giao, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương nói riêng và huyệnnhà nói chung.Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh thì đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Nông Cống, tỉnh
Trang 1PHẠM HỒNG HẠNH
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ
Ở HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Nghệ An, 2015
Trang 2PHẠM HỒNG HẠNH
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ
Ở HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 60.31.02.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS.GVCC ĐOÀN MINH DUỆ
Nghệ An, 2015
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:Khoa sau Đại học, Khoa Giáo dục Chính trị Trường Đại học Vinh đã tạo điềukiện thuận lợi trong thời gian tôi học Cao học Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơnthầy, cô trường Đại học Vinh đã nhiệt tình giảng dạy và cung cấp cho tôi nhiềukiến thức quý báu trong suốt quá trình tôi học tập Chuyên ngành Chính trị họctại Trường Đại học Vinh
Tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS.TS.GVCC Đoàn Minh Duệ, đãtận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
đề tài
Đồng thời, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Huyện ủy, Ủy ban nhân dân,Trung tâm BDCT, Phòng Nội vụ UBND huyện, Đảng ủy các xã, thị trấn, bạn bètrong và ngoài lớp đã nhiệt tình hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi trong việc khảosát, thu thập dữ liệu, đóng góp nhiều ý kiến và những kinh nghiệm quý báu đểgiúp tôi thực hiện công trình nghiên cứu đề tài của mình; cảm ơn sự quan tâmcủa lãnh đạo Ban Tổ chức Huyện ủy và gia đình đã động viên, tạo điều kiệnthuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng, nhưng luận văn chắc còn nhiều thiếu sót,với ý thức luôn tự học hỏi và nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học, tôi rấtmong được sự góp ý của quý thầy, cô và các bạn
Nghệ An, tháng 10 năm 2015
Tác giả
Phạm Hồng Hạnh
Trang 4MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN 1
MỤC LỤC 2
BẢNG QUY ĐỊNH CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG 5
A MỞ ĐẦU 6
B NỘI DUNG 12
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ QUY HOẠCH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ 12
1.1 Khái quát về cán bộ cấp xã 12
1.2 Tầm quan trọng của công tác xây dựng và quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giai đoạn 2015 - 2020 19
1.3 Mục tiêu, yêu cầu, nội dung của công tác xây dựng và quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã 27
Kết luận chương 1 36
Chương 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ QUY HOẠCH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY 38
2.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa 38
2.2 Thực trạng xây dựng và quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã của huyện Nông Cống trong thời gian qua 41
2.3 Những vấn đề đặt ra trong xây dựng và quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Nông Cống hiện nay 56
Kết luận chương 2 60
Trang 5Chương 3 MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, QUY HOẠCH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ CỦA
HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 61
3.1 Mục tiêu quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa 61
3.2 Phương hướng xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa 62
3.3 Quan điểm xây dựng và quy hoạch cán bộ cấp xã huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa 65
3.4 Một số giải pháp xây dựng và quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Nông Cống giai đoạn 2015 - 2020 66
Kết luận chương 3 84
C KẾT LUẬN 85
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu chủ yếu đã thực hiện trong năm 2014 40
Bảng 2.2 Số lượng cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa
năm 2014 41Bảng 2.3 Độ tuổi của cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nông Cống, tỉnh Thanh
Hóa năm 2014 42Bảng 2.4 Thâm niên công tác của cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nông Cống,
tỉnh Thanh Hóa năm 2014 43Bảng 2.5a Trình độ chuyên môn của cán bộ cấp xã huyện Nông Cống, tỉnh
Thanh Hóa năm 2014 44Bảng 2.5b Trình độ lý luận chính trị cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nông Cống,
tỉnh Thanh Hóa năm 2014 45Bảng 2.6 Khảo sát năng lực công tác của cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nông
Cống, tỉnh Thanh Hóa 46
Bảng 2.7: Khảo sát về chất lượng và thái độ phục vụ của cán bộ cấp xã huyện
Nông Cống qua đánh giá của người dân 48Bảng 2.8: Công tác xây dựng tiêu chuẩn cán bộ cấp xã 50
Bảng 2.9 Kết quả khảo sát nhận thức về sự cần thiết đối với việc xây dựng và
quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa 52Bảng 2.10 Tổng hợp số lượng cán bộ cấp xã được quy hoạch vào Ban chấp
hành Đảng bộ cấp xã nhiệm kỳ 2015 - 2020 54
Trang 8do cán bộ nghiên cứu đề xuất, đồng thời cũng do cán bộ tổ chức, hướng dẫnnhân dân thực hiện Đường lối của Đảng đúng hay sai, tổ chức thực hiện thànhhay không đều phụ thuộc vào cán bộ Động lực của mọi cuộc cách mạng là quầnchúng nhân dân, mà hạt nhân chủ yếu của nó là lực lượng cán bộ “Cán bộ là cáigốc của mọi công việc”, chính là quan điểm về con người với tính cách vừa làchủ thể, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng.
Kế thừa tư tưởng của Người, Đảng ta cũng khẳng định: “Cán bộ là nhân
tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, củađất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác Xây dựng Đảng” Là mộtchính đảng tiên phong cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rènluyện, trải qua 85 năm xây dựng và trưởng thành, thấm nhuần lời dạy củaNgười: “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”, Đảng ta luôn coi trọngvấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốtcủa hệ thống chính trị ở các cấp đáp ứng yêu cầu của cách mạng
Trong những năm qua, các cấp ủy đảng huyện Nông Cống, tỉnh ThanhHóa luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ và coi đó là nhiệm vụ trọng tâmcủa công tác cán bộ và công tác xây dựng Đảng Nhờ đó, đã xây dựng được độingũ cán bộ có bản lĩnh chính trị, vững vàng trước những khó khăn và thử tháchmới, dần dần thích ứng với cơ chế thị trường, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ được
Trang 9giao, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương nói riêng và huyệnnhà nói chung.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh thì đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa vẫn còn một số cán bộ đang hạn chế vềtrình độ, năng lực lãnh đạo, chưa tận tâm, trách nhiệm và tâm huyết với côngviệc, thiếu gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ nên chưa đáp ứng được yêu cầucủa công cuộc đổi mới Để góp phần khắc phục những hạn chế nêu trên nhằmxây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóađáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng giai đoạn 2015 - 2020, tôi đã chọn đề tài:
“Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh
Hóa giai đoạn hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Chính
trị học
Trong phạm vi bước đầu xây dựng đề tài, tôi đã cố gắng sưu tầm vànghiên cứu một số sách, bài báo, tài liệu, công trình khoa học, luận văn thạcsỹ… có liên quan Có thể nêu một số công trình tiêu biểu như sau:
Đề tài: Khoa học cấp nhà nước “Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộlãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị đổi mới”, thuộc chương trình KX- O5
do PGS,TS Trần Xuân Sầm làm chủ nhiệm, (1999)
Đề tài: Khoa học cấp bộ “Về những yêu cầu của đội ngũ cán bộ chủ chốtcấp huyện ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” (1999), do Tiến sĩNguyễn Văn Sáu làm chủ nhiệm
Mẫu hình và con đường hình thành người lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở(1992) của Học Viện Nguyễn Ái Quốc, Hà Nội
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêucầu của tình hình mới (nguồn xaydungdang.org.vn)
Xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới (nguồn
xaydungdang.org.vn)
Trang 10Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đấtnước (1988), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Phú Trọng (1999), Sự lãnh đạo và hoạt động của Đảng trong điềukiện cơ chế thị trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
Học viện Nguyễn Ái Quốc (1992), Mẫu hình và con đường hình thành người cán bộ lãnh đạo chính trị chủ chốt cấp cơ sở, Hà Nội.
Một số luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ:
“Nâng cao năng lực tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xãhiện nay” (1994) của Hồ Bá Thâm, luận án tiến sĩ, (bảo vệ tại Học Viện Chínhtrị Quốc Gia Hồ Chí Minh)
“Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng bộ các cấp ở TâyNguyên hiện nay”, (1996) của Nguyễn Mậu Dựng luận án tiến sĩ, (bảo vệ tạiHọc Viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh)
“Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằngsông Cửu Long hiện nay”, Luận án tiến sĩ (2000) của Phạm Công Khâm, (bảo
vệ tại Học Viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh)
“Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp xã ở huyệnPhú Bình tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ (2002)của Nguyễn Văn Côi, bảo vệ tại Học Viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh
“Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị cấp xã ởhuyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay”, Luận vănthạc sĩ (2005) của Trần Trung Trực, (bảo vệ tại Học Viện Chính trị quốcgia Hồ chí Minh)
“Xây dựng đội ngũ chủ tịch ủy ban nhân dân xã của tỉnh Ninh Bình giaiđoạn hiện nay”, luận văn thạc sĩ (2005) của Đinh Ngọc Giang, bảo vệ tại HọcViện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh
Các công trình khoa học nêu trên đã đề cập đến đội ngũ cán bộ chủ chốtcấp xã, thị trấn ở những địa phương, huyện, tỉnh khác nhau, thời gian khác nhau
Trang 11và các phương pháp nghiên cứu khác nhau Nhưng cho đến nay chưa có côngtrình khoa học nào nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã tạihuyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh và đường lối của Đảng, luận văn tập trung đưa ra mục tiêu, phươnghướng, quan điểm và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng và quyhoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đápứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng giai đoạn 2015 - 2020
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc xây dựng và quy hoạch đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp xã hiện nay
- Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã của huyệnNông Cống, tỉnh Thanh Hóa và thực trạng công tác xây dựng, quy hoạch độingũ cán bộ chủ chốt cấp xã trong giai đoạn vừa qua, chỉ ra những ưu khuyếtđiểm, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong xây dựng, quy hoạch đội ngũcán bộ chủ chốt cấp xã
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp, để xây dựng và quy hoạchđội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Nông Cống đáp ứng yêu cầu nhiệm vụgiai đoạn 2015 - 2020
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Với phạm vi đề tài luận văn chỉ nghiên cứu công tác xây dựng và quyhoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa
3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn không đi vào nghiên cứu đội ngũ cán bộ nói chung mà chủ yếutập trung vào công tác quy hoạch và xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
Trang 12trên địa bàn huyện Nông Cống Cụ thể luận văn nghiên cứu những vấn đề thuộc
về quan điểm, mục tiêu, nội dung, giải pháp xây dựng, quy hoạch đội ngũ cán bộchủ chốt cấp xã ở huyện Nông Cống đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2015
- 2020 tương ứng với nhiệm kỳ sắp tới
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh về Xây dựng Đảng và các quan điểm đường lối, chỉ thị,Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác đào tạo bồi dưỡng, xâydựng, quy hoạch đội ngũ cán bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạochủ chốt
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản
- Phương pháp thống kê.
5 Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của đề tài
Thực trạng công tác xây dựng, quy hoạch cán bộ nói chung và quy hoạchcán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa nói riêng đang cònnhiều vấn đề bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn mới Các giảipháp mà luận văn đưa ra nếu được nhận thức và vận dụng vào thực tiễn mộtcách phù hợp, đồng bộ, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, quyhoạch cán bộ chủ chốt cấp xã trong giai đoạn 2015 - 2020
Luận văn góp phần rút ra được những kinh nghiệm, đưa ra những giảipháp phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn huyện để từng bước xây dựng
và quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã của huyện Nông Cống, tỉnh ThanhHóa đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn
2015 - 2020
Trang 13Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu để thựchiện tốt công tác xây dựng và quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấnnói chung, ngoài ra kết quả nghiên cứu còn có thể được dùng làm tài liệu thamkhảo phục vụ cho việc giảng dạy và học tập bộ môn Xây dựng Đảng cho cán bộ
ở Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện và phục vụ đề tài sáng kiến kinh nghiệmtrong công tác cán bộ của huyện
6 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn được kết cấu thành 3 chương
Chương 1: Những vấn đề lý luận về xây dựng và quy hoạch đội ngũ cán
Trang 14B NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG
VÀ QUY HOẠCH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ
Tại Điều 4, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữchức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từngân sách nhà nước
1.1.1.2 Khái niệm đội ngũ và đội ngũ cán bộ cấp xã
- Đội ngũ:
Trang 15Theo Từ điển Tiếng Việt, đội ngũ là: "Tập hợp gồm một số đông ngườicùng chức năng hoặc nghề nghiệp, thành một lực lượng" [30, tr.328];
Chúng tôi cho rằng: Đội ngũ là một tập hợp gồm nhiều người, cùng chứcnăng nhiệm vụ hoặc nghề nghiệp, có sự gắn kết với nhau trong một tổ chức đểcùng thực hiện mục tiêu của tổ chức đó
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;
d) Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn
có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân ViệtNam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Từ những quy định trên đây cho thấy đội ngũ cán bộ cấp xã có những đặcđiểm sau:
Về tiêu chuẩn, CB cấp xã có tiêu chuẩn chung được quy định tại Quyếtđịnh số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/1/2004 Hầu hết CB cấp xã đều đảm nhận vịtrí chủ chốt tại xã kể cả công tác Đảng, chính quyền và đoàn thể Những tiêuchuẩn về chính trị là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất Tiêu chuẩn
Trang 16chính trị đảm bảo cho CB cấp xã đủ phẩm chất để lãnh đạo các mặt công tácquan trọng.
Nguồn hình thành CB cấp xã rất đa dạng Do CB được bầu cử từ các tổchức chính trị - xã hội như: Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể Cũng xuấtphát từ lý do trên nên cán bộ cấp xã thường xuyên biến động, thay đổi vị trícông tác do yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương
Trong thực tế, trình độ chuyên môn của CB không đồng đều Nguyênnhân là do CB hình thành từ cơ chế bầu cử nên tiêu chuẩn chuyên môn chưađược chú ý đúng mức Cán bộ Mặt trận và đoàn thể chưa có chuyên môn phùhợp Tuy nhiên, do được sự tín nhiệm nên được giữ những trọng trách quantrọng mặc dù có thể chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định Từ thực tế đó đòi hỏi các
cơ quan có thẩm quyền phải có kế hoạch chuẩn hóa lực lượng CB này
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
xã trong hệ thống chính trị hiện nay
1.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ
Cán bộ chủ chốt cấp xã là “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.Một mặt, CB đưa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nướcvào cuộc sống, mặt khác đem những tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhândân phản ánh lại với Đảng và Nhà nước để làm cơ sở cho việc hoạch định, xâydựng các chủ trương, chính sách, pháp luật Vì vậy, việc xây dựng cũng nhưthực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
có đạt kết quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả hoạt động của độingũ CB nói chung, CB cấp xã nói riêng
Cán bộ chủ chốt cấp xã là người có quyền ra những quyết định về chủtrương, có trách nhiệm và quyền điều hành một tập thể, một đơn vị, một tổ chức
để thực hiện nhiệm vụ của tập thể và tổ chức ấy, thậm chí có thể chi phối, dẫndắt toàn bộ hoạt động của một tổ chức nhất định Do đó, đội ngũ CB chủ chốtcấp xã là những người đứng đầu quan trọng nhất trong hệ thống của tổ chức
Trang 17Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương,
là bộ phận quan trọng quyết định phương hướng phát triển ở cơ sở, chịu tráchnhiệm chính trong việc quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chínhsách, pháp luật của nhà nước và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh
tế trên địa bàn họ phụ trách Từ chức năng và nhiệm vụ trên, CB chủ chốt cấp xã
là nhân tố đảm bảo và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lýcủa nhà nước, đồng thời phát huy vài trò năng động, sáng tạo của các tổ chứcchính trị - xã hội cũng như đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân trên địa bàncấp xã Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, trước yêu cầu phát triển của đấtnước, của địa phương, vị trí đội ngũ CB chủ chốt cấp xã được thể hiện trên cácphương diện sau:
- Đội ngũ CB chủ chốt xã giữ vai trò quyết định trong việc triển khai tổchức thực hiện và đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước vào đời sống xã hội tại cơ sở Là những người giữ vai trò “trungtâm”, “trụ cột” tại cơ sở, họ không những nắm vững chủ trương, đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà còn phải có khả năng nắm bắt, amhiểu đặc điểm tình hình của cơ sở để đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể hóađường lối, chủ trương, chính sách đó đi vào cuộc sống, phù hợp với điều kiện,đặc điểm từng cơ sở
- Đội ngũ CB chủ chốt cấp xã là người thường xuyên, trực tiếp triển khai,hướng dẫn và vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước Trong quá trình đó, họ đã tạo ra “cầu nối”giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân và ý Đảng hợp lòng dân, tạo thành một khốithống nhất, làm cho Đảng và Nhà nước ăn sâu bám rễ trong quần chúng, tạo nênmối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, trực tiếp củng cố niềm tin củanhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ Mặc khác, qua phong trào cáchmạng của quần chúng, giúp cho CB cơ sở rút kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn,
Trang 18góp phần vào xây dựng và hoàn thiện chủ trương, đường lối của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước
- Đội ngũ CB chủ chốt cấp xã có vị trí quan trọng trong việc xây dựng,củng cố tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị ở cơ sở Họ là trụ cột, là trungtâm đoàn kết nội bộ, là lực lượng quy tụ lực lượng tổ chức, sắp xếp, kiện toàncác tổ chức trong hệ thống chính trị tại cơ sở
1.1.2.2 Vai trò của cán bộ chủ chốt cấp xã
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ ChíMinh luôn đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ Người đã khẳng định: “Cán
bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hay thất bại đều do cán
bộ tốt hay kém” [24, tr.269-273] Theo Người, “Cán bộ là cái dây chuyền của bộmáy Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù có tốt, dù chạy toàn
bộ máy cũng tê liệt Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, củaĐoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không
thể thực hiện được”, [23, tr.54-55].
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa cộng sản khoa học chỉ ra rằng: giai cấp
vô sản và chính đảng của mình muốn giành được quyền lãnh đạo, giữ vững đượcchính quyền thì phải xây dựng được một đội ngũ CB trung thành và tài năng,đáp ứng được nhiệm vụ cách mạng Từ kinh nghiệm lịch sử của xã hội loàingười và từ chính quá trình truyền bá lý luận khoa học vào phong trào côngnhân, C.Mác đã khẳng định: “Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những conngười sử dụng lực lượng tư tưởng” [6, tr.181] V.I Lênin, người kế thừa và pháttriển sáng tạo chủ nghĩa Mác, đã đặc biệt coi trọng việc xây dựng một đội ngũnhững nhà cách mạng chuyên nghiệp cho phong trào vô sản Đó là những cán bộnòng cốt đầu tiên của Đảng Cộng sản bônsêvích Nga V.I Lênin đã chỉ rõ:
“Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nókhông đào tạo được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đạibiểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” [6, tr.473]
Trang 19Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra mục tiêu chungcủa công tác cán bộ là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vữngvàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí,kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới,sáng tạo có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; có tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thức tổchức kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể gắn bó vớinhân dân dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm Đội ngũ cán bộ phải đồng
bộ có tính kế thừa và phát triển, có số lượng và cơ cấu hợp lý” [17, tr.258]
Cán bộ cấp xã có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, là nền tảng của bộmáy Nhà nước, là chỗ dựa, là công cụ sắc bén để thực hiện và phát huy quyềnlàm chủ của nhân dân, làm cơ sở cho chiến lược ổn định và phát triển đất nước,
là yếu tố chi phối mạnh mẽ đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội củacộng đồng dân cư trên địa bàn Sở dĩ như vậy vì họ là những cán bộ trực tiếptuyên truyền, phổ biến, vận động và tổ chức nhân dân thực hiện đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn dân cư, giảiquyết mọi nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, bảo đảm sự pháttriển kinh tế của địa phương, duy trì trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn cấp xã
Do tính chất công việc của cấp xã, họ vừa giải quyết những công việc hàngngày, vừa phải quán triệt các Nghị quyết, Chỉ thị của cấp trên và phải nắm tìnhhình thực tiễn ở địa phương để từ đó đề ra kế hoạch, chủ trương, biện pháp đúngđắn, thiết thực, phù hợp Thực tế đã chứng minh, đội ngũ CB cấp xã có vai tròquan trọng trong việc phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, tạo dựng cácphong trào cách mạng của quần chúng, góp phần thực hiện thắng lợi các mụctiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương Sức mạnh của hệ thốngchính trị, sự ổn định của xã hội, sự phát triển sâu rộng và hiệu quả của phong
Trang 20trào cách mạng của quần chúng luôn gắn liền với năng lực, phẩm chất đạo đứccủa đội ngũ này
Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của CB cấp xã, trong công cuộc đổimới toàn diện đất nước hiện nay, vận dụng đúng đắn lý luận của chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tiêu chuẩn cán bộ và công tác cán bộ, Đảng taluôn quan tâm đến đội ngũ cán bộ của Đảng, trong đó có lực lượng CB cấp xã.Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Đảng ta tiếp tục khẳng định
“Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ toàn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức,trình độ chuyên môn, năng lực thực tiễn Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộlãnh đạo, cán bộ quản lý, các nhà doanh nghiệp và các chuyên gia, trước hết làđội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị, phải dành kinh phí thỏa đángcho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở và chú ý kiện toàn, tăng cườngđội ngũ cán bộ cốt cán” Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X đã nhấn mạnh “xâydựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, có cơ cấu hợp lý, chất lượng tốt, xây dựng độingũ cán bộ lãnh đạo kế tiếp vững vàng Chú ý đào tạo cán bộ nữ, cán bộ các dântộc thiểu số, cán bộ xuất thân từ công nhân, chuyên gia trên các lĩnh vực, bồidưỡng nhân tài theo định hướng quy hoạch Để triển khai thực hiện các Nghịquyết trên, Đảng ta cũng đã sớm đề ra nhiều chủ trương, Nghị quyết, Quyết địnhbàn về vấn đề này, trong đó có Nghị quyết Trung ương III (khóa VIII) về côngtác cán bộ, Quyết định số 54 của Bộ Chính trị về chế độ học tập lý luận chính trịtrong Đảng đối với cán bộ, đảng viên…
Tóm lại, đội ngũ CB nói chung, CB cấp xã nói riêng trong thời kỳ mới
có vai trò đặc biệt quan trọng, là nhân tố quyết định cho sự thành bại của cáchmạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, đất nước và của cả dân tộc Sự nghiệpđổi mới đất nước muốn thành công phải tạo sự chuyển biến tích cực từ cơ sở,
Trang 21mà sự chuyển biến ở cơ sở lại phụ thuộc rất rất lớn ở chất lượng CB cấp xãhiện nay.
1.2 Tầm quan trọng của công tác xây dựng và quy hoạch đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp xã đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giai đoạn 2015 - 2020
1.2.1 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng và quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giai đoạn cách mạng mới
1.2.1.1 Quan điểm của Đảng, Nhà nước trong công tác xây dựng cán bộ cấp xã
Là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, hơn ai hết Chủ tịch HồChí Minh thấy rất rõ vị trí, vai trò của cán bộ Người chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốccủa mọi công việc” [23, tr.269] “Muốn việc thành công hoặc thất bại, đều docán bộ tốt hoặc kém” [23, tr.240] “Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán
bộ tốt thì thành công, tức là có lãi Không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗvốn” [24, tr.46]
Theo Hồ Chí Minh, làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới,đây là nhiệm vụ rất vẻ vang nhưng cũng rất nặng nề, là một cuộc đấu tranh lâudài, gian khổ, phức tạp Để hoàn thành nhiệm vụ đó đòi hỏi Đảng phải xây dựngđược một đội ngũ CB có đủ đức, đủ tài, trong đó đức là quan trọng hàng đầu.Người chỉ rõ, đạo đức là “gốc”, nền tảng của người cách mạng Người nhấnmạnh: “Cũng như sông thì phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sôngcạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạođức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”[23, tr.252-253]
Sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa đòi hỏi phải có nguồn nhân lực trình độ cao mới đáp ứng yêu cầu đẩynhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, gắn với nâng cao toàn diện chất lượng
và hiệu quả CNH, HĐH đất nước Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ
Trang 22rõ: phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnhđạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, văn hóa đầu đàn đượccoi là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, làđiều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội,tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũcán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020
là: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau” Mục tiêu đó đòi hỏi các tổ chức đảng và toàn Đảng
một năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu mới, trong đó vấn đề then chốt là xâydựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, vững mạnh
Đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội do Đại hội XI đề ra đangđược toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện trong điều kiện vừa có thời cơ,vận hội lớn, vừa phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức không nhỏ Thắnglợi của công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tùy thuộc vào việc Đảngnắm bắt cơ hội, tận dụng thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, vượt qua thách thức, đó làtrách nhiệm nặng nề của đội ngũ cán bộ, đảng viên
Đảng mạnh là nhờ sự vững mạnh của các tổ chức đảng, sự trong sạch,vững mạnh của đội ngũ cán bộ, đảng viên và mối liên hệ mật thiết thường xuyêncủa Đảng với nhân dân Song, suy cho cùng toàn bộ sức mạnh của Đảng, nănglực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng phụ thuộc vào sự trong sạch, vữngmạnh của đội ngũ cán bộ, đảng viên Đảng ta coi xây dựng đội ngũ cán bộ, đảngviên trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ cách mạng là mộttrong những vấn đề quan trọng hàng đầu Trong điều kiện hiện nay, vấn đề đó
Trang 23càng trở nên quan trọng, đòi hỏi phải được giải quyết một cách khẩn trương,nhưng cũng là nhiệm vụ căn bản, lâu dài.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam suốt 85 năm qua đã chứng minh một cáchsinh động vai trò quyết định thắng lợi của đội ngũ cán bộ do Đảng ta đào tạo vàrèn luyện “Cán bộ nào phong trào ấy''; nơi nào, lúc nào đội ngũ cán bộ tốt, giỏithì nơi đó, lúc đó cách mạng phát triển mạnh, thuận lợi, gặt hái nhiều kết quả;ngược lại, nơi nào, lúc nào đội ngũ cán bộ yếu kém thì nơi ấy, lúc ấy cách mạnggặp khó khăn, tổn thất Ở thời điểm hiện tại và trong chặng đường sắp tới, trướcyêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, đẩy mạnh toàndiện công cuộc đổi mới đất nước; yêu cầu bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủnghĩa trước âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; yêu cầu củng
cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàndân tộc công tác cán bộ càng trở nên vô cùng quan trọng Có thể nói, công tác
CB đang và sẽ thật sự là công việc mấu chốt trong nhiệm vụ then chốt xây dựngĐảng, có ý nghĩa sâu sắc về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại, an ninhquốc phòng, liên quan trực tiếp đến thành bại của cách mạng và sự an nguy củaĐảng, của chế độ ta
Sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta luôn coi trọng xây dựngđội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, nhất là từĐại hội VIII đến nay, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đặcbiệt coi trọng nhiệm vụ này và đề ra Nghị quyết về chiến lược cán bộ thời kỳđẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Các cấp ủy đảng đã cụ thể hóa và tổ chức thựchiện Nghị quyết đó và thu được những kết quả bước đầu Nhờ đó, mặc dù mỗicán bộ, đảng viên sống và hoạt động trong hoàn cảnh có nhiều đặc điểm mới sovới những năm trước đó, trước thời cơ và thách thức quyết liệt, đội ngũ cán bộ,đảng viên vẫn từng bước trưởng thành Tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên vữngvàng trước những biến động trong nước và thế giới, kiên định mục tiêu và conđường đi lên CNXH do Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, hăng hái đi
Trang 24đầu trong công cuộc đổi mới, hoàn thành các nhiệm vụ được giao; giữ vữngphẩm chất, đạo đức cách mạng trong sáng, lối sống trong sạch, lành mạnh.Nhiều cán bộ, đảng viên hoạt động trong các môi trường phức tạp, điều kiện khókhăn đã năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trướcdân, trước Đảng, mạnh dạn tìm tòi, thử nghiệm nhiều cách làm mới, đạt hiệu quảcao, được quần chúng tin yêu, ca ngợi, góp phần nâng cao uy tín, vai trò lãnhđạo của Đảng trong điều kiện mới Đại bộ phận cán bộ, đảng viên có ý thức tổchức kỷ luật cao, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, Điều lệ Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước, những quy định của địa phương.
1.2.1.2 Quan điểm của Đảng, Nhà nước trong công tác quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp xã
Quy hoạch CB là một nội dung trọng yếu của công tác CB, bảo đảm chocông tác CB đi vào nền nếp, chủ động, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâudài; làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vững vàng về chính trị, trong sáng
về đạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất
là năng lực trí tuệ Chính vì thế, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng taluôn chăm lo đến công tác CB, trong đó coi trọng việc quy hoạch CB, nhằm chủđộng tạo nguồn CB cho nhu cầu trước mắt và lâu dài
Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoáVIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước đã chỉ rõ: “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán
bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đápứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài” Tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hànhTrung ương (khoá IX) đã đề ra nhiệm vụ: “Tăng cường công tác quy hoạch cán
bộ lãnh đạo và quản lý Đặc biệt quan tâm tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lýtrẻ có thành tích xuất sắc, những cán bộ xuất thân công nhân, con em công nông,gia đình có công với cách mạng, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ Trên cơ sở
Trang 25quy hoạch, đẩy mạnh việc đào tạo, đào tạo lại cán bộ theo chức danh và cán bộ
dự nguồn"
- Mục đích của công tác quy hoạch cán bộ:
+ Tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong công tác CB; khắc phụctình trạng hẫng hụt trong đội ngũ CB lãnh đạo, quản lý, bảo đảm tính kế thừa,phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ CB, giữ vữngđoàn kết nội bộ và sự ổn định chính trị
+ Chuẩn bị từ xa và tạo nguồn CB dồi dào làm căn cứ để đào tạo, bồidưỡng, xây dựng đội ngũ CB đảm nhận các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấptrong hệ thống chính trị vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thànhthạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng lực trí tuệ
và thực tiễn tốt, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu của sựnghiệp CNH, HĐH đất nước
- Quan điểm về quy hoạch cán bộ
+ Lấy việc phục vụ nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ cách mạng đểxây dựng đội ngũ CB lãnh đạo, quản lý, phải thông qua thực tiễn của sự nghiệpđổi mới, phong trào thi đua yêu nước của quần chúng nhân dân để phát hiệnnhững người có phẩm chất và năng lực, nhất là năng lực chỉ đạo thực tiễn tốt,làm việc năng động, sáng tạo, có hiệu quả, cũng như các nhân tố mới có nhiềutriển vọng phát triển để đưa vào quy hoạch CB lãnh đạo, quản lý
+ Có quan điểm giai cấp công nhân trong công tác quy hoạch cán bộ: chú
ý phát hiện, bồi dưỡng CB trưởng thành từ thực tiễn; chủ động và sớm phát hiện
CB có triển vọng, các tài năng trẻ nhằm sớm đưa vào quy hoạch dự nguồn chođội ngũ CB lãnh đạo, quản lý để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho đấtnước; quan tâm tạo nguồn để tăng tỷ lệ CB lãnh đạo, quản lý trẻ, xuất thân từcông nhân, nông dân, con em các gia đình có công với cách mạng, cán bộ dântộc thiểu số, cán bộ nữ, không phân biệt đảng viên hay quần chúng ngoài Đảng
- Nguyên tắc trong công tác quy hoạch cán bộ
Trang 26+ Công tác quy hoạch CB lãnh đạo, quản lý phải đặt dưới sự lãnh đạo tậptrung, thống nhất của các cấp uỷ đảng, đồng thời có sự phân cấp hợp lý về thẩmquyền quy hoạch CB, phù hợp với phân cấp quản lý, sử dụng CB.
+ Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác quy hoạch CB;Đảng thống nhất lãnh đạo và quản lý đội ngũ CB, bảo đảm vai trò lãnh đạo tậptrung của cấp uỷ đi đôi với việc phát huy trách nhiệm của các tổ chức trong hệthống chính trị, nhất là người đứng đầu; đồng thời, mở rộng dân chủ trong việcphát hiện nguồn, phát hiện tài năng
- Phương châm về quy hoạch cán bộ
+ Quy hoạch CB phải thực sự gắn kết với các khâu khác trong công tác
CB như: nhận xét, đánh giá; đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển, sắp xếp, bố trí,
sử dụng CB Đánh giá đúng CB là khâu quan trọng nhất, là tiền đề cho việc bốtrí và cho quy hoạch CB; đồng thời quy hoạch CB là cơ sở để thực hiện luânchuyển, đào tạo CB cho nhu cầu trước mắt và lâu dài
+ Thực hiện quy hoạch “động” và “mở”: một chức danh có thể quy hoạchnhiều người và một người có thể quy hoạch nhiều chức danh; quy hoạch phảiluôn được xem xét, đánh giá để bổ sung, điều chỉnh hàng năm, đưa ra khỏi quyhoạch những người không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện, bổ sung vào quyhoạch những nhân tố mới có triển vọng
+ Quy hoạch CB phải đồng bộ từ trên xuống dưới; cấp trên chỉ đạo,hướng dẫn cấp dưới quy hoạch cán bộ, lấy quy hoạch CB cấp dưới làm cơ sởcho quy hoạch CB cấp trên; quy hoạch cấp trên thúc đẩy quy hoạch cấp dưới
+ Quy hoạch CB phải mang tính khoa học và thực tiễn, vừa tạo nguồn choviệc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, vừa tạo động lực thúc đẩy, pháthuy nhân tố chủ quan, phấn đấu vươn lên của cán bộ, bảo đảm sự đoàn kết trong
sự phát triển của toàn đội ngũ cán bộ, đề phòng tư tưởng cơ hội, chạy theo quyhoạch; không cứng nhắc, máy móc trong xây dựng và thực hiện quy hoạch
Trang 27+ Thực hiện công khai trong công tác quy hoạch CB; cơ quan có thẩmquyền quyết định quy hoạch thì quyết định phạm vi, đối tượng, thời điểm, mức
độ và cách thức công khai quy hoạch
1.2.2 Tính tất yếu của công tác xây dựng và quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã giai đoạn 2015 - 2020
1.2.2.1 Xuất phát từ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm và chăm lo xây dựng cấp
xã Người đã tổng kết, rút ra bài học có ý nghĩa cực kỳ quan trọng: "Cấp xã làgần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính Cấp xã làm được việc thì mọi côngviệc đều xong xuôi” Ở đất nước ta, hệ thống hành chính có bốn cấp: trungương, tỉnh, huyện và xã Trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước Đảng ta càng coi trọng việc củng cố, nâng cao chất lượng hệthống chính trị các cấp, đặc biệt ở cấp trung ương và cấp cơ sở và yêu cầu cấpbách xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải củng cố kiện toàn bộmáy Nhà nước ở cơ sở Các cấp ủy đảng, các cơ quan nhà nước, các đoàn thểnhân dân cần hướng về cơ sở, chăm lo xây dựng cơ sở vững mạnh, có sức chiếnđấu cao Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX "Về đổi mới và nâng cao chất lượng
hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn" đã khẳng định và nêu bật vị tríhết sức quan trọng của cấp xã: Các cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộphận nhân dân cư trú, sinh sống Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quantrọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huyquyền làm chủ của dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổchức cuộc sống của cộng đồng dân cư Do cấp xã có vị trí đặc biệt quan trọng,nên vấn đề có ý nghĩa to lớn, sống còn đối với cấp xã là phải xây dựng đội ngũcán bộ chủ chốt ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới
Trang 281.2.2.2 Xuất phát từ vị trí, vai trò công tác cán bộ chủ chốt cấp xã
Công tác cán bộ là một bộ phận trong công tác xây dựng Đảng, là côngtác Đảng liên quan chặt chẽ với việc xác định đường lối, chủ trương, chính sách
và nhiệm vụ chính trị, với việc sắp xếp tổ chức, bộ máy, cơ chế và đổi mớiphương thức lãnh đạo của Đảng trong cả hệ thống chính trị Hiểu một cách tổngquát, xây dựng đội ngũ CB chủ chốt cấp xã toàn bộ hoạt động của chủ thể có đủthẩm quyền và trách nhiệm pháp lý, nhằm làm nên, tạo ra một đội ngũ cán bộ xã
đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có lập trường chính trị vững vàng đáp ứngyêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ sở Đồng thời còn bao hàm cảviệc nâng cao chất lượng đội ngũ CB xã hiện có, để đội ngũ này thích ứng với
cơ chế mới, yêu cầu mới của nhiệm vụ chính trị đang đặt ra
Chủ thể xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã bao gồm: các Huyện uỷ,Thị uỷ, trong đó trước hết là Ban Thường vụ Huyện uỷ, Thị uỷ và những ngườiđứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị cấp huyện; tổ chức cơ sở đảng xã,
mà trực tiếp là Ban Thường vụ đảng uỷ xã, phường, thị trấn, và người đứng đầucác tổ chức trong hệ thống chính trị xã
Công tác xây dựng đội ngũ CB xã nhằm tìm ra những con người thật sự
có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và năng lực đủ sức gánh vác nhữngtrọng trách của nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới Công tác đó bao gồm:việc xác định đường lối, chủ trương, chính sách về cán bộ và công tác cán bộcủa Đảng; xác định tiêu chuẩn, cơ cấu cán bộ và đội ngũ cán bộ, những tiêu chínhằm xây dựng đội ngũ cán bộ và thực hiện đồng bộ các khâu trong công táccán bộ: quản lý, đánh giá, tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luânchuyển, bố trí, sử dụng, bảo vệ chính trị nội bộ và thực hiện chính sách cán bộ
1.2.2.3 Xuất phát từ tình trạng bất cập về công tác quy hoạch, đào tạo và
bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
Hạn chế trong công tác này là một số cấp uỷ chưa nhận thức đầy đủ vịtrí, vai trò của công tác quy hoạch CB nên việc tổ chức thực hiện còn lúng
Trang 29túng Trong quy hoạch còn dàn trải, tính khả thi chưa cao; chất lượng và cơ cấucủa quy hoạch còn nhiều mặt hạn chế; về trình độ trong quy hoạch chưa đảmbảo yêu cầu; tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số có nơicòn thấp.
Công tác tạo nguồn quy hoạch CB cấp xã chưa được quan tâm đúng mức.Mặt khác, trong đào tạo, bồi dưỡng CB là chưa gắn chặt với quy hoạch, chưa tậptrung đào tạo chuyên môn gắn với ngành nghề thế mạnh của địa phương, nhất làchưa xây dựng được chiến lược đào tạo CB lâu dài; áp lực về chuẩn hoá CB chonên đào tạo tại chức còn nhiều, chưa chú trọng bồi dưỡng về kỹ năng chuyênmôn Đội ngũ CB cấp xã chưa qua đào tạo trình độ chuyên môn và lý luận chínhtrị còn nhiều
Công tác luân chuyển còn chậm so với mục tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ
cơ sở Đồng thời, các cấp ủy đảng chưa chú ý đúng mức đến việc luân chuyển
và thực hiện chính sách sát hợp với đối tượng này
1.3 Mục tiêu, yêu cầu, nội dung của công tác xây dựng và quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
1.3.1 Mục tiêu của công tác xây dựng và quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
- Mục tiêu chung: Xây dựng đội ngũ CB cấp xã nhằm tạo ra một đội ngũ
CB đồng bộ, có số lượng, cơ cấu hợp lý, có phẩm chất chính trị, đạo đức, lốisống tốt; có trình độ và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chínhtrị ở cơ sở trong từng giai đoạn cách mạng
- Mục tiêu cụ thể:
+ Tạo ra một đội ngũ CB cấp xã có số lượng, cơ cấu hợp lý, tính hợp lý
trong việc xây dựng đội ngũ CB chủ chốt cấp xã biểu hiện ở việc tinh giản biênchế một cách tối ưu, đảm bảo gọn nhẹ, hoạt động có chất lượng, trong đó mỗi cánhân CB phát huy được hết năng lực, sở trường của mình, có thể đảm đương tốtnhiệm vụ được giao, đảm bảo cho bộ máy hoạt động thông suốt và hiệu quả
Trang 30Tính hợp lý còn biểu hiện ở chỗ số lượng CB cấp xã không quá đông, nếu không
sẽ gây dư thừa, lãng phí nguồn nhân lực, đồng thời cũng không quá ít, vì nó tạo
ra sức ép lớn trong công việc, gây ra sự mệt mỏi, căng thẳng trong CB
+ Xây dựng đội ngũ CB cấp xã sẽ tạo ra một đội ngũ CB có cơ cấu hợp
lý, đó là sự cân đối giữa các thành phần dân tộc, giai cấp, nghề nghiệp, giới tính,
độ tuổi; sự hợp lý đó sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp, tính năng động, phối hợpnhịp nhàng, hài hòa và sự kế thừa, phát triển trong đội ngũ CB; đặc biệt hiện nayvới chủ trương của Đảng và Nhà nước là tăng tỷ lệ trẻ, tỷ lệ nữ trong đội ngũ CBcấp xã, thì công tác này sẽ biến chủ trương đó thành kết quả trong thực tế
1.3.2 Yêu cầu của công tác xây dựng và quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
Việc xây dựng, quy hoạch CB chủ chốt cấp xã phải đảm bảo các yêu cầu
về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực chuyên môn.
+ Về phẩm chất chính trị: Đội ngũ CB cấp xã có lòng yêu nước sâu sắc,kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; chấp hành tốtcác chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quyết tâm tổ chức thực hiệnthắng lợi đường lối đổi mới Có bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao độngtrước những khó khăn, thách thức và những biến động của tình hình thế giới vàtrong nước Có ý thức giữ vững và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lýcủa Nhà nước Kiên quyết đấu tranh chống các quan điểm lệch lạc, sai trái củacác thế lực thù địch
+ Về phẩm chất đạo đức, lối sống:
Có đạo đức cách mạng thì CB mới có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao, mới được nhân dân tin yêu và giúp đỡ, như Hồ Chí Minh khẳngđịnh: “Cũng như sông thì có nguồn, mới có nước, không có nguồn thì cạn; câyphải có gốc, không có gốc thì cây héo; người cách mạng phải có đạo đức,không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [26,tr.252-253] Tuy nhiên, trong thời gian qua tình trạng suy thoái về đạo đức, lối
Trang 31sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng,làm giảm sút lòng tin của nhân dân, Đảng ta đánh giá: “Đó là một nguy cơ lớnliên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ” [9, tr.253] Vì vậy, xây dựngđội ngũ cán bộ chủ chốt nói chung và cán bộ chủ chủ chốt cấp xã nói riêngkhông thể không chú ý về đạo đức, lối sống Trong giai đoạn hiện nay, xâydựng đội ngũ CB cấp xã có tinh thần trách nhiệm cao, gương mẫu, đi đầu trongcông tác; xử lý hài hòa các lợi ích, đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc lên trênhết Liên hệ mật thiết với nhân dân, tôn trọng và bảo vệ quyền làm chủ củanhân dân Có lối sống trong sạch, lành mạnh, có kỷ cương, kỷ luật Khôngquan liêu, tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh phòng, chống quanliêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác.
- Về trình độ năng lực chuyên môn
Cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt mà không có nănglực thì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chíthất bại, như V.I.Lênin đề cập: “Chỉ dựa vào tinh thần xung kích, vào tinh thầnphấn khởi và nhiệt tình không thôi, thì không thể làm được cái gì cả” và Lênincũng cho rằng: “Lòng trung thành được kết hợp với năng lực hiểu biết về conngười, về năng lực giải quyết những vấn đề tổ chức, thì chỉ có lòng trung thành
đó mới có thể rèn luyện ra những tổ chức lớn”
Bên cạnh những đòi hòi về đạo đức cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minhcòn chú trọng đến việc nâng cao trình độ năng lực đối với cán bộ, công chức,Người đã nói: “Năng lực của con người không phải hoàn toàn tự nhiên mà có,
mà phần lớn do công tác, do luyện tập mà có” [25, tr.21] Như vậy, năng lựckhông phải là phẩm chất bẩm sinh, mà phải thông qua một quá trình rèn luyện,phấn đấu trong học tập, đặc biệt trong hoạt động thực tiễn
Vì vậy, bên cạnh những yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sốngthì xây dựng đội ngũ CB cấp xã có trình độ, năng lực tư duy lý luận và năng lực
tổ chức thực tiễn, đó là:
Trang 32+ Trình độ đội ngũ cán bộ cấp xã về học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, lýluận chính trị và các kiến thức bổ trợ phải đáp ứng được tiêu chuẩn đặt ra đốivới từng loại cán bộ cấp xã.
+ Về năng lực tư duy lý luận: Đòi hỏi cán bộ cấp xã phải đáp ứng đượcyêu cầu phát hiện, nhận thức đúng đắn, nhanh nhạy các vấn đề thực tiễn ở cơ
sở dưới góc độ lý luận, quản lý Đồng thời, có những đề xuất, kiến nghị sắcbén, khả năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
ở cơ sở
+ Về năng lực tổ chức thực tiễn: Năng lực này là những hiểu biết, những
kỹ năng và các phẩm chất tâm - sinh lý của chủ thế quản lý bảo đảm cho việc tổchức thực tiễn đạt hiệu quả Như vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực tổchức thực tiễn phải đảm bảo cho đội ngũ này đáp ứng những yếu tố sau:
▪ Phải có những hiểu biết: Đó là sự hiểu biết về chức năng, nhiệm vụ mà
họ đang công tác; về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; về conngười, kinh tế - xã hội của địa phương; về khoa học quản lý
▪ Phải có những kỹ năng: Đó là kỹ năng cụ thể hóa chủ trương, đường lốicủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thành những quyết định phù hợp
Kỹ năng phổ biến và tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước đến với quần chúng nhân dân Kỹ năng tổ chức thực hiện để biến nhữngchủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trở thành hiện thực ở địa phương
▪ Phải có được các phẩm chất tâm - sinh lý sau:
▪ Trí tuệ mềm dẻo và linh hoạt: Giúp cho CB có khả năng phân tích, xử lýcác tình huống một cách chính xác, kịp thời và dễ thích nghi với những biến đổicủa môi trường kinh tế - xã hội ở địa phương
▪ Khả năng quan sát: Giúp CB có cái nhìn tổng quát, toàn diện, cụ thể, chitiết về một vấn đề nào đó; giải quyết tốt các tình huống, mâu thuẫn nảy sinh,những mối quan hệ phức tạp trong công việc để đảm bảo sự hài hòa, thống nhất
Trang 33ở địa phương; đồng thời, giúp họ bố trí, sắp xếp CB dưới quyền hợp lý, chọnđúng người, giao đúng việc, bảo đảm sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ;
▪ Sáng tạo, năng động: giúp CB có những sáng kiến trong công tác Đồngthời, sự sáng tạo, năng động thôi thúc đội ngũ CB tìm ra những cách thức vàbiện pháp làm việc mới mang lại hiệu quả cao hơn;
▪ Tính quyết đoán: Giúp CB cấp xã vượt qua những thử thách, khó khăn
để thực hiện những mục tiêu do tập thể đặt ra Nhờ có phẩm chất này mà ngườicán bộ quyết tâm không chùn bước, dao động trước những khó khăn, trở ngạitrên con đường tiến tới mục tiêu; họ sẽ làm cho nhân dân phục tùng và tập trungđược sức mạnh của tập thể;
▪ Khả năng thuyết phục và lôi cuốn quần chúng: Cách mạng là sự nghiệpcủa quần chúng nhân dân, đòi hỏi đội ngũ CB cấp xã phải có khả năng này đểhuy động được sức mạnh của toàn dân vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng vàphát triển quê hương, đất nước
1.3.3 Nội dung của công tác xây dựng và quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
1.3.3.1 Xác định tiêu chuẩn về tuyển dụng cán bộ
Đây là nội dung quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến việc xây dựng độingũ cán bộ cấp xã Tiêu chuẩn CB là sự biểu hiện yêu cầu về phẩm chất và nănglực để hoàn thành nhiệm vụ, luôn luôn được bổ sung, cụ thể hóa phù hợp vớitừng giai đoạn phát triển của cách mạng Tiêu chuẩn CB là căn cứ để lựa chọn,
bố trí, sử dụng, đánh giá, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Có tiêu chuẩnphù hợp mới có cơ sở rà soát, đánh giá khách quan đội ngũ CB hiện có, loại bỏnhững CB cơ hội, thoái hóa, biến chất Mặt khác, căn cứ vào tiêu chuẩn, từngcán bộ sẽ phấn đấu hoàn thiện bản thân mình
Hiện nay, tiêu chuẩn đối với CB cấp xã được quy định tại Nghị định số114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã,
Trang 34phường, thị trấn và Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộtrưởng Bộ Nội vụ như sau:
- Về tiêu chuẩn chung:
+ Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội; có năng lực và tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kếtquả mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
+ Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm, thạo việc, tận tụy vớinhân dân Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng Có ýthức tổ chức kỷ luật trong công tác Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiếtvới nhân dân, được nhân dân tín nhiệm;
+ Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối củaĐảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hóa, chuyên môn,
đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụđược giao
- Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng cán bộ: Được quy định tại Quyết định số04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, theo quyết địnhnày thì tiêu chuẩn cụ thể đối với từng loại cán bộ cấp xã được xác định có sựkhác nhau về tuổi đời, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị
và có sự phân biệt tiêu chuẩn giữa đội ngũ cán bộ cấp xã ở khu vực đồng bằng
và miền núi
Lựa chọn, tuyển dụng cán bộ là hoạt động của tổ chức nhằm tìm kiếmnhững người có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực theo những tiêu chuẩn nhấtđịnh để bố trí, sử dụng hoặc dự nguồn sử dụng cho một tổ chức nào đó nhằmđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức đó, cũng như để củng cố, xây dựng tổchức vững mạnh toàn diện Lựa chọn cán bộ đưa vào nguồn quy hoạch là biệnpháp tất yếu bảo đảm cho đội ngũ cán bộ phát triển ổn định và làm cho công táccán bộ có tính chủ động và tính kế hoạch cao
Trang 351.3.3.2 Xác định tiêu chí đánh giá cán bộ
Đánh giá CB là việc hệ trọng, là khâu có ý nghĩa quyết định trong côngtác cán bộ, là cơ sở để thực hiện các khâu khác trong công tác cán bộ Đánh giáđúng cán bộ sẽ phát huy tiềm năng của từng cán bộ và cả đội ngũ CB Đánh giákhông đúng, sẽ dẫn đến việc lựa chọn CB không đủ phẩm chất và năng lực bố trívào những cương vị có trọng trách, dẫn đến hỏng người, hỏng việc, gây tổn thấtcho địa phương và ảnh hưởng trong phạm vi cả nước
Đánh giá CB là công việc hết sức khó khăn và nhạy cảm, sau đánh giá cóthể xảy ra hai khuynh hướng khác nhau; một mặt nó làm cho CB yên tâm, phấnkhởi, năng động, sáng tạo trong công tác, mặt khác nó gây ra sức ỳ, thiếu chítiến thủ, bi quan, chán nản trong cán bộ, thậm chí gây ra những hành vi vi phạmpháp luật, bị các thế lực thù địch lợi dụng, chống phá Đảng và Nhà nước Vìvậy, khi đánh giá cán bộ cấp xã phải đảm bảo căn cứ, nguyên tắc, quy trình, thủtục, thẩm quyền và trách nhiệm đúng theo Quyết định số 50/QĐ-TW ngày03/05/1999 của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về qui chế đánh giá cán bộ
- Muốn đánh giá lựa chọn, bố trí xây dựng một cách đúng đắn phù hợpvới thực trạng năng lực, sở trường của đội ngũ cán bộ các xã ở huyện NôngCống, tỉnh Thanh Hóa cần chú ý những vấn đề chủ yếu sau đây:
+ Phải nắm vững và dựa vào tiêu chuẩn cán bộ, công chức do Trung ươngquy định và vận dụng vào điều kiện cụ thể của huyện Nông Cống; đồng thời, lựachọn những người có đức có tài, có đầy đủ phẩm chất và năng lực
+ Phải lấy hiệu quả công tác và sự đóng góp thực tế làm thước đo phẩmchất và năng lực của cán bộ; mặt khác, phải dựa vào dân, vào phong trào cáchmạng của quần chúng để phát hiện, đánh giá kiểm tra cán bộ
+ Phải đặt CB trong môi trường và điều kiện cụ thể để xem xét một cáchtoàn diện cả quá trình phát triển của cán bộ
+ Đánh giá CB phải đảm bảo dân chủ, khách quan, trung thực
Trang 361.3.3.3 Xác định tiêu chuẩn quy hoạch cán bộ
Quy hoạch CB là quá trình tổng thể thực hiện các chủ trương, biện pháptạo nguồn cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý trên cơ sở dự báo nhu cầucán bộ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trong một thời gian Quy hoạchcán bộ được xây dựng và thực hiện tốt sẽ khắc phục tình trạng hụt hẫng về cán
bộ, chắp vá trong công tác cán bộ; đảm bảo sự phát triển liên tục và kế thừa củađội ngũ cán bộ; đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, có tầm nhìn xa,đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài
Quy hoạch cán bộ cấp xã là một nội dung trọng yếu trong công tác cán bộ
ở cơ sở; nó là cơ sở để thực hiện một số khâu khác trong công tác cán bộ nhưxây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp…; đồng thời nó làphương hướng, mục tiêu phấn đấu rèn luyện của từng cán bộ nằm trong quyhoạch và những cán bộ khác phấn đấu để đưa vào quy hoạch
Quy hoạch CB cấp xã phải bảo đảm sự thống nhất của Huyện ủy và BanChấp hành Đảng bộ xã, đảm bảo dân chủ, phải gắn với tình hình kinh tế - xã hộiđịa phương; phải đảm bảo đúng quy trình, phương châm “động” và “mở” Côngtác quy hoạch cán bộ phải phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương
1.3.3.4 Xác định tiêu chuẩn, nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp xã
Đào tạo là làm cho trở thành một người có năng lực theo những tiêuchuẩn nhất định Đào tạo cán bộ thường dùng chỉ một quá trình giáo dục có hệthống để hình thành nên phẩm chất, năng lực của người cán bộ Có đào tạo trongtrường học, có đào tạo trong thực tiễn Bồi dưỡng là làm cho tăng thêm nănglực, phẩm chất Bồi dưỡng cán bộ thường chỉ sự bổ túc thêm những kiến thứcmới, cần thiết để nâng cao kiến thức và kỹ năng nào đó sau khi đã được đào tạo,hoặc nói về việc giáo dục nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cho CB
Trang 37Đào tạo, bồi dưỡng CB cấp xã muốn có chất lượng phải có nội dung,chương trình, hình thức và phương pháp phù hợp với từng đối tượng; ngoài racần chú ý những quy định sau:
+ Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý, sử dụng CB cấp xã có tráchnhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn và nâng caotrình độ, năng lực cho CB cấp xã
+ Đào tạo, bồi dưỡng CB cấp xã phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch,tiêu chuẩn đối với từng chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng chức danh
+ Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CB cấp xã do ngân sách nhà nước cấp.Chế độ đào tạo, bồi dưỡng CB cấp xã do các cơ quan, tổ chức có thẩmquyền quy định
1.3.3.5 Bố trí, luân chuyển cán bộ cấp xã
- Bố trí sử dụng và quản lý CB cấp xã là điều hết sức quan trọng, do đóphải căn cứ vào tiêu chuẩn, yêu cầu từng nhiệm vụ của từng chức danh cán bộ,đảm bảo cho cán bộ phát huy tốt sở trường cá nhân, sử dụng đúng chuyên mônđược đào tạo Quản lý cán bộ phải chặt chẽ, chính là để bảo vệ cán bộ, giúp họphòng chống tiêu cực, quan liêu, tham nhũng
- Luân chuyển cán bộ cấp xã có 3 dạng: Luân chuyển theo quy hoạchnhằm tạo điều kiện rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách CB qua các môi trường côngtác khác nhau, nhất là CB trẻ, có triển vọng tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn vànăng lực lãnh đạo toàn diện Luân chuyển còn nhằm mục đích điều chỉnh vừasắp xếp, bố trí lại CB cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và năng lực sở trườngcủa CB vừa góp phần khắc phục tư tưởng cục bộ trong công tác cán bộ
1.3.3.6 Thực hiện chính sách đối với cán bộ cấp xã
Chế độ, chính sách đối với cán bộ là những quy định cụ thể về nhiều mặttrong công tác cán bộ nhằm đãi ngộ đối với CB sao cho đúng đắn, phù hợp vớiquan điểm của Đảng, điều kiện thực tế của từng địa phương
Trang 38Chế độ, chính sách đối với CB nói chung, đối với CB cấp xã nói riêng baogồm chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, về sử dụng và quản lý, về đảmbảo các lợi ích vật chất và tinh thần Do đó, khi thực hiện các chế độ, chính sáchđối với cán bộ cần chú ý sử dụng đồng bộ, trong đó chế độ, chính sách về đãingộ vật chất và tinh thần có ý nghĩa quyết định trực tiếp đối với tinh thần và chấtlượng công tác của đội ngũ cán bộ.
Chế độ, chính sách phù hợp tạo điều kiện cho CB cấp xã yên tâm, phấnkhởi, nhiệt tình trong công tác; ngược lại chế độ, chính sách không phù hợp thì
nó sẽ kìm hãm, thậm chí gây ra sự hời hợt, thiếu trách nhiệm trong thực thi công
vụ Tuy nhiên, khi đã có chế độ, chính sách đúng thì chưa chắc sẽ mang lại hiệuquả hoạt động của cán bộ mà nó đòi hỏi người thực hiện chế độ, chính sách phảinắm chắc chế độ, chính sách liên quan đến cán bộ cấp xã; thực hiện phải côngbằng, thống nhất, công khai, kịp thời, chính xác, khoa học, có như vậy chế độ,chính sách đối với cán bộ cấp xã mới có tác dụng
Kết luận chương 1
Để có căn cứ đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng và quyhoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa giai
đoạn 2015 - 2020, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, chương
1 luận văn đã hệ thống hóa, phân tích, khái quát, làm sáng tỏ cơ sở lý luận vềxây dựng và quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã Việc xây dựng và quyhoạch đội ngũ cán bộ cấp xã nói chung và cán bộ cấp xã ở huyện Nông Cống,tỉnh Thanh Hóa nói riêng là toàn bộ các hoạt động nhằm hình thành được độingũ cán bộ trung thành với Đảng, Nhà nước, với nhân dân; thành thạo chuyênmôn nghiệp vụ; tận tụy và có trách nhiệm với công việc
Trang 39Như vậy, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, xây dựng Nhà nước phápquyền của dân, do dân, vì dân và để khắc phục tình trạng yếu kém về trình độ,năng lực và sự thoái hóa biến chất của một số cán bộ, đảng viên hiện nay, vấn đềxây dựng và quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trở thành yêu cầu kháchquan, cấp bách hiện nay.
Trang 40Chương 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ QUY HOẠCH ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ HUYỆN NÔNG CỐNG,
TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY
2.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa
2.1.1 Khái quát chung về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Nông Cống là huyện nằm phía nam tỉnh Thanh hóa, phía bắc giáphuyện Triệu Sơn và Đông Sơn, phía đông giáp huyện Tĩnh Gia và QuảngXương, phía tây giáp huyện Như Thanh Là huyện phụ cận trong vùng kinh tếnam Thanh, bắc nghệ, có đường sắt Bắc Nam chạy qua huyện (có 3 nhà ga làYên Thái, Minh Khôi, Thị Long); có quốc lộ 45 chạy dọc huyện nối Quốc lộ1A và đường Hồ Chí Minh, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, giao lưu,buôn bán và hội nhập
Nông Cống có diện tích tự nhiên 28.700ha, trong đó diện tích đất nôngnghiệp trên 14.000ha; với 33 đơn vị hành chính bao gồm 32 xã, 1 thị trấn baogồm: Thị trấn Nông Cống và 32 xã là: Tân Phúc, Tân Thọ, Tân Khang, TrungChính, Trung Thành, Trung Ý, Hoàng Giang, Hoàng Sơn, Tế Nông, Tế Tân, TếLợi, Tế Thắng, Minh Khôi, Minh Nghĩa, Minh Thọ, Vạn Thắng, Vạn Hoà, VạnThiện, Thăng Long, Thăng Thọ, Thăng Bình, Công Liêm, Công Chính, CôngBình, Tượng Văn, Tượng Lĩnh, Tượng Sơn, Trường Sơn, Trường Giang,Trường Trung, Trường Minh và Yên Mỹ (trong quy hoạch 2015-2020 huyệnNông Cống sẽ có 3 thị trấn là thị trấn Nông Cống, thị trấn Yên Mỹ, thị trấnTrường Sơn và 3 khu dân cư dịch vụ, thương mại là Cầu quan, Minh Khôi, Trầu
- Công Liêm); Dân số 183.000 người (dân số trong độ tuổi lao động 97.400người Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, đặc biệt là nguồntài nguyên khoáng sản như: Quặng cromit, quặng secpentin, quặng đá Baza làmphụ gia xi măng, quặng sắt, đất phụ gia xi măng, đá vôi VLXD, cát xây dựng, đá