Thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp là một công đoạn, thực hiện quản lý nhà nước của cơ quan Thuế nhằm tác động có tổ chức và điều chỉnh của chủ thể quản lý tới các đối tượng quản
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước, đảm bảo công bằng xã hội, khuyến khích, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển Hiện nay, yêu cầu quản lý Nhà nước về lĩnh vực thuế ngày càng đòi hỏi phải công khai, minh bạch, rõ ràng, đảm bảo dân chủ và công bằng xã hội Để làm được điều này ngoài việc ban hành hệ thống chính sách hợp lý, đúng đắn, tổ chức quản
lý khoa học thì cần phải tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế
Thanh tra, kiểm tra thuế nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuế, bảo đảm tính công bằng trong thực thi pháp luật thuế, làm cho người nộp thuế luôn ý thức được rằng có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại, từ đó thúc đẩy họ tự giác tuân thủ pháp luật
Thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp là một công đoạn, thực hiện quản lý nhà nước của cơ quan Thuế nhằm tác động có tổ chức và điều chỉnh của chủ thể quản lý tới các đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu: ngăn ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi trốn thuế, chống thất thu, nhằm tăng thêm
số thu vào ngân sách trong tổng số thu hàng năm của Nhà nước
Hiện nay tôi được tham gia học tập lớp Nghiệp vụ thanh tra viên chính
- Chuyên ngành Thuế tại thành phố Hà nội ngày 08/4/2010 đến 18/5/2010 Với những kiến thức tiếp thu được, những tài liệu tham khảo và những kinh nghiệm thực tế, tôi xin trao đổi thêm về hoạt động thanh tra, kiểm tra hiện nay
qua nội dung tiểu luận: "Phương pháp tiến hành cuộc thanh tra và một số sai phạm thường gặp khi thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp".
Với thời gian có hạn, việc nghiên cứu chưa nhiều, khả năng nhận thức của bản thân, kinh nghiệm trong thực tế còn hạn chế, nên bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo để bài tiểu luận được tốt hơn
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã giúp tôi có thêm những kiến thức và kinh nghiệm quý báu về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra
Trang 2PHẦN I NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH CUỘC THANH TRA
I/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TIẾN HÀNH CUỘC THANH TRA
1 Khái niệm thanh tra
Thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước, là hoạt động kiểm tra, xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý Nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức cá nhân; được thực hiện bởi một cơ quan chuyên trách theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật
để kiến nghị các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực, góp phần để kiến nghị các biện pháp khắc phục, phát huy nhân tố tích cực, góp phần để nâng cao hiệu quả, hiêu lực của hoạt động quản lý Nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân
Thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản
lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục được pháp luật quy định
Tiến hành cuộc thanh tra là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp nghiệp vụ thanh tra để thu thập thông tin, tài liệu, hồ sơ từ đó nhận xét, đánh gía, kết luận việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ và các quy định của Nhà nước đối với các cơ quan, tổ chức cá nhân là đối tượng thanh tra theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, nhằm phục vụ cho công tác quản
lý Nhà nước
Kết thúc cuộc thanh tra phải đưa ra được kết luận, kiến nghị hoặc quyết định biện pháp chấn chỉnh, phòng ngừa, xử lý, các sai phạm, phân tích rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan và phát hiện những nhân tố tích cực để phát huy
Trang 3Kiến nghị qua thanh tra hoặc quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền không những xử lý nghiêm minh đối với người có hành vi vi phạm, góp phần giữ vững kỷ cương pháp luật mà điều quan trọng là để phòng ngừa, ngăn chặn các sai phạm
2 Nguyên tắc hoạt động thanh tra.
Nguyên tắc thanh tra là tập hợp các quy tắc chỉ đạo, những chuẩn mực
mà các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức thanh tra, cán bộ, thanh tra viên phải tuân theo trong quá trình hoạt động thanh tra
2.1 Nguyên tắc tuân thủ theo pháp luật, chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật trong hoạt động thanh tra.
Theo nguyên tắc này thì thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên trong hoạt động phải tuân theo các quy định của luật thanh tra và các quy định khác của pháp luật có liên quan và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình
2.2 Bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.
Nguyên tắc này thể hiện: - Hoạt động thanh tra phải đảm bảo công khai, dân chủ kịp thời, các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý thanh tra phải đảm bảo chính xác, khách quan trung thực;
Nghiêm cấm việc cố ý kết luận sai sự thật, quyết định, xử lý trái pháp luật, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật
2.3 Không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra.
Nguyên tắc này thể hiện: Nghiêm cấm các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra, cố ý kết luận sai sự thật, quyết định,
xử lý trái pháp luật, bao che cho người có hành vi vi phạm; tiết lộ các thông
Trang 4tin tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức
3 Trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra.
3.1 Tiến hành cuộc thanh tra là một phương thức hoạt động cơ bản của công tác thanh tra.
Tiến hành thanh tra là sử dụng tổng hợp xử lý thông tin nghiệp vụ thanh tra để thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ, qua xử lý thông tin bằng xác minh, đối chiếu, giám định, tổng hợp và phân tích để làm sáng tỏ và xác định có chọn lọc những thông tin có giá trị sử dụng, nhằm kết luận rõ ưu, khuyết điểm sai phạm trong quản lý, điều hành chính sách nhà nước
Kết quả thanh tra là đưa ra được những kết luận, có thể là phát hiện những nhân tố tích cực để phát huy, nhưng chủ yếu là kết luận và kiến nghị hoặc quyết định xử lý phòng ngừa, chấn chỉnh, xử lý sai phạm
Kiến nghị hoặc quyết định xử lý của cuộc thanh tra không chỉ nhằm xử
lý, mà điều quan trọng là để phòng ngừa, ngăn chặn sai phạm Trong phần kiến nghị của cuộc thanh tra bao gồm kiến nghị các giải pháp chấn chỉnh quản
lý, các cơ chế chính sách cần bổ sung, sửa đổi và ban hành mới và các kiến nghị hoặc quyết định xử lý kinh tế, hành chính và kiến nghị truy cứu trách nhiệm hình sự (nếu có)
3.2 Các nguyên tắc tiến hành một cuộc thanh tra.
3.2.1 Coi trọng công tác chính trị - tư tưởng.
Công tác chính trị - tư tưởng nhằm thống nhất chung về mục đích, yêu cầu thanh tra cần đạt được trong nội bộ Đoàn thanh tra, giữa những thành viên đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra và đạt được sự nhất trí cao trong các cơ quan chức năng có liên quan đến cuộc thanh tra
3.2.2 Tuân thủ quy định của pháp luật, trong quá trình thanh tra và thu thập xác minh chứng cứ.
Chủ thể thanh tra, đối tượng thanh tra và các cơ quan đơn vị hữu quan đều phải tuân theo pháp luật trong quá trình tiến hành cuộc thanh tra
Trang 53.2.3 Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định thanh tra.
Đây là nguyên tắc rất cơ bản đòi hỏi Đoàn thanh tra phải nghiêm chỉnh chấp hành
- Tiến hành thanh tra theo đúng những nội dung, đúng thẩm quyền về phạm vi, đối tượng đã ghi trong quyết định Nếu có nội dung, tình tiết mới xuất hiện nếu cần thiết phải báo cáo người có thẩm quyền đề ra quyết định bổ sung kịp thời;
- Bảo đảm thời gian hoàn thành cuộc thanh tra theo quyết định Nếu kéo dài thời hạn phải có quyết định gia hạn của cấp có thẩm quyền;
- Chấp hành tốt kỷ luật về chế độ báo cáo;
- Kết quả cuộc thanh tra phải đạt được mục đích, yêu cầu đề ra
3.2.4 Bảo đảm tính trung thực, khách quan, hợp pháp, hợp lý.
Hoạt động thanh tra phải bảo đảm tính trung thực, khách quan, hợp pháp, hợp lý
- Tính trung thực, khách quan biểu hiện ở chỗ: Kết luận thanh tra đánh giá sự việc khách quan, đúng với sự thật, không suy diễn, áp đặt ý chí chủ quan, không cắt xén, bóp méo sự thật
- Tính hợp pháp biểu hiện ở chỗ: Kết luận thanh tra làm rõ đúng sai của
sự việc so với chuẩn mực do Nhà nước ban hành
- Tính hợp lý biểu hiện ở chỗ: Kết luận thanh tra được xem xét, đánh giá một cách hợp pháp, đồng thời xem xét giải quyết trong mối quan hệ tổng thể, sát với thực tế đang xảy ra và đặt trong từng thời điểm lịch sử nhất định
3.2.5 Không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng được thanh tra.
Hoạt động thanh tra không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra; nghiêm cấm các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra
Trang 6II TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TIẾN HÀNH MỘT CUỘC THANH TRA.
Khi tiến hành thanh tra cần phải bảo đảm thực hiện theo đúng những thủ tục và trình tự nhất định mà pháp luật đã quy định
1 Đối tượng người ra quyết định thanh tra.
Thủ trưởng các cơ quan thanh tra Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan quản lý Nhà nước là người có thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra
1.1 Ban hành quyết định thanh tra.
Để chuẩn bị cho việc ban hành quyết định thanh tra cần chú ý đến các vấn đề sau đây:
- Phân tích những trọng tâm, trọng điểm trong kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội thuộc quyền quản lý Nhà nước của mình;
- Thu thập và phân tích những đơn thư khiếu nại, tố cáo, những phản ánh của công luận, báo chí đã nêu;
- Chấp hành các chỉ thị của cấp trên, tiến hành những cuộc thanh tra để phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quản lý;
- Khi cần thiết, cần tổ chức khảo sát ban đầu
1.2 Chỉ đạo chặt chẽ đoàn thanh tra tiến hành cuộc thanh tra
Công tác này là thuộc người ban hành quyết định thanh tra để thực hiện tốt thì người ban hành quyết định cần thực hiện những vấn đề sau:
- Chọn những người có năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức tốt tham gia Đoàn thanh tra trong đó việc chọn cử trưởng Đoàn thanh tra là rất quan trọng
- Chỉ đạo Đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra;
- Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động của Đoàn thanh tra
2 Trình tự tiến hành cuộc thanh tra.
Bước 1: Chuẩn bị thanh tra.
Chuẩn bị thanh tra được tính từ khi có quyết định thanh tra cho đến khi Đoàn thanh tra công bố quyết định thanh tra tại cơ quan đối tượng thanh tra
Trang 7Để chuẩn bị được đầy đủ, chu đáo, đoàn thanh tra phải thực hiện một số
vụ việc cụ thể sau:
- Tìm hiểu để nắm tình hình hoạt động của đối tượng thanh tra, phải hiểu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc thanh tra, tìm hiểu kỹ các chính sách, cơ quan quản lý lĩnh vực hoạt động của đối tượng ;
- Thống nhất, quán triệt nội dung, quyết định kế hoạch, phương pháp tiến hành cuộc thanh tra;
- Chuẩn bị đủ kinh phí, phương tiện vật chất, tạo điều kiện cho cuộc thanh tra tiến hành thuận lợi, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao
Nội dung bước chuẩn bị gồm:
+ Nghiên cứu quán triệt mục đích, yêu cầu nội dung cuộc thanh tra + Thu thập và xử thông tin cần thiết
+ Xây dựng và trình duyệt kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra
+ Tổ chức tập huấn
+ Xây dựng nội quy làm việc của Đoàn thanh tra
+ Chuẩn bị đề cương để yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
+ Chuẩn bị kinh phí phương tiện vật chất,
Bước 2: Trực tiếp tiến hành thanh tra.
Trực tiếp tiến hành thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra tại đơn vị được thanh tra cho đến khi kết thúc việc thanh tra tại đơn
vị Thời hạn thanh tra cụ thể được ghi trong quyết định thanh tra, do yêu cầu cần thiết nếu kéo dài thời hạn tiến hành cuộc thanh tra phải có quyết định gia hạn cuộc thanh tra bằng văn bản và không quá thời hạn pháp luật quy định
Nội dung tíên hành thanh tra:
* Công bố quyết định thanh tra
Ngày làm việc đầu tiên của Đoàn thanh tra với đối tượng có nội dung chủ yếu là công bố quyết định thanh tra, thống nhất giữa Đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra về quan điểm nhận thức, mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc thanh tra, xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người tiến hành thanh
Trang 8tra cũng như đối tượng thanh tra theo quy định của pháp luật đề ra chương trình và quan hệ công tác
Tại phiên họp công bố quyết định thanh tra cần thiết phải có mặt thủ trưởng đơn vị, thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị có liên quan trực thuộc của đối tượng Trong một cuộc thanh tra có thể mở rộng đến đại diện tổ chức Đảng, công đoàn, thanh tra nhân dân, đại diện cơ quan quản lý đơn vị được thanh tra
Trưởng Đoàn thanh tra phải thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của mình
để công bố công khai, dân chủ về mục đích, yêu cầu, nội dung, thời hạn cuộc thanh tra đã ghi trong quyết định, trưởng đoàn thanh tra phải làm tốt công tác chính trị - tư tưởng làm cho đối tượng thanh tra thông suốt quan điểm, nhận thức đúng đắn về cuộc thanh tra, thống nhất với đối tượng về lĩnh vực làm việc và nội dung cần thiết khi làm việc tại cơ quan đơn vị
Nghe đối tượng thanh tra báo cáo
Đối tượng thanh tra báo cáo với Đoàn thanh tra bằng văn bản theo đề cương Đoàn thanh tra yêu cầu Đoàn thanh tra có thể yêu cầu đối tượng trình bày báo cáo bổ sung
Đoàn thanh tra nghiên cứu, phân tích báo cáo của đối tượng thanh tra, khai thác làm rõ một số nội dung sau:
+ Những mâu thuẫn giữa sự việc với quy định quản lý;
+ Những vấn đề có dấu hiệu vi phạm pháp luật, đoàn thanh tra cần tập trung thanh tra, kiểm tra chi tiết những trọng tâm, trọng điểm
Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập biên bản
* Thực hiện các nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra
Sau khi công bố quyết định thanh tra, các thành viên đoàn thanh tra phải tiến hành phần việc được giao
Để tiến hành thanh tra Đoàn thanh tra phải yêu cầu đơn vị được thanh tra cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra
Trang 9Khi đơn vị được thanh tra cung cấp hồ sơ tài liệu, cán bộ thanh tra phải kiểm tra thực trạng tài liệu, chất lượng hồ sơ tài liệu có đúng yêu cầu và đảm bảo đúng quy định của pháp luật không Khi nhận hồ sơ tài liệu phải lập biên bản giao nhận, đồng thời khẩn trương nghiên cứu khai thác tài liệu đó Trong quá trình thanh tra, đoàn thanh tra phải trực tiếp quản lý hồ sơ tài liệu yêu cầu đơn vị được thanh tra có các biện pháp bảo vệ an toàn tài liệu Cán bộ thanh tra, tuyệt đối không được để thất lạc, làm hư hỏng cũng như tiết lộ các thông tin tài liệu của đơn vị được thanh tra Việc thu giữ hồ sơ tài liệu là rất cần thiết Nhưng đoàn thanh tra cần lưu ý không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị được thanh tra
Phương pháp kiểm tra hồ sơ tài liệu phong phú, đa dạng Tuy theo yêu cầu và nội dung mỗi cuộc thanh tra hay mỗi vấn đề cần thanh tra mà áp dụng những biện pháp khác nhau
Quá trình nghiên cứu, xem xét hồ sơ tài liệu phát hiện những vấn đề sai phạm phải phân tích rõ nguyên nhân, mối quan hệ của vấn đề sai phạm với các nội dung khác, lập biên bản yêu cầu đối tượng thanh tra ký biên bản xác nhận số liệu Những vấn đề nghi vấn phải được tổ chức xác minh kịp thời
Kết quả làm việc, kiểm tra xác minh được ghi lại bằng biên bản và đọc cho đối tượng nghe và yêu cầu họ ký vào biên bản
* Tổ chức nghe ý kiến phản ánh của quần chúng và công luận báo chí
* Tổ chức đối thoại, chất vấn
Tóm lại, trực tiếp tiến hành thanh tra là quá trình thu thập thông tin và chứng cứ, thông qua xác minh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp một cách một cách khoa học, khách quan, trung thực để đoàn thanh tra có được đầy đủ căn
cứ vững chắc để đi đến kết luận theo nội dung vấn đề hoặc toàn diện cuộc thanh tra
Bước 3: kết thúc cuộc thanh tra.
Kết thúc cuộc thanh tra phải đưa ra được kết luận thanh tra Nội dung bước này cần thực hiện theo trình tự sau:
Trang 10- Từng thành viên hoặc nhóm thành viên tổng hợp kết quả, đưa ra những kết luận, đề xuất hướng xử lý bằng văn bản, lập hồ sơ theo phần việc được phân công bàn giao cho trưởng đoàn thanh tra;
- Trưởng đoàn thanh tra dự thảo văn bản kết luận thanh tra theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra;
- Trưởng Đoàn tổ chức họp các thành viên trong Đoàn thanh tra theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra;
- Trưởng đoàn thanh tra họp các thành viên trong đoàn để thảo luận dự thảo kết luận thanh tra một cách công khai, dân chủ Việc thảo luận phải lập thành biên bản;
- Trưởng Đoàn thanh tra báo cáo dự thảo kết luận thanh tra với người ra quyết định thanh tra, xin ý kiến chỉ đạo;
- Có thể thông báo dự thảo kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra biết để được quyền giải trình
- Đoàn thanh tra tiến hành công bố kết luận thanh tra tại đơn vị được thanh tra Thành phần tham gia do Trưởng Đoàn thanh tra quyết định Buổi công bố kết luận thanh tra phải lập thành biên bản;
- Tổ chức họp Đoàn thanh tra để thảo luận nếu thấy cần thiết phải chỉnh sửa kết luận thanh tra (có biên bản cuộc họp);
- Hoàn chỉnh văn bản kết luận thanh tra;
- Hoàn tất hồ sơ cuộc thanh tra;
- Báo cáo kết quả cuộc thanh tra khi có yêu cầu của cấp trên Tổ chức họp rút kinh nghiệm