TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHTRỊNH ĐỨC HÙNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN LANG CHÁNH, TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60.14
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRỊNH ĐỨC HÙNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN LANG CHÁNH, TỈNH THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN – THÁNG 10/2013
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRỊNH ĐỨC HÙNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN LANG CHÁNH, TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS NGUYỄN BÁ MINH
NGHỆ AN – THÁNG 10/2013
Trang 3Với tình cảm chân thành, tôi tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với:
- Khoa giáo dục và phòng đào tạo sau đại học trường Đại học Vinh, cácthầy cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trìnhhọc tập, nghiên cứu và viết luận văn
- Trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Bá Minh, người đã tận tình trực tiếp
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn:
- Lãnh đạo, chuyên viên phòng giáo dục và Đào tạo huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.
- Các đồng chí Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên các trường Mầm non huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.
- Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên khuyến khích, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Do điều kiện về thời gian và khả năng có hạn, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý của các quý thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn./
Tác giả: Trịnh Đức Hùng.
Trang 41 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3 KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4 GIẢ THIẾT KHOA HỌC
5 NHIỆM VỤ
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Nhóm nghiên cứu phương pháp lý luận 5
6.2 Nhóm nghiên cứu phương pháp thực tiễn 5
6.3 Phương pháp thống kê toán học để xử lý liệu nghiên cứu 5
7 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
8 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON 6
1.1 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1 2.1 Khái niệm quản lý 9
1.2.2 Cán bộ, cán bộ quản lý trường Mần non 12
1.2.3 Đội ngũ, đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non 12
1.2.4 Chất lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non 13
1.2.5 Giải pháp và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ 14
1.3 NHỮNG YÊU CẦU CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON 15
1.3.1 Yêu cầu về số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục mầm non 16
1.3.2 Yêu cầu về phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục Mầm non 16
1.3.3 Yêu cầu về nhận thức thực hiện chức năng, nhiệm vụ 20
1.4 CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON 22
1 Lý do chọn đề tài 7
2 Mục đích nghiên cứu 10
3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 10
4 Giả thuyết khoa học 10
5 Nhiệm vụ 10
6 Phương pháp nghiên cứu 11
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 11
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 11
6.3 Phương pháp thống kê toán học để sử lý số liệu nghiên cứu 11
7 Những đóng góp của luận văn 11
8 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, các phụ lục, luận văn gồm có ba chương: 11
1.1 Sơ lược lịch sử của vấn đề nghiên cứu 12
1.2 Một số khái niệm cơ bản 15
Trang 51.2.2 Cán bộ, cán bộ quản lý trường mầm non 18
1.2.3 Đội ngũ, đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non 18
1.2.4 Chất lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non 19
1.2.5 Giải pháp và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ 20
1.3 Những yêu cầu chung về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường Mầm non .21 1.3.1 Yêu cầu về số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục Mầm non 22
1.3.2 Yêu cầu về phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục Mầm non 22
1.3.3 Yêu cầu về nhận thức thực hiện chức năng, nhiệm vụ 26
1.4 Công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường Mầm non 28
CHƯƠNG 2 32
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ 32
CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN LANG CHÁNH, TỈNH THANH HÓA 32
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá 32
2.1.1 Đặc điểm địa lý, dân cư, dân số, nguồn nhân lực huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa 32
Tổng số 34
Tổng số 35
2.1.2 Đặc trưng kinh tế - văn hóa, giáo dục 35
2.2.Tình hình giáo dục mầm non huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá 41
2.2.1 Qui mô giáo dục Mầm non 41
2.2.2 Đội ngũ cán bộ quản lý Giáo dục mầm non, giáo viên mầm non 44
2.2.3 Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý các trường Mầm non huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá 46
2.3 Thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường Mầm non huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá 59
2.3.1 Công tác qui hoạch đội ngũ cán bộ quản lý 60
2.3.2 Tuyển chọn, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ quản lý 61
2.3.3 Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý 62
2.3.4 Đánh giá, sàng lọc đội ngũ cán bộ quản lý 62
2.4 Đánh giá thực trạng với 3 tiểu mục 63
Chương 3 68
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN LANG CHÁNH - TỈNH THANH HÓA 68
1 Kết luận chung 100
2 Kiến nghị 102
Trang 6VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và cán bộ quản lýtrường Mầm non nói riêng là việc làm thường xuyên và là nhiệm vụ trọng tâmcủa cấp ủy Đảng, chính quyền và ngành giáo dục Trong thời đại ngày nay nhânloại đã bước vào những thập niên thứ hai của thế kỷ XXI với những đặc trưngmang tính toàn cầu Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế tạo ra quá trình hợptác để phát triển, là quá trình đấu tranh gay gắt nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia,bảo tồn bản sắc văn hoá của các dân tộc
Đất nước đang trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập khu vực và quốc tế,muốn thực hiện thành công CNH – HĐH đòi hỏi phải có bản lĩnh, phát huy yếu
tố nội lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà trong đó đòi hỏi phải nângcao chất lượng cán bộ nói chung và cán bộ quản lý giáo dục nói riêng Nói về
tầm quan trọng của công tác cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ :“Cán bộ
là cái gốc của mọi công việc”, “Mọi việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, “Có cán bộ tốt việc gì cũng xong” [11].
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là nhân tố quyết định chấtlượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh Xây dựng đội ngũ CBQL giáo dục
là một vấn đề cấp thiết được nhấn mạnh trong kết luận của Hội nghị lần thứ 6
BCH TW Đảng khoá IX: Xây dựng và triển khai chương trình “Xây dựng đội
ngũ cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện ” Vấn đề này đã được khẳng định trong Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư TW Đảng: “Về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” và Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc “ Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, đào tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ năng lực đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh tế- văn
Trang 8hóa- xã hội” Phát triển GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là một trong những
động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH là điều kiện để phát huy nguồn lực conngười Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong đó nhà giáo và đội ngũCBQL giáo dục là lực lượng nòng cốt đóng vai trò quan trọng Nâng cao chấtlượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục một cách toàn diện là nhiệm vụ đápứng yêu cầu trước mắt và mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thànhcông chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn từ nay đến năm 2020
Trong thời gian qua, ngành giáo dục và Đào tạo đã đạt được những thànhtựu quan trọng về mọi mặt rất đáng ghi nhận Hệ thống giáo dục quốc dân ngàymột hoàn chỉnh hơn, mạng lưới trường học các cấp từ Mầm non đến Đại họcngày càng mở rộng, đội ngũ nhà giáo được tăng cường về số lượng và chấtlượng Nhìn lại hơn 20 năm đổi mới và phát triển, Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ X khẳng định:
“ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phát triển và đầu tư nhiều hơn; cơ sở vật chất được tăng cường; quy mô đào tạo mở rộng…”
GDMN là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, với
nhiệm vụ “thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi” nhằm “Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một” [1] Để đạt được mục tiêu, GDMN phải phụ thuộc rất nhiều ở đội ngũ
CBQL tại các cơ sở giáo dục Mầm non Do đó, việc nâng cao chất lượng độingũ CBQL các trường Mầm non là rất cần thiết, tuy nhiên việc nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường Mầm non đến nay vẫn chưa đượcnghiên cứu nhiều, chưa nghiên cứu đầy đủ và chưa có hệ thống, vì vậy nâng caochất lượng đội ngũ CBQL giáo dục Mầm non là góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục nói chung và chất lượng giáo dục Mầm non nói riêng, đáp ứng yêu cầuphát triển giáo dục trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước
Trang 9Trong những năm gần đây, công tác quản lý trường học từng bước đổimới góp phần đào tạo con người đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạnlịch sử ngày nay Từ lâu người dân Thanh Hóa vốn ham học hỏi, cần cù, chịuthương, chịu khó, trong đó có nhiều nhân tài hiện đang công tác ở nhiều lĩnh vựcthen chốt khác nhau trên mọi miền của đất nước
Huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa được tái lập trở lại vào tháng 08năm 1982, là một huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hoá, có 11 xã,thị trấn Trong những năm qua giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa nói chung vàgiáo dục của huyện Lang Chánh nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đãdần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà Tuy nhiên, theo yêucầu phát triển của công cuộc đổi mới kinh tế-xã hội trong giai đoạn hiện nay, thìgiáo dục và đào tạo của huyện Lang Chánh còn nhiều bất cập, đặc biệt là côngtác quản lý các trường mầm non trên địa bàn huyện Lang Chánh là một huyệnmiền núi gặp nhiều khó khăn về các điều kiện kinh tế, xã hội, địa hình phức tạp,
vì vậy phát triển giáo dục và đào tạo cũng gặp không ít những khó khăn Trong
đó chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nói chung và CBQL giáo dụcMầm non nói riêng ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa còn nhiều hạn chế
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đã nêu trên thì việc nghiên cứu nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường Mầm non trên địa bàn huyệnLang Chánh, tỉnh Thanh Hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc góp phầnphát triển kinh tế - xã hội của địa phương Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ quản lý các trường Mầm non trên địa bàn huyện, với tư cách là chuyên viênphòng GD&ĐT, phụ trách công tác giáo dục Đào tạo bồi dưỡng của ngành trong
đó có giáo dục mầm non, tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường Mầm non huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá”.
Trang 102 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cáctrường mầm non huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa nhằm góp phần nâng caochất lượng giáo dục Mầm non của huyện nhà
3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộquản lý các trường Mầm non huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa
- Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộquản lý trường Mầm non
- Phạm vi nghiên cứu:
Đội ngũ cán bộ quản lý ở 11 trường Mầm non trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa
4 Giả thuyết khoa học
Hiện nay chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường Mầm non trên địabàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chấtlượng giáo dục mầm non Nếu chúng ta xây dựng được các giải pháp một cáchkhoa học và có tính khả thi thì có thể nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản
lý các trường Mầm non huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa
5 Nhiệm vụ
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường Mầm non
- Khảo sát thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý các trường Mầm non huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường Mầm non huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa
Trang 116 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hoá cáctài liệu và văn bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra
- Phương pháp lấy ý kiến của chuyên gia
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động…
6.3 Phương pháp thống kê toán học để sử lý số liệu nghiên cứu
7 Những đóng góp của luận văn
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về vấn đề nâng cao chất lượng độingũ CBQL trường Mầm non
- Làm sáng tỏ thực trạng công tác xây dựng đội ngũ CBQL trường Mầmnon huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá
- Đề xuất được các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trườngMầm non huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá
8 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, các phụ lục, luận văn gồm có ba chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
quản lý trường mầm non
Chương 2 Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường
Mầm non huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa
Chương 3 Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý
các trường Mầm non huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa
Trang 12Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON
1.1 Sơ lược lịch sử của vấn đề nghiên cứu
Ngay từ khi xuất hiện con người phải thực hiện hoạt động lao động để tồntại và phát triển Trong lao động, con người đã phát huy bản năng sống và luôn
tự ý thức tích lũy kinh nghiệm, không ngừng sáng tạo Để có một xã hội đảmbảo sự phân cấp, phân chia quyền lợi, con người phải trải qua đấu tranh, xã hộihình thành trong đó thể hiện rõ vai trò của quản lý và lãnh đạo.Vấn đề đội ngũCBQL và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL nói chung và nâng cao chất lượngđội ngũ CBQL giáo dục Mầm non nói riêng đã được Đảng và Nhà nước quantâm Nhiều nhà khoa học, cán bộ quản lý trong và ngoài ngành giáo dục và cácgiáo viên quan tâm nghiên cứu: Xã hội càng phát triển thì hoạt động quản lýcàng được phân cấp rõ rệt từ cấp vĩ mô đến cấp vi mô và tới từng ngành, nghề.Chính vì thế quản lý trở thành một khoa học được nghiên cứu sâu sắc và triệt để.Trải qua quá trình phát triển trong từng thời kỳ lịch sử, đã xuất hiện nhiều nhànghiên cứu về lý luận khoa học quản lý Các nhà triết học cổ Hy Lạp nghiên cứu
về quản lý tuy còn ít ỏi nhưng đã có những đóng góp đáng kể: Đó là tư tưởngcủa Xôcrát ( 469-399 Tr.CN), Platôn ( 427-347 Tr.CN) và Arixtôt ( 384-322Tr.CN) Thời kỳ Trung Hoa cổ đại, các nhà hiền triết đã có tư tưởng quản lýtoàn xã hội: Khổng Tử (551-478 Tr.CN), Mạnh Tử ( 372 -289 Tr.CN), nêu lên
tư tưởng “Đức trị, Lễ trị” lấy chữ tín làm đầu Phương Tây Kô-men-xki ( 1670) với cuốn “Lý luận dạy học” vĩ đại ông viết năm 1632 đã đi vào lịch sử
1592-như một cái mốc đánh dấu sự ra đời của lý luận giáo dục và nhà trường hiện đại;
tư tưởng của ông có ảnh hưởng khá sâu sắc đến QLGD ngày nay
- Ngày 15/6/2004, Ban Bí thư khóa IX đã ban hành Chỉ thị 40- CT/TW vềviệc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
Trang 13dục Chỉ thị đã đề cao vai trò của giáo dục: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực con người Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”.
Chỉ thị đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cán bộ quản lý giáo dục và thể
hiện rõ: “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
- Thực hiện Chỉ thị trên, ngày 11 tháng 01 năm 2005 Phó Thủ tướng Chínhphủ Phạm Gia Khiêm đã ký Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt
Đề án Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục giai
đoạn 2005-2010 Mục tiêu tổng quát là: “xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Nhiệm vụ là “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo,CBQL giáo dục Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, trách nhiệm của nhà giáo và nhiệm vụ xây dựng đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục có chất lượng cao, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức, tận tụy với nghề nghiệp, làm trụ cột thực hiện các mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [26]
Trang 14Ở nước ta, ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, Hồ Chủ Tịch đã đặcbiệt quan tâm chỉ đạo việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên phục vụ cho sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Những quanđiểm, tư tưởng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh về giáo dục đã định hướng cho vấn đề
đào tạo bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ giáo viên mới: “Không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế - văn hoá” Bằng nhiều bài viết, bài
nói chuyện về vấn đề giáo dục, Người thường xuyên động viên đội ngũ giáo viên
và cán bộ quản lý ở tất cả các bậc học nỗ lực phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất
sắc trọng trách nặng nề và vẻ vang mà xã hội giao phó: “Chăm lo dạy dỗ con em của nhân dân thành người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà” [11].
Trong những năm tháng chiến tranh, đề tài về nâng cao chất lượng độingũ chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và sâu rộng Từ những năm đầucủa thập kỷ 90 đến nay đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, đánglưu ý đó là:
- Giáo trình khoa học quản lý của PGS TS Phạm Trọng Mạnh (NXBĐHQG Hà Nội năm 2001);
- Tập bài giảng lý luận đại cương về quản lý của Tiến sĩ Nguyễn Quốc
Chí và PGS TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Hà Nội 1998);
- “Khoa học tổ chức và quản lý một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của
trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức quản lý (NXB Thống kê Hà Nội 1999);
- Tập bài giảng lớp Cán bộ quản lý phòng Giáo dục và Đào tạo của trườngCán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo (Hà Nội 2000)
- “Tâm lý xã hội trong quản lý” của Ngô Công Hoàn (NXB ĐHQG Hà
Nội 2002);
Bên cạnh đó còn có các bài viết đề cập đến lĩnh vực QLGD như:
Trang 15- “Vấn đề kinh tế thị trường, quản lý Nhà nước và quyền tự chủ các trường học” của Trần Thị Bích Liễu - Viện KHGD đăng trên tạp chí giáo dục số
Lê Vũ Hùng đăng trên tạp chí số 60 tháng 6/2003
Từ trước đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về việc nâng cao chấtlượng đội ngũ CBQL trường học nói chung và cán bộ quản lý trường Mầm nonnói riêng Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu việc nângcao chất lượng đội ngũ CBQL trường Mầm non ở các huyện miền núi tỉnhThanh Hóa, trong đó có huyện Lang Chánh Để đáp ứng yêu cầu thực hiệnchương trình Giáo dục mầm non và nâng cao chất lượng GDMN phù hợp vớiđiều kiện thực tiễn của huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá, chúng ta cần phảitiến hành nghiên cứu việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý GDMN,
từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường Mầmnon tại huyện nhà
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Khái niệm quản lý
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý, có thể nêu ra một số quanđiểm về quản lý như sau:
"Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý), lên khách thể quản lý (đối tượng quản lý) về mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội… bằng một hệ thống luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các giải pháp cụ thể nhằm tạo
ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển đối tượng"[15].
Trang 16- Theo quan điểm triết học, quản lý được xem như một quá trình liên kết
thống nhất giữa cái chủ quan và cái khách quan để đạt được mục tiêu đó
- Theo quan điểm kinh tế, F.Taylo (1856 – 1915) Người theo trường phái
quản lý theo kiểu khoa học: “Quản lý là cải tạo mối quan hệ giữa người với người, giữa người với máy móc và quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất”
[28]
- Quản lý kinh tế là sự tác động liên tục, có tổ chức của chủ thể quản lýlên những người lao động để sử dụng một cách tốt nhất những tiềm năng, cơ hộinhằm đạt được mục tiêu quản lý đề ra theo đúng luật định hiện hành Như vậy,theo quan điểm kinh tế, quản lý luôn chú ý đến sự vận hành, hiệu quả kinh tế,phát triển sản xuất và tác động qua lại giữa các lực lượng sản xuất
- Theo quan điểm chính trị xã hội: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý, người tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế bằng một hệ thống luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [28]
- “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường” [28].
- “Quản lý là các hoạt động được thực hiện nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc qua những nổ lực của người khác” [23].
- “Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức” [38].
- “Quản lý là một hoạt động thiết yếu đảm bảo phối hợp những nổ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm” [39].
- “Quản lý là sự có trách nhiệm về một cái gì đó ” [41].
Trang 17Những định nghĩa trên khác nhau về cách diễn đạt nhưng đều gặp nhau ởnhững nội dung cơ bản, quản lý phải bao gồm các yếu tố sau:
+ Phải có ít nhất một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các hoạt động và ítnhất là một đối tượng bị quản lý tiếp nhận trực tiếp các tác động của chủ thểquản lý tạo ra và các khách thể khác chịu các tác động gián tiếp của chủ thểquản lý Tác động có thể chỉ là một lần mà cũng có thể là nhiều lần
+ Phải có một mục tiêu và một quĩ đạo đặt ra cho cả đối tượng và chủ thể,mục tiêu này là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động
+ Chủ thể phải thực hành việc tác động
+ Chủ thể có thể là một người, nhiều người, đối tượng cũng có thể là mộthoặc nhiều người (trong tổ chức xã hội)
Bất luận một tổ chức có mục đích gì, cơ cấu và qui mô ra sao đều cần phải
có sự quản lý và có người quản lý để tổ chức hoạt động và đạt được mục đíchcủa mình
Hiện nay, quản lý thường được định nghĩa rõ hơn: Quản lý là quá trìnhđạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kếhoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra
Như vậy, có thể khái quát: Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển,
hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích đã đề ra Sự tác động của quản lý phải bằng cách nào đó để người bị quản lý luôn luôn hồ hởi, phấn khởi đem hết năng lực và trí tuệ để sáng tạo ra lợi ích cho bản thân, cho tổ chức và cho cả xã hội
Các cấp quản lý có chức năng tương tự nhau Đều vận dụng các chứcnăng quản lý (đã nói ở trên) để thực hiện các nhiệm vụ công tác của mình Nộidung hoạt động khác nhau do phân cấp quản lý qui định, do nhiệm vụ của thời
kỳ chi phối Đặc biệt là chịu ảnh hưởng của những biến đổi về kinh tế, chính trị,
xã hội, khoa học và công nghệ
Trang 181.2.2 Cán bộ, cán bộ quản lý trường mầm non
Theo từ điển Tiếng việt (1992) của Viện khoa học xã hội Việt Nam thìcán bộ có nghĩa là:
- Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữchức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từngân sách nhà nước
- Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vàongạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhànước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơquan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhânchuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công annhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máylãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam,Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp cônglập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chứctrong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương đượcbảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của phápluật
1.2.3 Đội ngũ, đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non
Có nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau về đội ngũ Ngày nay, kháiniệm đội ngũ được dùng cho các tổ chức trong xã hội một cách rộng rãi như độingũ cán bộ, công chức, đội ngũ trí thức, đội ngũ y, bác sĩ đều xuất phát theocách hiểu của thuật ngữ quân sự về đội ngũ, đó là: “Khối đông người được tậphợp lại một cách chỉnh tề và được tổ chức thành lực lượng chiến đấu”
Trang 19Theo từ điển tiếng Việt thì “Đội ngũ là tập hợp một số đông người, cùng chức năng hoặc nghề nghiệp thành một lực lượng” [29].
Một khái niệm khác cũng tương tự là: “Đội ngũ là tổ chức gồm nhiều người tập hợp lại thành một lực lượng hay là tập hợp số đông người cùng chức năng, nghề nghiệp như đội ngũ nhà văn, đội ngũ nhà giáo ”.
Khái niệm đội ngũ cũng có thể hiểu là: Một nhóm người được tổ chức và tậphợp thành một lực lượng, để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng haykhông cùng nghề nghiệp, nhưng đều có chung một mục đích nhất định
Tóm lại có thể hiểu: Đội ngũ là một tập thể gồm nhiều người, có cùng
lý tưởng, cùng mục đích, làm việc theo sự chỉ huy thống nhất, có kế hoạch, gắn bó với nhau về quyền lợi vật chất cũng như tinh thần
Hiện nay theo cách hiểu thông thường và khá phổ biến ở nước ta, kháiniệm đội ngũ CBQL là những người có chức vụ, có trách nhiệm điều hành vàđứng đầu trong một tổ chức
Đội ngũ cán bộ quản lý trường Mầm non là một nhóm người được tổ
chức sắp xếp và cùng nhau thực hiện mục tiêu chung của nhà trường bằng cách vận dụng các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra nhằm đưa nhà trường tiến lên một trạng thái mới về chất.
Đội ngũ CBQL trường Mầm non bao gồm hiệu trưởng và các phó hiệutrưởng Đây là lực lượng cốt cán của đội ngũ CBGV trong nhà trường Tiêu chí
để đánh giá đội ngũ CBQL trường Mầm non là chất lượng đội ngũ
1.2.4 Chất lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non
“Chất lượng” là phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của
sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, từ đó phân biệt nó với sự vật khác
Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật và được biểu hịên ra bênngoài qua các thuộc tính Chất lượng là cái liên kết các thuộc tính của sự vật vàkhông tách rời khỏi sự vật Sự thay đổi chất lưọng kèm theo sự thay đổi của sựvật về căn bản Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính qui định về
Trang 20số lượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính qui định ấy Mỗi sự vật bao giờcũng là sự thống nhất của chất lượng và số lượng Chất lượng và số lượng liênquan chặt chẽ với nhau Tuy phân biệt với chất lượng, song số lượng luôn đượchiểu là số lượng của mỗi chất lượng nào đó.
Chất lượng, theo quan điểm của các nhà giáo dục, là cái tạo nên phẩm chất giá trị của một người, một sự vật, sự việc Đó là tổng thể những thuộc tính cơ bản
khẳng định sự tồn tại của một sự vật và phân biệt nó với sự vật khác
Như vậy, có thể hiểu: Chất lượng đội ngũ CBQL trường Mầm non là
những yếu tố tạo nên giá trị của đội ngũ đó, bao gồm:
+ Phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức
+ Hệ thống năng lực liên quan đến trình độ chuyên môn và nghiệp vụ quản lý
1.2.5 Giải pháp và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giáo dục được thể hiện trêncác mặt:
Con người với tư cách là nguồn nhân lực để phát triển giáo dục, conngười là thành tố quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất Con người lànguồn lực không có gì có thể thay thế được để phát triển giáo dục
Với tư cách là “nhân vật chủ đạo”, trong quá trình phát triển giáo dục vàđào tạo, cần phải đầu tư thích đáng để phát triển nguồn nhân lực Giáo dục làbiện pháp chủ động và quan trọng để phát triển nguồn lực con người
Con người với tư cách là tiềm lực để phát triển giáo dục và đào tạo, pháttriển xã hội, làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng cao hơn
Với nghĩa chung nhất, nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL là nâng caochất lượng con người
Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường học là vấn đề cốt lõi của việcphát triển nguồn nhân lực con người, nguồn lực quý báu nhất có vai trò quyết
định đối với sự phát triển KT - XH “Mục tiêu của giáo dục là hình thành và phát triển nhân cách con người, trên cơ sở đó để phát triển giáo dục nhằm thực
Trang 21hiện nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài Nói cách khác phát triển nhằm phát triển con người bền vững để phát triển kinh tế -
xã hội” [20].
Nghĩa hẹp hơn: Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL nói chung và chấtlượng đội ngũ CBQLgiáo dục mầm non nói riêng là nâng cao chất lượng nguồnlực con người trong ngành giáo dục; đào tạo đội ngũ CBQL có phẩm chất, nănglực, làm cho mỗi con người tự phát triển bản thân
Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường mầm non để đội ngũ đượcphát triển theo chiều hướng đi lên: đủ về số lượng, từng bước nâng cao chấtlượng, đồng bộ về cơ cấu Đó là quá trình nâng cao chất lượng đội ngũ có trình
độ về chuyên môn, trình độ chính trị, năng lực quản lý, tập hợp những người cóphẩm chất tốt, đạo đức lối sống lành mạnh, có trí tuệ cao, tay nghề thành thạo
Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL giáo dục Mầm non được thể hiện trên cácmặt:
- Bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ QLGD
- Bố trí đội ngũ cán bộ phù hợp với năng lực, điều kiện
- Đảm bảo được định mức lao động
- Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật kịp thời
- Xây dựng mối quan hệ lành mạnh, có hiệu quả
Vấn đề cơ bản của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lýGDMN là đảm bảo số lượng và nâng cao chất lượng nhằm giúp họ hoàn thànhtốt vai trò, nhiệm vụ của người quản lý
1.3 Những yêu cầu chung về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường Mầm non
Theo GS.TS Phạm Minh Hạc: “Nói tới giáo dục là nói tới triển vọng
viễn cảnh, nếu làm giáo dục mà chỉ nghĩ đến trước mắt, không nghĩ đến phạm trù tương lai, chắc chắn là không có thành công, hay ít nhất là không có thành tựu” [21].
Trang 22Yêu cầu chung về việc xây dựng đội ngũ CBQL GDMN trong giai đoạnhiện nay:
- Trước hết, phải xây dựng đội ngũ CBQL có đủ số lượng theo qui định
và tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của từng địa phương, dân số, đặc thù (dân tộc,nam, nữ ) Mỗi trường có một Hiệu trưởng và có từ 1 đến 3 Phó Hiệu trưởng
- Xây dựng, phát triển đội ngũ có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, lốisống trong sáng, tâm huyết vì sự nghiệp phát triển giáo dục
- Đội ngũ CBQL phải là những người có trình độ chuyên môn từ loại khátrở lên, có năng lực quản lý, có sức khoẻ, có khả năng chỉ đạo, tổ chức thựchiện và kiểm tra đánh giá, thực sự là những nhà giáo vì học sinh thân yêu, vì sựnghiệp phát triển của đát nước nói chung và sự phát triển của sự nghiệp giáodục nói riêng
1.3.1 Yêu cầu về số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục Mầm non
Để đảm bảo nguồn nhân lực cho các trường mầm non hoạt động với đầy
đủ các chức năng: Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, đáp ứng được yêu cầuhiện nay của giáo dục nói chung, căn cứ vào việc phân hạng trường để bổ nhiệmđội ngũ CBQL đủ về số lượng: Ở mỗi trường cần phải có 1 Hiệu trưởng và có ítnhất từ 1 đến 2 Phó hiệu trưởng đảm nhận các nhiệm vụ khác nhau trong trườngMầm non về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến
72 tháng tuổi tuổi do Hiệu trưởng phân công Đối với trường hạng 1 có 1 hiệutrưởng và 2 phó hiệu trưởng Được bố trí thêm 1 phó hiệu trưởng nếu có từ 5điểm trường hoặc có từ 20 trẻ em khuyết tật hoà nhập trở lên, đối với trườnghạng 2 được bố trí 1 hiệu trưởng và 1 phó hiệu trưởng [1]
1.3.2 Yêu cầu về phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục Mầm non
Cùng với những thành tựu mới của của cách mạng khoa học và côngnghệ, trình độ dân trí ngày càng được nâng lên, không khí dân chủ phát triển đã
và đang tạo ra những bước chuyển về chất trong tư duy, tầm nhìn, độ hiểu biết
Trang 23CBQL hiện nay ở nước ta vừa là người lãnh đạo, vừa là nhà tổ chức, nhà chuyênmôn, đồng thời còn là nhà giáo dục Người CBQL giáo dục phải có năng lực vàphẩm chất cần thiết để tiến hành có hiệu quả những nhiệm vụ và trách nhiệmcủa mình trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
Người CBQL ở các trường Mầm non cũng vậy, cần phải có những phẩmchất và năng lực chung như:
Trang 24+ Có phong cách lãnh đạo dân chủ, công bằng.
+ Trung thực, khách quan trong việc báo cáo với cấp trên, đánh giá cấp dưới.+ Không quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí
+ Tận tụy, có trách nhiệm đối với công việc, gương mẫu, có lối sống lànhmạnh trong sinh hoạt
* Về năng lực
- Kiến thức, năng lực chuyên môn:
+ Có trình độ hiểu biết về chuyên môn, khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng vàgiáo dục trẻ ở bậc mầm non
+ Nắm vững nội dung chương trình, phương pháp đặc thù khi tổ chức cáchọat động trong trường Mầm non
+ Có khả năng chỉ đạo chuyên môn
+ Am hiểu tình hình kinh tế - xã hội của địa phương (đặc biệt là phong tụctập quán ở vùng dân tộc thiểu số)
+ Có ý thức tự học tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ về mọi mặt
+Tích cực đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại phù hợpvới thực tiễn Việt Nam và của từng địa phương, quan tâm tới các điều kiện phục
vụ để nâng cao chất lượng GD&ĐT
+ Nắm vững các nguyên tắc, điều lệ về quản lý nhà trường, QLGD ở bậchọc mầm non
+ Có khả năng tổng kết kinh nghiệm, nâng cao tay nghề cho đội ngũ giáoviên, nhân viên trong việc giảng dạy cũng như chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
- Năng lực quản lý:
+ Có tầm hiểu biết sâu rộng về giáo dục Mầm non
+ Có trình độ chuyên môn cần thiết trong hoạt động quản lý
+ Có tri thức và kinh nghiệm về quản lý trường mầm non
+ Có khả năng xác định mục tiêu, định hướng, dự đoán, vạch kế hoạch.+Có khả năng am hiểu tâm lý và tác động tâm lý tới người khác
Trang 25+ Luôn rèn luyện mình qua thực tiễn công tác quản lý Thường xuyên đúcrút kinh nghiệm và cải tiến công tác quản lý.
+ Có một số kinh nghiệm hiện đại ở mức độ cần thiết (giao tiếp, tin học,ngoại ngữ)
+ Mạnh dạn đổi mới khi cần thiết, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dámlàm, không trông chờ ỷ lại cấp trên
+ Nắm chắc các văn bản pháp qui liên quan đến quản lý nói chung vàquản lý trường mầm non nói riêng
+ Có năng lực vận động, phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhàtrường tham gia vào sự phát triển của GDMN
+ Không ngừng học tập và nâng cao trình độ nghiệp vụ
Với những yêu cầu trên, việc nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũCBQL trường mầm non là cực kỳ cần thiết và phải được thực hiện thường xuyênliên tục dưới sự chỉ đạo, kiểm tra sát sao của các cấp quản lý
+ Việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng phải đảm bảo khách quan, toàn diện,khoa học, công bằng và dân chủ; phản ánh đúng phẩm chất, năng lực, hiệu quảcông tác, phải đặt trong phạm vi công tác và điều kiện cụ thể của nhà trường, địaphương [30]
+ Việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng phải căn cứ vào các kết quả đượcminh chứng phù hợp với các tiêu chí, tiêu chuẩn của chuẩn được quy định tạichương II, hướng dẫn đánh giá chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non theo thông tư17/2011/TT-BDG&ĐT [30]
+ Việc đánh giá hiệu trưởng phải căn cứ vào các kết quả đạt được dựa trêncác minh chứng liên quan để cho điểm từng tiêu chí Điểm tiêu chí tính theothang điểm 10, là số nguyên, tổng điểm tối đa của 19 tiêu chí là 190[30]
+ Việc xếp loại hiệu trưởng phải căn cứ vào tổng số điểm và mức độ đạtđược của các tiêu chí, cụ thể như sau:
Trang 26- Loại xuất sắc: Tổng số điểm từ 171 đến 190 và các tiêu chí phải đạt từ 8điểm trở lên[30].
- Loại khá: Tổng số điểm từ 133 trở lên và các tiêu chí phải đạt từ 6 điểmtrở lên;
- Loại trung bình: Tổng số điểm từ 95 trở lên, các tiêu chí của tiêu chuẩn 1
và 3 phải đạt từ 5 điểm trở lên, không có tiêu chí 0 điểm
+ Chưa đạt chuẩn - loại kém:
Tổng số điểm dưới 95 hoặc thuộc một trong hai trường hợp sau :
- Có tiêu chí 0 điểm;
- Có tiêu chí trong các tiêu chuẩn 1và 3 dưới 5 điểm
- Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại tới hiệu trưởng, tới tập thể giáoviên, cán bộ, nhân viên nhà trường và lưu kết quả trong hồ sơ cán bộ[30]
1.3.3 Yêu cầu về nhận thức thực hiện chức năng, nhiệm vụ
Nâng cao chất lượng đội ngũ là một trong các nội dung quan trọng củaQLGD, quản lý nguồn nhân lực của GD&ĐT Quản lý nguồn nhân lực trongGD&ĐT là một dạng quản lý nguồn nhân lực nhưng có thể xem là một dạngquản lý cao cấp hơn, chủ yếu là đội ngũ giáo viên, CBQL giáo dục với quanđiểm con người là nguồn nhân lực, là vốn quí giá nhất, có vai trò quyết định chấtlượng GD&ĐT
Trong giai đoạn hiện nay GD&ĐT nước ta đang đứng trước bối cảnh:
- Đất nước đã và đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH, lực lượngsản xuất phát triển, quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất, tăngtrưởng kinh tế cao, đời sống nhân dân được cải thiện về mọi mặt
- Quá trình giao lưu, hợp tác và cạnh tranh trong khu vực cũng như trênthế giới ngày càng mạnh mẽ
- Cuộc cách mạng Khoa học - Công nghệ phát triển với qui mô ngày càngrộng lớn và trình độ ngày càng cao Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa
Trang 27học - Công nghệ vì nó đóng vai trò phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầucủa xã hội.
- Trước sự đổi mới giáo dục đang diễn ra trên qui mô toàn cầu, bản thân
hệ thống GD&ĐT đang thay đổi hướng tới xây xựng một nền giáo dục cho tất cảmọi người, nền giáo dục ngày càng có tính chất đại chúng
Trước bối cảnh đó, Đại hội IX của Đảng đã khẳng định: “Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ CNH-HĐH cần chuyển biến cơ bản, toàn diện về GD&ĐT”
[7]
Ngày nay CNH luôn gắn liền với HĐH, với việc ứng dụng rộng rãi nhữngthành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thời đại Khoa học và công nghệtrở thành nền tảng của CNH-HĐH, nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huynguồn nhân lực to lớn của Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của CNH-HĐH Để phát triển nguồn nhân lực đó, GD&ĐT là con đường cơ bản để hìnhthành và phát triển nhân cách, để phát triển con người Vì vậy, cần có nhữngbiện pháp mạnh mẽ bảo đảm GD&ĐT thực sự trở thành một tiền đề và là tiền đềhàng đầu của CNH-HĐH Đó là tiền đề về con người, trước hết về mặt nhâncách với những định hướng giá trị phù hợp với xã hội đang tiến hành CNH-HĐH, và tiền đề đó được thể hiện ở mục tiêu về dân trí, nhân lực, nhân tài củacuộc đổi mới GD&ĐT
Trước yêu cầu của thời kỳ CNH-HĐH đất nước, giáo dục mầm non đượcchỉ đạo bởi các quan điểm:
- GDMN là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nềnmóng ban đầu cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ
em Việt Nam Việc chăm lo phát triển GDMN là trách nhiệm chung của các cấpchính quyền, của mỗi ngành, mỗi gia đình và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo củaĐảng và sự quản lý của Nhà nước
Trang 28- GDMN gắn với nhu cầu phát triển KT - XH và những tiến bộ khoa họccông nghệ.
- Thực hiện công bằng trong GDMN
Tóm lại: Trước những yêu cầu của thời kỳ CNH-HĐH đất nước, với xuthế hội nhập cùng với những thời cơ và thách thức hiện nay, đòi hỏi ngànhGD&ĐT cần có những biện pháp cụ thể để phát triển giáo dục nói chung vàGDMN nói riêng với mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp và các cơchế chính sách thích hợp
1.4 Công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường Mầm non
1.4.1 Quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
Một trong những nhiệm vụ của quản lý là thực hiện công tác quy hoạch,
nó có tác dụng làm cho người quản lý và cơ quan quản lý biết được về số lượng,chất lượng, độ tuổi, trình độ và cơ cấu chuyên môn, giới tính, của từng CBQL và
cả đội ngũ CBQL; đồng thời xây dựng được kế hoạch phát triển đội ngũ; nhằmtìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng (phẩm chất và năng lực) cho từngCBQL và cả đội ngũ để họ có được khả năng hoàn thành và hoàn thành tốtnhiệm vụ Quan trọng hơn kết quả quy hoạch là cơ sở chủ yếu mang tính địnhhướng cho việc vận dụng và thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý vàohoạt động quản lý bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân sự giáo dục trong các trườngMầm non Như vậy quản lý đội ngũ CBQL là phải thực hiện công tác quy hoạchphát triển đội ngũ Đây là nhiệm vụ rất quan trọng để nâng cao chất lượng độingũ Quy hoạch phát triển đội ngũ là một lĩnh vực cần đề xuất giải pháp quản lý
để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường Mầm non
1.4.2 Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển đội ngũ cán bộ quản lý
Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển đội ngũ cán
bộ công chức nói chung và CBQL nói riêng là công việc thuộc lĩnh vực công tác
tổ chức cán bộ Tuyển chọn, bổ nhiệm chính xác các CBQL có đủ phẩm chất và
Trang 29năng lực cho một tổ chức là yếu tố quan trọng để phát triển tổ chức nói chung vàthực chất là điều kiện tiên quyết cho tổ chức đó đạt đến mục tiêu của nó Mặtkhác, những tiêu chuẩn cho việc tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL lại là những yêucầu tất yếu cho việc thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL.
Miễn nhiệm CBQL là đưa ra khỏi đội ngũ CBQL những cá nhân khôngđáp ứng được các điều kiện về năng lực phẩm chất hay một điều kiện kháchquan khác thực chất là làm cho đội ngũ CBQL luôn đảm bảo các yêu cầu vềchuẩn đội ngũ, không để cho đội ngũ CBQL có những thành viên không đủ yêucầu Điều đó cũng đồng nghĩa là nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL
Luân chuyển (bao hàm cả điều động) CBQL có tác dụng làm cho chấtlượng đội ngũ được đồng đều trong các tổ chức, mặt khác lại tạo điều kiện thoảmãn các nhu cầu của CBQL Hai mặt tác dụng trên gián tiếp làm cho chất lượngđội ngũ CBQL được nâng lên
1.4.3 Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL nhằm hoàn thiện và nâng caocác tiêu chuẩn và trình độ lý luận chính trị, lý luận và thực tiễn quản lý, trình độchuyên môn nghiệp vụ cho từng CBQL và các đội ngũ CBQL chính từ đó màđội ngũ CBQL có đủ các điều kiện mang tính tự thân trong việc hoàn thànhnhiệm vụ và thực thi chức năng, quyền hạn quản lý
Như vậy để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL thì không thể thiếu đượchoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và đây cũng chính là giải pháp khảthi để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường Mầm non nói riêng
1.4.4 Chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý
Để đảm bảo cho hoạt động bình thường của con người thì con người phảiđược đáp ứng các yêu cầu vật chất, tinh thần thiết yếu nhất Nếu hoạt động cóhiệu quả cao hơn thì con người phải được đáp ứng các yêu cầu cao hơn kể cả vậtchất lẫn tinh thần Đối với cán bộ quản lý do đặc thù công việc phức tạp nên nhucầu để đạt được hiệu quả công việc cao cần hơn những cán bộ bình thường khác
Trang 30Chính vì vậy mà việc có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với đội ngũ CBQL thìchất lượng đội ngũ CBQL được nâng lên Như vậy để nâng cao chất lượng độingũ CBQL thì phải có chế độ chính sách đãi ngộ thoả đáng với đội ngũ CBQL
và đây là một giải pháp khả thi tiếp theo
1.4.5 Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý
Đánh giá là một trong những chức năng của công tác quản lý Đánh giáchất lượng đội ngũ CBQL là một trong những công việc không thể thiếu đượctrong công tác quản lý của các cơ quan quản lý và các chủ thể quản lý nói chung
và công tác tổ chức cán bộ nói riêng
Đánh giá đội ngũ không những để biết thực trạng mọi mặt của đội ngũ màcòn qua đó nhận biết được các dự báo về tình hình chất lượng đội ngũ cũng nhưvạch ra những kế hoạch khả thi đối với hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ.Mặt khác kết quả đánh giá CBQL nếu chính xác lại chính là cơ sở cho việc mỗi
cá nhân có sự tự điều chỉnh bản thân nhằm thích ứng với tiêu chuẩn đội ngũ.Như vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung và CBQL nói riêngkhông thể không nhận biết chính xác về chất lượng đội ngũ thông qua hoạt độngđánh giá đội ngũ, từ đó mà việc đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL là một giảipháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL
Kết luận chương 1
- Ở chương 1: Luận văn đã phân tích một số khái niệm liên quan đến đề tài.Bên cạnh đó luận văn cũng làm sáng tỏ những đặc trưng của đội ngũ, công tácnâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường Mầm non
- Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường Mầm non phải quan tâm
dự báo, quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm sử dụng và luân chuyển;Lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL; Chế độ chính sách đối với đội ngũCBQL; Lĩnh vực đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL; Chức năng, nhiệm vụ của
Trang 31người CBQL trường mầm non, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của ngườiCBQL trường học trong giai đoạn hiện nay Ở chương 1 là cơ sở thực tiễn đểđánh giá thực trạng ở chương 2 và chương 3
Trang 32CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN LANG CHÁNH, TỈNH THANH HÓA 2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá
2.1.1 Đặc điểm địa lý, dân cư, dân số, nguồn nhân lực huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa
Lang Chánh là một huyện miền núi Biên giới của tỉnh Thanh Hóa, cáchthành phố Thanh Hóa 101km về phía Tây, tiếp giáp huyện Sầm Tớ (tỉnh HủaPhăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ) trên tuyến biên giới dài 7km vàchạy trên khu vực núi cao 1000m
Tổng diện tích tự nhiên của huyện 58.659 ha, cơ cấu kinh tế của huyệnđược xác định là " Lâm - nông - tiểu thủ công nghiệp và du lịch" (Nghị quyết đạihội huyện Đảng bộ lần thứ 21) 10/11 xã, Thị trấn chủ yếu là trồng, khai tháclâm sản và nông nghiệp Tập quán lao động sản xuất còn mang nặng tính tự túc,
tự cấp, năng suất lao động còn thấp bình quân đạt 42,0 tạ/ha Qua điều tra quý IInăm 2013 toàn huyện có 5.058 hộ nghèo trong tổng số 11.106 hộ, tỷ lệ đóinghèo 45,54% Đến năm 2013 mức thu nhập bình quân đầu người 552USD/năm
Toàn huyện có 10 xã và 01 Thị Trấn, chia thành 99 làng bản, khu phố.Tổng số dân toàn huyện năm 2012 là 46.981 người gồm 3 dân tộc sinh sống:Kinh 13,7%, Thái 54%, Mường 32,3% Cả 10 xã vùng cao có nhiều sông suốichia cắt, giao thông đi lại khó khăn, xã xa nhất cách trung tâm huyện gần 40 km,
có khu lẻ cách trung tâm xã từ 15-20 km Do đó ảnh hưởng lớn đến việc pháttriển kinh tế - văn hóa - xã hội nói chung và công tác giáo dục - đào tạo nóiriêng
Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ 21 của huyện đặt ra chỉ tiêu phấn đấugiảm tỷ lệ đói nghèo xuống 15% vào năm 2015 Các hộ đói nghèo hầu hết vẫntập trung ở các xã vùng sâu, vùng cao, sự phân hóa giàu nghèo đang có xu
Trang 33hướng tăng lên giữa các tầng lớp dân cư và các vùng trong huyện Trước thựctrạng đó các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã đang tích cực chỉ đạo bằngnhiều biện pháp trên cơ sở phát huy nội lực và tranh thủ sự giúp đỡ của Nhànước nhằm đạt mục tiêu đề ra đến năm 2015 Vốn văn hóa truyền thống cổtruyền của các dân tộc được tôn trọng, kế thừa và phát huy, phong trào xây dựnglàng bản văn hóa, xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư đang được các cấp, cácngành quan tâm chỉ đạo.
Các làng bản, các xã được tổ chức lễ hội truyền thống thường xuyên nhằmgiáo dục thế hệ trẻ, tưởng nhớ tới cội nguồn, nâng cao tinh thần trách nhiệm đốivới quê hương và góp phần giao lưu văn hóa của cộng đồng các dân tộc trong huyện
Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao được tổ chức và duy trì ởhầu hết các làng, xã, góp phần nâng cao sức khỏe và đời sống tinh thần cho nhân dân
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, trực tiếp
là sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Lang Chánh cùng với sự quan tâm giúp đỡcủa cấp trên, nhân dân trong huyện đã luôn đoàn kết cùng nhau khắc phục khókhăn gian khổ, phát huy ý chí tự lực tự cường, thực hiện tốt các chủ trươngchính sách của Đảng và Nhà nước, từng bước vươn lên đạt nhiều kết quả trongcác lĩnh vực kinh tế - xã hội, An ninh - Quốc phòng, đời sống nhân dân có phầnđược cải thiện Đây là điều kiện cơ bản góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục vàđào tạo của huyện phát triển và đạt những kết quả cao hơn
Trang 34Thực hiện Nghị quyết huyện Đảng bộ Lang Chánh khóa 19, 20, 21 vàNghị quyết TW2 khóa 8 sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lang Chánh đã cóbước phát triển, tạo đà cho sự phát triển những năm sau
Quy mô và sự biến động dân số của huyện Lang Chánh trong giai đoạn từ
2010 đến 2012 được thể hiện qua biểu 2
Biểu 2.1 Cơ cấu dân số Lang Chánh tại thời điểm 31/12 hàng năm (2010- 2012)
-Dân số trong độ tuổi lao động 25,253 25,521 26,037
(Nguồn:Phòng thống kê huyện Lang Chánh)
Qua biểu cho thấy, tốc độ biến động dân số của huyện Lang Chánh trongthời gian qua không lớn Bình quân tốc độ tăng dân số hàng năm 0.5 %/nămtrong đó chủ yếu là tăng tự nhiên, dân số biến động cơ học rất thấp Với tốc độtăng trưởng dân số trên, có thể nói Lang Chánh đã có thành công nhất định trongchính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình
Dân số nông thôn chiếm tỉ trọng tuyệt đối trong cơ cấu dân số Tỉ lệ dân
số trong độ tuổi lao động của huyện Lang Chánh theo số liệu trên khoảng55,4%, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ này ở mức chung của cả nước Tỉ lệ dân sốtrong độ tuổi lao động thấp, dẫn đến hệ số gánh vác của dân số khá cao Điềunày là một bất lợi trong quá trình cải thiện khả năng nâng cao mức thu nhập dân
cư nói chung
* Nguồn nhân lực: Quy mô, cơ cấu lao động huyện Lang Chánh thời kỳ
2011- 2013 được thể hiện qua biểu sau:
Trang 35Biểu 2.2: Quy mô, cơ cấu lao động huyện Lang Chánh thời kỳ 2011 – 2013
Đơn vị: người
Chỉ tiêu Tổng số2011 % Tổng số2012 % Tổng số2013 %
- Dân số tuổi lao động 25,253 54,9 25,521 55,0 26,037 55,4
- Dân số hoạt động kinh
trong đó: + Nông nghiệp 16,645 65,9 16,702 65,4 16,558 63,5 + Công nghiệp 1,198 4,7 1,276 4,9 1,334 5,1 + Dịch vụ 2,352 9,3 2,392 9,3 2,467 9,4
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Lang Chánh)Quy biểu cho thấy, tỉ lệ dân số tham gia hoạt động kinh tế ở Lang Chánhkhá cao Điều này thể hiện lực lượng lao động khá dồi dào có khả năng đáp ứngnhu cầu phát triển các ngành kinh tế của huyện Tỉ lệ lao động ngành nôngnghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, điều đó chứng tỏ nông nghiệp vẫn là yếu tốchính trong nền kinh tế Đây là vấn đề cần phải đặt ra trong quy hoạch phát triểnkinh tế - xã hội nói chung của huyện cũng như quy hoạch phát triển giáo dục TH
và THCS của huyện nói riêng trong giai đoạn từ nay đến năm 2015
Xét theo khía cạnh chất lượng lao động, phần lớn lao động trên địa bànhuyện đều có trình độ THCS, 63 % tốt nghiệp THPT Tỉ lệ lao động qua đào tạoước đạt 19 đến 20 % Đây là mức thấp hơn so với mức chung của cả nước,nhưng lại cao hơn so với các huyện nông nghiệp Lao động trong ngành giáodục đạt trình độ đào tạo cao nhất và luôn được nâng cao rõ rệt Đây có thể nói làkết quả của sự nhận thức đúng dắn và sự quan tâm tích cực của Đảng bộ, Chínhquyền và nhân dân huyện Lang Chánh
2.1.2 Đặc trưng kinh tế - văn hóa, giáo dục
Các xã trên địa bàn huyện có vị trí quan trọng trong chiến lược bảo vệQuốc phòng - an ninh của huyện Lang Chánh và tỉnh Thanh Hoá Kinh tế các xãtrên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến đáng kể, kết cấu hạ tầng các xã cónhiều đổi mới, đồng bào các dân tộc được cải thiện Tuy nhiên, sự phát triển
Trang 36kinh tế các xã trên địa bàn huyện vẫn còn chưa theo kịp các địa phương kháctrong vùng, kết cầu hạ tầng còn rất nhiều khó khăn, cụ thể như sau:
Trong những năm qua kinh tế của huyện tăng trưởng liên tục, bình quângiai đoạn 2010 – 2013 đạt 11,5 %, nhưng vẫn thấp hơn so với bình quân chungcủa cả tỉnh (12,5%/năm)
Trong đó: nông, lâm nghiệp: 6,57 %; công nghiệp - xây dựng: 8,64 %;dịch vụ là: 6,69%
Thu nhập bình quân đầu người năm 2013: 11,5 triệu/người/năm(552USD)
Cơ cấu kinh tế: Lang Chánh là huyện miền núi đặc biệt khó khăn, có nềnkinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp; Công nghiệp - Tiểu thủ côngnghiệp - Xây dựng và dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp
Trình độ sản xuất của người dân: còn nhiều lạc hậu, thiếu thông tin vềkhoa học kỹ thuật, thị trường, giá cả
Trong những năm qua kinh tế lâm nghiệp được khôi phục và phát triển,từng bước hình thành và phát triển các trang trại đồi rừng, vườn rừng Công táctrồng rừng tập trung, chăm sóc rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh và rừngđầu nguồn đạt kết quả, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của huyện; cải thiệnmôi trường sinh thái, hạn chế chống xói mòn, rửa trôi đất, tạo cảnh quan thiênnhiên phát triển bền vững Đến năm 2013 toàn huyện đã xây dựng được 38 môhình vườn rừng, trại rừng, sản xuất nông – lâm kết hợp với quy mô trên 31 ha
Công tác khám chữa bệnh có những bước tiến bộ Các mục tiêu chươngtrình y tế quốc gia, khám chữa bệnh miễn phí theo chính sách ưu đãi của Nhànước đối với người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và đồng bào dân tộc thiểu số đãđược quan tâm thực hiện Công tác y tế dự phòng được quan tâm, nhiều nămkhông có dịch lớn xảy ra trên địa bàn huyện Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ
và trẻ em ngày càng được coi trọng
Trang 37Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng có giảm nhưng chậm (năm 2010:25,8%; năm 2013: 24,2%)
Tồn tại lớn nhất trong công tác y tế là đội ngũ cán bộ y bác sỹ vừa thiếu cả
về số lượng và chuyên môn
Đến nay toàn huyện có 11/11 xã, thị trấn có trạm Y tế; 5/11 xã, thị trấn(45,4%) đạt chuẩn quốc gia về Y tế giai đoạn 2011- 2020, 99 thôn bản đều cócán bộ y tế thôn, bản; có 11 trạm y tế xã có bác sỹ (100 %); bình quân toànhuyện có 29 bác sỹ (6 bác sỹ/vạn dân); số giường bệnh kế hoạch/vạn dân là16,42 giường
Toàn huyện khai trương 132 cơ quan, đơn vị văn hoá, có 86 đơn vị đượccông nhận là đơn vị văn hoá (trong đó có 73/99 làng văn hoá, 10 làng văn hoácấp tỉnh) Khai trương xây dựng 2 xã văn hóa, được công nhận 01 đơn bị xã vănhóa
Công tác TDTT được duy trì, tổ chức tốt các đợt Hội thao tại huyện vàtham gia thi đấu các giải cấp tỉnh
Công tác truyền thanh - Truyền hình: có 4 trạm tiếp sóng truyền hình củađài truyền hình Việt Nam, với thời lượng thu - phát từ 5 giờ 30 phút đến 23 giờ
30 phút/ngày/ trạm và phát song song 2 kênh VTV1 và VTV3
Tỷ lệ hộ được nghe Đài tiếng nói Việt Nam là 88,0%
Tỷ lệ hộ được xem truyền hình của đài truyền hình Việt nam đến nay là90% (Kể cả được xem bằng các hệ thống thu chảo vệ tinh loại nhỏ của các hộgia đình tự đầu tư)
Số nhà văn hoá thôn, bản được xây dựng: 37 nhà
Tỷ lệ dân số huyện tập thể dục, thể thao thường xuyên: 21%
Trong hoạt động văn hoá ở vùng dân tộc thiểu số vẫn còn tình trạng mêtín dị đoan, thủ tục cưới hỏi, ma chay còn nhiều nghị lễ kéo dài và tốn kém làmảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân Bản sắc văn hoá dân tộc ít được lớp thanh
Trang 38thiếu niên quan tâm giữ gìn và phát huy Chưa có chính sách đặc thù cho cácnghệ nhân, già làng thực hiện công việc truyền thụ, phổ biến các giá trị văn hoá.
Hoạt động GD&ĐT luôn được Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tronghuyện hết sức quan tâm tạo điều kiện về vật chất, tinh thần hỗ trợ cho sự nghiệpGD&ĐT phát triển Đặc biệt trong phương hướng nhiệm kỳ 2010 – 2015, Đạihội Đảng bộ huyện lần thứ 22 đã ra nghị quyết:
Tỷ lệ trường học đạt chuẩn Quốc gia đến năm 2015 đạt 50%, Tỷ lệ trẻ emsuy dinh dưỡng giảm xuống dưới 11%
Về xây dựng CSVC trường học, huyện đã phát động toàn dân tham giaxây dựng và bổ sung CSVC, phấn đấu đến 2015 và 2020 có 100% phòng họcđược kiên cố, 100% số trường có đầy đủ phòng thư viện, thí nghiệm, thực hành,
… Toàn huyện đang tiếp tục thực hiện chỉ thị 40 CT/TW của ban Bí thư vềnâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, xây dựng đội ngũ giáoviên giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh;tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục pháp luật trong cácNhà trường, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường, khắc phục cơ bảnnhững yếu kém, bức xúc về kỷ cương trong giáo dục Thực hiện Chỉ thị 242/2009/CT-BBT-TW "Tiếp tục thực hiện tốt nghị quyết TW II (khóa VIII) và luậtGiáo dục, xây dựng xã hội học tập, chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quảGD-ĐT, đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn lực phát triển kinh tế -
xã hội” [23] Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04/2007/NQ-BTV của Banthường vụ huyện uỷ Lang Chánh về "Xây dựng và phát triển toàn diện sự nghiệpGD&ĐT huyện Lang Chánh giai đoạn 2007-2010 và đến 2015" [22]
* Mặt mạnh của giáo dục huyện
Phong trào giáo dục của huyện nhiều năm liền được Sở GD & ĐT ThanhHoá đánh giá là một trong những đơn vị tiên tiến Phòng GD&ĐT được tặngBằng khen, Khối Mầm non trường Mầm non Thị Trấn, trường Mầm non QuangHiến và trường Mầm non Đồng Lương luôn là lá cờ đầu của ngành; khối THCS
Trang 39trường THCS Dân tộc Nội trú, trường THPT Lang Chánh đã được Nhà nướctặng thưởng huân chương lao động hạng Ba, các trường Mầm non, TH, THCScòn lại đều đã được công nhận là trường tiên tiến nhiều năm Thành tích đó đãtạo đà cho sự phát triển trong những năm tới.
Quy mô phát triển GD&ĐT: Toàn huyện có 40 trường: Mầm non 11,Tiểu học 15, THCS 12, THPT 01, có 13 trung tâm(11 TTHTCĐ, 01TTGDTX-DN và 01 TT giáo dục Chính trị) Đội ngũ giáo viên của các ngànhhọc, cấp học 100% được chuẩn hoá và trẻ hóa Cùng với việc tăng cường cơ
sở vật chất, chất lượng giáo dục được coi trọng Bình quân hàng năm đã cóhơn 75% số học sinh THCS được vào các trường THPT và BTTH Tỷ lệ họcsinh các cấp đậu tốt nghiệp hàng năm đạt từ 90- 98,6% Học sinh giỏi cấphuyện, cấp tỉnh, cấp Quốc gia tăng cả về số lượng và chất lượng Trong 5năm (2009 - 2012) đã có 435 học sinh đậu vào các trường Đại học và 350 họcsinh đậu vào các trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp (tăng gấp 3,2 lầnnhiệm kỳ trước) Hiện nay toàn huyện đã xây dựng được 12 trường chuẩn Quốcgia và đang giữ vững phổ cập Mẫu giáo 5 tuổi, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi,phổ cập THCS trên địa bàn toàn huyện giữ vững Cùng với trung tâm GDTX-DN, 11 trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả ở 11 xã và thị trấn.Nhờ đó việc dạy nghề, việc chuyển giao khoa học- kỹ thuật và công nghệ mớiđược mở rộng đến từng gia đình
Với vị trí địa lý và tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương đãtác động trực tiếp đến sự phát triển sự nghiệp GD - ĐT nói chung, đến cấp họcMầm non, Tiểu học và THCS trong huyện nói riêng
* Mặt hạn chế
- Là một huyện có điều kiện địa lý nhiều đồi núi, cư dân sống bằng nghềnông, lâm nghiệp là chủ yếu, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, việc đầu tưcho con em học tập còn hạn chế
Trang 40- Việc đầu tư của tỉnh và huyện cho xây dựng CSVC của các trường nóichung, cho Tiểu học và THCS nói riêng còn hạn chế, có trường phòng học cònthiếu, phòng chức năng thiếu nhiều Việc xây dựng các trường chuẩn Quốc giacòn gặp rất nhiều khó khăn.
- Đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập: có môn thừa, có môn lại thiếu; sốgiáo viên cao tuổi ngại tiếp thu công nghệ mới trong giảng dạy, số giáo viên trẻchiếm phần đông còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy, đời sống còn rất khó khăn
- Cơ sở vật chất ở một số trường học còn thiếu, vẫn còn phòng học tạm
bợ, phòng mượn Một số trường thiếu văn phòng, phòng thư viện, phòng đanăng Nguồn lực huy động tăng cường CSVC xây dựng trường chuẩn Quốc giatại các địa phương còn gặp nhiều khó khăn
- Đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ về cơ cấu, thừa giáo viên văn hoá, thiếugiáo viên đặc thù, trình độ, năng lực của đội ngũ CBGV không đồng đều Một
bộ phận CBQL yếu cả về chuyên môn và năng lực quản lý, chưa đáp ứng đượcyêu cầu công tác do không có khả năng đào tạo bồi dưỡng lại
- Chất lượng giáo dục giữa các vùng, miền chưa đồng đều; chất lượnggiáo dục mũi nhọn không ổn định, bền vững, sự đầu tư cho công tác bồi dưỡnghọc sinh giỏi, học sinh năng khiếu chưa tương xứng với điều kiện, mục tiêu pháttriển nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài
- Cơ chế thị trường, bên cạnh mặt tích cực còn nhiều yếu tố tiêu cực tácđộng không nhỏ đến việc tu dưỡng, học tập và rèn luyện của đội ngũ giáo viên và họcsinh
- Chế độ, chính sách đối với giáo viên còn nhiều bất cập, có những chế độnhư chế độ làm thêm giờ, chế độ tính giờ chấm bài, không thể thực hiện được dothiếu kinh phí, gây tâm lý thiếu tích cực trong đội ngũ giáo viên và khó khăn chocông tác quản lý