1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sự ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa

30 581 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 395,74 KB

Nội dung

Với cách hiểu Đông Bắc Á như vậy, có thể thấy rằng các quốc gia trong khu vực chủ yếu là Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam có sự gần gũi về biên giới địa lý, gần gũi về nguồn gố

Trang 1

Trên lãnh thổ châu Á rộng lớn, Đông Bắc Á là một khu vực địa - văn hoá,

địa - chính trị vốn có nhiều nét tương đồng trong lịch sử, văn hoá, cũng như

chính trị Ở đây, khái niệm Đông Bắc Á được hiểu là một khu vực địa lí gồm

bốn quốc gia hạt nhân là: Trung Quốc, Triều Tiên(1), Việt Nam và Nhật Bản;

trên nền tảng bốn quốc gia ấy khu vực Đông Bắc Á được mở rộng không gian

tới các quốc gia, các vùng lãnh thổ có quan hệ gắn bó lâu đời với các quốc gia

hạt nhân

Với cách hiểu Đông Bắc Á như vậy, có thể thấy rằng các quốc gia trong

khu vực (chủ yếu là Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam) có sự gần

gũi về biên giới địa lý, gần gũi về nguồn gốc nhân chủng (cùng một đại chủng

Mongoloit), có chung một cơ sở kinh tế (nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa

nước); điều đó làm nảy sinh những nét tương đồng về phong tục, tập quán, bản

sắc văn hoá, tâm lí ứng xử giữa con người với con người; giữa con người với tự

nhiên… Tất cả những điểm tương đồng ấy đã tạo cho các dân tộc trong khu vực

một sự đồng cảm, linh cảm hết sức tự nhiên; làm cho đời sống kinh tế - chính trị

- văn hoá - xã hội trở nên vô cùng gần gũi; làm cho quan hệ giao lưu văn hoá -

kinh tế diễn ra từ rất sớm cả chiều rộng lẫn chiều sâu, tạo nên những mạng lưới

giao lưu vùng và liên vùng Tuy nhiên, trong tiến trình phát triển, ngoài những

yếu tố đặc trưng của văn hoá khu vực, mỗi quốc gia dân tộc cũng có những giá

trị văn hoá, những sắc thái văn hoá - xã hội riêng biệt Chính những nét tương

đồng và dị biệt giữa các quốc gia trong khu vực ấy lại cho chúng ta hiểu một

cách sâu sắc hơn bản sắc văn hoá khu vực ẩn chứa trong đời sống vật chất và

tinh thần của các quốc gia dân tộc trên miền đất rộng lớn này

Một trong những đặc điểm nổi bật về văn hoá - xã hội - chính trị của khu

vực trong tiến trình lịch sử phát triển chính là sự ảnh hưởng của văn minh

Trung Hoa một cách liên tục và thường xuyên Trong đó, điển hình nhất và cũng

(1) Hiện nay được phân thành 2 quốc gia: Hàn Quốc và Triều Tiên

Trang 2

lâu dài nhất là quá trình truyền bá và ảnh hưởng của Nho giáo Trung Hoa vào

các quốc gia trong khu vực (Triều Tiên, Nhật bản, Việt Nam); tạo nên một

“vành đai văn hoá Nho giáo”(1) Thông qua việc tìm hiểu Nho giáo và sự ảnh

hưởng của nó trong khu vực, chúng ta sẽ thấy được nét tương đồng, mẫu số

chung giữa các quốc gia; đồng thời cũng làm rõ được những nét đặc trưng riêng

có của từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ Tuy nhiên vấn đề Nho giáo và sự ảnh

hưởng của nó trong khu vực Đông Bắc Á là một vấn đề hết sức rộng lớn và phức

tạp, cần có những công trình nghiên cứu công phu và quy mô Chính vì vậy, ở

đây trên cơ sở trình bày khái quát sự ra đời, một số đặc điểm Nho giáo Trung

Hoa và sự truyền bá, ảnh hưởng của nó vào Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam;

chúng tôi sẽ nêu ra một số nét tương đồng và dị biệt giữa Nho giáo các nước bị

ảnh hưởng với cội nguồn của nó ở Trung Quốc, và giữa Nho giáo các nước bị

ảnh hưởng (Nho giáo Triều Tiên; Nho giáo Nhật Bản và Nho giáo Việt Nam)

I NHO GIÁO TRUNG HOA - NỀN TẢNG CỦA VÀNH ĐAI VĂN

HOÁ ĐÔNG BẮC Á

Nho giáo hay còn gọi là Nho gia là một hệ thống tư tưởng bắt nguồn từ

thời Chu sơ với Kinh Thư và Kinh Dịch, nhưng chỉ trở thành một hệ thống hoàn

chỉnh ở thời Xuân Thu - Chiến Quốc Người đặt cơ sở đầu tiên cho Nho giáo là

Khổng Tử (551-479 TCN); người nước Lỗ thời Xuân Thu, nay thuộc tỉnh Sơn

Đông Sang thời Chiến Quốc, học thuyết của Khổng Tử được Mạnh Tử phát

triển Về sau mỗi thời đại của Trung Quốc lại bổ sung và phát triển Nho giáo ở

những mức độ và sắc thái khác nhau tạo ra các loại Nho khác nhau như Hán

Nho, Tống Nho, Minh Nho, Thanh Nho… và các giai đoạn sau thường phong

phú hơn các giai đoạn trước Nho giáo không chỉ phát triển về bề sâu mà còn

phát triển về bề rộng; vượt biên giới Trung Hoa, nó được truyền bá sang Triều

Tiên, Nhật Bản và Việt Nam Và ở nơi nó đến, Nho giáo có sự lệch pha không

chỉ lệch về thời gian mà cả về không gian

(1) PGS.Phan Văn Các, Nghiên cứu Nho giáo Việt Nam trong bối cảnh khu vực và thời đại; Tạp chí

Triết học, số 3/1993, tr 41

Trang 3

Như vậy, có thể thấy rằng, ngay từ khi ra đời cũng như trong quá trình

phát triển và truyền bá của nó, Nho giáo cũng như nội hàm khái niệm Nho giáo

đã được mở rộng và phát triển gắn liền và bị chi phối bởi không gian địa lí cũng

như hoàn cảnh kinh tế - xã hội; nói cách khác, Nho giáo Trung Hoa luôn luôn

biến đổi qua các giai đoạn lịch sử, hoàn cảnh lịch sử và không gian địa lí khác

nhau Hiểu một cách đơn giản là “không có một Nho giáo đồng nhất và thuần

tuý trong lịch sử Trung Quốc (cũng như không có một tôn giáo nào đồng nhất

trong không gian và thời gian)”(1); và lại càng không có một Nho giáo thuần tuý

Nho giáo Triều Tiên, Nho giáo Nhật Bản, Nho giáo Việt Nam Nói như PGS

Phan Văn Các: “Một điều có tính phương pháp luận cần lưu ý trong khi nghiên

cứu Nho giáo là phạm vi của nó không có xác định, không thể tồn tại một đường

ranh giới rõ rệt đâu là Nho giáo, đâu không phải Nho giáo”(2) Và mở rộng cách

hiểu ấy ra ta sẽ thấy rằng không có một ranh giới xác định đâu là Nho giáo

Trung Hoa, đâu là Nho giáo Triều Tiên, Nho giáo Nhật Bản, cũng như Nho giáo

Việt Nam

Tuy nhiên, cho dù Nho giáo có sự tương đồng và dị biệt ở trong những

khoảng thời gian khác nhau cũng như ở từng không gian khác nhau; nhưng nói

chung vẫn có thể gọi tất cả đó là Nho giáo Bởi vì dù là Nho giáo ở bất kì nước

nào, ở bất kì thời đại nào thì chắc chắn chúng phải dựa trên một nền tảng nhất

định, một hệ thống triết luận “bất di bất dịch” mà hễ nhắc tới chúng thì họ gọi

chúng là Nho giáo Ở đây, nền tảng đó chính là Nho giáo Trung Hoa, bởi thật

đơn giản Nho giáo sinh ra và phát triển ở đây, sau đó mới lan truyền qua các

nước khác trong khu vực Đông Bắc Á Vấn đề khó khăn là việc xác định trong

hệ thống Nho giáo Trung Hoa đa dạng và phong phú như vậy thì đâu là “cái

chung”, “cái gốc” của Nho giáo Trung Hoa cũng như của Nho giáo Triều Tiên,

Nho giáo Việt Nam, Nho giáo Nhật Bản Theo chúng tôi có ba hệ thống tư

tưởng Nho giáo chung nhất, chi phối và phát triển ở cả bốn quốc gia ở khu vực

Đông Bắc Á đó là:

(1) Viện Triết học; Nho giáo tại Việt Nam; Nxb KHXH, 1994, tr 129

(2) Phan Văn Các; Nghiên cứu Nho giáo Việt Nam trong bối cảnh khu vực và thời đại; Tạp chí Triết

học, 1993, số 3, tr 41

Trang 4

- Hệ thống tư tưởng Hán Nho (với đại diện là Đổng Trọng Thư)

- Hệ thống tư tưởng Tống Nho (với đại diện tiêu biểu là Trình Chu (1))

Trong đó, hai hệ thống tư tưởng đầu tiên đại diện cho Nho giáo thời kì

đầu, hệ thống thứ ba đại diện cho Nho giáo thời kì sau còn gọi là Tân Khổng

giáo Giữa chúng có sự kế thừa, tiếp thu và phát triển lẫn nhau

1 Hệ thống tư tưởng Khổng - Mạnh (2)

Hệ thống tư tưởng Khổng - Mạnh thể hiện trên 4 mặt là triết học, đạo đức,

chính trị và giáo dục

Về triết học, Khổng Tử và Mạnh Tử ít quan tâm tới nguồn gốc vũ trụ và

đều tin vào thiên mệnh Tuy nhiên, Khổng Tử có một thái độ không rõ ràng về

thiên mệnh Một mặt ông thừa nhận có thiên mệnh, cho rằng “tử sinh hữu mệnh,

phú quý tại thiên”; thiên mệnh không thể biết, không thể kháng cự, có thể mang

đến hạnh phúc và bất hạnh Mặt khác ông lại cho rằng; số mệnh không thể quyết

định tinh thần đạo đức của con người; con người tuy không thể quyết định số

mệnh của mình trong cuộc sống hiện thực, nhưng trong cuộc sống đạo đức, có

thể thông qua học tập và tu dưỡng để đạt tới giới hạn rất cao Đến Mạnh Tử,

khác với tư tưởng thiên mệnh của Khổng Tử, ông cho rằng những bậc quân tử

nhờ tu dưỡng đã đạt đến mức cực thiện cực mỹ cũng có thể cảm hoá được ngoại

giới, đạt đến “thiên nhân hợp nhất” (trời người hợp nhất); “biết trời”… Thực

chất đây là tư tưởng duy tâm chủ quan Tuy nhiên so với thời đại lúc bấy giờ,

đây là một tư tưởng tiến bộ vì nó đề cao con người trong thế giới tự nhiên

Về đạo đức, Khổng Tử hết sức coi trọng đạo đức vì đó là những chuẩn

mực để duy trì trật tự xã hội theo đường lối đức trị mà chính ông đề ra Nội dung

quan điểm đạo đức của Khổng Tử bao gồm nhiều mặt như nhân, lễ, nghĩa, trí,

tín, dũng… song tập trung chủ yếu vào chữ “nhân” “Nhân” với Khổng Tử một

mặt là lòng thương người, mặt khác là phải “kiềm chế mình làm đúng theo lễ”

(Khắc kỷ phục lễ vi nhân - Luận ngữ, Nhan Uyên) Nhìn tổng thể, chữ “nhân”

(1) Trình Hạo (1032 - 1085); Trình Di (1033 - 1107) Chu Hy (1130 - 1200)

(2) Khổng Tử (551-479 TCN), tư tưởng của ông thể hiện qua tác phẩm Luận ngữ; Mạnh Tử (371 - 289

TCN) là cháu nội Khổng Tử, tư tưởng của ông thể hiện qua tác phẩm Mạnh Tử

Trang 5

của Khổng Tử là một phạm trù rộng lớn, hầu như đồng nghĩa với đạo đức

Khổng Tử cũng chú trọng chữ “lễ”, nhưng hay đặt “lễ” trong mối quan hệ với

“nhân” Trong mối quan hệ đó, “nhân” là gốc, là cái bên trong, là đạo đức bên

trong trái tim con người, là nội dung; còn “lễ” là biểu hiện của “nhân”, là sự

biểu hiện hành vi bên ngoài; chúng có mối quan hệ tương hỗ và tác động lẫn

nhau, không thể đơn thuần hành lễ mà không chú ý tới nhân, cũng không thể

đơn thuần hành nhân mà không chú ý tới lễ… Còn Mạnh Tử cho rằng đạo đức

con người là một yếu tố bẩm sinh gọi là tính thiện; đồng thời trong bốn biểu

hiện đạo đức (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín), Mạnh Tử coi trọng nhất là chữ “nghĩa”

Về chính trị, Khổng Tử chủ trương đường lối trị nước phải dựa vào đạo

đức, tức là đức trị Nội dung của đức trị bao gồm ba nội dung: làm cho dân cư

đông đúc, kinh tế phát triển và nhân dân được học hành Mạnh Tử nhấn mạnh

hai vấn đề là nhân chính và thống nhất Nhân chính là dùng đạo đức để trị nước

và nhấn mạnh tư tưởng quý dân (dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh -

Mạnh Tử, Tâm tâm hạ - dân là quý, xã tắc là thứ yếu, nhà vua là không đáng

trọng); đồng thời dùng “nhân chính” để “thống nhất” thiên hạ

Về giáo dục, Khổng Tử là người đầu tiên sáng lập nên chế độ giáo dục tư

thục ở Trung Quốc Mục đích giáo dục là uốn nắn nhân cách, bồi dưỡng nhân

tài; vì vậy phương châm giáo dục là học lễ trước học văn sau; học đi đôi với

hành, học để vận dụng vào thực tế Khổng Tử và Mạnh Tử cũng rất chú trọng

tới phương pháp giảng dạy

2 Hệ thống tư tưởng Hán Nho

Vào giữa thời kì Tây Hán, hình thái tư tưởng thống trị Trung Quốc đã có

sự biến đổi Năm 136 TCN, Hán Vũ đế đã ra lệnh: “bãi truất bách gia, độc tôn

Nho thuật” Từ đây, Nho giáo bắt đầu trở thành hệ tư tưởng chính thống của xã

hội phong kiến Trung Quốc; đại diện tiêu biểu nhất của Hán Nho là Đổng Trọng

Thư

Đổng Trọng Thư (179 - 104 TCN) là người Quảng Xuyên (nay là Tảo

Cường, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc), là bậc thầy học phái Công Dương, người

khai sáng kim văn kinh học Đến Đổng Trọng Thư, Nho giáo được phát triển lên

Trang 6

một bước, nhất là về tư tưởng triết học và đạo đức Về triết học, Đổng Trọng

Thư có hai điểm mới đó là thuyết “thiên nhân cảm ứng” tức là quan hệ tác động

qua lại giữa trời và người; đồng thời dùng âm dương ngũ hành để giải thích vũ

trụ và sự bật Ông cũng phát triển thuyết âm dương ngũ hành lên một bước, nêu

ra quy luật đối với ngũ hành là liền thì sinh, cách nhau thì thắng nhau Về đạo

đức, đóng góp quan trọng của Đổng Trọng Thư là việc nêu ra các phạm trù tam

cương (3 mối quan hệ: vua tôi, cha con, vợ chồng) và ngũ thường (nhân, nghĩa,

lễ, trí, tín); lục kỉ (6 mối quan hệ: với những người ngang hàng với cha, với mẹ,

với anh em, họ hàng, thầy giáo và bạn bè) Tam cương ngũ thường do Đổng

Trọng Thư nêu ra đã trở thành những tiêu chuẩn đạo đức chủ yếu của Nho giáo,

đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trật tự xã hội phong kiến Trung Quốc;

và còn ảnh hưởng vô cùng sâu sắc tới những xã hội mà Nho giáo ảnh hưởng tới

như Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam

3 Hệ thống tư tưởng Tống Nho

Từ đời Hán về sau, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của phong

kiến Trung Quốc Nhưng cũng vào thời gian này, Phật giáo và Đạo giáo cũng

bắt đầu có ảnh hưởng ở Trung Quốc Trước sự xâm nhập và ra đời của những

học thuyết mới này, các nhà Nho thấy rằng Nho giáo quá đơn giản, do đó họ đã

tiếp thu quan điểm triết học Phật giáo và vũ trụ quan của Đạo giáo để bổ sung

cho triết lí Nho giáo thêm phần sâu sắc Đặc điểm chung của các nhà Nho đời

Tống là muốn giải thích nguồn gốc vũ trụ và giải thích mối quan hệ giữa tinh

thần và vật chất mà họ gọi là lí và khí Nói chung họ đều cho rằng lí có trước

khí, vì vậy họ được gọi là phái lý học

Nhân vật tiêu biểu của phái lý học là Chu Đôn Di, Thiện Ung, Trình Hạo,

Trình Di, Chu Hy… Người khai sáng lý học, đặt nền móng về mặt lý học duy

tâm chủ nghĩa là Chu Đôn Di (1017 - 1073) Nhưng nhân vật tiêu biểu đại diện

cho lý học Tống Nho phải nói tới anh em Trình Hạo (1032-1085); Trình Di

(1033-1107) và Chu Hy (1130 - 1200) Lý học Tống Nho đại diện cho Tân

Khổng giáo đã có ảnh hưởng lớn tới các nước Đông Bắc Á Ngoài việc nghiên

cứu mối quan hệ lý và khí, Trình Di và Chu Hy còn nêu ra phương pháp nhận

Trang 7

thức “Cách vật trí tri” nghĩa là phải thông qua việc nghiên cứu các sự vật cụ thể

để hiểu được cái lí của sự vật, tức là cái khái niệm trừu tượng (còn được gọi là

Lí học duy tâm khách quan)

Trên đây là những khái quát chung của Nho giáo Trung Hoa trong lịch sử,

nhưng chúng được coi là nền tảng cơ bản của Nho giáo ở khu vực Đông Bắc Á

Dù là phát triển ở quê hương của nó là Trung Hoa, hay phát triển ở những mảnh

đất xa lạ (Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam); Nho giáo vẫn mang trong mình

những nội dung cơ bản nêu trên mặc dù nội dung, hình thức có một số biến đổi

Vì vậy dù là Nho giáo Trung Hoa, Nho giáo Triều Tiên, Nho giáo Nhật Bản hay

Nho giáo Việt Nam thì nó vẫn được gọi cái tên chung là Nho giáo Và chỉ sau

khi đã nhận thức được “cơ sở chung”, “bất biến” của Nho giáo qua các nước và

các thời đại, chúng ta mới có điều kiện để nhận thức sự khác biệt giữa Nho giáo

các nước

II SỰ TRUYỀN BÁ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO TỚI CÁC

NƯỚC ĐÔNG BẮC Á (TRIỀU TIÊN, NHẬT BẢN, VIỆT NAM)

Ra khỏi biên giới Trung Hoa, Nho giáo được truyền bá sang Triều Tiên,

Nhật Bản và Việt Nam tạo thành một “vành đai văn hoá Nho giáo” Đông Bắc Á

Khác với sự trung thành khá tuyệt đối về mặt giáo lí của Cơ đốc giáo trong quá

trình truyền bá; Nho giáo trong quá trình truyền đã tiếp thu, kết hợp và hoà nhập

vào điều kiện địa - kinh tế, địa - chính trị, địa - văn hoá… của mỗi nước mà nó

truyền bá tới; đồng thời được lựa chọn và cải tạo qua cái nền của văn hoá bản

địa tạo thành Nho giáo Triều Tiên, Nho giáo Nhật Bản và Nho giáo Việt Nam

Vấn đề được đặt ra ở đây là con đường mà Nho giáo có thể truyền bá và

giữ ảnh hưởng sâu sắc tới vậy đối với các nước trong khu vực Đông Bắc Á

Hiện nay, các giả thuyết đều cho rằng có ba con đường:

Con đường thứ nhất đó là sự ảnh hưởng tự nhiên của một hệ tư tưởng từ

bên ngoài do sự phát triển không đều của trình độ xã hội Theo học giả Nguyễn

Đức Quỳ: “Tiếp thu một học thuyết từ bên ngoài để làm lý luận hướng dẫn tư

duy và hành động cho dân tộc mình là một chân lý phổ biến, là một sự thực

Trang 8

khách quan của các thời đại, của các dân tộc”(1) Theo tác giả, thực tế này có căn

cứ vững chắc từ sự phát triển không đồng đều giữa các dân tộc qua không gian

và thời gian Ở cùng một thời đại, ta thường thấy ở một khu vực lãnh thổ, có một

dân tộc hoặc một vài dân tộc phát triển cao hơn, nhanh hơn, mạnh hơn các dân

tộc khác ở xung quanh Lịch sử đã chứng minh rõ ràng thực tế ấy Đối với các

nước ở trong khu vực Đông Bắc Á, vào thời điểm mà Nho giáo được truyền bá,

thì tình trạng phát triển xã hội của Trung Quốc cao hơn hẳn các nước láng giềng

xung quanh là Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản Và “ta không hề thấy một dân

tộc nào cứ chịu lạc hậu, cứ chịu áp bức bóc lột nghèo nàn để chờ sự sáng tạo của

riêng mình, không chịu học tập những dân tộc tiến bộ hơn mình”(2) Ở trong tình

trạng kém phát triển hơn ấy, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam khi gặp Nho

giáo Trung Quốc với toàn bộ kiến thức và quan niệm trình bày mạch lạc, có lập

luận có dẫn chứng và đặc biệt được ghi lại bằng hệ thống chữ viết văn tự, thì

nhân dân các nước này đã tự nguyện học tập và vận dụng sáng tạo nó

Con đường thứ hai, cũng là con đường mang tính quy luật xã hội, khi mà

con người đã có sự phát triển dân số nhất định, đã có một trình độ thích ứng với

thiên nhiên nhất định do những điều kiện về tự nhiên, kinh tế, chính trị… đã

xuất hiện các chuyến di cư từ nơi này đến nơi khác, từ lãnh thổ vùng này sang

vùng khác, từ nước này sang nước khác, nhất là những nước ở gần nhau Và

trong khi di chuyển sang các nước khác, các vùng lãnh thổ khác ấy, tuỳ vào

trình độ phát triển của quốc gia, dân tộc bản xử mà những nhóm người thiên di

ấy đã từng sống, họ sẽ hoặc là tiếp thu những giá trị văn hoá mới của khu vực

mà họ di cư đến hoặc là truyền bá những giá trị văn hoá của nơi họ đã từng sống

tới các vùng lãnh thổ mới; hoặc là cả hai thứ đó Và thực tế cho thấy, rõ ràng đã

có những luồng di cư của người Trung Quốc sang Triều Tiên, Việt Nam và Nhật

Bản, và họ cũng mang Nho giáo truyền bá tới các nước này

Con đường thứ ba thì lại mang tính cưỡng ép và “đồng hoá” nhiều hơn

Các nền văn minh, các quốc gia khi đã phát triển tới đỉnh cao về kinh tế, xã hội,

(1) Nguyễn Đức Quỳ; Ảnh hưởng Nho giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam; trong “Nho giáo tại Việt

Nam”, Nxb KHXH, 1994, tr 385

(2) Nguyễn Đức Quỳ, Sđd, tr 386

Trang 9

chính trị, quân sự thường có ý muốn bành trướng thế lực, bành trướng lãnh thổ

của mình bằng các cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia láng giềng Cùng với

quá trình xâm lược ấy là sự “đồng hoá” và cả “bị đồng hoá” về văn hoá Đối với

khu vực Đông Bắc Á, ở thời điểm đó, nền văn minh Trung Hoa đã phát triển tới

đỉnh cao, hình thành một nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền với lực

lượng quân đội mạnh đã tiến hành xâm lược các quốc gia trong khu vực là Triều

Tiên và Việt Nam, đồng thời tiến hành “đồng hoá” về văn hoá các nước này

Trong quá trình ấy, Nho giáo đã được truyền bá cưỡng ép vào các nước trong

khu vực

Ba con đường trên có thể đúng với nước này, hoặc nước kia trong khu

vực Đông Bắc Á hoặc đồng thời hội tụ ở từng nước, nhưng chúng ta cần phải

thấy được và khẳng định khả năng thích ứng cao của Nho giáo Nho giáo tự thân

nó đã là một hệ tư tưởng phong phú, đa dạng, có khả năng hoà nhập vào nền văn

hoá của các quốc gia trong khu vực hơn bất kì tôn giáo và hệ tư tưởng nào khác

Sự du nhập và ảnh hưởng của Nho giáo tới các nước cũng có sự khác

nhau, mà cách tốt nhất để tìm hiểu sự khác nhau này là hiểu về sự truyền bá và

ảnh hưởng ở từng nước Hay nói cách khác là đặt chúng ở bên cạnh nhau có lẽ

chúng ta sẽ có thể rút ra những đặc điểm tương đồng và dị biệt

1 Nho giáo truyền bá và ảnh hưởng ở Triều Tiên

Nho giáo được truyền bá vào Triều Tiên trải qua một quá trình lâu dài và

bằng cả ba con đường trên(1) Cho đến nay vẫn chưa thể xác định chính xác thời

điểm Nho giáo được du nhập vào Triều Tiên Theo một số ý kiến nghiên cứu

cho rằng Nho giáo đã ảnh hưởng và du nhập vào Triều Tiên từ rất sớm, có thể từ

trước thời kỳ Ba vương Quốc, tức là vào khoảng thời gian những năm cuối trước

công nguyên, khi Hàn Quốc chưa xuất hiện nhà nước phong kiến Hay nói cách

khác “Nho giáo đã ảnh hưởng nhất định tới bán đảo Triều Tiên từ trước thời kỳ

Ba vương quốc”(2) Một số ý kiến khác xác định khá cụ thể cho rằng Nho giáo

vào Triều Tiên vào khoảng các bộ lạc lớn ở bán đảo đã hợp nhất với nhau, tức là

(1) (2) Xem thêm Lý Xuân Chung, Tìm hiểu vấn đề Nho giáo du nhập vào Hàn Quốc, Tạp chí Nghiên

cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 316-2001, tr 68-70

Trang 10

vào khoảng năm 403-221 TCN(3) Tuy nhiên tất cả đều thống nhất rằng Triều

Tiên là đất nước tiếp nhận Nho Giáo sớm nhất trong khu vực, có lẽ đơn giản vì

quốc gia có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, văn hoá-xã hội gần gũi với Trung

Hoa nhất

Ảnh hưởng của Nho giáo chính thức ở Hàn Quốc từ thời kì Ba vương

quốc (Koguryo; Pec-chê, Silla) vào khoảng cuối thế kỷ IV Nho giáo du nhập

vào ba vương quốc này vào những khoảng thời gian khác nhau Trong đó sớm

nhất là vương quốc Koguryo do có đường biên giới tiếp giáp với Yên, Tề, Lỗ

(Trung Quốc xưa) Ngay từ buổi đầu dựng nước, quan lại Koguryo đã học sách

chữ Nho, sử dụng chữ Hán trong công việc hành chính Trong cuốn “Tam quốc

sử ký” (Cuốn sử cổ nhất của Triều Tiên); tới năm 392, thời vua Sơ-su-rin, đời

vua thứ 17, nhà vua ra chỉ dụ “lập nhà Thái học, giáo dục đệ tử” bằng các sách

kinh điển Nho giáo (như Ngũ kinh, Tam sử (Sử ký, Hán thư và hậu Hán thư)(1)

Cũng trong khoảng thời gian này, hoặc có thể muộn hơn một chút, Nho giáo đã

được du nhập vào hai vương quốc còn lại Sau khi Silla thống nhất toàn bán đảo,

Nho giáo đã có những bước phát triển mới Theo “Tam quốc sử ký”, vào khoảng

năm 682 trường Quốc học được thành lập, trực thuộc bộ Lễ Tới năm 717, chân

dung Khổng Tử và 72 vị tiên hiền đã được rước từ nước Đường về đặt trong

viện Hàn lâm ở Silla Năm 750 trường Quốc học được đổi tên thành trường Thái

học, quy mô đào tạo, chương trình giảng dạy, sách vở học tập được tổ chức chặt

chẽ hơn Tuy nhiên có thể thấy rằng Nho giáo vào bán đảo Triều Tiên thời kì Ba

vương quốc chỉ chiếm vị trí khá khiêm tốn trong đời sống chính trị cũng như đời

sống tinh thần đối với quý tộc vương triều Và cũng giống như Việt Nam và

Nhật Bản, thời kì đầu Nho giáo mới du nhập vào, “suốt trong thời đại Ba vương

quốc, Phật giáo và Nho giáo ở Hàn Quốc đã tồn tại sát cạnh bên nhau một cách

hài hoà(2)

(3) Lê Quang Thiêm; Văn hoá, văn minh và yếu tố văn hoá truyền thống Hàn, Nxb Văn học, 1998, tr

295

(1) Trích theo Lý Xuân Chung, Sđd, tr 70

(2) Lê Quang Thiêm, Sđd, tr 298

Trang 11

Thời kỳ Koryo (918-1392), đây là thời kỳ Phật giáo phát triển tới đỉnh cao

ở Triều Tiên, còn Khổng giáo thì đã cung cấp cơ sở cho ý thức hệ chính trị chính

thức Tuy nhiên Nho giáo thời kì này có xu hướng ảnh hưởng lấn át dần Phật

giáo Thông qua chế độ giáo dục và khoa cử, Nho giáo đã dần dần chiếm vị trí

quan trọng trong xã hội Triều Tiên lúc bấy giờ Đến cuối triều đại Koryo, Tân

Khổng giáo đã bắt đầu xuất hiện và truyền bá vào Triều Tiên Trước sự rối ren

và đảo lộn về đạo lý và tinh thần ở Koryo lúc bấy giờ, Tân Khổng giáo đã nhanh

chóng được tiếp thu và có ảnh hưởng sâu sắc tới xã hội Koryo, và xã hội Triều

Tiên sau này

Triều đại Koryo chấm dứt, tướng Yi-Song-kie (hay còn gọi là vua Tae-jo)

lên ngôi vua lập ra triều đại Cho-son (1392-1910) Suốt triều đại này, Khổng

giáo có sự phát triển thịnh hành nhất, ảnh hưởng lớn tới mọi mặt, mọi hoạt động

trong xã hội Cho-son Triều Tiên khi ấy được xem như là một đất nước Nho

giáo tiêu biểu nhất trong vùng Nho giáo không chỉ ảnh hưởng tới chính quyền

Trung ương mà còn ảnh hưởng tới từng gia đình, từng cá nhân Nho giáo không

chỉ được tiếp nhận những giá trị bên ngoài mà còn được người Triều Tiên bổ

sung và phát triển sáng tạo, điển hình là sự ra đời của kiểu chữ viết riêng của

dân tộc Triều Tiên - chữ Hangul (1446) Nội dung Nho giáo ảnh hưởng thời

Cho-son là lấy Trung và Hiếu làm hệ thống trật tự, coi đạo đức chuẩn là Nhân,

Nghĩa, Lễ, Trí, Tín hay nói cách khác cuộc sống hàng ngày của người dân được

chỉ đạo bởi các nguyên tắc của Tân Khổng giáo Có tới 200 học viện Khổng

giáo và nhà thờ Khổng giáo được xây dựng ở triều đại này Trường học Khổng

giáo được trở thành kiểu trường học chính thống Chế độ học và khoa cử Nho

giáo được tổ chức, sắp xếp đào tạo ở mức độ cao hơn Cuối thời Cho-son, Tân

Khổng giáo ở Triều Tiên xuất hiện nhiều trường phái và phát triển theo nhiều

chiều hướng khác nhau Đặc biệt là Nho giáo phải đối diện với những thách thức

đến từ bên ngoài: đó là cuộc xâm lược 7 năm (1592 - 1598) của Nhật Bản và

một số tác động của tôn giáo và khoa học phương Tây Trước những thách thức

ấy, Nho giáo cũng được đổi mới cho phù hợp với sự thay đổi của thời đại Tuy

nhiên, sau đó từ sự xâm chiếm của người Nhật năm 1910 trở về sau, hệ thống tư

Trang 12

tưởng Nho giáo đã dần mất đi vai trò là cơ sở của nhà nước cai trị Nhưng chúng

ta vẫn phải thừa nhận rằng cho tới nay, xã hội Triều Tiên vẫn còn dấu ấn đậm

nét của tư tưởng Nho giáo

2 Nho giáo truyền bá và ảnh hưởng tới Nhật Bản

Khác với Triều Tiên và Việt Nam, con đường mà Nho giáo truyền bá vào

Nhật Bản lại mang tính chủ động, “lựa chọn” tiếp thu hơn Nguyên nhân của sự

khác biệt này có lẽ là do sự khu biệt về địa lí, sự thuần nhất về văn hoá của Nhật

Bản và đặc biệt là việc không bị nước ngoài (Trung Hoa) đô hộ Tất cả những

điều kiện đó đã giúp Nhật Bản có thể duy trì sự ổn định, tính bền vững xã hội,

và chủ động tiếp thu những luồng tư tưởng từ bên ngoài vào

Hiện nay, đa số các học giả đều cho rằng Khổng giáo được truyền bá vào

Nhật Bản qua Triều Tiên vào khoảng trước thế kỷ thứ V(1) thông qua con đường

giao thương buôn bán và qua những người Hàn Quốc di cư sang Nhật Bản

Nhưng phải đến nửa đầu thế kỷ VI, giai cấp quý tộc Nhật Bản mới chính thức

chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo Tư tưởng Nho giáo được thể hiện đầu

tiên trong “Luật 17 điều” công bố năm 604 của thái tử Sotoku Taishi (574 - 622)

đặt tư tưởng trung quân lên hàng đầu (“nước không thể có hai vua”) Và ngay từ

buổi đầu ấy, ở trong không gian của xã hội Nhật Bản và biệt lập, Nho giáo

Trung Hoa đã không thể lan truyền mà không bị biến tướng Michio Morishima

đã nhận xét rất hình ảnh như sau: “ngay từ đầu người Nhật ở mức độ nào đấy đã

lĩnh hội các luận thuyết theo cách riêng của mình và vận dụng những luận giải

khác về chúng Cuộc cách mạng tôn giáo đã diễn ra một cách mau chóng, và có

lẽ là vô ý thức, ngay trên boong của các con tàu đến từ Trung Quốc và Triều

Tiên hay trên các bãi tắm tại các bờ biển Nhật Bản”(3) Nhưng không chỉ tiếp thu

Nho giáo từ Triều Tiên sang, Triều đình Nhật Bản còn cử các đoàn sứ giả sang

Trung Quốc để giao lưu và học tập và tiếp thu Nho giáo qua thế giới quan của

(1) Theo “Nhật Bản thư ký”: Năm 285 (tức năm Thái Khang thứ 6, Tấn Vũ Đế Trung Quốc và năm thứ

16 Thiên hoàng ứng thần Nhật Bản) Nho giáo truyền bá vào Nhật Bản Trích theo Y Văn Thành, ảnh

hưởng của Nho học đối với Nhật Bản, Tạp chí Nghiên cứu Nhật bản số 5 (10/1998), tr 44

(3) Michio Morishima, Tại sao Nhật bản “thành công”: Công nghệ phương làng và tính cách Nhật Bản;

Nxb KHXH, 1991, tr 15

Trang 13

mình rồi về truyền bá lại cho dân chúng Như vậy rõ ràng là “khi Khổng giáo

được tiếp nhận ở Nhật Bản thì nó đã mang sắc thái Nhật Bản rồi”(1)

Sau thời gian đầu có sự hài hoà giữa Khổng giáo và Phật giáo ở thời đại

của thái tử Sotoku, nhất là từ sau cuộc cải cách Taika (năm 646) đến đầu thế kỷ

VIII, hệ thống chính trị Nhật Bản mang màu sắc đơn thuần Khổng giáo gần như

một bản sao của hệ thống chính quyền nhà Đường cho dù có một số điều chỉnh

cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của Nhật Bản(2) Dấu ấn của

Khổng giáo thể hiện rõ nét trong trật tự xã hội, cơ chế đạo đức, luật pháp, giáo

dục Nhật Bản

Đến thời Nava (710-794) ảnh hưởng của Nho giáo ngày càng sâu sắc, đã

vượt khỏi phạm vi của giai cấp thống trị mà còn phổ cập tới mọi tầng lớp trong

xã hội Nhật Bản Ngay cả kinh đô Nava cũng mô phỏng theo kinh đô Trường

An nhà Đường Tuy nhiên bước sang thế kỷ IX, trong xã hội Nhật Bản bắt đầu

xuất hiện những mâu thuẫn về hệ tư tưởng, mô hình đạo đức Dường như sau

một thời gian tiếp thu Nho giáo truyền thống thì xã hội Nhật Bản đã bắt đầu

nhận thấy nhiều hạn chế không phù hợp với các điều kiện thực tế xã hội Nên

bản thân xã hội Nhật Bản đã từng bước “đào thải”, “gạn lọc” những giá trị Nho

giáo truyền thống Làm cho Nho giáo bước vào giai đoạn suy giảm vai trò đáng

kể trong xã hội Nhật Bản suốt từ thế kỷ IX đến thế kỷ XVI, thay vào đó là sự

hưng thịnh của Phật giáo ở Nhật Bản (1192-1542) Những giá trị đạo đức, giáo

dục Nho giáo và cúng tế Khổng Tử cũng suy giảm rất nhanh Đặc biệt năm

1177, trường đại học Khổng giáo đã bị cháy và không được xây dựng lại(1) Tuy

nhiên do đã có ảnh hưởng trong lịch sử Nhật Bản trong suốt thời gian dài, nên

Nho giáo vẫn có những ảnh hưởng nhất định trong xã hội Nhật Bản, nhất là

trong hệ tư tưởng của hoàng gia

(1) Hà Huy Tuấn, Sự du nhập, phát triển và những ảnh hưởng cơ bản của Khổng giáo ở Nhật Bản cho

đến thời kỳ Tokugawa, tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á số 3 (2006), tr 34-40

(2) Nguyễn Thị Hồng Vân, Khổng giáo trong lịch sử Nhật Bản, Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á

số 6 (12-2004), tr 49

(1) Richard Bowring và Peter Kornicki; Bách khoa thư Nhật Bản, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản xuất

bản, Hà Nội, 1995, tr 197

Trang 14

Nếu như ở Nhật Bản Nho giáo có sự suy giảm vị trí phần nào, thì ở Trung

Quốc thời kì này trào lưu Tân Khổng giáo (Tống nho) bắt đầu trở nên hưng

thịnh và lan rộng ra các quốc gia trong khu vực Đông Bắc Á Trên thực tế thì

ngay từ thế kỷ XII(2)-XIII, Tân Khổng giáo đã được truyền bá vào Nhật Bản và

bắt đầu nhen nhóm một trào lưu Nho giáo mới trong xã hội Nhật Bản

Bước vào thời cận thế (1543-1868), Khổng giáo Nhật Bản bước vào giai

đoạn phục hồi và hưng thịnh Tuy vậy phải đến thời kì Tokugawa (1603-1866),

Nho giáo mới được truyền bá sâu rộng nhất và dành được vị trí quan trọng bởi

có sự bảo hộ của nhà nước, chính quyền Mạc Phủ Nho giáo Nhật Bản thời kỳ

này chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Chu Hy đời Tống (1130 - 1200) Nho

giáo được coi là nền học vấn chính trong sách lược trị quốc của chính quyền

Tokugawa Không chỉ ở cấp chính quyền Trung ương, ở các lãnh địa, một số

Daimyo cũng là những người đỡ đầu hăng hái cho Khổng giáo, họ tự nghiên cứu

Tân Khổng giáo; xây dựng nhiều trường học Nho giáo trên lãnh địa của mình,

hàng năm thường xuyên tổ chức các nghi lễ cúng tế Nho giáo Tư tưởng Nho

giáo cũng ảnh hưởng đến tầng lớp Samurai; ngoài sự trung thành và tinh thông

võ nghệ, các Sumurai cũng bắt đầu nghiên cứu và đi theo những tư tưởng Nho

giáo Ngoài ra, các tầng lớp bình dân, thương nhân Nhật Bản thời kì này cũng

xem trọng Nho giáo, lấy đó làm quy tắc ứng xử trong cuộc sống “Tinh thần duy

lý của Tân Khổng giáo kết hợp với mục tiêu hiệu quả cộng đồng của văn hoá

Nhật Bản đã

hướng người dân dần đi vào cải tạo xã hội một cách có ý thức”(1)

Ngoài những tín đồ Nho giáo theo trường phái Chu Hi, thời Tokugawa

còn có hai trường phái khác nghiên cứu Nho giáo Thứ nhất là những người kế

tục tư tưởng Nho giáo mới do Dương Vương Minh (1473-1529) khởi xướng, thứ

hai là trường phái Cổ học (Kogaku) chủ trương nhấn mạnh về việc trở về với

giáo lý Khổng Tử và Mạnh Tử Các trường phái này có vai trò quan trọng trong

(2) Richard Bowring và Peter Kornicki, Sđd, tr 198

(1) Hà Huy Tuấn; Sự du nhập, phát triển và những ảnh hưởng cơ bản của Khổng giáo ở Nhật Bản do

đến thời kỳ Tokugawa; Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 3 (5-2006), tr 39

Trang 15

việc thúc đẩy nghiên cứu Nho giáo và cụ thể hoá thể chế chính trị, luật pháp

Nho giáo đang được chính quyền Mạc phủ áp dụng trong nước

Tới nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, do những biến đổi về

kinh tế - xã hội Nhật Bản, Nho giáo bắt đầu suy giảm ảnh hưởng trong xã hội

Nhất là sau cải cách Minh Trị (1868) đến thập niên 1880, cùng với sự lên ngôi

của Thần đạo thì các tôn giáo khác và các hệ tư tưởng khác (trong đó có Nho

giáo) đồng loạt mất đi vị trí vốn có của mình Tuy nhiên, cuộc cải cách Minh Trị

thực chất là nhằm khôi phục quyền lực của Thiên Hoàng, và cùng với đó là khôi

phục vị trí hàng đầu của lòng trung thành trong các mối quan hệ, vì vậy Nho

giáo đã từng bước khôi phục lại địa vị vốn có trong xã hội Bước sang thế kỷ

XX, Nho giáo không chỉ khôi phục hoàn toàn mà còn phát triển rất mạnh biểu

hiện qua việc thành lập nhiều tổ chức nghiên cứu Nho giáo và các nghi lễ được

tiến hành thường xuyên Những giá trị đạo đức của Nho giáo được áp dụng một

cách có ý thức để thúc đẩy mối liên kết thống nhất hài hoà trong xã hội, chống

lại chủ nghĩa cá nhân có nguồn gốc từ phương Tây Cho tới trước năm 1945,

Nho giáo Nhật Bản không ít lần bị lợi dụng để sử dụng cho mục đích xâm lược,

thậm chí được gắn với chủ nghĩa dân tộc cực đoan Nên vị trí và uy tín của Nho

giáo đã một lần nữa bị suy giảm và mất uy tín sau thất bại của Nhật Bản trong

Chiến tranh thế giới lần thứ hai năm 1945 Ngày nay, những di sản của Nho giáo

như đền thờ kinh sách vẫn được duy trì nghiên cứu, sử dụng và được đánh giá

tích cực hơn, song rõ ràng Nho giáo đã được hiểu theo ý nghĩa khác trong xã hội

Nhật Bản hiện đại ngày nay

Như vậy, Nho giáo tuy không phải là tôn giáo (hệ tư tưởng) bản địa

nhưng từ khi du nhập vào Nhật Bản, nó đã có được vị trí, ảnh hưởng không thể

phủ nhận trong lịch sử Nhật Bản Dù vị trí và ảnh hưởng của Nho giáo có thể

thay đổi trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể nhưng không vì thế mà làm mất đi

những giá trị sâu sắc của nó trong văn hoá Nhật Bản Những giá trị đó được xem

như là một phần không thể thiếu của lịch sử Nhật Bản nói chung và lịch sử tư

tưởng Nhật Bản nói riêng Do điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau, do khác nhau

về ý thức hệ, cấu trúc xã hội, không bị cưỡng ép tiếp nhận, nên ngay từ đầu Nho

Ngày đăng: 23/01/2016, 17:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Michi Morishima; Tại sao Nhật Bản “thành công”? Công nghệ phương Tây và tính cách Nhật Bản, Nxb KHXH, 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: thành công
Nhà XB: Nxb KHXH
1. G.Sonsam, Lược sử văn hoá Nhật Bản. Tập 1, Nxb KHXH 1990 Khác
2. Vũ Khiêu (chủ biên), Nho giáo xưa và nay, Nxb KHXH, 1991 Khác
4. Nguyễn Tài Thư (chủ biên); Lịch sử tư tưởng Việt Nam (tập 1), Nxb KHXH, 1993 Khác
5. Phan Văn Các, Nghiên cứu Nho giáo Việt Nam trong bối cảnh khu vực và thời đại, Tạp chí triết học 1993, số 3, tr 41 Khác
6. Viện Triết học, Nho giáo tại Việt Nam, Nxb KHXH, 1994 Khác
7. Cao Xuân Huy, Tư tưởng phương Đông: Gợi những điểm nhìn tham chiến, Nxb Văn học,1994 Khác
8. GS. Trần Văn Giàu; Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám, tập I, Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, Nxb CTQG, 1996 Khác
9. PTS. Nguyễn Bá Thành; Tương đồng văn hoá Hàn Quốc - Việt Nam, Nxb Văn hoá, Hà Nội, 1996 Khác
10. Lê Văn Quán; Đại cương lịch sử tư tưởng Trung Quốc, Nxb Giáo dục, 1997 Khác
11. Lê Sĩ Thống; Lịch sử tư tưởng Việt Nam (tập 2), Nxb KHXH 1997 Khác
12. Nguyễn Tuấn Khanh, Đạo đức Khổng giáo, tư tưởng phương Tây và hiện đại hoá ở Nhật Bản, TC Nghiên cứu Nhật Bản số 2(10) - 1997, tr 42- 47 Khác
13. Cung Hữu Chánh, Ảnh hưởng của Khổng giáo ở Nhật Bản giai đoạn trước thế kỷ XVIII, TCNC Nhật Bản số 1 (1997), tr 54-55 Khác
14. Y Văn Thành, Ảnh hưởng của Nho học đối với Nhật Bản, TC Nghiên cứu Nhật Bản số 5 (17) - T10 (1998), tr 44-51 Khác
15. Nguyễn Tài Thư: Nho giáo và Nho giáo ở Việt Nam, góc nhìn tín ngưỡng và vai trò lịch sử, TC Triết học số 33/1998, tr 5 Khác
16. Nguyễn Hùng Hậu, Một số đặc điểm của Nho giáo ở Việt Nam, số 39/1998, tr 5 Khác
17. Lê Quang Thiêm; Văn hoá, văn minh và yếu tố văn hoá truyền thống Hàn, Nxb Văn học, 1998 Khác
18. Nguyễn Văn Kim, Chính sách đóng cửa của Nhật Bản thời kỳ Tokugawa. Nxb Thế giới, 2000 Khác
19. Nguyễn Thị Hồng Thu; Thiên triều Nhật Bản với những ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến Trung Hoa nhìn từ Kotowaza; TC Nghiên cứu Nhật Bản, số 1 (31) 2-2001, tr 33-36 Khác
20. Lý Xuân Chung, Tìm hiểu vấn đề Nho giáo du nhập vào Hàn Quốc; TC Nghiên cứu Nhật Bản vào Đông Bắc Á, số 3 (33) 6-2001, tr 68-73 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w