cho cán bộ, đảng viên, bồi dưỡng kết nạpđảng Kiểm tra về mặt chính trị, tư tưởng trong giảng dạy, tổ chức Hội nghị,báo cáo chuyên đề địa phương.

Sưu tầm, biên soạn các tài liệu lịch sử Đảng bộ huyện, hướng dẫn sưutầm biên soạn lịch sử Đảng bộ các xã, Thị trấn và tổ chức công tác tuyêntruyền phát huy truyền thống cách mạng của địa phương trong cán bộ, đảngviên và nhân dân

Giúp Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ xây dựng đội ngũ cán bộ làmcông tác Tuyên giáo, thực hiện tốt các chính sách đào tạo bồi dưỡng, đãi ngộ đốivới cán bộ làm công tác tuyên giáo Tham gia việc bố trí, sử dụng, đề bạt và kiếnnghị với cấp uỷ những chủ trương, biện pháp đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng độingũ trí thức của địa phương

1.3.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của tuyên giáo cấp huyện

Biên chế tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo cấp huyện gồm:

- Lãnh đạo Ban, gồm:

+ Trưởng ban

+ Phó trưởng ban

- Cơ cấu các bộ phận chuyên môn

+ Thông tin - tuyên truyền - văn nghệ

+ Khoa giáo (Giáo dục, Y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình, khoa học vàcông nghệ, thể dục thể thao…)

+ Lý luận chính trị và Đảng bộ địa phương

+ Bộ phận giúp việc Chị thị 03/CT-TW của Bộ Chính trị

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy làm việc theo chế độ thủ trưởng

và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ theo Điều lệ Đảng và luật cán

bộ, công chức

▪ Trưởng ban

Trang 29

Là thủ trưởng của cơ quan Ban Tuyên giáo Huyện ủy, có nhiệm vụ điềuhành chung mọi hoạt động của Ban, chịu trách nhiệm trước Huyện ủy, BanThường vụ Huyện ủy và Thường trực Huyện ủy về toàn bộ công tác của BanTuyên giáo Huyện ủy; phân công công tác các đồng chí Phó trưởng ban và trựctiếp chỉ đạo một số lĩnh vực công tác và một số đơn vị, mà chủ yếu là hoạt độngtuyên truyền của Phòng Văn hóa - Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thể thao,Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện và theo dõi, chỉ đạo công tác văn hoá -văn nghệ,

▪ Các Phó trưởng ban

Các Phó trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy được dự các cuộc họp củaBan Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy (khi được mời)bàn về các nội dung có liên quan đến công tác tuyên giáo hoặc triển khai cácchỉ thị, nghị quyết của Đảng Dự họp giao ban thường kỳ với cấp ủy trựcthuộc, các ban đảng Huyện ủy do Thường trực chủ trì và các cuộc họp dođồng chí Trưởng ban ủy nhiệm

▪ Các Phó trưởng ban được phân công nhiệm vụ như sau:

▫ Đồng chí Phó Trưởng ban Thường trực

Thực hiện chức trách, nhiệm vụ của Trưởng ban khi được Trưởng ban ủyquyền, phụ trách công tác khoa giáo, chỉ đạo công tác hành chính - tổng hợp củaBan; xử lý điều hành công việc hằng ngày của Ban; giúp Trưởng ban giải quyếtnhững công việc quan trọng có liên quan đến công tác tham mưu cho Huyện ủy

Trang 30

Giúp Trưởng ban đề xuất các ý kiến tham mưu cho Huyện ủy về công tácđào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trực tiếp tổ chức các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiếnthức cho đội ngủ cán bộ theo hướng dẫn của Ban Tuyên giao Trung ương, BanTuyên giáo Tỉnh uỷ và của Ban Thường vụ Huyện ủy; trực tiếp chỉ đạo bộ phậngiúp việc thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TW của Bộ Chính trị về học tập và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

◦ Cán bộ, chuyên viên Ban Tuyên giáo, có nhiệm vụ sau:

▫ Cán bộ hành chính, tổng hợp

Tham mưu trực tiếp giúp lãnh đạo Ban chỉ đạo mọi mặt công tác theochức năng và nhiệm vụ của Ban Tuyên giáo Huyện ủy; tổ chức phục vụ cáccuộc hội nghị giao ban, hội nghị báo cáo viên, hội nghị chuyên đề do Ban Tuyêngiáo triệu tập, đón tiếp khách đến liên hệ công tác theo sự phân công của lãnhđạo Ban; thanh quyết toán kinh phí hoạt động của Ban; bàn bạc thống nhất ýkiến với công đoàn cơ quan kịp thời thực hiện các chế độ chính sách theo quyđịnh chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chuyên viên, nhân viêntrong ban

Thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo định kỳ theo quy định của Huyện

ủy và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; thực hiện báo cáo nhanh đối với những vấn

đề đột xuất

Nghiên cứu một số lĩnh vực do Trưởng ban phân công, tổng hợp tình hìnhhoạt động của các ban tuyên giáo cơ sở; dự họp và ghi biên bản các cuộc họpcủa Ban, theo dõi thực hiện nội dung chỉ đạo của lãnh đạo Ban

Do biên chế có hạn nên công tác hành chính, tổng hợp có thể phân côngkiêm nhiệm cho các cán bộ, chuyên viên của Ban

▪ Cán bộ tuyên truyền

Giúp lãnh đạo Ban chỉ đạo, hướng dẫn cấp ủy chi - đảng bộ trực thuộcHuyện ủy, ban tuyên giáo các xã, thị trấn, các cơ quan: Phòng Văn hóa - Thôngtin, Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Đài truyền thanh, truyền hình huyện tổ chức

Trang 31

thực hiện các hoạt động tuyên truyền trên địa bàn huyện Bám sát chương trìnhcủa Huyện ủy, hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tuyên truyền về các đợtsinh hoạt chính trị theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Ban.

Phân phối tư liệu, tài liệu tham khảo phục vụ công tác tuyên truyền từhuyện đến cơ sở để sinh hoạt hàng tháng và giúp cho báo cáo viên, tuyên truyềnviên có định hướng thông tin về tình hình quốc tế, trong nước, trong tỉnh phục

vụ công tác tuyên truyền (thông qua tài liệu tập huấn báo cáo viên tại tỉnh,Thông tin nội bộ và Thông báo nội bộ)

Cùng cán bộ khoa giáo phối hợp với ngành Giáo dục, Đoàn TNCS Hồ ChíMinh, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể cấp huyện tổ chức giáo dục vềtruyền thống cách mạng, về công tác đền ơn đáp nghĩa, về các điển hình tiêntiến,… nhằm nâng cao nhận thức về truyền thống cách mạng, về lòng yêu nước,yêu CNXH,… đối với học sinh, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân

Hướng dẫn, theo dõi việc ra tờ tin nội bộ của cơ sở phục vụ cho sinh hoạtcủa tổ dân cư; kịp thời phát hiện những sai sót để rút kinh nghiệm và có biệnpháp uốn nắn, chấn chỉnh

Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Ban phân công

▪ Cán bộ giáo dục lý luận chính trị

Tham mưu giúp lãnh đạo Ban xây dựng kế hoạch hướng dẫn, tổ chứctriển khai, thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, các chủ trương chính sách của Đảng

và Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh ủy, Huyện ủy

Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị tổ chức quán triệt các nghị quyết,chỉ thị đảm bảo số lượng, chất lượng học tập đúng thời gian quy định

Tham gia tổ chức bồi dưỡng báo cáo viên, tuyên truyền viên của huyện và

cơ sở

Biên soạn đề cương, hướng dẫn, cung cấp tài liệu cho việc triển khai cácnghị quyết của Đảng theo phân công của lãnh đạo Ban

Trang 32

Theo dõi nắm nội dung, số lượng học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng củaTrung tâm bồi dưỡng chính trị huyện; làm báo cáo sơ, tổng kết các lớp học, rútkinh nghiệm để lãnh đạo Ban báo cáo Thường trực Huyện ủy và Ban Tuyên giáoTỉnh ủy.

▪ Cán bộ khoa giáo

Tham mưu giúp lãnh đạo Ban theo dõi, thực hiện nhiệm vụ chính trị trọngtâm và cơ bản của lĩnh vực khoa giáo; theo dõi hoạt động các ngành thuộc khốiKhoa giáo trong việc thực hiện nhiệm vụ của Huyện ủy trên lĩnh vực của ngành;tổng hợp báo cáo công tác khoa giáo cho Huyện ủy và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Giúp lãnh đạo Ban phối hợp cùng các ngành thuộc khối Khoa giáo triểnkhai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; sơ kết, tổng kết và thực hiện chế

độ báo cáo theo quy định

Tham gia các cuộc họp của các ngành trong khối Khoa giáo và củaUBND huyện có liên quan đến công tác khoa giáo và tham gia đoàn giám sátcủa Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện trên lĩnh vực khoa giáo theo ủy nhiệmcủa lãnh đạo Ban

▪ Bộ phận nghiên cứu lịch sử Đảng

Sưu tầm, khai thác tư liệu biên soạn lịch sử Đảng bộ huyện và cấp xã quacác thời kỳ Giúp lãnh đạo Ban có ý kiến về các di tích lịch sử đã có và mới pháthiện, đề xuất ý kiến trùng tu, bảo quản, tôn tạo các di tích lịch sử

Giúp lãnh đạo Ban phối hợp với ban chỉ đạo tổ chức kỷ niệm các ngày lễlớn trong năm, chuẩn bị nội dung bài phát biểu cho lãnh đạo Ban trong các ngày

lễ, kỷ niệm; tham gia đóng góp ý kiến trong việc xây dựng tượng đài, bia tưởngniệm, khu di tích lịch sử cách mạng

Thực hiện một số công tác khác theo sự phân công của lãnh đạo Ban

Trang 33

1.4 Vai trò và tính tất yếu của việc nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1.4.1 Vai trò của công tác tuyên giáo cấp huyện thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước phùhợp và đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Giáo dục chính trị tư tưởng cho quần chúng nhân dân, giữ vững lậptrường tư tưởng, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

- Đấu tranh chống lại âm mưu diễn biến hòa bình, xuyên tạc, bóp méođường lối chính sách, chống lại các luận điệu vu khống, mị dân của các thế lựcthù địch

- Kịp thời tham mưu, đề xuất các nội dung, giải pháp nâng cao chất lượngmọi mặt trên các lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, khoa học, giáo dục

1.4.2 Tính tất yếu của việc nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1.4.2.1 Xuất phát từ sự tác động của yêu cầu khách quan

Xuất phát từ yêu cầu khách quan, tình hình thế giới có những diễn biếnphức tạp khó lường, thế lực thù địch tăng cường thực hiện chiến lược “Âm mưudiễn biến hòa bình” nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đangxây dựng Tình hình biển đông có nhiều biến động phức tạp, khó lường nhândân đang có chiều hướng hoang mang lo sợ, giao động trước các biến động.Việc đưa các quan điểm chủ trương của Đảng, Nhà nước là yêu câu cần thiết vàquyết định đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Như vậy, đội ngũ cán bộ tuyên giáo phải tíchcực tuyên truyển, động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tự giác, sáng tạothực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước, để nhân dân có niềm tin tất thắng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng vàchủ nghĩa xã hội Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, người cán

Trang 34

bộ tuyên giáo phải không ngừng phấn đấu rèn luyện, học tập những nội dung cơbản sau:

- Nâng cao hiệu quả việc "Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạođức, phong cách Hồ Chí Minh" theo tinh thần Chỉ thị số 03/CT-TW của BộChính trị ngày càng đi vào chiều sâu, xuất hiện ngày càng nhiều những tập thể,

cá nhân điển hình tiên tiến học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Cán

bộ lãnh đạo các cấp phải là những tấm gương trong học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh, lời nói đi đôi với việc làm, "học tập" phải đi đôivới "làm theo" Gắn việc thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TW của Bộ Chính trị vớithực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xâydựng Đảng hiện nay”

- Tuyên truyền kiến thức về quốc phòng an ninh, bảo vệ vững chắc Tổquốc Nâng cao cảnh giác cách mạng, tiến hành kiên quyết, phối hợp đồng bộnhằm đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của chiến lược "diễn biến hòa bình" trêncác lĩnh vực chính trị, tư tưởng văn hóa kinh tế - xã hội ; ngăn chặn, đầy lùinhững biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa

- Công tác tuyên giáo cần phải nâng cao tính định hướng, tính chiến đấu,tính thuyết phục, tính hiệu quả Phải thường xuyên bám sát thực tiễn, tăng cườngtiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân; chủ động nắm bắt, đánh giá, dự báo,kịp thời giải quyết những diễn biến tư tưởng tâm trạng của nhân dân Tập trung

xử lý các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân, nhất là những vấn để liênquan đến nạn tham nhũng lãng phí, quan liêu, mất dân chủ, thiếu kỷ cương củacán bộ, đảng viên

- Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước; cổ vũ mọi tầng lớp nhân dânphát huy tính tự lực, tự cường, nỗ lực vượt qua mọi thử thách, phấn đấu hoànthành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội Tích cực thực hiện phong trào xóa đói, giảmnghèo và phấn đấu ngày càng có nhiều người giàu Nâng cao đời sống văn hóatinh thần, thực hiện phương châm "lấy cái đẹp dẹp cái xấu" Nhân rộng tạo sức

Trang 35

lan tỏa lớn các gương điển hình, nhân tố mới; giữ gìn những giá trị nhân văn caođẹp trong cuộc sống

Cần khẳng định, công tác tuyên giáo phải trở thành một bộ phận, mộtthành tố hữu cơ, gắn chặt với toàn bộ quá trình triển khai các hoạt động kinh tế -

xã hội, văn hoá và các lĩnh vực khác như giáo dục và đào tạo, khoa học và côngnghệ, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, giải quyết những vấn đề bức xúc của nhândân, nhất là những vấn đề tồn tại từ lâu và những vấn đề nảy sinh trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế

Để thực hiện nhiệm vụ trên, cần triển khai các giải pháp lớn như: Thườngxuyên bám sát, nắm chắc các nhiệm vụ lớn của đất nước, tạo sự gắn kết chặt chẽvới công tác tuyên giáo trong từng thời kỳ, từng nhiệm vụ; tập trung tuyêntruyền, cổ vũ, khẳng định những nhân tố mới, các giá trị mới, điển hình tiên tiến,đồng thời kiên quyết, kịp thời phê phán, lên án cái xấu xa, tiêu cực ; huy độngsức mạnh, ưu thế của tất cả các loại hình công tác tuyên giáo như thông tin đạichúng, xuất bản, văn hoá, văn nghệ tuyên truyền, cổ động tham gia thực hiệnnhiệm vụ trên; kịp thời phát hiện những vấn đề bức xúc trong đời sống nhândân, phối hợp giải quyết đúng và có hiệu quả, đáp ứng được lòng tin, nguyệnvọng chính đáng của nhân dân

1.4.2.2 Đáp ứng yêu cầu nội dung của công tác tuyên giáo trong giai đoạn hiện nay

Đổi mới nội dung công tác tuyên giáo của Đảng theo định hướng cơ bản

là tăng cường tính thuyết phục, hiệu quả, nâng cao tính chủ động và tính chiếnđấu, tạo bằng được sự gắn bó với nhân dân và thực tiễn đất nước Có kế hoạch

rà soát lại theo yêu cầu đổi mới tất cả các lĩnh vực của công tác tuyên giáo, xâydựng lộ trình thực hiện đổi mới cho từng nội dung, từng lĩnh vực; tổ chức lại lựclượng báo chí, truyền thông đại chúng phát huy mạnh mẽ tính tích cực, vai tròphản biện và giám sát của báo chí, các phương tiện truyền thông đại chúng Tiếptục phát triển sự nghiệp báo chí, xuất bản đi đôi với tăng cường công tác lãnh

Trang 36

đạo và quản lý trong lĩnh vực này Tổ chức nghiên cứu đổi mới sâu sắc công táclãnh đạo, quản lý và bản thân hoạt động báo chí, xuất bản xác lập nhiệm vụ khảosát, điều tra dư luân xã hội là một cơ sở khách quan có tính bắt buộc khi thựchiện các nhiệm vụ của công tác tư tưởng; chuyển hướng mạnh mẽ từ thông tinmột chiều, định hướng từ trên xuống sang chú trọng phương châm thông tin haichiều, tăng cường đối thoại, lắng nghe, đặc biệt thông tin từ cơ sở lên, nhằmđịnh hướng đúng trên cơ sở nắm vững thực tiễn, thông tin chuẩn xác; xây dựngcác chương trình học tập, tuyên truyền, giáo dục cho từng đối tượng cụ thể theotrình độ nghề nghiệp, giới, vùng, miền; nghiên cứu nội dung và phương phápphối hợp để phát huy sức mạnh tổng hợp của công tác tuyên giáo, đặc biệt trongcác hoạt động có quy mô lớn, trọng điểm, nhân các ngày kỷ niệm; nghiên cứu vàthực hiện đổi mới căn bản các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn theo hướngthiết thực gắn với nhu cầu văn hoá, nguyện vọng của nhân dân, từng bước xâydựng các lễ hội mới, lễ hội cách mạng do nhân dân làm chủ, tự quản Nhằm bảođảm cho quá trình đổi mới công tác tuyên giáo đạt hiệu quả vững chắc từ Trungương đến cơ sở, cần chú trọng xây dựng và thực hiện các chính sách mới đápứng yêu cầu đổi mới công tác tư tưởng trong thời kỳ mới.

1.4.3 Đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chống âm mưu diễn biến hòa bình và sự xuyên tạc chống phá của các thế lực thù địch

Nhiệm vụ này gắn với việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy bản sắc, cốt cáchdân tộc, đồng thời có kế hoạch cơ bản triển khai cuộc đấu tranh chống sự laicăng vọng ngoại, lệ thuộc nước ngoài, đặc biệt chú trọng công tác giáo dục, bồidưỡng thế hệ trẻ, nhất là học sinh, sinh viên về bản lĩnh chính trị, văn hóa củacon người Việt Nam

Xây dựng và thực hiện hệ giá trị của nhân cách con người Việt Nam thời

kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các chuẩn mực đạo đức - văn hoáphù hợp với từng đối tượng mới triển khai sâu rộng nhiệm vụ xây dựng chuẩn

Trang 37

mực đạo đức đối với các tầng lớp xã hội; thực hiện tốt chiến luợc phát triển giáodục và đào tạo, dạy nghề, khoa học công nghệ, y tế, thể dục thể thao, văn hoá,văn học, nghệ thuật; xây dựng cơ chế, chính sách huy động sức mạnh văn hoá,văn nghệ, tham gia củng cố phát triển đạo đức xã hội; chỉ đạo đưa Cuộc vậnđộng "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đi vào chiều sâu, hiệu quảthiết thực Kiên trì tổ chức cuộc đấu tranh đẩy lùi, khắc phục sự thoái hoá, biếnchất, những hiện tượng tiêu cực trong lối sống, đạo đức của cán bộ, đảng viên vàquần chúng, đặc biệt quan tâm thế hệ trẻ.

Để thực hiện nhiệm vụ nói trên cần phải làm thất bại âm mưu, thủ đoạn

"diễn hiện hoà bình" của các thế lực thù địch nhằm thực hiện đa Đảng đối lập,

đa nguyên chính trị, bạo loạn, lật đổ, đồng thời tỉnh táo phòng chống nguy cơ

"tự diễn biến” có khả năng tiến triển nhanh trước tình thế mới của cuộc đấutranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận

Phản bác kịp thời những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới của Đảng của bọn phản độngthù địch; làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lốiđổi mới của Đảng giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của toàn xã hội

-Chú trọng nghiên cứu một cách khách quan các khuynh hướng tư tưởng lýluận của các thế lực thù địch làm cơ sở chủ động tiến công, phản bác; tổ chức lạilực lượng tham gia cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận; tạo diễn đàntranh luận những vấn đề lý luận đang có nhiều ý kiến khác nhau

Kết luận chương 1

Hiện nay toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tiếp tục sự nghiệp đổimới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Nhiệm vụ chính trịtrong thời kỳ mới hết sức nặng nề Bên cạnh những thuận lợi chúng ta còn phảiđương đầu với không ít khó khăn, thách thức Tình hình thế giới và trong nước

Trang 38

có nhiều biến động rất phức tạp Trong khi đó, không ít những vấn đề lý luận vàthực tiễn đặt ra trong quá trình đổi mới đất nước chưa được tổng kết kịp thờihoặc chưa đủ sáng tỏ.

Trong tình hình ấy, việc nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo cấphuyện là vấn đề cần thiết Nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyêngiáo cấp huyện có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng củaĐảng, giàu về trí tuệ, sắc bén về lý luận, nhiều kinh nghiệm thực tiễn đáp ứngyêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới Đây là đội ngũ trực tiếp tuyên truyền, giáodục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm xây dựng cho mọi người nhận thứcđúng đắn và niềm tin vững chắc vào lý tưởng cộng sản, vào con đường và biệnpháp do Đảng vạch ra để thực hiện lý tưởng đó Việc tuyên truyền, giáo dục củacán bộ tuyên giáo đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao trình độ giác ngộcủa quần chúng, thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị cụ thể mà các tổchức, đoàn thể chính trị - xã hội giao phó

Trang 39

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CẤP HUYỆN

TỈNH THANH HÓA TRONG THỜI GIAN QUA

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Thanh Hóa

2.1.1 Khái quát chung về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Nằm giữa Bắc Bộ và Trung Bộ, Thanh Hóa có vĩ độ Bắc 1933’ - 2030’;kinh độ Đông 104 - 10630’, có diện tích tự nhiên 11.168km2 và 18.760km2

thềm lục địa Phía Bắc Thanh Hóa giáp 3 tỉnh: Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình;phía Nam giáp tỉnh Nghệ An; phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước cộng hòa dânchủ nhân dân Lào); phía Đông giáp biển Thái Bình Dương Thanh Hoá có địahình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, có đủ các vùng: miền núi- trung du,đồng bằng- ven biển và thềm lục địa Ở mỗi vùng có thế mạnh khác nhau và cóđiều kiện liên kết phát triển

Miền núi - trung du có diện tích tự nhiên bằng 2/3 diện tích tự nhiên củatỉnh Ba mặt Bắc - Tây - Nam núi rừng điệp trùng hiểm yếu Phía Bắc và phíaNam núi rừng xuyên thẳng ra biển Vùng trung du là những dãy đồi đất liền kề

có diện tích tự nhiên khoảng 500km2 Trong vị thế chiến lược chung của cả tỉnh,miền núi- trung du là những khu vực trọng yếu về quốc phòng an ninh, kinh tế

xã hội Rừng Thanh Hóa thuộc hệ sinh thái nhiệt đới và á nhiệt đới, tán rừngxanh nhiều tầng, nhiều lớp Hệ thực vật có khoảng 1569 loài Động vật có 64loài thú, 33 loài bò sát, 137 loài chim và hàng trăm loại côn trùng Thanh Hóa đãphát hiện có 185 điểm có khoáng sản, được chia thành 4 nhóm Đất đai khu vựctrung du miền núi trồng cây công nghiệp và cấy ăn quả cho năng suất cao

Vùng đồng bằng Thanh Hóa khoảng 3100km2, bằng 1/5 diện tích đồngbằng Bắc Bộ) Bờ biển Thanh Hóa dài 102km, có nhiều cửa lạch Biển là kho tàinguyên vô giá về khoáng sản, hải sản, danh lam thắng cảnh, mở ra khả năng to

Trang 40

lớn phát triển các ngành công nghiệp, du lịch, dịch vụ, giao thông vận tải, khaithác nuôi trồng hải sản

Thanh Hóa có 5 hệ thống sông ngòi chính, là sông Hoạt, sông Mã, sôngChu, sông Yên, sông Bạng Hệ thống sông ngòi trong tỉnh không chỉ bồi đắpphù sa mà còn là nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống Nằm trong khu vựcnhiệt đới gió mùa, thời tiết khí hậu Thanh Hóa cơ bản giống các tỉnh miền Bắc

và miền Trung, nhưng có những nét đặc thù riêng Riêng mùa đông lạnh, ít mưa,sương giá, sương muối Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, gió Tây Nam khô nóng

Do địa hình đa dạng, phức tạp, Thanh Hóa có các vùng tiểu khí hậu riêng biệt,chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông Nhìn chung, thời tiết, khí hậu gây ra không

ít tác hại cho sản xuất và đời sống, nhưng các yếu tố thuận lợi vẫn là toàn diện

và bao quát hơn

Hệ thống giao thông Thanh Hóa tương đối thuận lợi với các tuyến đường

bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không Hệ thống giao thông có ýnghĩa chiến lược trong giao lưu, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội

Thanh Hóa có 24 huyện, 2 thị xã, 1 thành phố, có khu kinh tế Nghi sơn,khu công nghệ cao Lam sơn Sao vàng Năm 2015, dân số trung bình Thanh Hóaước 3.500 nghìn người

Với các vùng tự nhiên thơ mộng và giàu tiềm năng “rừng vàng biển bạc”,đồng ruộng mênh mông, sông ngòi là nguồn nước hải hải sản dồi dào, giaothông thủy- bộ, nguồn lao động dồi dào… đã tạo ra điều kiện giao lưu, phát triểnthuận lợi Các yếu tố tự nhiên cho phép phát triển nền kinh tế tổng hợp đa dạngngành nghề, phong phú sản vật Trong đó nhiều lĩnh vực kinh tế có điều kiệnphát triển sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng vàxuất khẩu

2.1.2 Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội

Trong những năm qua cùng với sự quan tâm của Trung ương, Đảng bộ,chính quyền, quân và dân các dân tộc trong tỉnh Thanh Hóa đã phát huy truyền

Ngày đăng: 23/01/2016, 23:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2000), Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết hội nghị lần thứ V của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiên cứu các nghịquyết hội nghị lần thứ V của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
[2]. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2000), Tài liệu hướng dẫn nghiên cứu các văn kiện, trình đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn nghiên cứucác văn kiện, trình đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương
Nhà XB: NxbChính trị quốc gia
Năm: 2000
[3]. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2005), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ, công tác tuyên giáo ở cơ sở, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ,công tác tuyên giáo ở cơ sở
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
[4]. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2007), Tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị, Nxb Lao Động - Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng lý luậnchính trị
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb Lao Động - Xã hội
Năm: 2007
[5]. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2008), Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết hội nghị Trung ương VI khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiên cứu các nghịquyết hội nghị Trung ương VI khóa X
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2008
[6]. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), Giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục chủ nghĩa yêu nước ViệtNam
Tác giả: Ban Tuyên giáo Trung ương
Nhà XB: Nxb Lao động - Xã hội
Năm: 2008
[7]. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết hội nghị Trung ương VI, khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết hộinghị Trung ương VI, khóa X
Tác giả: Ban Tuyên giáo Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2008
[8]. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết hội nghị Trung ương VII, khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết hộinghị Trung ương VII, khóa X
Tác giả: Ban Tuyên giáo Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2008
[9]. Ban Tuyên giáo Trung ương (2011), Tài liệu nghiên cứu các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiên cứu các văn kiện đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
Tác giả: Ban Tuyên giáo Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
[10]. Ban Tuyên giáo Trung ương (2011), Tài liệu kham khảo phục vụ nghiên cứu các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu kham khảo phục vụ nghiêncứu các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
Tác giả: Ban Tuyên giáo Trung ương
Nhà XB: NxbChính trị Quốc gia
Năm: 2011
[11]. Nguyễn Đức Bình (1999), “Xây dựng Đảng về tư tưởng chính trị” , Tạp chí giáo dục lí luận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng Đảng về tư tưởng chính trị”
Tác giả: Nguyễn Đức Bình
Năm: 1999
[12]. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác - Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
[13]. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác - Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
[14]. C.Mác - Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác - Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1994
[15]. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác - Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
[16]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1987
[17]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
[18]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
[19]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện hội nghị lần thứ tư ban chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ tư ban chấphành Trung ương khóa VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1993
[21]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện hội nghị lần thứ chín ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ chín ban chấphành Trung ương khóa IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w